Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

Trang tưởng Niệm Hòa Thượng Thich Tuệ Sỹ


Trang Tưởng Niệm

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

     

Trưởng Lão Hòa Thượng Thich Tuệ Sỹ

(1943-2023)

Để viết về một con người vĩ đại, một cao nhân đắc đạo, một tu sĩ chân chính, một Vị Đại Lão Hòa Thượng đức cao trọng vọng.

Viết vể một con người tài ba, một nhà thơ, một nhà văn, một triết gia, một học giả thì lại còn khó hơn nữa.

Không có bút mực nào có thể diễn tả được, không có văn tự nào làm nổi bật được một con người thât vĩ đại.

Chỉ duy nhất một điều là chúng ta hãy đọc tên của ngài, hãy viết tên của ngài, chỉ duy nhất điều này mới đủ sức trải bày hết ý nghĩa của một vĩ nhân.

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ 

Trích dẫn nhận định của học giả Đào Duy Anh về thầy:
“Thầy Tuệ Sỹ là viên ngọc quý của Phật giáo Việt Nam”

Đồng thời không khỏi đau đáu ưu tư với câu hỏi, vì cớ gì một con người kì

tài như thế mà phải chịu số phận thăng trầm đến như vậy? Có lẽ câu trả lời nằm ở chính trong dòng sử mệnh của dân tộc. Bởi Thầy cùng với biết bao con người tài hoa khác đã tình nguyện mang chung một số phận lênh đênh, thăng trầm với vận nước điêu linh; là bởi chí nguyện cứu độ chúng sinh của những người con Phật

Đôi nét về tiểu sử
Hòa Thượng Thich Tuệ Sỹ

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ thế danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, quê tại Quảng Bình, Việt Nam.

Thầy Tuệ Sỹ qui y Phật lúc 7 tuổi, học Phật pháp trong Viện Hải Đức tại Nha Trang, rồi sau đó là tại Quảng Hương Già Lam tại Sài Gòn. Tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học năm 1964, Viện Đại học Vạn Hạnh phân khoa Phật học năm 1965.

Từ năm 1970, được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh nhờ nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học nổi tiếng như:

- Đại Cương Về Thiền Quán,

- Triết Học Về Tánh Không,

- Các công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.

Tuệ Sỹ thông thạo tiếng Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức.

Thầy là Chủ bút của tạp chí Tư tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành, làm thơ, viết một số truyện ngắn đăng trên tạp chí Khởi hành (1969-1972) và Thời tập và Thời tập (1973-1975).

Ngoài ra Thầy cũng hiểu biết rất nhiều trong lĩnh vực triết học Tây phương và là người đầu tiên thuyết trình về Michel Foucault tại Việt Nam.

Sau năm 1975 Thầy về lại Nha Trang, đến năm 1977 thì vào Sài Gòn sống tại Thị Ngạn Am, chùa Già Lam.

Đầu năm 1978 Thầy bị đưa đi học tập cải tạo 3 năm, đến năm 1981 thì được trả tự do.

Ngày 1 tháng 4 năm 1984 Tuệ Sỹ bị bắt cùng với Thầy Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát). Lúc bị bắt năm 1984 Thầy và Hòa thượng Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam

Tháng 9 năm 1988 Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu bị tuyên án tử hình vì bị nghi tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Tháng 11 năm 1988 sau một cuộc vận động giảm án, bản án được giảm xuống còn tù chung thân.

Ngày 1 tháng 9 năm 1998 Thầy được thả tự do từ trại Ba Sao-Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam.

Trước khi thả, nhà cầm quyền yêu cầu thầy Tuệ Sỹ ký vào lá đơn xin khoan

hồng. Thầy trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi.”

Công an nói không viết đơn thì không thả, Thầy không viết và tuyệt thực.
Cuối cùng, chính quyền đã phải phóng thích Thầy sau 10 ngày tuyệt thực.




        Năm 1998 tổ chức Human Rights Watch đã tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards cho Tuệ Sỹ (3-8-1998) và 7 người Việt khác (Hoàng Tiến, nhà văn Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Tần, Phạm Thái Thụy, Thích Trí Siêu và 2 người được giấu tên).

        Năm 2003, Thầy giữ chức vụ Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

        Từ năm 2020 đến nay Thầy Tuệ Sỹ là Thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, GHPGVNTN.


        Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG,
đời thứ 44 Dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN,

        Chủ tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN,

         Hòa Thượng Thich Tuệ Sỹ đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch tại Chùa PHẬT ÂN, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, VN vào lúc 16:00 giờ ngày 24-11-2023 (12-10-Quý Mão)

        Đứng trước một mất mát to lớn, một tin buồn mất đi một “Viên ngọc quý của Phật Giáo Việt Nam”. Một vị Hòa Thượng Chân Chính đáng kính phục.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.

Chúng ta là những hội đoàn, những tổ chức đại diện cho Văn Học của người Việt Tư Do tại Hải Ngoại.

Văn Thơ Lạc Việt - Thành Kính Phân Ưu

Cầu xin Trời Phật đón nhận hương linh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ yên nghĩ trên cõi Niết Bàn – R.I.P

 

Văn Thơ Lạc Việt - Những vần thơ Phân ưu.

 

Kính Tiễn Hoà Thượng Tuệ Sỹ 


Gió lạnh thu sầu lá ngập hiên

Tin buồn Hoà Thượng đã nằm yên 

Nhà thơ đạo pháp ban lời ngọc

Tu sĩ kinh từ khỏa bút nghiên.

Cốt cách oai nghi ngài đạt diệt 

Tâm tư vững chải bậc tham thiền 

Nhân quyền giải thưởng tùy duyên hợp 

Phật quốc cao đăng đấng thánh hiền.


Minh Thúy Thành Nội 

Tháng 11/24/2023

 

Khóc Thương Thầy Tuệ Sỹ

 

Người đã đi về phương trời xa thẳm

Thịt da người máu đỏ thấm chân đi

Tư tưởng người trái tìm còn nóng bỏng

Vì tha nhân còn ảo vọng sân si.


Ánh hào quang chiếu sáng thời hiện tại

Tuyệt tác văn chương chứng tỏ nhân tài

Đức khiêm nhường tự cho mình nhỏ bé

Lúc đêm khuya vằng vặc ánh sao mai.


Để một thoáng nơi trần gian tạm trú

Cánh hạc bay rồi đến tận chân mây

Thầy Tuệ Sỹ vĩnh hắng nơi chín suối

Lòng bồi hồi chưa kịp nói chia tay.


Tiếng kinh cầu âm vang nơi cửa Phật

Mái chùa cong bóng dáng vị sư già

Thích Tuệ Sỹ người hiền từ chân chính

Xác thân này xin phủ áo cà sa.


Tế Luân

Thành kính phân ưu

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Tháng 11-24-23


Trưa ngày 25-11-23 (nhằm ngày 13-10-Quý Mão), nghi thức nhập kim quan Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã được trang nghiêm cử hành tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai). Đông đảo Tăng Ni, Phật tử đã tham dự cầu nguyện.







Những tác phẩm trong mảng thơ văn của Thầy Tuệ Sỹ viết chủ yếu




         

trên ba lĩnh vực: Phật học, Triết học và Văn học
Trích dẫn một bài thơ của Thấy Tuệ Sỹ


TỐNG BIỆT HÀNH

Một bước đường thôi nhưng núi cao
Trời ơi mây trắng đọng phương nào
Đò ngang neo bến đầy sương sớm
Cạn hết ân tình, nước lạnh sao?
Một bước đường xa, xa biển khơi
Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời
Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ
Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi
Cho hết đêm hè trông bóng ma
Tàn thu khói mộng trắng Ngân hà
Trời không ngưng gió chờ sương đọng
Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhòa
Cho hết mùa thu biệt lữ hành
Rừng thu mưa máu dạt lều tranh
Ta so phấn nhụy trên màu úa
Trên phím dương cầm, hay máu xanh.



MƯỜI NĂM TRONG CUỘC LỮ

Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độn
Treo gót hài trên mái tóc vào thu
Ngồi đếm mộng đi qua từng đọt lá
Rũ mi dài trên bến cỏ sương khô.

Trích đoạn


       


Bản di chúc của Hòa Thượng Thich Tuệ Sỹ



 

Văn Thơ Lạc Việt - Thành Kính Phân ưu

Biên soạn

Lê Tuấn

 

        Chương Trình Tang Lễ

 

 



Thêm nhiều hình ảnh

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
 
















 Cuộc sống thi ca

Sưu tầm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét