Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Nóng lên từng ngáy - Bản tin thời sự Báo Thằng Mõ Lê Văn Hải.

Bản tin ngày 11-07-23

Nóng Lên Từng Ngày: Người Việt Quốc Gia, Sẽ Biểu Tình Lớn, Trước Diễn Đàn Quốc Tế Của 21 Quốc Gia, APEC, Tại San Franciscio, Ngày 15 & 16 Tháng 11 Tới Đây và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải




Đến Giờ! “Phải Lên Tiếng, Đừng Im Tiếng!” -Xin Được Góp Tí Lửa!
-Sau 78 năm (1945-2023) miền Bắc, gần nửa thế kỷ miền Nam (1975-2023) Bên thắng cuộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã không đủ khả năng lãnh đạo đất nước, “Đỉnh Cao Trí Tuệ” đã đưa VN Xuống Hố Cả Nước! (XHCN), đang từ Hòn Ngọc Viễn Đông, trên cả Thái Lan, Hàn Quốc, nay được xếp hạng là những quốc gia, nghèo đói nhất thế giới! Đảng hèn, chỉ biết “còn Đảng còn mình!” làm tay sai, đầy tớ cho Trung Cộng, dâng hết mọi thứ, mất đất, mất biển, trên đất mình, mà có những “đặc khu” người Việt không được bén bảng đi vào! Nhục không?



Xã hội thì băng hoại, giáo dục phá sản, Nam thì xuất cảng lao động, Nữ thì nô lệ tình dục khắp nơi trên thế giới! tham nhũng vô phương cứu chữa, đảng viên CS nào, cũng có nhà to, xe hơi, gởi con du học, mua nhiều nhà, khu thương mại ở ngoại quốc. Nhờ đàn áp, “cướp! cướp! bàn tay không ngừng nghỉ” của người dân, dân oan giờ ở khắp mọi miền đất nước, muốn cướp là “quy hoạch!” Không tự do dân chủ, đàn áp biểu tình, ngăn cản hoạt động tôn giáo, cấm tự do ngôn luận, bầu cử thì bịp bợm, “Đảng cử, dân bầu!”…nói về Đảng Cướp CS khốn nạn này, cả ngày cũng không hết tội!

Đảng ta đang sống vì bài ca con cá, lừa bịp dư luận, để ăn mày viện trợ khắp nơi, nhất là những nơi có “khúc ruột ngàn dặm!” mỗi năm gởi về gần 20 tỉ đô la, để Đảng hứa hẹn, đưa cả nước tiến lên Thiên Đàng XHCN! thật Xạo Hết Chỗ Nói! (XHCN)

Người dân trong nước thì bị bịt miệng, nói ra thì bị đánh chết, trong đồn công an. Họ không thể nói được, chúng ta có bổn phận nói thay cho họ.


Cơ hội hiếm có, để phản đối, lật mặt nạ cái Đảng độc tài, tàn ác phi nhân này, trước diễn đàn quốc tế APEC, của 21 quốc gia, sẽ họp thượng đỉnh, ngày 15 & 16 tháng 11/2023, tại thành phố San Francisco.


“Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh!”

Truyền thống, lần nào những phái đoàn CS cao cấp nhất đến miền Bắc Cali này, chưa bao giờ được ung dung đi vào cửa chính cả, như phái đoàn Phạm Minh Chính năm ngoái, bị chúng ta rượt đuổi từ SF, trốn về Sunnyvale, tưởng thoát, ai ngờ lọt vào vòng vây của đoàn biểu tình, sau khi ăn một bữa chử no nê, chạy trốn như chuột lột, vừa chạy vừa la “ĐM! sợ gì! sòng phẳng!” biến vào ngõ sau! Ta còn gọi là Hậu Môn!


Đến đây xin được hiến kế: Xin BTC cuộc biểu tình, nghiên cứu, chặn cái đường Hậu Môn của nơi tổ chức APEC, bảo đảm phái đoàn của Võ Văn Thưởng, thành Phạt! chỉ có nước chết! Hậu Môn mà bị bít, thì… sống sao nổi!

Lâu lâu, xin dành chút thời giờ cho Đất Nước! Mong Quý Đồng Hương Tham Gia Thật Đông Cuộc Biểu Tình chống Phái đoàn Việt Cộng và Tàu Cộng tại APEC San Francisco (Xin đọc thông báo của BTC dưới đây)


Thông Báo Biểu Tình

Kính Thưa Quý vị:

Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo,
Quý bậc Trưởng thượng, Nhân sĩ,
Quý Hội đoàn Quân Đội, Quý Chiến Hữu
Quý Hội Đồng Hương, Đoàn thể, Chính đảng.
Quý Cơ Quan Truyền Thông, Báo chí.
Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa
Quý Đồng Hương, anh chị em Sinh Viên, Học sinh.

Ban Tổ Chức 2 cuộc Biểu tình chống phái đoàn Việt Cộng do Chủ Tịch Nước Võ văn Thưởng và phái đoàn Trung Cộng do Tập cận Bình hướng dẫn tại Hội Nghị APEC San Francisco vào ngày 15 và 16 tháng 11 năm 2023, kêu gọi Đồng Hương Người Việt Quốc Gia tị nạn Cộng sản, hãy tích cực tham dự đông đảo, để phản đối những chế độ độc tài cai trị tàn ác với người dân của mình.

Địa điểm biểu tình: Moscone West Center
747 Howard Street San Francisco CA 94130

Địa điểm lên xe BUS ngày 15 tháng 11 năm 2023:
Vườn Truyền Thống Việt (Vietnamese Heritage Garden)
1499 Roberts Ave San Jose Ca 95122

Xe Bus sẽ chạy lúc 9:00 AM, Quý Đồng Hương sẽ được BTC mời đi thăm Cầu Cựu Kim Sơn và Biển Thái Bình Dương, sau đó sẽ dùng bữa trưa và đến nơi Biểu Tình lúc 12:30 PM

Qua ngày 16 tháng 11 năm 2023, vẫn tại địa điểm Vườn Truyền Thống nói trên, Kính mời quý Đồng Hương tập trung để lên xe BUS lúc 8:00 AM, sẽ có nhiều Cộng Đồng Bạn: Hồng Kông, Đài Loan, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ ... cùng tham dự Biểu Tình phản đối Tàu Cộng với chúng ta.

Cảm ơn Quý Vị.

Trân Trọng.
Thay Mặt Ban Tổ Chức

Triệu Ngọc Hà (408) 646-6722 Lê Đình Thọ (408) 891-2699
Phạm Đức Vượng (408) 226-8844 Lê Đình Quy (559) 906-8121
Mai Khuyên (408) 515-6329 Phan Kỳ Nhơn (657) 334- 8450
Long Đặng (408) 886-0178 Võ Đình Hữu (909) 802-6717
Jimmy Phan (408) 210-5405

Tin Vui: Ký giả Du Miên từ Nam Cali thông báo: Tại Tượng Đức Thánh Trần Bolsa, có xe chở đi tham dự Biểu tình, hiện đã có mấy chục người ghi danh rồi!










Tin Quốc Tế Đó Đây

Quỹ Đền Bù “Thiệt Hại” Do Biến Đổi Khí Hậu: Các Nước Giàu và Các Nước Phương Nam Đạt Thỏa Hiệp


(Ảnh: Logo hội nghị COP28 sẽ diễn ra tại Dubai, UAE từ ngày 30/11 đến ngày 23/12/2023.)

-Ít tuần trước hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc, khối các nước giàu và các nước phương Nam đạt một thỏa hiệp sơ bộ về quỹ đền bù “tổn thất và thiệt hại” trong phiên họp hôm qua, 4/11/2023, mở đường cho một thỏa thuận chính thức tại COP28. Đền bù “tổn thất và thiệt hại” là bất đồng chính giữa hai nhóm nước, đe dọa thành công của COP28. Tuy nhiên, thỏa hiệp nói trên cũng bị nhiều nước đang phát triển và các tổ chức xã hội dân sự chỉ trích là không đủ tầm mức.

Theo thông tấn xã AFP, cuộc họp thứ năm và cũng là cuộc họp cuối cùng về chủ đề này kết thúc hôm qua, với việc thông qua một văn bản khuyến nghị trong phiên họp toàn thể, được phát trực tuyến, bất chấp sự dè dặt của Hoa Kỳ và một số nước đang phát triển. Văn bản đề xuất thành lập quỹ tạm thời trong 4 năm, được đặt tại Ngân hàng Thế giới. Đây là điều ban đầu bị các nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ, với cáo buộc Ngân hàng Thế giới có thể bị phương Tây thao túng.

Dù đạt được thỏa hiệp tạm thời, các cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đền bù thiệt hại tại COP28 ở Dubai hứa hẹn sẽ nảy lửa. Theo đại biểu Ai Cập Mohamed Nasr, văn bản này thiếu hụt nhiều đòi hỏi từ các nước đang phát triển, “từ quy mô quỹ đến nguồn tài chánh…”. Trả lời thông tấn xã AFP, ông Harjeet Singh, Mạng lưới hành động khí hậu phi chính phủ, cũng ghi nhận việc “Các khuyến nghị rất yếu, vì không đề cập đến quy mô của quỹ, cũng như kế hoạch rõ ràng trong việc đóng góp vốn”. Nhà hoạt động này chỉ trích việc Hoa Kỳ khuyến khích nguyên tắc “tự nguyện”, trong lúc đại biểu nhiều quốc gia phía Nam chủ trương “đóng góp bắt buộc”, do trách nhiệm lịch sử quan trọng nhất của các quốc gia giàu với khí thải gây hiệu ứng nhà kính hâm nóng Trái đất.

Theo nguyên tắc “trách nhiệm lịch sử”, cách nay hơn một thập niên, các nước phát triển đã cam kết viện trợ hàng năm 100 tỉ Mỹ kim cho các nước đang phát triển từ 2020, nhằm thúc đẩy hai mục tiêu, hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và thích nghi với các tác hại của biến đối khí hậu. Theo giới quan sát, việc các nước giàu không thực hiện đúng cam kết này đang là nguyên nhân chính gây căng thẳng trong các cuộc đàm phán về khí hậu, làm dấy lên lo ngại về khả năng đóng góp từ các nước giàu cho quỹ đền bù thiệt hại, mới được đưa ra tại COP27 hồi năm 2022.

Lãnh Tụ Tối Cao Iran Khamenei Họp Với Thủ Lãnh Hamas ở Tehran



(Ảnh: Lãnh tụ tối cao Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei (phải) họp với thủ lãnh Hamas, Ismail Haniyeh (giữa), và Phó của ông ta là Saleh Arouri, ở Tehran, Iran, ngày 21/6/2023.)

-Lãnh tụ tối cao Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei đã gặp thủ lãnh nhóm Hamas của Palestine được Tehran hậu thuẫn, Ismail Haniyeh, tại Tehran -- truyền thông nhà nước Iran đưa tin hôm Chủ Nhật (5/11/2023), một ngày sau khi một viên chức Hamas cho biết họ đã tổ chức cuộc họp đó trong những ngày gần đây.

Truyền thông nhà nước Iran đưa tin rằng ông Haniyeh, người cư trú ở Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2019, đã “thông báo tóm tắt cho lãnh tụ Khamenei những diễn biến mới nhất ở Dải Gaza và tội ác của chế độ Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái ở Gaza, cũng như những diễn biến ở Vùng Tây Ngạn”.

Cộng hòa Hồi giáo Iran cho biết họ ủng hộ Hamas nhưng không đóng bất kỳ vai trò nào trong cuộc tấn công bất ngờ của nhóm này vào Do Thái hôm 7/10.

Đài truyền hình nhà nước Iran loan tin rằng: “Lãnh tụ Ayatollah Khamenei ca ngợi sự kiên định và kiên cường của người dân Gaza, đồng thời bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về tội ác của chế độ Do Thái, được Hoa Thịnh Ðốn và một số nước phương Tây trực tiếp hỗ trợ”.

Không nêu chi tiết về thời điểm cuộc gặp, hãng thông tấn Tasnim của Iran nói rằng lãnh tụ tối cao Khamenei “nhấn mạnh chính sách nhất quán của Tehran trong việc hỗ trợ lực lượng kháng chiến Palestine chống lại quân chiếm đóng của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái”.

Iran, nước không công nhận Do Thái, cảnh báo Do Thái về “những hậu quả khắc nghiệt” nếu các cuộc tấn công tiếp tục diễn ra ở Dải Gaza.

Hamas Bị Kiện Ra Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI) Về Tội Ác Chống Nhân Loại



(Ảnh: Trụ sở của Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI), The Hague, Hòa Lan.)

-Tại Paris hôm 3/11/2023, Luật sư đại diện cho 9 gia đình của các nạn nhân Do Thái bị sát hại trong vụ tấn công của Hamas vào Do Thái ngày 7/10 thông báo đã đệ đơn kiện tổ chức Hồi giáo Palestine lên Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague (Hòa Lan), về tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và tội diệt chủng.

Từ The Hague, nơi đặt trụ sở Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), thông tín viên Stéphanie Maupas của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

Đơn kiện được đệ trình bởi Luật sư Pháp François Zimeray, đại diện cho 9 gia đình có người thân là nạn nhân trong vụ tấn công ngày 7/10. Họ cáo buộc Hamas phạm tội ác chiến tranh và diệt chủng. Nhiều nạn nhân đã có mặt tại lễ hội âm nhạc điện tử, được tổ chức ở sa mạc Néguev, và đã bị bất ngờ tấn công vào sáng sớm. Họ nằm trong số 1.400 người thiệt mạng trong các vụ tấn công của Hamas.

Hôm thứ Ba, đơn kiện đầu tiên đã được gia đình của 34 nạn nhân gửi đến Karim Khan, Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc Tế (CPI). Công tố viên của tòa không bắt buộc phải giải quyết các đơn kiện này, nhưng ông Karim Khan đã xác nhận hôm Chủ Nhật rằng ông đang điều tra vụ án. Cho đến nay, Công tố viên của CPI vẫn chưa đưa ra lệnh bắt giữ nào. Ông Karim Khan đã yêu cầu Do Thái hợp tác để có thể đến nước này nhưng Nhà nước Do Thái vẫn luôn bác bỏ thẩm quyền của CPI. Palestine đã kiện Do Thái lên tòa án này vào năm 2015. Chính quyền Palestine đã gia nhập CPI, do vẫn không đạt được tiến Bộ Ngoại giao nào trong các cuộc đàm phán, vốn bế tắc vào thời điểm đó. Hiện các đơn kiện khác đang được chuẩn bị để đệ trình lên CPI. Ngoài giá trị pháp lý, những đơn kiện này giúp cho các bên có thể giành được điểm trong “cuộc chiến tường thuật”.

Trước đó, ngày 1/11, tổ chức phi chính phủ Phóng viên Không Biên giới (RSF) cũng thông báo đã đệ đơn kiện lên CPI vì các tội ác chiến tranh đối với những nhà báo ở Palestine và Do Thái, nêu lên trường hợp 9 nhà báo thiệt mạng và hai nhà nhà báo bị thương khi đang tác nghiệp tại khu vực này kể từ khi xung đột nổ ra.

Do Thái Bác Bỏ Lời Kêu Gọi “Hưu Chiến Nhân Đạo” của Mỹ, Gia Tăng Tấn Công Vào Gaza


(Hình: Người Palestine bên cạnh đống đổ nát tại Khan Younis, Dải Gaza, sau một vụ tấn công của Do Thái, ngày 3/11/2023.)

-Do Thái đã bác bỏ lời kêu gọi của đồng minh Hoa Kỳ về “hưu chiến nhân đạo” tại dải Gaza, tiếp tục tấn công nhằm tiêu diệt tổ chức Hamas, với một “chiến dịch trên bộ được gia tăng cường độ” và với các vụ oanh kích, trong đó có một vụ nhắm vào một xe cứu thương.

Theo hãng tin AFP, sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 3/11 tại Tel-Aviv, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã bác bỏ lời kêu gọi “tạm thời hưu chiến” một khi các con tin trong tay Hamas, được ước lượng ít nhất là 240 người, chưa được phóng thích.

Tuy chống lại việc ban hành một lệnh ngừng bắn giữa Do Thái và Hamas, Hoa Thịnh Ðốn đã nhiều lần kêu gọi hai bên tạm ngưng giao tranh trước tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở dải Gaza, bị oanh tạc liên tục kể từ ngày 7/10 và bị phong tỏa toàn diện. Đối với Hoa Kỳ, để có thể đạt được việc trả tự do cho các con tin, “cần phải có một thời gian tạm ngừng giao tranh đáng kể”.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo sẽ tổ chức một “hội nghị nhân đạo” cho vùng Gaza vào ngày 9/11 tới ở Paris. Ông Macron cũng kêu gọi một cuộc hưu chiến nhân đạo, “bởi vì cuộc chiến chống khủng bố không thể biện minh cho việc hy sinh những thường dân”.

Về tình hình chiến sự, quân đội Do Thái hôm 3/11 thừa nhận đã oanh kích vào một xe cứu thương trước một bệnh viện ở Gaza, vì theo họ chiếc xe này chở các thành viên của tổ chức Hamas. Tổ chức Hồi giáo cực đoan Palestine đã bác bỏ khẳng định đó của phía Do Thái. Theo Bộ Y tế của chính quyền Hamas và theo Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine, trong vụ oanh kích này đã có 15 người thiệt mạng và 60 người bị thương, trong đó có những thường dân đang đứng trước cổng bệnh viện. Họ cho biết đây là xe chở nhiều người bị thương về hướng Ai Cập.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết ông cảm thấy “kinh hoàng” về vụ oanh kích của quân đội Do Thái vào xe cứu thương và yêu cầu xung đột giữa Do Thái và Hamas phải chấm dứt. Lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cho biết bị “chấn động nặng nề” về vụ oanh kích này. Ông nhắc lại là trong chiến tranh, các bệnh nhân, nhân viên y tế, bệnh viện và xe cứu thương phải được bảo vệ mọi lúc.

Pháp hôm qua cũng đã tỏ thái độ “ngạc nhiên” về vụ oanh kích của Do Thái vào Viện Pháp ở dải Gaza và đòi Tel-Aviv phải giải thích về vụ này. Ngoài Viện Pháp, văn phòng của hãng tin Pháp AFP cũng bị oanh kích, gây hư hại nặng nề.

Sau khi thông báo toàn bộ thành phố Gaza đã bị bao vây, quân đội Do Thái hôm qua thông báo “gia tăng cường độ” chiến dịch tấn công trên bộ vào thành phố này.

Gaza: Hamas Tố Cáo Do Thái Dội Bom Vào Một Trại Tị Nạn Palestine Khác


(Hình: Trại tị nạn Maghazi ở Dải Gaza chìm trong đống đổ nát sau vụ oanh kích của Do Thái, ngày 5/11/2023.)

-Hôm 5/11/2023. Chiến tranh giữa Do Thái và lực lượng Hamas bước qua ngày thứ 30. Quân đội Do Thái vẫn đang tiến quân vào Dải Gaza, nơi mà theo Lực lượng Hồi giáo Hamas, một cuộc oanh kích của Do Thái vào một trại tị nạn khác của người Palestine tối hôm qua đã khiến hàng chục người thiệt mạng.

Trong một thông báo vào sáng 5/8, Bộ Y tế của chính quyền Hamas tại Dải Gaza cho biết là đã có 45 người thiệt mạng và 100 người khác bị thương trong vụ pháo kích của Do Thái nhắm vào trại tị nạn Maghazi, ở miền Trung Dải Gaza vào tối thứ Bảy.

Vụ ném bom xẩy ra trong bối cảnh Quân đội Do Thái cho biết đã tấn công vào hơn 2.500 mục tiêu ở Gaza kể từ khi chiến dịch trên bộ bắt đầu. Trong số các mục tiêu mà Do Thái muốn tìm diệt còn có cả thủ lĩnh của phong trào Hamas ở Gaza.

Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Tel Aviv vào hôm 4/11, Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái Yoav Gallant khẳng định là Do Thái sẽ “tìm ra” ông Yahya Sinouar, thủ lĩnh Hamas ở Gaza và “loại bỏ ông ta”. Để khích lệ tinh thần binh sĩ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Do Thái, Tướng Herzi Halevi, đã tới Dải Gaza hôm 4/11, lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào vùng lãnh thổ do Lực lượng Hồi giáo kiểm soát.

Trong một thông điệp bằng tiếng Ả Rập công bố trên mạng X (tiền thân là Twitter), một phát ngôn viên Quân đội Do Thái loan báo rằng quân đội Do Thái sẽ “cho phép lưu thông trên con đường Salah al-Din” trong vòng 4 tiếng đồng hồ hôm 5/11. Đây là trục giao thông lớn duy nhất đi từ miền Bắc xuống miền Nam Dải Gaza.

Thông báo không quên đe dọa: “Những ai quan tâm đến bản thân và những người thân yêu của mình, hãy đi về phía Nam theo hướng dẫn của chúng tôi”. Tin nhắn có kèm theo một bản đồ chỉ đường đi có ghi chú “tuyến đường an toàn”.

Thủ Tướng Do Thái Netanyahu: Không Có Ngừng Bắn ở Gaza Cho Đến Khi Con Tin Được Trả Về



(Hình: Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu.)

-Hôm Chủ Nhật (5/11/2023), Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đã bác bỏ những lời kêu gọi ngày càng tăng về lệnh ngừng bắn ở Gaza cho đến khi tất cả hơn 240 con tin bị Hamas của Palestine bắt giữ trong các cuộc tấn công ngày 7/10 được trả về.

“Sẽ không có lệnh ngừng bắn nếu con tin không được trao trả lại. Từ [ngừng bắn] này cần được loại bỏ hoàn toàn khỏi từ vựng”, ông Netanyahu nói với các binh sĩ tại căn cứ Không quân Ramon ở miền Nam Do Thái, nhắc lại quan điểm kiên quyết của chính phủ Do Thái.

“Chúng tôi nói điều này với bạn bè và kẻ thù của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi đánh bại họ. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”.

Các viên chức y tế Gaza hôm Chủ Nhật cho biết hơn 9.770 người Palestine đã thiệt mạng trong cuộc chiến đang diễn ra tại Dải Gaza, bắt đầu khi Hamas tấn công loạn xạ vào miền Nam Do Thái hôm 7/10, khiến 1.400 người thiệt mạng và bắt hơn 240 con tin.

Xung Đột ở Gaza: Dân Do Thái Biểu Tình Nhằm Gia Tăng Áp Lực Với Thủ Tướng Netanyahu


(Hình: Người dân Do Thái biểu tình ở Tel Aviv yêu cầu tổ chức Hamas thả con tin, ngày 4/11/2023.)

-Hôm 4/11/2023, hàng ngàn người Do Thái đã biểu tình trên toàn quốc để yêu cầu Thủ tướng Benyamin Netanyahu phải nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm thuyết phục tổ chức Hamas ở Palestine thả các con tin bị nhóm này cầm giữ ở dải Gaza kể từ khi xung đột nổ ra hôm 7/10.

Theo số liệu chính thức, tính cho đên nay, Hamas đã bắt giữ tổng cộng 241 người làm con tin, từ nhiều quốc gia khác nhau. Từ Tel Aviv, đặc phái viên Nicolas Benita và Nicolas Falez của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ghi nhận nỗi đau đớn của những người Do Thái có người thân bị bắt làm con tin:

Một chiếc bàn lớn, dao dĩa đặt trên tấm khăn trải bàn màu trắng, cạnh những bông hoa. Nhưng xung quanh, những chiếc ghế trống dường như đang mong chờ những người vắng mặt.

Joseph không rời mắt khỏi tác phẩm nghệ thuật sắp đặt mang tính biểu tượng này được bố trí ở quảng trường sát với viện bảo tàng Tel Aviv.

Joseph nói: “Đây là một nỗi ám ảnh lớn, tất cả những người này đều bị cướp khỏi chúng tôi. Tôi nghĩ mỗi người trong chúng tôi đều cảm nhận được điều đó, một phần cơ thể của chúng tôi bị cắt cụt và chúng tôi phải đối mặt với khoảng trống này. Và nếu họ không quay trở lại, chúng tôi sẽ không bao giờ gượng dậy được”.

Những người thân của các con tin hô vang “bây giờ”, và giơ cao chân dung của họ, trong đó có chân dung của cô Shany Gabay, sắp 26 tuổi, mỉm cười trong bức ảnh được in trên áo phông của những người thân của cô gái bị mất tích kể từ hôm 7/10.

Một người thân của Shany nói: “Chúng tôi muốn cô ấy quay trở lại, bất chấp cái giá phải trả. Đó không phải là công việc của chúng tôi. Chúng tôi không phải là Thủ tướng, chúng tôi không ở trong chính phủ. Chúng tôi chỉ là những người dân bình thường muốn những người thân yêu trở về nhà”.

Tổ chức Hamas, hôm qua, thông báo rằng hơn 60 con tin đã mất tích sau những cuộc không kích của Do Thái ở dải Gaza.

Xung Đột Cận Đông: Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Cắt Quan Hệ Với Thủ Tướng Do Thái


(Hình: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/10/2023.)

-Trước thềm chuyến công du Ankara của Ngoại trưởng Mỹ tìm giải pháp cho xung đột Do Thái-Hamas, hôm 4/11/2023, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ thái độ cứng rắn hơn với Tel-Aviv. Ankara triệu Ðại sứ ở Do Thái về nước. Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố cắt hoàn toàn các quan hệ với Thủ tướng Do Thái, Benyamin Netanyahu.

Tuy nhiên, chính quyền Ankara vẫn duy trì một số kênh liên lạc với Do Thái để chuẩn bị cho một giải pháp chấm dứt bạo lực tại Gaza. Thông tín viên Anne Andlauer của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Istanbul:

“Trên thực tế, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục có thái độ cứng rắn, nhưng ông Erdogan cũng duy trì một lập trường thực tế, tin tưởng là Ankara có thể và cần phải đóng một vai trò trong việc chấm dứt xung đột giữa Do Thái và Hamas. Một mặt, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố là Thủ tướng Do Thái Benyamin Netanyahu không còn là “đối tác”, “tôi đã cắt đứt quan hệ với ông ta”, mặt khác, ông Erdogan cũng nói rõ là lãnh đạo tình báo Thổ Nhĩ Kỳ, Ibrahim Kalin, vẫn tiếp tục có các trao đổi với Do Thái và Hamas, và “không thể nào cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Do Thái”.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, cho đến gần đây là lãnh đạo cơ quan tình báo, là một trong các tác nhân trụ cột của chiến lược ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ tại Cận Đông. Ông Hakan Fidan sẽ gặp đồng nhiệm Antony Blinken trong chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ.

Cho dù các nỗ lực về vấn đề trao trả con tin và ngừng bắn tại Gaza cho đến nay không mang lại kết quả, Ankara không từ bỏ ý định là bên trung gian cho các thương lượng nhằm chấm dứt bạo lực tại Gaza, cùng với một số bên khác. Về dài hạn, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng vai trò “Quốc gia bảo trợ” của phía Palestine trong khuôn khổ một giải pháp bền vững cho xung đột Do Thái – Palestine, thông qua đàm phán”.


Tổng Thống Mỹ: Đàm Phán “Ngừng Bắn Nhân Đạo” Có Tiến Bộ

-Đàm phán “ngừng bắn nhân đạo” tại Gaza có một số tiến bộ. Trên đây là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden với báo giới khi rời khỏi một nhà thờ ở tiểu bang Delaware hôm qua.

Cũng hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có cuộc họp với các đồng nhiệm của năm quốc gia Ả Rập tại Jordan. Ngoài lãnh đạo ngoại giao quốc gia chủ nhà, có các Ngoại trưởng Ai Cập, Ả Rập Saudi, Qatar và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, và đại diện của chính quyền Palestine. Nhân danh thế giới Ả Rập, Ngoại trưởng Jordan, Ayman Al-Safadi yêu cầu “chấm dứt” chiến tranh tại Gaza.

Hôm qua, biểu tình kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại Gaza tiếp diễn ở nhiều nơi, từ Hoa Kỳ, Âu Châu đến Iran. Hàng ngàn người biểu tình tại Hoa Thịnh Ðốn yêu cầu “ngừng bắn”. Gần 10 ngàn người biểu tình tại Bá Linh. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại Đức kể từ đầu cuộc xung đột.

Theo đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, David Satterfield, hôm qua, khoảng một triệu người Palestine ở Gaza đã phải di tản về phía Nam để tránh chiến tranh, nhưng vẫn còn khoảng 350 đến 400 ngàn người còn ở lại khu vực phía Bắc, nơi chiến sự đang diễn ra dữ dội.

Ukraine Tấn Công Một Xưởng Đóng Tàu Nga Tại Crimea Bằng Phi đạn Liên lục địa


(Ảnh: Khinh hạm mang phi đạn liên lục địa Askold (phải) tại xưởng đóng tàu Zaliv ở Kerch, Crimea, ngày 20/07/2020.)

-Vào sáng 5/11/2023, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin do phía Ukraine loan báo vào hôm 4/11, theo đó một xưởng đóng tàu của Nga trên bờ biển phía Đông bán đảo Crimea đã bị trúng phi đạn của Ukraine, làm một chiến hạm Nga bị hư hại.

Theo hãng tin Pháp AFP, truyền thông nhà nước Nga đã trích dẫn Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Vào ngày 4/11, quân đội Ukraine đã phóng 15 phi đạn liên lục địa vào xưởng đóng tàu B.E. Butoma (Zaliv) ở thành phố Kerch”. Theo nguồn tin trên, phòng không Nga đã bắn hạ 13 phi đạn Ukraine, nhưng “một chiếc tàu đặt tại nhà máy đã bị hư hại sau khi bị phi đạn liên lục địa của đối phương bắn trúng”. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga không nêu rõ tên của tàu bị hư hại, cũng như mức độ nghiêm trọng của thiệt hại.
Trước đó, Quân Đội Ukraine đã loan báo về cuộc oanh kích “thành công” vào xưởng đóng tàu ở Kerch, ở Crimea. Trên mạng Telegram, nhà báo kiêm phân tích gia quân sự người Ukraine Andriy Tsaplienko tiết lộ rằng một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Nga, khinh hạm mang phi đạn liên lục địa Askold, hạ thủy vào năm 2021 - đã bị hư hại trong cuộc tấn công. Đây được cho là một đòn mới giáng vào hạm đội của Nga, vốn đã bị mất nhiều chiếc tàu trong những tháng gần đây

Trong lãnh vực chính trị, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky vào hôm 4/11 đã bác bỏ nhận định cho rằng cuộc xung đột với Nga đang lâm vào tình thế bế tắc. Trong cuộc họp báo chung tại Kyiv với khách mời là Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen, ông Zelensky cho rằng rằng với thời gian “ai nấy đều mệt mỏi… nhưng đó không phải là bế tắc”.

Tuyên bố của Tổng thống Ukraine được đưa ra nhằm bác bỏ nhận định gần đây của một chỉ huy Ukraine cao cấp, theo đó cả hai quân đội Nga và Ukraine đang bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh tiêu hao. Tổng thống Ukraine cũng phủ nhận tin đồn cho rằng phương Tây đang gia tăng áp lực buộc Kyiv thúc đẩy quá trình thương thuyết với Nga.

Gia Nhập EU: Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu Ca Ngợi “Các Nỗ Lực Phi Thường” của Ukraine


(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky (phải) tiếp Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen tại Kyiv, thủ đô của Ukraine, ngày 4/11/2023.)

-Ukraine một mặt tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga, mặt khác không từ bỏ mục tiêu gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU). Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu (EC) Ursula von der Leyen bất ngờ đến Kyiv hôm 4/11/2023. Phát biểu trước Quốc hội Ukraine, bà Ursula von der Leyen đã ca ngợi các nỗ lực “phi thường” của Ukraine với các cải cách “sâu rộng” để chính thức được công nhận là ứng viên gia nhập EU.

Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu đặc biệt ca ngợi việc Ukraine đã tiến hành các cải cảch như trên ngay trong hoàn cảnh chiến tranh “tàn khốc”. Các nỗ lực của Ukraine cho thấy “sức mạnh của nền Dân chủ”, “sức mạnh của sự khéo léo” và “sức mạnh của các giá trị Âu Châu”. Lãnh đạo Ủy Ban Âu Châu nhấn mạnh là Âu Châu “đang học được rất nhiều từ Ukraine” và “toàn thể Âu Châu biết ơn sâu sắc về tất cả những gì mà Ukraine đã làm kể từ đầu cuộc chiến tàn khốc này”. Ukraine “đang chiến đấu không chỉ vì tự do, dân chủ và tương lai của mình” mà còn “cho cả Âu Châu”.

Từ thủ đô Kyiv của Ukraine, thông tín viên Emmanuelle Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:

“Phát biểu trước Quốc hội Ukraine là một sự kiện chính trong chuyến công du bất ngờ của Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu. Trước Quốc hội Ukraine, bà Ursula von der Leyen đã hoan nghênh các nhà Lập pháp Ukraine về những cải cách đã được tiến hành để đáp ứng các quy định cần thực hiện để được chính thức công nhận là ứng viên gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.

Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu tỏ ra rất lạc quan về tiến độ của việc kết nạp Ukraine: “Tôi tin tưởng là các vị có thể đạt được mục tiêu, và quyết định lịch sử chính thức bắt đầu các đàm phán kết nạp sẽ được đưa ra ngay trong năm nay”.

Chủ tịch Ursula von der Leyen cũng nhân bài phát biểu này để nhận lỗi trước công luận về hàng thập niên sai lầm của Liên Hiệp Âu Châu trong thái độ với Mạc Tư Khoa. Bà nói: “Trong một thời gian quá dài, nhiều người tại Âu Châu đã từng tin tưởng rằng có thể giao thương bình thường với nước Nga, và Nga có thể hội nhập vào hệ thống an ninh của Âu Châu, nhưng điều này đã không xảy ra. Chúng ta sẽ không lặp lại những sai lầm của năm 2014”.

Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu cũng xác nhận là loạt trừng phạt thứ 12 nhắm vào Nga sẽ được Brussels hoàn tất trong tuần này. Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vui mừng về chặng đường đã vượt qua với những cải cách “khổng lồ”“.

Ukraine chính thức yêu cầu gia nhập Liên Hiệp Âu Châu ít ngày sau khi Nga mở màn cuộc xâm lăng, ngày 24/02/2022. Yêu cầu của Ukraine được khối 27 nước chấp thuận sau đó ít tháng. Ngày 08/11 tới, Ủy Ban Âu Châu phải đệ trình báo cáo về các tiến bộ trong tiến trình gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine, để chuẩn bị cho quyết định về việc chính thức mở đàm phán kết nạp hay không, tại phiên họp thượng đỉnh Âu Châu giữa tháng 12.

Zelenskyy Nói Chiến Tranh Ukraine Không ‘Bế Tắc’, Cần Thêm Hỗ Trợ Phòng Không


(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy (phải) và Chủ tịch Ủy hội Âu Châu Ursula von der Leyen tham dự một cuộc họp báo ở Kyiv, Ukraine, ngày 4/11/2023.)

-Ngày thứ Bảy (4/11/2023), Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy phủ nhận cuộc chiến với Nga đã đi đến “bế tắc” và nói cần phải làm việc nhiều hơn với các đồng minh để tăng cường phòng không.

Những phát biểu của ông được đưa ra vài ngày sau khi Tổng tư lệnh của Ukraine, Tướng Valery Zaluzhnyi, nói trong một bài báo rằng cuộc xung đột đang chuyển sang một giai đoạn mới là tác chiến tĩnh và tiêu hao, một giai đoạn có thể cho phép Mạc Tư Khoa xây dựng lại binh lực của mình.

“Hôm nay thời gian đã trôi qua và mọi người đều mệt mỏi. Nhưng đây không phải là bế tắc”, ông Zelenskyy nói trong cuộc họp báo với Chủ tịch Ủy hội Âu Châu Ursula von der Leyen đang đến thăm.

“Nga kiểm soát bầu trời. Chúng tôi quan tâm đến quân đội của mình”.

Ông Zelenskyy thừa nhận có những khó khăn trong cuộc chiến hiện đã bước sang tháng thứ 21 và Kyiv vẫn chưa đạt được bất cứ thành công lớn nào trong cuộc phản công của mình.

Nhưng ông nói quân đội Ukraine không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu và cần thêm hỗ trợ từ các đồng minh phương Tây, đặc biệt là về phòng không.

Lực lượng Ukraine đã tiến chậm chạp qua các bãi mìn rộng lớn của Nga trong một cuộc phản công bắt đầu ở phía Đông và phía Nam vào đầu tháng 6, nhưng Nga đã đáp trả mạnh mẽ ở miền Đông.

Binh sĩ Nga đang tiến hành nhiều cuộc tấn công gần Avdiivka, Lyman và Mariinka ở khu vực phía Đông Donetsk, quân đội Ukraine cho biết trong bản cập nhật hàng ngày.

Báo cáo cho biết thêm lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến về phía Đông-Nam về hướng biển Azov.

Tổng Thống Zelenskiy Thúc Giục Mỹ Viện Trợ Thêm, Mời Cựu Tổng Thống Trump Đến Thăm Ukraine


(Ảnh: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump họp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại khách sạn InterContinental Barclay New York nhân Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 25/9/ 2019, ở New York.)

-Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskiy kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp thêm tài chánh để giúp lực lượng của ông chống lại Nga, đồng thời mời cựu Tổng thống Donald Trump đến thăm Ukraine để đích thân chứng kiến cuộc xâm lược của Putin.

Tổng thống Zelenskiy nói rằng quân đội Mỹ cuối cùng có thể bị kéo vào một cuộc xung đột lớn hơn ở Âu Châu với Nga nếu Hoa Thịnh Ðốn không tăng cường hỗ trợ.

“Nếu Nga giết hết chúng tôi, họ sẽ tấn công các nước NATO và các bạn sẽ đưa con cái của mình [đến chiến đấu]”, ông Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn với chương trình ‘Meet the Press’ của đài truyền hình NBC phát ong hôm Chủ Nhật (5/11/2023).

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ đã thúc ép Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Dự luật chi tiêu bổ sung trị giá 106 tỉ Mỹ kim, với phần lớn số tiền này sẽ ong để tăng cường phòng thủ cho Ukraine và phần còn lại được cung cấp cho Do Thái, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và lực lượng bảo vệ biên giới của Hoa Kỳ.

Thay vào đó, Hạ viện Hoa Kỳ do Ðảng Cộng hòa lãnh đạo đã đưa ra một kế hoạch tài trợ khác. Tuần trước, Hạ viện đã thông qua Dự luật cung cấp 14,3 tỉ Mỹ kim viện trợ cho Do Thái nhưng không bao gồm bất kỳ khoản tăng viện trợ nào cho Ukraine.

Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện do Đảng Dân chủ kiểm soát, cho biết ông sẽ không đưa Dự luật của Hạ viện ra biểu quyết và Tổng thống Biden đã thề sẽ phủ quyết nó.

Trong cuộc phỏng vấn phát ong hôm Chủ Nhật, ông Zelenskiy mời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, một đảng viên Cộng hòa, đến thăm Ukraine và chứng kiến hậu quả của cuộc xung đột do Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi xướng vào tháng 2 năm 2022.

Ông Trump, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử Tổng thống của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2024, chỉ trích gay gắt sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Kyiv và nói rằng ông có thể kết thúc chiến tranh sau 24 tiếng đồng hồ nếu tái đắc cử.

“Nếu ông ấy có thể đến đây [Ukraine], tôi sẽ cần… 24 phút để giải thích với Tổng thống Trump rằng ông ấy không thể xoay sở được cuộc chiến này”, ông Zelenskiy nói. “Ông ấy không thể mang lại hòa bình vì Putin”.

Cảnh Sát Pháp Truy Tìm Nghi Phạm Đâm Người Phụ Nữ Do Thái, Vẽ Biểu Tượng Phát-Xít


(Hình VOA.)

-Cảnh sát đang truy lùng một người đàn ông đâm và làm bị thương một người phụ nữ Do Thái ở thành phố Lyon của Pháp ngày thứ Bảy (4/11/2023), trong khi một biểu tượng thời Đức Quốc xã hình chữ vạn được vẽ lên nhà của bà, cảnh sát và thị trưởng thành phố cho biết.

“Hành động bạo lực như vậy là không thể tưởng tượng nổi. Tôi dành tất cả sự ủng hộ của mình cho nạn nhân và người thân của bà ấy”, Thị trưởng Lyon Gregory Doucet nói trên nền tảng mạng xã hội X.

Một phát ngôn viên của cảnh sát quốc gia không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nghi phạm và cho biết ông không thể xác nhận liệu cảnh sát có coi vụ tấn công là tội ác căm thù hận bài Do Thái hay không.

Cảnh sát ở các nước trên thế giới đã báo cáo sự gia tăng các hành vi phạm tội bài Do Thái và bài Hồi giáo sau cuộc tấn công của Hamas nhắm vào Do Thái vào ngày 7 tháng 10.


Ấn Độ: Thêm Một Tin Đồn Do Thám Đối Lập Làm Xáo Trộn Đất Nước

-Trước thềm tổng tuyển cử năm 2024, chính giới Ấn Độ sôi sục sau tiết lộ dường như có thêm một vụ do thám mạng nhắm vào phe đối lập. Nhiều lãnh đạo đối lập được tập đoàn Mỹ Apple cảnh báo rằng điện thoại của họ là đối tượng bị nhắm đến trong một chiến dịch do thám do các thực thể Nhà nước tiến hành.

Theo tường thuật ngày 1/11/2023 của thông tín viên Sébastien Farcis của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại thủ đô Tân Ðề Ly của Ấn Độ, ngay lập tức, mọi ánh mắt dồn về chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi, từng bị cáo buộc sử dụng nhu liệu điện toán do thám Pegasus.

“Nhiều Dân biểu và lãnh đạo các đảng đối lập, nhà báo hoặc Giám đốc một trung tâm nghiên cứu chính trị, tổng cộng có vài chục người chỉ trích chính phủ nhận được cảnh báo của Apple trong những giờ qua, báo cho họ về một vụ tấn công cấp nhà nước nhắm vào điện thoại của họ.

Tập đoàn Mỹ cho biết là không thể chắc chắn về nguồn tin chính xác, cũng như tính chất vụ thâm nhập, nhưng Apple giải thích là việc đó có thể dẫn đến việc theo dõi các cuộc trao đổi của người bị nhắm đến.

Dân biểu đảng Quốc Đại Rahul Gandhi, cũng nhận được cảnh báo này và cáo buộc thẳng chính phủ. Ông nói: “Tất cả những ai dám đứng lên chống chính phủ đều bị nhắm đến. Và đó là hành động của tội phạm, của kẻ cắp”.

Bộ Các Kỹ thuật Mới thì cho rằng chính Apple phải trả lời về việc thâm nhập vào hệ thống điện thoại của hãng. Đảng BJP cầm quyền khẳng định những cáo buộc trên nằm trong âm mưu của tỉ phú Mỹ Georges Soros.

Theo báo Financial Times, những tháng vừa qua, Tân Ðề Ly cố tìm mua một nhu liệu điện toán theo dõi mới sau những tiết lộ đáng hổ thẹn về nhu liệu điện toán Pegasus. Cách đây 4 năm, cũng đảng đối lập này dường như bị nhu liệu điện toán của Do Thái, được bán cho nhiều chính phủ, theo dõi. Tuy nhiên, cuộc điều tra Bộ trưởng về hồ sơ này chưa bao giờ có kết luận”.

Nam Hàn Không Bỏ Được Thói Quen Lạm Dụng Đồ Nhựa

-Năm 2019, Nam Hàn là nước sử dụng nhiều nhựa thứ ba thế giới tính theo đầu người, theo báo cáo của Plastic Waste Makers index, thuộc Quỹ Mineroo của Úc Ðại Lợi. Tình hình thêm nghiêm trọng trong giai đoạn đại dịch. Dù cố gắng tái chế, chính phủ Nam Hàn vẫn không giảm được nhu cầu dùng đồ nhựa trong nước.

Tổ chức Greenpeace Nam Hàn cố gắng đánh động công chúng vào lúc Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ (INC) chuẩn bị họp lần thứ ba (từ ngày 13 đến 19/11/2023) tại Nairobi, thủ đô của Kenya, để xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý tầm cỡ quốc tế về ô nhiễm nhựa. Thông tín viên Nicolas Rocca của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ghi nhận qua phóng sự ở thủ đô Hán Thành của Nam Hàn:

“Ngay giữa khu sinh viên ở Hán Thành, người qua đường dừng lại, giật mình trước một khối lớn đầy góc cạnh nhiều màu với nhiều móng vuốt to, đen thò ra. Không khí thổi bên trong tạo cảm giác con quái vật đang thở.

Kim Nara, phụ trách cuộc vận động cho Greenpeace Nam Hàn, giải thích: “Chúng tôi tạo ra tác phẩm này và đặt tên là Con quỷ nhựa, thể hiện cho bóng tối che phủ tương lai của chúng ta nếu chúng ta tiếp tục sản xuất và sử dụng nhựa như hiện nay. Việc tái chế là một giải pháp nhưng ở giai đoạn rác thải, cho nên chúng ta cần một giải pháp ngay ở giai đoạn sản xuất để tái chế”.

Với gần 60% nhựa được tái chế, Nam Hàn nằm trong số “học trò ngoan” trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tỉ lệ này lại không đủ cho lắm. Kim Nara nhấn mạnh, điều quan trọng là phải giảm tiêu thụ. Cô cho biết thêm: “Chúng ta nói về mức độ ô nhiễm nhựa giống như chúng ta đang gặp khủng hoảng. Do đó, việc cá nhân tham gia là rất quan trọng. Nhưng chúng ta cần một chính sách kiên quyết và thông qua chính sách đó, các công ty phải giảm sản lượng”.

Để chắc chắn là các doanh nghiệp và chính phủ tôn trọng những cam kết của họ, cô kêu gọi một Hiệp ước quốc tế ấn định những mục tiêu bắt buộc với mục đích là giảm sản xuất nhựa đến 75% từ giờ đến năm 2040”.

Nhật Bản và Phi Luật Tân Đàm Phán Về Một Hiệp ước An Ninh Song Phương


(Hình: Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (trái), tại dinh Tổng thống ở Manila, thủ đô của Phi Luật Tân, ngày 3/11/2023.)

-Hôm 3/11/2023, ngày đầu tiên trong chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Manila, lãnh đạo hai nước đã thông báo chính thức khởi sự đàm phán về một Hiệp ước an ninh song phương. Hiệp ước an ninh, tương tự như giữa Phi Luật Tân và Hoa Kỳ, cho phép quân đội nước này khai triển lực lượng trên lãnh thổ nước kia.

Mối đe dọa từ Trung Quốc là lý do chủ yếu thúc đẩy Tokyo và Manila nâng cấp quan hệ hợp tác. Thông tín viên Frédéric Charles của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Tokyo cho biết thêm:

“Hồi tháng Hai vừa qua tại Tokyo, Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. đã đưa ra sáng kiến về một thỏa ước an ninh ba bên, Phi Luật Tân, Nhật Bản và Hoa Kỳ, tương tự với thỏa ước đã có giữa ba nước Nam Hàn, Nhật Bản và Mỹ.

Đối mặt với áp lực của Trung Quốc tại khu vực, Manila đã cho phép các lực lượng Mỹ sử dụng thêm bốn căn cứ tại Phi Luật Tân, bên cạnh năm căn cứ đã có. Giờ đây Phi Luật Tân muốn thương lượng một Hiệp ước về an ninh với Nhật Bản. Tokyo đã quyết định cung cấp cho Manila một hệ thống radar giám sát bờ biển, nhiều tàu tuần tiễu để tăng cường hoạt động bảo vệ luật biển.

Do vị trí địa lý, Nhật Bản và Phi Luật Tân sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan. Tại Á Châu, chiến lược của Mỹ được thực thi với việc khai triển các lực lượng trên các quần đảo đối diện với Trung Quốc, trải dài từ Nhật Bản, Đài Loan đến Phi Luật Tân”.

Chiến Đấu Cơ Trung Quốc Bị Tố Gây Nguy Hiểm Cho Trực Thăng Gia Nã Ðại ở Biển Đông


(Hình: Máy bay chiến đấu của Trung Quốc ngăn chặn máy bay Mỹ tại Thái Bình Dương ngày 23/6/2022.)

-Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã áp sát một máy bay trực thăng của Gia Nã Ðại trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông vào cuối tuần trước rồi bắn pháo sáng vào trực thăng, Bộ trưởng Quốc phòng Gia Nã Ðại, Bill Blair, loan báo ngày 3/11/2023 và cho biết vụ việc đã đặt phi hành đoàn Gia Nã Ðại vào tình thế nguy hiểm.

Ông Blair nói một máy bay phản lực của Trung Quốc đã bay ngang qua chiếc trực thăng hôm 29/10, khiến nó bị tình trạng nhiễu loạn đáng kể. Cuối ngày hôm đó, một máy bay phản lực khác phóng pháo sáng ngay phía trước chiếc trực thăng, buộc nó phải đổi hướng để tránh bị bắn trúng.


Ông nói với các phóng viên: “Những hoạt động này khiến sự an toàn của tất cả nhân sự gặp rủi ro không cần thiết”, đồng thời cho biết Ottawa coi các hành động gần đây của máy bay Trung Quốc là “không an toàn đáng kể”.

Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Ottawa chưa đưa ra bình luận ngay.

Đây là lần thứ nhì trong hai tuần Gia Nã Ðại cáo buộc lực lượng Không quân Trung Quốc có hành vi không an toàn. Vào giữa tháng 10, ông Blair từng tố cáo một máy bay phản lực của Trung Quốc đã tiếp cận một máy bay giám sát đang tham gia hoạt động của Liên Hiệp Quốc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn trong phạm vi 5 mét.

Sau vụ việc xảy ra vào giữa tháng 10, Bắc Kinh phản pháo rằng máy bay Gia Nã Ðại đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Vào tháng 5 năm nay, Ngũ Giác Đài nói một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã thực hiện hành động “hung hăng không cần thiết” gần một máy bay quân sự của Mỹ trên Biển Đông trong không phận quốc tế. Cuộc chạm trán diễn ra sau điều mà Hoa Thịnh Ðốn gọi là xu hướng gần đây về hành vi ngày càng nguy hiểm của máy bay quân sự Trung Quốc.

Biểu Tình Tại Hoa Thịnh Ðốn ủng Hộ Palestine, Đề Nghị Ngưng Bắn Giữa Do Thái và Hamas ở Gaza


(Hình: Những người biểu tình ủng hộ Palestine trước Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Ðốn, thủ đô của Hoa Kỳ, ngày 14/10/2023.)

-Hôm 4/11/2023, một cuộc biểu tình ủng hộ Palestine và đòi ngừng bắn giữa Do Thái và Hamas diễn ra tại Hoa Thịnh Ðốn, thủ đô Hoa Kỳ, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người chống lại quan điểm truyền thống của Mỹ yểm trợ Do Thái hết mình.

Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

“Cuộc biểu tình diễn ra tại một nơi chỉ cách Tòa Bạch Ốc chưa tới 500 mét tính theo đường chim bay. Theo dự kiến, hàng ngàn người sẽ tham gia để bày tỏ quan điểm của họ. Những người phản đối cuộc can thiệp quân sự của Do Thái vào Gaza này, bao gồm cả những người trong giới học giả, vốn đã bị chia rẽ từ nhiều năm qua về vấn đề Do Thái-Palestine.

Dù là gốc Palestine, theo Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hay là Do Thái, những người phản đối Do Thái tấn công Gaza nay có mặt ở khắp nơi.

Cách đây một tuần, những người biểu tình đã chiếm đóng nhà ga trung tâm của New York trước khi bị câu lưu. Vào đầu tuần này, Ngoại trưởng Antony Blinken đã bị ngắt lời nhiều lần khi ông ra điều trần trước một ủy ban Thượng viện để bảo vệ sự hỗ trợ của Mỹ cho Do Thái.

Trong hồ sơ này, đảng Dân chủ và Tổng thống Joe Biden giống như những người đi trên dây, rất khó giữ thế cân bằng. Theo truyền thống, đảng Dân chủ vẫn ủng hộ một liên minh không gì lay chuyển với Do Thái, đặc biệt là thành phần cánh trung của Tổng thống Biden. Nhưng nhưng thế hệ trẻ và các thành phần cấp tiến ngày càng có quan điểm đối nghịch.

Theo các kết quả thăm dò, các đảng viên Dân chủ kể từ nay nghiêng về ủng hộ cuộc đấu tranh của người Palestine hơn là yểm trợ Do Thái. Trong khi chỉ còn một năm nữa là đến kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, đây quả là một bài toán đau đầu đối với Joe Biden”.

Chính Phủ Mỹ Thông Qua Dự Án Điện Gió Lớn Nhất Trong Lịch Sử Hoa Kỳ

-Ngày 31/10/2023, Cục Năng lượng biển Hoa Kỳ (Boem) đã chấp nhận xây khu vực điện gió ngoài khơi lớn nhất của Mỹ. Dự án khẳng định một bước tiến mới trong việc chuyển đổi sinh thái ở Mỹ.

Thông tín viên Guillaume Naudin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Hoa Thịnh Ðốn cho biết thêm:

“Virginia Beach là bãi biển được du khách Mỹ ưa chuộng vào mùa Hè. Đó là điểm đầu của “Outer Banks”, những hòn đảo ven biển trải dài vài trăm cây số. Chướng ngại vật nổi đầu tiên đối diện với Virginia Beach là quần đảo Açores (của Bồ Đào Nha), sau đó là Âu Châu.

Thế nhưng quang cảnh này sắp thay đổi. Trong vài tháng nữa, cách bãi biển khoảng 40 cây số sẽ có những tua-bin gió, thậm chí là “vườn” tua-bin gió lớn nhất từ trước đến nay, sắp được xây ở Hoa Kỳ. Chính phủ liên bang Mỹ vừa cho phép dự án của công ty Dominion: 176 tua-bin sẽ sản xuất 2,6 gigawatt điện, đủ để cung cấp cho 900.000 gia đình.

Cùng với nhiều dự án khác, mục tiêu là sản xuất được tổng cộng 30 gigawatt năng lượng từ đây đến năm 2030. Tuy nhiên, kế hoạch không tiến triển nhanh như Tòa Bạch Ốc mong đợi bởi hai lý do: tình trạng lạm phát và đứt gãy trong các chuỗi cung ứng.

Chính quyền của Tổng thống Biden đặt ưu tiên chuyển đổi năng lượng. Một thông báo cách đây hai tuần liên quan đến tài trợ cho sản xuất khí hydro, nhằm sản xuất năng lượng phi carbon. Tuy nhiên, điều đó cũng không cấm cản chính phủ cùng lúc cho phép nhiều dự án khổng lồ khai thác dầu ở miền Bắc Alaska, một vùng ít dân hơn rất nhiều và không lộ liễu như ở bờ Đông”.

Cuộc sống thi ca.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét