Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2023

Tin Tức APEC 2023 - Tin Tổng Hợp Báo Thằng Mõ Lê Văn Hải

Tin trong ngày  11-08-23
Đang Được Chú Ý Nhất: Tin Về APEC 2023 và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Nóng: Hội nghị thượng đỉnh APEC 2023 vào ngày 15&16 tháng 11/2023 (tuần tới) tại San Francisco, trong mục đích thúc đẩy, cam kết, tất cả quốc gia trong khu vực cùng phát triển! -Vào tháng 11/2023, 21 nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ đến San Francisco (Mỹ) tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 30. `Trong thời điểm thế giới đang đối mặt với các bất ổn địa chính trị, việc Tổng thống Mỹ Joe Biden quan tâm trở lại việc đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30, là một tín hiệu cho các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về vai trò của Mỹ trong khu vực.

Năm ngoái, Mỹ đã củng cố cam kết của mình đối với khu vực thông qua Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng với tư cách là chủ nhà của APEC năm 2023, Mỹ có thể thúc đẩy các lợi ích ở châu Á - Thái Bình Dương bằng cách đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra một chương trình nghị sự hướng tới giảm xung đột và thúc đẩy phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và hợp tác toàn cầu hòa bình.

APEC là một diễn đàn gồm 21 nền kinh tế thành viên chiếm khoảng 62% GDP của thế giới và thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỗi năm, một nền kinh tế chủ nhà khác nhau được lựa chọn, trên cơ sở luân phiên để tổ chức các hội nghị thượng đỉnh hàng năm, các cuộc họp cấp bộ trưởng và các cuộc họp nhóm công tác.

Trong các cuộc họp này, đại diện Chính phủ từ các nền kinh tế thành viên cùng nhau thảo luận và phối hợp về các vấn đề chính sách như thương mại tự do, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Trong hơn ba thập kỷ, APEC đã đạt được tiến bộ trong việc giảm bớt các rào cản thương mại và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, biến nó trở thành một nền tảng hợp tác kinh tế quan trọng của khu vực.

Với chủ đề “Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”, các quan chức Mỹ đã tổ chức cuộc họp quan chức cấp cao đầu tiên vào tháng 2/2023 tại Palm Springs, California, nơi diễn ra hơn 100 cuộc họp kỹ thuật và các nhóm làm việc để đặt nền móng cho ưu tiên của Mỹ trong APEC.

Chủ tịch nước CSVN Võ Văn Thưởng nhận lời mời tham dự hội nghị APEC tại Mỹ


(Hình: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden.)

-Ngày 11.9 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước CSVN Võ Văn Thưởng đã tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Theo VOV, tại cuộc tiếp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn Tổng thống Joe Biden trên nhiều cương vị quan trọng khác nhau luôn dành cho Việt Nam những tình cảm tốt đẹp.

Để tiếp tục làm bền vững hơn nữa quan hệ song phương trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện mới xác lập, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị – ngoại giao, nhất là thông qua các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước.

Chủ tịch nước cảm ơn Tổng thống Joe Biden đã gửi thư mời Chủ tịch nước tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tháng 11 năm nay tại San Francisco và vui vẻ nhận lời mời.

Về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, Chủ tịch nước hoan nghênh Mỹ quan tâm hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực sản xuất lâu dài trên các lĩnh vực như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp phụ trợ.

Chủ tịch nước đồng thời đề nghị Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tham gia vào sâu hơn vào các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, đầu tư vào các dự án công nghệ cao, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa hai bên, góp phần hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu đến 2045, trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Chủ tịch nước đánh giá cao hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng.

Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn trường Đại học Fulbright sẽ trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, phục vụ sự phát triển không chỉ của Việt Nam mà của khu vực.

Chủ tịch nước còn nhấn mạnh hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, là hoạt động mang ý nghĩa nhân đạo, một trong những nội dung hợp tác rất quan trọng đã góp phần hàn gắn, thúc đẩy quan hệ hai nước; đồng thời mong muốn hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực này.


(Người dân VN dưới chế độ CS: Cá nằm trên thớt!)

Ông Thưởng còn ưu ái, thương yêu, để ý đến “khúc ruột ngàn dặm!”

(Không ưu ái sao được, mỗi năm CSVN, nhận được gần 20 tỉ đô la, tiền người Việt hải ngoại gởi về trong nước!)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Mỹ tiếp tục tạo thuận lợi để cộng đồng người Việt tại Mỹ phát triển tự do, tạo nhiều điều kiện đễ dãi hơn nữa, để cộng đồng người Việt tại Mỹ lớn mạnh, nhằm đóng góp nhiều hơn nữa cho sự thịnh vượng của hai nước, cũng như quan hệ Việt Nam – Mỹ.


(Tuy ưu ái như thế, Cộng Đồng Người Việt tại Cali, đã sẵn sàng “chào đón nồng nhiệt!” Ông Thưởng, với 2 cuộc Biểu Tình quy mô! Vạch trần những gian ác “hèn với gặc, ác với dân” cái Đảng gian ác, buôn dân bán nước của Ông, trong dịp Ông có mặt tại APEC này)

Đồng ý với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về những định hướng và những cam kết đối với quan hệ hai nước trong thời gian tới, Tổng thống Joe Biden chia sẻ trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam – Mỹ, luôn nhận được sự đồng hành, ủng hộ quý báu của những người bạn lâu năm, như cố Thượng nghị sỹ John McCain, John Kerry, cũng như của đông đảo người dân Mỹ.

Tổng thống bày tỏ tin tưởng, quan hệ Việt Nam – Mỹ sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, sau khi khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được xác lập.




(Láo Như Vẹm!) Khoe Bác Hồ Là Người Bạn Của…Mỹ từ lâu!

Nhân dịp này, Chủ tịch nước CSVN Võ Văn Thưởng đã trân trọng tặng Tổng thống Mỹ Joe Biden cuốn sách đặc biệt mang tên “Một con người, một con đường và một lịch sử: HỒ CHÍ MINH – THƯ GỬI NƯỚC MỸ” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Cuốn sách giới thiệu những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho nước Mỹ, từ những học sinh, những người phụ nữ, những người dân bình thường, những nhà báo…, tới những sĩ quan, thượng nghị sĩ, Ngoại trưởng và Tổng thống.

Bức thư đầu tiên được viết năm 1919 dưới tên người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc và bức thư cuối cùng viết năm 1969 ký tên Hồ Chí Minh, Chủ tịch một quốc gia độc lập.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trân trọng tiếp nhận món quà đặc biệt và ý nghĩa này, cho biết sẽ dành thời gian đọc kỹ những lá thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong cuốn sách, để qua đó hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này trong quan hệ hai nước.

Tổng thống Mỹ dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị APEC

BNEWS; Tòa Bạch Ốc, ngày 31/10 xác nhận Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị APEC ở San Francisco trong tháng 11 này, để đối thoại "mang tính xây dựng".


(Hình: Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc gặp ở Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022.)

-Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có chuyến thăm hiếm hoi tới Mỹ.

Đề cập tới cuộc gặp được chờ đợi giữa lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận phía Mỹ "đang hướng tới một cuộc đối thoại mang tính xây dựng, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo ở San Francisco vào tháng 11".

Theo hãng tin AFP, một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ cho biết, hai bên đã đồng ý về nguyên tắc đối với cuộc gặp tại San Francisco và các bên đang trao đổi nhiều chi tiết quan trọng để hoàn tất kế hoạch này. Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã không gặp nhau kể từ cuộc gặp ở Bali hồi tháng 11/2022.

Tin Việt Nam Hôm Nay
Đối Thoại Nhân Quyền Việt Nam-Hoa Kỳ Lần Thứ 27

-Vào ngày 2/11/2023, Văn phòng Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát đi thông cáo về đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 27 vừa kết thúc tại Hoa Thịnh Ðốn.

Theo nội dung thông cáo, đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 27 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 11 tại Hoa Thịnh Ðốn.

Cuộc đối thoại đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền lao động, bao gồm tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội; tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; pháp trị và cải cách luật pháp; quản trị lĩnh vực an ninh; quyền của những người trong tình huống bị thương tổn như những nhóm sắc tộc thiểu số, những người thuộc cộng đồng LGBT+, người khuyết tật.

Thông cáo nêu rõ, theo Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam, việc thúc đẩy nhân quyền là một yếu tố thiết yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là chìa khóa cho sự can dự mở rộng của Hoa Kỳ với Việt Nam.

Trước đó, hôm 3/10/2023, Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) kêu gọi Cộng sản Việt Nam cần khẩn cấp cải tổ quyền con người. Kêu gọi được đưa ra trước kỳ kiểm điểm phổ quát định kỳ (universial Periodic Review- UPR) tại Liên Hiệp Quốc lần thứ tư đối với Hà Nội dự kiến diễn ra vào năm 2024 tới.

Giám đốc Á Châu của HRW, bà Elaine Pearson, nói rõ tình trạng đàn áp có hệ thống của chính phủ Việt Nam đối với các quyền dân sự và chính trị đáng phải chịu sự trừng phạt nặng hơn nữa của các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại. Giới này đang nhìn theo cách khác trong việc tăng tiến cái được xem là quyền lợi chiến lược; tuy nhiên họ cần nhận ra rằng viêc thúc đẩy quyền con người thuộc lĩnh vực quyền lợi chiến lược của họ.

Theo HRW, từ năm 2019 đến năm 2023, cơ quan chức năng Việt Nam truy tố ít nhất 139 người theo các điều luật hà khắc; những người này chỉ lên tiếng chống bất công, phê phán chính phủ, hay ủng hộ cho những nhà hoạt động khác.

Mỹ hối thúc CS Việt Nam phóng thích Phạm Đoan Trang tại Đối thoại Nhân quyền thứ 27


(Hình: Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ 27, ngày 1-2 tháng 11/2023.)

-Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu phái đoàn Việt Nam đang tham gia Đối thoại Nhân quyền hãy phóng thích các tù nhân lương tâm, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng thời nới lỏng các hạn chế đối với xã hội dân sự. Washington nhấn mạnh rằng nhân quyền sẽ là “yếu tố quan trọng cho sự can dự mở rộng của chúng tôi với Việt Nam”.

Việt Nam và Hoa Kỳ vừa tổ chức Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 27 ở thủ đô Washington, DC, từ ngày 1-2 tháng 11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một thông cáo hôm 2/11.

Ngay trong phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya phụ trách về An ninh dân sự, Dân chủ và Nhân quyền kêu gọi phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Hải Anh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, dẫn đầu, rằng Hà Nội hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

Bà Zeya nói trong bài diễn văn được Bộ Ngoại giao Mỹ đăng trên trang web chính thức:

“Chúng tôi kêu gọi quý vị trả tự do cho các tù nhân lương tâm, như bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo ôn hòa, vẫn còn bị giam cầm dù tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi”.

Nhà ngoại giao Mỹ được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm vào năm 2021 nhấn mạnh: “Việc làm của bà Trang và các nhà báo khác rất cần thiết để xây dựng một xã hội thịnh vượng và kiên cường. Họ giúp xác định và giúp cộng đồng địa phương có tiếng nói trong việc giải quyết các thách thức như ô nhiễm môi trường, tham nhũng và tiếp cận các nguồn lực công”.

Ngoài ra, bà Zeya còn kêu gọi Việt Nam giảm bớt những “hạn chế quan liêu nặng nề” đối với xã hội dân sự, thúc đẩy hệ sinh thái kỹ thuật số tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

Trong một thông cáo báo chí hôm 2/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết cuộc Đối thoại Nhân quyền này đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền lao động, bao gồm tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội; tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; thượng tôn pháp luật và cải cách pháp luật; quản trị lĩnh vực an ninh; và quyền của các thành viên thuộc nhóm dân số bị thiệt thòi, bao gồm thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số, người LGBTQI+ và người khuyết tật, cũng như các trường hợp cá nhân cần quan tâm.

“Theo Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam, việc thúc đẩy nhân quyền là một yếu tố thiết yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là yếu tố quan trọng cho sự can dự mở rộng của chúng tôi với Việt Nam”, văn phòng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. “Chúng tôi cam kết tiếp tục thảo luận thẳng thắn và dựa trên kết quả với chính phủ Việt Nam về vấn đề này”.

Trước đó, trong bài phát biểu của mình, bà Zeya nhắc đến tuyên ngôn độc lập của hai nước, mà bà cho là hai nước “có tầm nhìn chung” bao gồm cam kết về tôn trọng nhân quyền. Bà nói: “Cả hai đất nước chúng ta đều được thành lập dựa trên ý tưởng rằng tất cả mọi người trên trái đất này đều bình đẳng từ khi sinh ra và tất cả mọi người đều có những quyền cơ bản nhất định - quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

“Tôi nghĩ đó là lời kêu gọi cần thiết, và đấy là những hành động cần thiết mà thế giới cần phải hành động để cho tù nhân lương tâm, đặc biệt là như nhà báo Phạm Đoan Trang, là những người đã phải chịu án hết sức vô lý khi mà họ sử dụng các quyền được Hiến pháp và luật pháp Việt Nam luôn luôn kêu gọi rằng họ được tự do và được bảo vệ.

“Đấy là người nói lên tiếng nói một cách rất rõ ràng, không có ý đồ thù địch, hoặc bất cứ một cái gì cả, những tiếng nói đó để làm cho đất nước, làm cho xã hội tiến bộ lên và tốt đẹp hơn lên mà thôi”.

Tuy nhiên, ông Vinh nhận định rằng với những lời kêu gọi suôn thì vẫn chưa đủ, mà Washington cần phải hành động mạnh và có “biện pháp nhất định” để gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền.

‘Nền kinh tế Việt Nam đang tê liệt như anh què’
(Đỗ Ngà)

-Nền kinh tế Việt Nam đang như anh què, trong đó khối nội rõ ràng là đôi chân bị què còn khối ngoại là đôi nạng gỗ. Đôi nạng này thuộc quyền sở hữu của người khác, họ chỉ cho mượn để anh què dưỡng chân nhằm sau này có thể tự đứng. Với tình hình đôi chân ngày một yếu đi như thế này thì rõ ràng, “một ngày đẹp trời” chủ của những chiếc nạng gỗ đòi lại thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?

Tính trong 11 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 673,7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 342,19 tỷ USD; nhập khẩu đạt 331,51 tỷ USD, thặng dư thương mại 10,68 tỷ USD vượt xa năm ngoái cùng kỳ. Tuy nhiên, đằng sau con số khả quan đó thì thực chất sức mạnh nền kinh tế Việt Nam là gì?

Theo con số của Cục thống kê thì trong 11 tháng qua của năm 2022, khối FDI đã xuất 252,64 tỷ USD và nhập 216,06 tỷ USD. Như vậy khối FDI mang về cho nền kinh tế Việt Nam đến 36,58 tỷ USD. Trong khi đó, khối nội xuất 89,55 tỷ USD và nhập 115,45 tỷ USD. Như vậy khối nội làm chảy máu ngoại tệ một lượng là 25,9 tỷ USD.

Năm ngoái, khối FDI chiếm 69% tổng giá trị xuất khẩu cả nước và năm nay tỷ lệ khối FDI trong xuất khẩu lại nhảy lên 73,8%. Con số này nói lên thực tế rằng, năm 2022, năm mà không còn dịch COVID-19 hoành hành, khối nội đang mất dần thế tự chủ của mình đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tính trong 11 tháng đầu năm 2021, khối FDI mang về cho nền kinh tế Việt Nam 22,87 tỷ USD trong khi đó khối nội lại làm chảy máu một lượng ngoại tệ 22.64 tỷ USD. Như vậy sau 12 tháng (từ Tháng 11/2021 đến Tháng 11/2022), khối FDI mang về cho nền kinh tế Việt Nam thêm 13,71 tỷ USD trong khi đó khối nội làm cho nền kinh tế mất thêm 3,26 tỷ USD. Khối ngoại tiến rất nhanh trong khi khối nội đi giật lùi dù cho COVID-19 đã qua.

Nếu nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trên hai chân trụ, chân trụ ngoại (tức FDI) và chân trụ nội thì rõ ràng chân trụ nội đang bị mất dần vị thế và nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phụ thuộc nước ngoài. Nếu cứ đà này, nền kinh tế Việt Nam chẳng khác nào “cây tầm gởi”, ký gởi số phận của mình lên khối FDI, vậy thì nền kinh tế Việt Nam tự lực tự cường thế nào được?

Nền kinh tế Việt Nam đang như anh què, trong đó khối nội rõ ràng là đôi chân bị què còn khối ngoại là đôi nạng gỗ. Đôi nạng này thuộc quyền sở hữu của người khác, họ chỉ cho mượn để anh què dưỡng chân nhằm sau này có thể tự đứng. Với tình hình đôi chân ngày một yếu đi như thế này thì rõ ràng, “một ngày đẹp trời” chủ của những chiếc nạng gỗ đòi lại thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?

Câu hỏi đặt ra là, khi đã hết dịch tại sao doanh nghiệp nội lại yếu đi trong khi doanh nghiệp ngoại lại lớn mạnh? Sao ngược đời vậy? Câu trả lời là do chính sách kinh tế Việt Nam đang có vấn đề. Doanh nghiệp bị yếu đi do dịch không nghiêm trọng bằng việc các doanh nghiệp bị đánh gục bởi chính sách do chính quyền Cộng Sản ban ra.

Cái mục nát của nền kinh tế Việt Nam nó bắt đầu từ rất lâu. Vì những chính sách kém cỏi, vì những cơ chế yếu kém được duy trì và nuôi dưỡng mà bên trong khối nội đang có rất nhiều “sâu đục thân” đang đục khoét nền kinh tế. Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, FLC, Trí Việt, Egroup… trước đây nó khoác lên thân nó một hình ảnh “lá cờ đầu đàn” của nền kinh tế nhưng đến khi khui ra thì toàn là sâu mọt. Những con sâu này có thể sống một thời gian vét cạn túi nhà đầu tư là bởi thể chế này đang cung cấp dinh dưỡng cho nó.

Nhận hàng tỷ USD từ G7, Việt Nam, Indonesia chuẩn bị chuyển sang năng lượng sạch như thế nào


-Kế hoạch giảm sử dụng than ở Indonesia và Việt Nam với sự hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ phương Tây đang gặp phải những trở ngại bước đầu, điều này có thể ảnh hưởng đến triển vọng các nước giàu hơn giúp các nước nghèo chuyển sang sử dụng năng lượng sạch hơn, theo Reuters.

Cả hai nước đang đàm phán các chương trình được biết đến dưới tên gọi Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), theo đó họ sẽ nhận được nguồn tài trợ đến từ nguồn đầu tư cổ phần, tài trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi từ các thành viên của nhóm G7, các ngân hàng đa phương và người cho vay tư nhân để giúp chuyển đổi năng lượng.

Nam Phi là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận theo JETP, đảm bảo nhận được hỗ trợ tài chính trị giá 8,5 tỷ USD vào năm 2021. Indonesia đã đảm bảo nhận được gói tài chính 20 tỷ USD và Việt Nam là 15,5 tỷ USD trong các thỏa thuận vào cuối năm 2022. Senegal gần đây đã đồng ý khoản hỗ trợ 2,5 tỷ euro.

Sau đây là thông tin cập nhật về tiến độ của JETP ở Indonesia và Việt Nam. Những nỗ lực của họ có thể sẽ là tâm điểm tranh luận tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm nay.

Indonesia
Indonesia đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon của ngành điện lưới xuống 250 triệu tấn vào năm 2030 và tăng tỷ lệ sản xuất năng lượng tái tạo lên 44% vào năm 2030,

Nếu không có kế hoạch này, lượng phát thải khí nhà kính của Indonesia dự kiến sẽ đạt hơn 350 triệu tấn vào năm 2030.

Ban đầu, Indonesia đã đồng ý giới hạn và đạt mức phát thải carbon tối đa của ngành điện ở mức 290 triệu tấn vào năm 2030, nhưng giới chức cho biết vào thời điểm đó, họ chưa hiểu được phạm vi công suất điện bên ngoài lưới điện quốc gia, nằm trong tay các nhà khai thác kim loại không đấu lưới.

Vì vậy, các máy điện than tư nhân trong lĩnh vực kim loại, với công suất 13,74 gigawatt (GW) và 20,48 GW khác theo kế hoạch, đã được loại trừ khỏi kế hoạch JETP của Indonesia.

Việt Nam
Thỏa thuận JETP dự kiến sẽ giúp Việt Nam đạt mức phát thải khí nhà kính cao nhất từ ngành điện vào năm 2030, sớm hơn dự kiến trước đây vào năm 2035, hạn chế lượng phát thải CO2 của ngành điện ở mức 170 triệu tấn vào năm 2030 và 101 triệu tấn vào năm 2050.

Vào tháng Bảy, Việt Nam đã thành lập Ban thư ký do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đứng đầu, gồm các quan chức từ các bộ tài chính, công thương, kế hoạch và đầu tư để thực hiện JETP.

Các mục tiêu của Việt Nam?

Kế hoạch JETP sẽ giới hạn tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện than ở mức 30,13 GW vào năm 2030 từ mức 25,3 GW cuối năm 2022.

Chính phủ muốn khuyến khích phát triển các dự án tái tạo và xe điện.

Bao nhiêu tiền được đề xuất cho Việt Nam?

Các thành viên và đối tác G7 đã đề nghị tài trợ công gần 8,08 tỷ USD cho Việt Nam như một phần trong cam kết 15,5 tỷ USD mà các nước G7 và đối tác đã đưa ra vào tháng 12.

Tuy nhiên, trong số nguồn tài trợ công được cung cấp, chỉ có 321,5 triệu USD, tương đương 2%, đến dưới hình thức tài trợ gần như hoàn toàn từ Liên minh Châu Âu và các quốc gia EU.

Khoảng 2,7 tỷ USD là các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp, trong khi hầu hết các khoản vốn đều được cho vay theo giá thị trường, điều mà Việt Nam lưỡng lự chấp nhận.

7,5 tỷ USD còn lại dự kiến sẽ đến từ các nhà đầu tư tư nhân với các khoản vay tốn kém, nhưng những khoản đầu tư đó phụ thuộc vào cải cách quy định và chất lượng của các dự án cụ thể.

Nghĩa trang Biên Hòa: Di sản chiến tranh ‘chưa được Đảng Cộng sản giải quyết’
(Linh Ðan)


-Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Marc Knapper (trái) đi thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, hiện nay là Nghĩa trang Bình An, ở Bình Dương hôm 13/10. Hơn một chục nghìn tử sỹ của Việt Nam Cộng hòa được chôn cất tại đây.

Trong bức thư gửi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Marc Knapper, Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng “đáng buồn” của Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi yên nghỉ của hơn một chục nghìn binh sỹ từng chiến đấu cho lực lượng Việt Nam Cộng hòa và là di sản chiến tranh mà bà Steel cho là chưa được chính phủ Việt Nam giải quyết.

Nghĩa trang Biên Hòa, một trong những nghĩa trang quân đội quốc gia của miền Nam Việt Nam được xây dựng năm 1965, hiện đã được đổi tên thành Nghĩa trang Bình An sau khi quân miền Bắc tiếp quản khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975.

“(Nghĩa trang này) trở thành nơi an nghỉ của khoảng 12.000 binh sỹ miền Nam Việt Nam,” Dân biểu Steel, đại diện cho địa hạt 45 ở California – nơi có đông người Việt sinh sống, nói trong bức thư gửi ĐS Knapper. “Nhiều người lính an nghỉ tại nghĩa trang này không chỉ chiến đấu anh dũng bên cạnh binh sỹ Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam mà còn có con cháu hiện đang cư trú ở Hoa Kỳ.”

Trong bức thư đề ngày 29/9, bà Steel, từng là chủ tịch Hội đồng Giám sát Quận Cam – nơi có cộng đồng người Việt sinh sống nhiều nhất ở Mỹ – trước khi trở thành dân biểu liên bang vào năm 2020, nói rằng Biên Hòa là nghĩa trang quân đội quốc gia duy nhất còn sót lại ở tỉnh Bình Dương bởi vì “Đảng Cộng sản Việt Nam đã phá hủy tất cả các nghĩa trang quốc gia khác của quân đội miền Nam Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975.”

Ông Kevin Đặng, phó chủ tịch ngoại vụ của Sáng hội Việt Mỹ (VAF) và đã cùng Đại sứ Knapper đi thăm nghĩa trang Biên Hòa hôm 13/10, cho biết những lo ngại của bà Steel là đúng.

“Tình trạng của nghĩa trang hiện giờ xuống cấp rất trầm trọng,” ông Kevin nói với VOA hôm 1/11. “Tổng cộng có hơn 16.000 ngôi mộ và mặc dù đã được xây cất bằng xi măng nhưng vì cây cối mọc quá nhiều và nhiều cây giờ đã thành cổ thụ nên rễ cây to và lớn đã ăn sâu vào huyệt đạo của các ngôi mộ.”

VAF, với sự hỗ trợ tài chính của các nhà hảo tâm trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và hải ngoại, đã xây các ngôi mộ bằng xi măng vào năm 2014, theo ông Kevin cho biết.

Bà Lê Đăng Ngô Đồng, một người Việt đang sinh sống ở San Diego, California, cũng mới đến thăm Nghĩa trang Biên Hòa trong dịp về Việt Nam hôm 3/8 và thấy tình trạng tương tự.

“(Các ngôi mộ) đều rêu phong phủ kín, hoang tàn. Đền Tử sỹ ở gần nghĩa trang cũng chung số phận: tiêu điều và đổ nát,” bà Ngô Đồng nói với VOA hôm 1/11.

Việt Nam gia tăng bồi đắp bãi cạn ở Trường Sa


(Hình: Hai chiếc phà chở cát tới bồi đắp bãi Thuyền Chài hồi năm 2022)

-Diện tích Việt Nam bồi đắp trong thời gian khoảng 10 năm chỉ được khoảng 540 mẫu trong khi Trung Quốc bồi đắp tới 3,200 mẫu giữa các năm từ 2013 đến 2016.

Việt Nam tăng tốc bồi đắp một số bãi cạn tại quần đảo Trường Sa, trong lúc những căng thẳng về tranh chấp biển đảo vẫn tiếp diễn.

Hình ảnh từ tổ chức cung cấp không ảnh từ vệ tinh Planet Labs cho thấy diện tích nạo vét và bồi đắp ở Trường Sa của Việt Nam đã gia tăng đến bốn lần chỉ từ cuối năm ngoái đến nay. Một trong những vị trí được Việt Nam gấp rút tiến hành bồi đắp là bãi Thuyền Chài.

Cho đến đầu Tháng Mười Một, 2023, “diện tích khu vực được nạo vét và lấp đất ở một thực thể chính và hai thực thể nhỏ hơn tại Trường Sa hiện là gần một km vuông, tương đương 247 mẫu (acres). Con số này vào năm 2022 là 58 acres.” Nguồn tin trên trên nói.

Bãi Thuyền Chài là một bãi san hô, thuộc cụm An Bang, nằm theo trục Đông Bắc-Tây Nam dài khoảng 29.3km, rộng ngang khoảng 3.5km trông gần giống như cái thuyền nên Việt Nam đặt tên là Bãi Thuyền Chài.

Đây là địa điểm tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, Philippines, Malaysia. Tên quốc tế là Barque Canada Reef, Trung Quốc gọi là Bai Jiao (Bách Tiêu), Philippines gọi là Mascardo Reef, Malaysia gọi là Terumbu Perahu.

Cho đến đầu Tháng Mười Một, 2023, “diện tích khu vực được nạo vét và lấp đất ở một thực thể chính và hai thực thể nhỏ hơn tại Trường Sa hiện là gần một km vuông, tương đương 247 acres. Con số này vào năm 2022 là 58 acres.” Nguồn tin trên trên nói.

Bãi Thuyền Chài là một bãi san hô, thuộc cụm An Bang, nằm theo trục Đông Bắc-Tây Nam dài khoảng 29.3km, rộng ngang khoảng 3.5km trông gần giống như cái thuyền nên Việt Nam đặt tên là Bãi Thuyền Chài.

Đây là địa điểm tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, Philippines, Malaysia. Tên quốc tế là Barque Canada Reef, Trung Quốc gọi là Bai Jiao (Bách Tiêu), Philippines gọi là Mascardo Reef, Malaysia gọi là Terumbu Perahu.

Diện tích Việt Nam bồi đắp trong thời gian khoảng 10 năm chỉ được khoảng 540 mẫu trong khi Trung Quốc bồi đắp tới 3,200 mẫu giữa các năm từ 2013 đến 2016. Một phần, CSVN không có những tàu nạo hút cát lòng biển lớn như Trung Quốc để làm quy mô. Phần khác, có lẽ Hà Nội cũng không muốn dư luận quốc tế chĩa mũi dùi vào những gì dễ gây tranh luận và đả kích.

Vì sao công an Nghệ An ‘thù’ việc trao xe đạp cho trẻ em nghèo?
-Một logo đã được nhà nước cấp đăng ký sở hữu trí tuệ, mang một thông điệp nhân ái và trong sáng đến thế, hà cớ gì lại bị xé bỏ? Ai cho phép các vị làm như thế?

Chính quyền Nghệ An đã cho 54 đứa trẻ ở hai huyện Anh Sơn và Con Cuông được nhận xe đạp do “Rebike for kids” hỗ trợ nhưng không thể xem như thế là xong!

Rebike for kids hay R4K là sáng kiến của ông Trần Quyết Thắng: Xin xe đạp cũ của mọi người để sửa chữa rồi trao chúng cho những đứa trẻ đang phải cuốc bộ đi học hàng ngày. Với sự hỗ trợ bằng tài lực, sức lực của nhiều người, “R4K” đã giúp hàng ngàn đứa trẻ ở những khu vực nghèo khổ nhất tại Việt Nam có phương tiện đến trường.

Cách nay vài ngày, ông Thắng tâm sự về việc thường xuyên gặp khó khăn vì bị… “các cơ quan chức năng” cản trở. Cho dù điều này xảy ra từ lâu nhưng ông và các thân hữu vẫn ráng vượt qua nhưng những diễn biến mới nhất tại Nghệ An khiến ông không thể chịu đựng thêm.

Sau những chuyện như đại diện cơ quan chức năng yêu cầu chỉ lẳng lặng trao xe đạp, không được tổ chức bàn giao, phát biểu và ông Thắng cũng như các thân hữu mau mắn chấp nhận vì họ “không rảnh để làm những việc vô ích ấy”, giờ tới chuyện trường học bị gây sức ép đến mức từ chối không nhận xe mà R4K muốn hỗ trợ cho học sinh của trường nữa. Không chỉ có thành viên trong nhóm này bị công an mời đến… “làm việc” mà thành viên Ban Giám hiệu, giáo viên của những trường có trẻ được nhóm tặng xe cũng bị công an mời đến… “làm việc”. Thậm chí công an còn “làm việc” với những viên chức giáo dục, giáo viên cứng đầu, không chịu tránh xa R4K!

Ông Thắng kể thêm rằng ông nghe nói đã có công văn gửi đến các nơi cấm nhận xe đạp hỗ trợ học sinh nghèo khổ có phương tiện đi học.

Ông Thắng cho biết: “Nếu các cơ quan chính quyền thấy đây là một việc sai trái thì hãy cho tôi lý do và ra quyết định đình chỉ hoạt động của chúng tôi, tôi sẽ ngừng lại ngay lập tức. Còn nếu không, những sự ngăn trở này chỉ chứng tỏ động cơ hẹp hòi và lối hành xử coi thường pháp luật, đồng thời lấy đi cơ hội của những học sinh nghèo khó, phá hủy những nỗ lực nhân ái vốn đang rất cần trong xã hội. Tuy nhiên, tôi nghĩ, không một chính quyền nào lại làm những việc vô lý và bất nhẫn đến như vậy. Tôi hy vọng đây chỉ là hành xử của những cá nhân hay chính quyền sở tại với động cơ riêng khó hiểu của họ. Chúng tôi đang chờ một câu trả lời từ phía chính quyền và công an Nghệ An.”

Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 4,5 tỷ đô la, cao nhất từ trước tới nay


(Hình: Một nhà máy xay xát gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới)

-Trong năm nay Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, đạt 4,5 tỷ đô la, số liệu của Bộ Công thương vừa được công bố cho hay, là con số kỷ lục từ trước đến nay trong lúc giá gạo xuất khẩu cũng tăng vọt.

Riêng trong 10 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 7 triệu tấn, tăng 17%, và đạt giá trị gần 4 tỷ đô la, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022, vẫn theo số liệu của Bộ Công thương.

Trước khi có con số kỷ lục này của năm 2023, năm Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều nhất là vào năm 2012, đạt 3,67 tỷ đô la.

Nguyên nhân xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng vọt là do thiếu hụt nguồn cung trên thị trường quốc tế sau khi Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu gạo và nhiều nước tăng cường mua dự trữ để đảm bảo an ninh lương thực.

Các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất là Philippines, chiếm 38,1%; Indonesia, chiếm 13,7%; và Trung Quốc với tỷ lệ trên 41%, theo số liệu 9 tháng đầu năm của Bộ Công thương được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lại.

Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong năm 2022 đạt 558 đô la/tấn, tăng 15,3% so với năm ngoái, riêng trong những tháng cuối năm vượt trên 600 đô la và được dự đoán sẽ duy trì ở mức 640 - 650 đô la trong năm 2024.

Trên thị trường quốc tế, giá gạo Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất, đạt 653 đô la/tấn đối với gạo 5% tấm, so với 560 đô la/tấn đối với loại gạo cùng loại của Thái Lan, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được cổng Thông tin Chính phủ dẫn lại.

Nếu so với mức giá hồi cuối tháng 6 là 498 đô la/tấn, thì giá xuất khẩu của gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng thêm 155 đô la/tấn.

Trong lúc này, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, từng dự kiến được dỡ bỏ trong tháng 10, có thể kéo dài đến hết tháng 2 năm sau.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ khiến thế giới thiếu hụt đến 40% nguồn cung.

Giá gạo tiêu thụ trên thị trường nội địa của Việt Nam cũng tăng theo giá gạo xuất khẩu. Trong tháng 10, giá gạo trong nước đã tăng 300-500 đồng/kg so với tháng trước, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam được trang mạng VnExpress dẫn lại.

Dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán, do sản lượng lúa vụ thu đông ít hơn các vụ khác, nhu cầu tăng và sản lượng xuất khẩu nhiều khiến nguồn cung gạo trong nước sẽ căng thẳng hơn mọi năm.

Hà Tĩnh: Mưa Lớn Khiến Nhiều Tuyến Đường Bị Sạt Lở, Hư Hỏng Nặng


(Hình: Quốc lộ 8 đoạn qua huyện Hương Sơn.)

-Nhiều tuyến đường giao thông ở Hà Tĩnh bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng sau đợt mưa lớn kéo dài từ 28 đến 31/10/2023 vừa qua.

Tờ Thanh Niên trong ngày 3/11 ghi nhận hiện quốc lộ 15 (đoạn qua xã Hà Linh, Huyện Hương Khê) có nhiều điểm bị bong tróc mặt đường, tạo thành ổ gà.

Trên tuyến quốc lộ 1A đoạn từ Nam cầu Bến Thủy tới Bắc tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh cũng bị bong tróc nhiều mảng mặt đường.

Mưa lớn cũng khiến tuyến tỉnh lộ 553 đi qua 2 xã Hương Lâm và Hương Liên (H. Hương Khê) có 22 điểm sạt lở mái ta luy và tỉnh lộ 550 đoạn qua xã Thạch Ngọc (H. Thạch Hà) cũng xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi trên mặt đường.

Ông Nguyễn Trần Toản, Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông (Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh) cho hay, các đơn vị quản lý tuyến giao thông trên địa bàn đã khắc phục xong các điểm bị sạt lở. Riêng với các vị trí hư hỏng, bong tróc bê-tông nhựa, phải chờ thời tiết nắng lên, mặt đường khô ráo mới có thể tu sửa được.

Trước đó, vào rạng sáng 30/10, tuyến đường sắt Bắc-Nam, thuộc khu gian Hòa Duyệt-Yên Duệ (đoạn qua thôn Liên Châu, xã Đức Liên) cũng đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng.

Sạt lở khiến hàng trăm khối đất, đá trên đường ray dài khoảng 50 m bị trôi xuống, tạo ra hàm ếch rộng nhiều mét. Một số vị trí khác trên tuyến đường sắt qua xã Đức Liên còn bị cây cối từ trên núi sạt xuống.

Sự việc sạt lở đường sắt khiến tàu SE1 chở 138 hành khách xuất phát từ Hà Nội vào Sài Gòn phải dừng chờ ở ga Yên Trung (Hà Tĩnh) và tàu SE20 chở 198 hành khách từ Đà Nẵng ra Hà Nội dừng chờ ở ga Hòa Duyệt (H.Vũ Quang).

Sài Gòn: Hơn 14 Ngàn Người Mất Việc Trong Tháng 10


(Hình: Công nhân nhà máy Tỷ Hùng ở Sài Gòn rời nhà máy vào ngày 30/11/2022.)

-Trong ngày 4/11/2023, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Tp. HCM, bà Nguyễn Văn Hạnh Thục cho truyền thông hay có hơn 14.200 người mất việc trong tháng 10, tăng 17% so với tháng trước. Tính từ đầu năm 2023 đến nay số lao động thất nghiệp ở Sài Gòn tăng 11% so với cùng kỳ.

Cụ thể, theo bà Thục, riêng trong tháng 10, đã có hơn 14.200 người mất việc nộp hồ sơ nhận trợ cấp, tăng 17% so với tháng trước. Tính cả 10 tháng đầu năm đến nay, có trên 142.700 lao động thất nghiệp ở Sài Gòn muốn nhận trợ cấp, tăng 11% so với cùng kỳ, tương đương hơn 14.000 người.

Số người thất nghiệp tăng, theo bà Thục, là do một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cắt giảm nhân sự vì gặp khó khăn đơn hàng, thu hẹp sản xuất hoặc người lao động nghỉ để chuyển đổi công việc khác.

Còn theo số liệu của Sở Lao động Thương binh Xã hội Tp. HCM, tính từ đầu năm tới nay, có 46 doanh nghiệp thông báo cho người lao động thôi việc với số lao động mất việc là 4.022 người; tăng 27 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022, số lao động mất việc tăng 3.847 người.

Sở cũng lưu ý con số trên chưa bao gồm số lượng người lao động bị mất việc theo hình thức thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, như trường hợp ở Công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen giảm hơn 9.000 lao động.

Trong cùng ngày, theo báo cáo của Cục Thống kê Tp. HCM, chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 10 tăng 0,5% so với tháng trước nhưng giảm 3,2% so cùng kỳ. Đây cũng là ngành có số lượng lao động mất việc cao với gần 49.700 người, chiếm 35,33% trong tổng số người nhận trợ cấp.

Tính chung 10 tháng, chỉ số lao động giảm 2,5% so cùng kỳ. Trong đó, tập trung ở các ngành sản xuất da và các sản phẩm liên quan với tỷ lệ giảm 17%; sản xuất sản phẩm từ khoáng kim loại khác giảm 12%; thoát nước và khử lọc nước thải giảm 10%.

Sài Gòn: Cựu Cán Bộ Công An Lãnh 16 Năm Tù Vì Làm Giả Chứng Từ, Chiếm Đoạt Hơn 8 Tỉ Đồng


(Hình: Cựu công an Nguyễn Thị Thu Hương vừa bị tòa án phạt 16 năm tù.)

-Một cựu nữ Công an Tp. HCM, bị tuyên 16 năm tù về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 2/11/2023 ngay sau khi Tòa án Nhân dân Tp. HCM kết thúc phiên xử với mức án dành cho cựu nữ cán bộ Nguyễn Thị Thu Hương, 39 tuổi, 16 năm tù.

Theo hồ sơ vụ án, Hương là cựu cán bộ Đội dân vận, phụ trách kế toán của Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Công an Tp. HCM từ ngày 18/9/2017 đến ngày 13/11/2021.

Trong thời gian trên, Hương được nói đã làm 47 bộ chứng từ tạm ứng giả để nhận tiền khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc, chiếm đoạt hơn 8 tỉ đồng.

Sau khi sự việc bị phát giác, Hương và gia đình đã nộp lại số tiền 9,9 tỉ đồng.

Vụ Vạn Thịnh Phát: 
Khởi Tố Thêm 4 Người Liên Quan Vi Phạm Về Hoạt Động Ngân Hàng


(Hình: Người dân là những nhà đầu tư trái phiếu được Ngân hàng SCB giới thiệu mua biểu tình đòi tiền, yêu cầu nhà nước cứu hôm 20/11/2022.)

-Thêm 4 người trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị khởi tố.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trong ngày 4/11, được truyền thông loan, đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can bốn người trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Cụ thể, ba người bị khởi tố bị can, bắt tạm giam gồm Nguyễn Thanh Tùng, Lê Văn Chánh, Đào Chí Kiên cùng về tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Ngoài ra, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với bà Lê Thị Kiều Trang về tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Cùng với đó, cơ quan điều tra cũng ra quyết định thay đổi tội danh đối với bị can Dương Tấn Trước từ tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” sang tội “tham ô tài sản”.

Hôm 29/10, Bộ Công an đã ra thông báo truy nã 7 người gồm hai cựu Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) cùng 5 người khác bị khởi tố trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Những người bị truy nã gồm Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCB), Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch hội đồng quản trị SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu Phó tổng Giám đốc SCB), Trầm Thích Tồn (cựu thành viên Hội đồng Quản trị SCB), Sun Henry Ka Ziang (thành viên Hội đồng Quản trị SCB, quốc tịch Trung Quốc), Lam Lee George (cựu thành viên Hội đồng Quản trị SCB) và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu Phó Giám đốc chi nhánh Bến Thành SCB).

Những người này trong ngày 25/10 đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra-Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam nhưng họ đã bỏ trốn hoặc không rõ tung tích.

Bảy người trên bị điều tra về các tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng và tham ô tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Khởi Tố, Bắt Tạm Giam 5 Cán Bộ Bộ Công Thương Và Tập Đoàn EVN


(Hình: Trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam.)

-Năm người, trong đó có một Phó phòng thuộc Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương và một trưởng phòng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa bị bắt tạm giam và khởi tố.

Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an - trong ngày 4/11/2023 cho truyền thông hay Cơ quan An ninh điều tra vừa ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 5 cán bộ của Cục Điều tiết Điện lực và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Cả năm đều bị điều tra về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Vẫn theo Trung tướng Tô Ân Xô, năm người này bị bắt trong quá trình Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an thụ lý, điều tra vụ án “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.

Hai người bị khởi tố, bắt tạm giam là cán bộ của Cục Điều tiết Điện lực gồm các ông Trần Quốc Hùng - Phó phòng Cấp phép và Quan hệ Công chúng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương); Trịnh Văn Đoàn - chuyên viên phòng cấp phép và quan hệ công chúng Cục Điều tiết Điện lực. Ba còn lại là cán bộ của Tập đoàn Điện lực gồm Nguyễn Hữu Khải - Trưởng phòng Kinh doanh mua điện Công ty Mua-bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đỗ Ngọc Tuyền - chuyên viên của phòng này; Trương Hoàng Dũng - chuyên viên phòng kỹ thuật và công nghệ thông tin Công ty Mua bán điện.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết thêm hiện vụ án đang được Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cũng trong ngày 4/11, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp – Hồ Sỹ Hùng cho biết, quá trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật lãnh đạo và cán bộ EVN đã thực hiện theo quy định của Trung ương và đã cơ bản hoàn tất.

Theo ông Hùng, kết quả, đã tổ chức kiểm điểm tại 24 đơn vị trong tập đoàn, 85 tập thể, 161 cá nhân có liên quan. Hiện quá trình kiểm điểm, xử kỷ luật đã thực hiện theo quy định của Trung ương và đã cơ bản hoàn tất.

Trong đó, EVN đã làm rõ trách nhiệm thực hiện xử kỷ luật một số nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý. Bao gồm xem xét kỷ luật bằng hình thức khiển trách với 1 Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều độ hệ thống điện; ban hành quyết định kỷ luật khiển trách với 3 Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.

Ngoài ra, đề xuất kỷ luật khiển trách với 1 nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn và thành viên Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn. Do vấn đề này vượt thẩm quyền nên đơn vị đang báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Việc kiểm điểm được thực hiện sau khi EVN bị kết luận chậm đầu tư hoàn thành một số nguồn và lưới điện; việc đảm bảo dự trữ nguồn nguyên liệu sơ cấp; điều độ hệ thống điện và cân đối các nguồn điện; vi phạm chỉ đạo điều hành và lập lịch; để gián đoạn nguồn cung ứng điện trên diện rộng ở khu vực miền Bắc....

Việt-Nhật Hợp Tác Khai Thác Đất Hiếm, Sản Xuất Chất Bán Dẫn


(Hình: Việt Nam có trữ lượng đất hiếm ước tính chừng 22 triệu tấn.)

-Nhật Bản muốn hai nước Việt-Nhật hợp tác khai triển các dự án sản xuất chất bán dẫn, AI, khảo sát và khai thác đất hiếm.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bàn Nishimura Yasutosh đưa ra đề nghị trên trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào chiều 3/11 và được truyền thông loan trong ngày 4/11/2023.

Bộ trưởng Nhật Bản nói Nhật sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Việt Nam thông qua các các nhóm công tác để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực. Hai bên cũng tăng cường hợp tác cơ chế đa phương, nhất là CPTPP.

Thủ tướng Việt Nam khẳng định Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu đến đầu tư và đề nghị phía Nhật hỗ trợ để doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của nước này.

Việt Nam cũng đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ vốn và nâng cao năng lực quản trị để Việt Nam phát triển các lĩnh vực trên.

Trước mắt, Việt Nam muốn Nhật hỗ trợ, cấp vốn vay ODA thế hệ mới cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Việt Nam, như dự án đường sắt tốc độ cao. Cùng với đó, phía Chính phủ Nhật xem xét đơn giản hóa thủ tục cấp visa, hướng tới miễn visa cho người Việt Nam vào Nhật Bản và tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu về đầu tư, thương mại. Nước này cũng cung cấp các khoản vay ưu đãi ODA lớn nhất cho Việt Nam, với khoảng 2.980 tỉ Yen (21,6 tỉ Mỹ kim), gồm ODA vốn vay, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ hợp tác kỹ thuật từ năm 1992. Viện trợ ODA của Nhật Bản chiếm trên 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam. Các khoản vay ODA thế hệ mới sẽ có ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt hơn trước.

Hôm tháng 5/2023, bản tin của thông tấn xã Reuters cho biết sản lượng đất hiếm của Việt Nam tăng 10 lần vào năm 2022, khi các hãng trên thế giới tìm đến mua mặt hàng này nhằm giảm lệ thuộc vào Trung Quốc.

Dữ liệu của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (US Geological Survey - USGS) cho thấy sản lượng đất hiếm của Việt Nam tăng lên 4.300 tấn vào năm 2022 so với chỉ 400 tấn vào năm 2021.

Theo số liệu của USGS thì Việt Nam có trữ lượng đất hiếm ước tính chừng 22 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc và bằng phân nửa trữ lượng của nước láng giềng này thôi, sẽ là nhà cung ứng quan trọng của mặt hàng này cho những nhà sản xuất thế giới.

Với sản lượng 4.300 tấn vào năm 2022, Việt Nam trở thành nước đứng hàng thứ sáu trên thế giới về mặt hàng đất hiếm.

Tin Cộng Ðồng
***
Nghĩa Trang Biên Hòa: Di Sản Chiến Tranh ‘Chưa Được Đảng Cộng Sản Giải Quyết’
(Linh Ðan)

(Hình: Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Marc Knapper (trái) đi thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, hiện nay là Nghĩa trang Bình An, ở Bình Dương hôm 13/10/2023. Hơn một chục ngàn tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa được chôn cất tại đây.)

-Trong bức thư gửi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Marc Knapper, Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng “đáng buồn” của Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi yên nghỉ của hơn một chục ngàn binh sĩ từng chiến đấu cho lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và là di sản chiến tranh mà bà Steel cho là chưa được chính phủ Việt Nam giải quyết.

Nghĩa trang Biên Hòa, một trong những nghĩa trang quân đội quốc gia của miền Nam Việt Nam được xây dựng năm 1965, hiện đã được đổi tên thành Nghĩa trang Bình An sau khi quân miền Bắc tiếp quản khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975.

“(Nghĩa trang này) trở thành nơi an nghỉ của khoảng 12.000 binh sĩ miền Nam Việt Nam”, Dân biểu Steel, đại diện cho địa hạt 45 ở California – nơi có đông người Việt sinh sống, nói trong bức thư gửi ĐS Knapper. “Nhiều người lính an nghỉ tại nghĩa trang này không chỉ chiến đấu anh dũng bên cạnh binh sĩ Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam mà còn có con cháu hiện đang cư trú ở Hoa Kỳ”.

Trong bức thư đề ngày 29/9, bà Steel, từng là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Quận Cam – nơi có cộng đồng người Việt sinh sống nhiều nhất ở Mỹ – trước khi trở thành Dân biểu liên bang vào năm 2020, nói rằng Biên Hòa là nghĩa trang quân đội quốc gia duy nhất còn sót lại ở tỉnh Bình Dương bởi vì “Đảng Cộng sản Việt Nam đã phá hủy tất cả các nghĩa trang quốc gia khác của quân đội miền Nam Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975”.

Bà Steel, trong một lần trả lời phỏng vấn Viet My Magazine vào năm 2020, nói rằng gia đình bà “là nạn nhân của chế độ Cộng sản Bắc Hàn” và cũng từng là người tị nạn Cộng sản như người Việt nên hiểu rõ hoàn cảnh của người Việt ở Mỹ.

Là một thành viên của Ủy ban Việt Nam ở Quốc hội Mỹ, bà Steel, đã cam kết tập trung vào quan hệ song phương Mỹ-Việt và những vấn đề quan trọng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Bà cũng đã cùng các thành viên của nhóm này giới thiệu một Dự luật lưỡng đảng nhằm buộc các viên chức Việt Nam phải chịu trách nhiệm vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Theo bà Steel, dù đã có nhiều cá nhân và tổ chức phi lợi nhuận “làm việc mệt mỏi để bảo vệ sự trang nghiêm của Nghĩa trang Biên Hòa” nhưng “tình trạng chung vẫn còn ảm đạm khi rễ cây xuyên qua và hệ thống thoát nước kém đã hủy hoại các ngôi mộ ở mức báo động”.

Ông Kevin Đặng, Phó Chủ tịch ngoại vụ của Sáng hội Việt Mỹ (VAF) và đã cùng Đại sứ Knapper đi thăm nghĩa trang Biên Hòa hôm 13/10, cho biết những lo ngại của bà Steel là đúng.

“Tình trạng của nghĩa trang hiện giờ xuống cấp rất trầm trọng”, ông Kevin nói với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 1/11. “Tổng cộng có hơn 16.000 ngôi mộ và mặc dù đã được xây cất bằng xi-măng, nhưng vì cây cối mọc quá nhiều và nhiều cây giờ đã thành cổ thụ nên rễ cây to và lớn đã ăn sâu vào huyệt đạo của các ngôi mộ”.

VAF, với sự hỗ trợ tài chánh của các nhà hảo tâm trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và hải ngoại, đã xây các ngôi mộ bằng xi-măng vào năm 2014, theo ông Kevin cho biết.

Bà Lê Đăng Ngô Đồng, một người Việt đang sinh sống ở San Diego, California, cũng mới đến thăm Nghĩa trang Biên Hòa trong dịp về Việt Nam hôm 3/8 và thấy tình trạng tương tự.

“(Các ngôi mộ) đều rêu phong phủ kín, hoang tàn. Đền Tử sĩ ở gần nghĩa trang cũng chung số phận: tiêu điều và đổ nát”, bà Ngô Đồng nói với VOA hôm 1/11.

Mô tả về tình trạng xập xệ và hoang tàn của Nghĩa trang Biên Hòa trong cuốn sách “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam” (Không gì là không thể: Quá trình hòa giải của Mỹ với Việt Nam) ra mắt vào năm 2021, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius viết rằng “những tấm bê tông vỡ vụn che phủ nhiều ngôi mộ” và “cỏ mọc um tùm quanh những tấm bia mộ”.

Bà Steel ủng hộ việc khôi phục nghĩa trang hiện là nơi yên nghỉ của các quân nhân miền Nam Việt Nam đã hy sinh, điều mà Dân biểu Mỹ cho là sẽ giải cứu một khía cạnh di sản và văn hóa quan trọng.

“Vì di sản này của Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa được Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết, tôi đề nghị (Đại sứ Knapper) nêu vấn đề của Nghĩa trang lịch sử Quân đội Biên Hòa với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và xin văn bản cho phép tiếp cận và cải thiện điều kiện tại nghĩa trang”, bà Steel viết trong bức thư gửi ông Knapper.

VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới Đại sứ Knapper. Tòa Ðại sứ Mỹ tại Hà Nội nói họ sẽ sớm hồi đáp. Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Bình Dương không trả lời yêu cầu bình luận của VOA.

Ông Kevin cho biết Đại sứ Knapper, trong chuyến thăm đầu tiên tới Nghĩa trang Biên Hòa hôm 13/10, đã được chứng kiến tình trạng xuống cấp của các ngôi mộ. Ông cùng bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Mỹ tại Việt Nam, đã lắng nghe ông Kevin giải thích về việc vì sao cần phải trùng tu gấp nghĩa trang này.

“Tôi thấy ông Ðại sứ (Knapper) và bà Susan Burns rất là lo ngại và quan tâm đến sự xuống cấp trầm trọng của Nghĩa trang Biên Hòa”, ông Kevin nói. “Nếu như tình trạng này mà chúng ta không tu sửa lại thì trong vòng một thời gian rất là ngắn, các ngôi mộ sẽ bị nứt vì rễ cây và các ngôi mộ sẽ bị xoáy mòn vào các huyệt đạo vì nước mưa”.

Di Sản Cho Sự Hòa Giải


(Hình: Những người lính Việt Nam Cộng Hòa đang chôn cất một đồng đội trước sự chứng kiến của gia đình người đã khuất tại Nghĩa trang Biên Hòa ngày 29/2/1972, 3 năm trước khi chính quyền miền Bắc tiếp quản nghĩa trang khi Sài Gòn sụp đổ.)

Nghĩa trang Biên Hòa là chương mở đầu trong cuốn sách của Ðại sứ Osius về sự hòa giải và hàn gắn trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

“Liệu nghĩa trang bụi bẩn và bị bỏ hoang nằm ở phía Đông-Bắc Sài Gòn có thực sự là một điểm quan trọng trong sự hòa giải?” Ðại sứ Osius viết trong cuốn sách. “Đảng Cộng sản Việt Nam muốn (nghĩa trang) bị quên lãng”.

Theo vị Ðại sứ có nhiệm kỳ từ 2014-2017, chính phủ ở Hà Nội đã để cho nghĩa trang Biên Hòa xuống cấp và họ “sẽ không cho phép cộng đồng người Mỹ gốc Việt chăm sóc nơi đây”. Ông Osius viết rằng điều này khiến một số người lo ngại rằng nó có thể trở thành “điểm quy tụ lòng người của những người phản đối Đảng Cộng sản”.

Sau ngày 30/4/1975, nghĩa trang tọa lạc tại xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương được giao cho Quân khu 7 của Bộ Quốc phòng quản lý. Chính quyền yêu cầu người ra vào thăm viếng nghĩa trang này phải trình giấy tờ.

Bà Ngô Đồng cho VOA biết bà và gia đình 4 người, trong đó có một trẻ em 11 tuổi, phải “trình thẻ thông hành và chụp hình” trước khi được vào thăm nghĩa trang hồi đầu tháng 8.

Trước đó vào năm 2017, một số nhà vận động nhân quyền đã bị công an Việt Nam câu lưu trong 2 tiếng đồng hồ khi họ đến thắp hương viếng mộ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở nghĩa trang này. Nhà hoạt động nhân quyền Trương Minh Đức, một trong những người bị câu lưu, lúc đó nói với VOA rằng họ đi thắp hương tưởng niệm trên các ngôi mộ “trong sự rình rập, giám sát của cả an ninh thường phục lẫn sắc phục”.

Đại sứ Osius cho biết trong cuốn sách của ông rằng sau chuyến thăm của ông tới Nghĩa trang Biên Hòa vào tháng 10/2017, công an địa phương đã yêu cầu người quản trang phải điền vào một báo cáo.

Trả lời phỏng vấn VOA ngay khi cuốn sách ra mắt vào tháng 10/2021, ĐS Osius nói rằng “còn nhiều việc cần phải làm để xây dựng lòng tin giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và chính phủ cũng như người dân Việt Nam”.

Ngoài ông Osius, các Ðại sứ Mỹ sau này, như ông Daniel Kritenbrink và ông Knapper, đều cũng đã tới thăm nghĩa trang như một phần trong những nỗ lực của Mỹ để giúp hàn gắn vết thương chiến tranh cũng như hòa hợp hòa giải giữa hai nước.

Nhận thấy tầm quan trọng của nghĩa trang này đối với cộng đồng người Việt hải ngoại và có thể giúp hàn gắn vết thương chiến tranh của họ, ĐS Osius đã đề nghị Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho phép người thân của các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa được “đào mương và cắt rễ cây”, vốn là nguyên nhân gây xói mòn đất mộ khi mùa mưa đến khiến các quan tài bị trôi đi.

Nhiều tháng sau khi kết thúc nhiệm kỳ Ðại sứ, ông Osius cho biết trong cuốn sách rằng một người bạn, biết ông vẫn còn quan tâm đến Nghĩa trang Biên Hòa, nói với ông rằng các con mương thoát nước đã được đào trong nghĩa trang và rễ cây đã được cắt, khiến cây cối xanh tươi hơn trong mùa mưa.

“Sự hòa hợp đã tiến được một bước đầy ý nghĩa về phía trước”, ĐS Osius viết trong cuốn sách.

Theo ông Kevin, nếu chính phủ Việt Nam cho phép việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa sẽ đánh đi một “thông điệp mang tính hòa hợp hòa giải dân tộc”.

“Bây giờ được sự lên tiếng của Dân biểu Hoa Kỳ (Michelle Steel) và ông Ðại sứ (Marc Knapper) đã tận mắt ghi nhận sự xuống cấp trầm trọng của Nghĩa trang Biên Hòa, tôi hy vọng trong vòng 3 đến 6 tháng tới, chúng tôi sẽ nhận được tin vui từ chính phủ Việt Nam cho chúng tôi được trùng tu các ngôi mộ hiện đang bị xuống cấp”, ông Kevin nói.

Cùng đi thăm nghĩa trang hôm 13/10 có Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Dương, ông Võ Thành Nhân. Theo ông Kevin cho biết, ông Nhân cũng bày tỏ sự nhất trí với việc này.

Còn theo ông Phạm Nghị, đại diện các gia đình tử sĩ tìm hài cốt của VAF, mục đích của hội khi muốn trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa còn hơn cả việc hòa hợp hòa giải.

“Về phía Chính phủ Việt Nam, họ đang cố gắng cải thiện việc hòa hợp hòa giải dân tộc”, ông Nghị nói với VOA hôm 1/11. “Còn cái mục đích của hội Vietnamese American Foundation (VAF) là muốn giữ lại cái di tích của Việt Nam Cộng Hòa bởi đây là di tích lịch sử cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa nên hội muốn dùng mọi sức lực để làm điều đó”.

Khôi Nguyên Giải Nobel Xanh: Hãy Hỏi Formosa Khi Nào Tôi Ngừng Tuyệt Thực, Tôi ở Đây Vì Ngư Dân Việt Nam


(Hình: Bà Diane Wilson (thứ 2 từ trái sang), bà Nancy Bùi (đại diện Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa, bên trái) và một số người dân Texas, trước khi cuộc tuyệt thực bắt đầu hôm 31/10/2023.)

-Bắt đầu từ hôm 31 tháng 10 năm 2023, bà Diane Wilson, Khôi nguyên Giải Môi trường Goldman năm 2023, đã bắt đầu lãnh đạo cuộc tuyệt thực ngay phía trước nhà máy của Tập đoàn Formosa ở Texas, Hoa Kỳ, để yêu cầu tập đoàn toàn cầu này bồi thường trực tiếp cho ngư dân Việt Nam trong thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra vào năm 2016 ở Việt Nam.
Giải Môi trường Goldman là giải thưởng toàn cầu danh giá nhất cho các nhà hoạt động môi trường. Giải thưởng này thường được ví là Giải Nobel Xanh. Bà Diane Wilson trở thành Khôi nguyên của Giải thưởng này năm 2023 do bà đã lãnh đạo một cuộc đấu tranh pháp lý yêu cầu Formosa Texas đền bù cho ngư dân và người dân trong vùng vì những hậu quả môi trường do nhà máy của Formosa ở Texas xả thải ra vịnh Texas và môi trường xung quanh. Hiện nay, bà tiếp tục đấu tranh với Formosa bằng cách tuyệt thực trước nhà máy để yêu cầu tập đoàn toàn cầu này làm điều tương tự với ngư dân Việt Nam.

RFA phỏng vấn bà Diane Goldman khi cuộc tuyệt thực bắt đầu.

RFA: Xin bà cho biết mục đích của cuộc đấu tranh tuyệt thực này?

Diane Wilson: Mục đích của việc tiến hành cuộc tuyệt thực này là để buộc Formosa phải làm điều đúng đắn và bồi thường cho ngư dân Việt Nam đã bị hủy hoại cuộc sống vì Formosa. Formosa đã hủy hoại cuộc sống của họ. Chúng tôi muốn Formosa bồi thường cho họ.

Chúng tôi muốn Formosa không chỉ dọn dẹp những thứ ô nhiễm môi trường mà họ gây ra. Hơn thế nữa, chúng tôi muốn Formosa phải giải quyết những tác hại về sức khỏe do những ô nhiễm đó gây ra. Chúng tôi muốn họ thực hiện một cuộc khảo sát, điều tra về thảm họa, minh bạch về thông tin, muốn họ thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng cách vận động trả tự do cho tất cả những người đã phải vào tù vì đấu tranh với họ hoặc vì cố gắng lấy thông tin về những gì đã xảy ra vào năm 2016 với cơ sở Formosa ở Việt Nam.

Mục tiêu của chúng tôi là làm cho tất cả những nơi khác nhau mà Formosa đã kinh doanh có thể đến với nhau. Bằng cách đến với nhau, chúng ta có thể mạnh mẽ hơn, hơn là khi mọi người bị chia cắt ở những nơi riêng biệt.

Chúng tôi biết ngư dân Việt Nam đã đấu tranh cho công lý từ năm 2016 nhưng Formosa đã làm ngơ họ. Chúng tôi ngay lúc này đây hiện đang ở trong xe bán tải của tôi. Có nhiều xe hơn đang đi vào và chúng tôi hiện đang ở cạnh con mương ngay trước Formosa Plastics.

Con đường ngay trước mặt tôi đang đứng bây giờ là nơi ban lãnh đạo Formosa, Texas và Tập đoàn Formosa Plastics từ Đài Loan đi qua. Vì vậy họ sẽ nhìn thấy chúng tôi. Tôi tin đó là điều bạn phải làm. Bạn phải đến gần và nhìn thẳng vào mặt họ nhất có thể. Tôi tin điều này. Tất cả chúng tôi từ những nơi khác nhau đang đến với nhau. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt, sự thay đổi.

Chúng tôi tin tưởng chắc chắn vào điều đó. Mọi người hỏi chúng tôi sẽ ở đây bao lâu. Tôi nói rằng hãy hỏi họ chúng ta sẽ ở đây bao lâu. Bạn biết đấy, chúng ta sẽ ở đây. Tôi biết rõ như vậy.

RFA: Thông điệp mà bà muốn gửi tới Formosa là gì?

Diene Wilson: Chúng tôi đang nói với tập đoàn Formosa Plastics rằng hãy làm điều đúng đắn. Họ phải bồi thường cho ngư dân Việt Nam, những người bị họ hủy hoại cuộc sống. Họ phải làm sạch ô nhiễm biển. Họ phải điều tra những thiệt hại về sinh kế, xã hội, môi trường mà họ đã gây ra. Họ phải làm rõ điều này với những người sống ở đó để họ có thể hiểu được.

Họ phải vận động để trả tự do cho những người bị bỏ tù vì đã lên tiếng về thảm họa xảy ra năm 2016 để phản đối họ.

Chúng tôi tin rằng điều đó cần phải được điều tra trước tiên. Đây là điều người ta phải làm, dù cho ở bất kì đâu trên địa cầu này. Chúng tôi yêu cầu Formosa hợp tác để tiến hành một cuộc điều tra như vậy.

RFA: Bà dự định sẽ tuyệt thực trong bao lâu?

Diene Wilson: Bạn nên gửi câu hỏi này cho Formosa. Hãy hỏi họ chúng tôi sẽ ở ngoài nhà máy này của họ bao lâu. Nếu họ làm đúng thì bạn biết đấy, đừng lo lắng. Một khi họ còn chưa chọn điều đúng để làm, chúng tôi sẽ ở đây. Họ biết chúng tôi khá quyết tâm. Tôi đã đấu tranh ở thị trấn nhỏ bé này của Texas trong 35 năm. Chúng tôi rất cứng đầu. Chúng tôi sẽ ở đây.

RFA: Ồ, vậy ý bà muốn nói là bà không ấn định trước thời gian tuyệt thực mà sẽ tiếp tục tuyệt thực cho đến khi Formosa phản hồi bà?

Diene Wilson: Đúng vậy. Đúng vậy.

RFA: Cảm ơn bà. Cuộc khủng hoảng ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở Việt Nam năm 2016 và Texas ở Mỹ có điểm gì giống và khác nhau? Bà đã chiến đấu thành công ở Texas như thế nào và bà muốn đạt được kết quả gì trong trường hợp Việt Nam?

Diane Wilson: Chà, vấn đề là tôi có vụ kiện gần đây. Tôi đã khởi kiện Formosa Plastics, Texas và cả Formosa Plastics, Hoa Kỳ. Và đó là vì tất cả sự ô nhiễm chất thải nhựa của họ, những viên nhựa và bột nhựa mà họ đã thải ra khắp các vịnh và lạch nước nhỏ ở Texas.

Đối với việc xả thải ở Texas, họ chưa bao giờ tuân theo giấy phép họ có theo yêu cầu hợp pháp của tiểu bang và chính phủ liên bang. Họ hoàn toàn phớt lờ nó.

Vì vậy, tôi, với tư cách là một ngư dân đã nghỉ hưu, chúng tôi đã dành hai năm rưỡi để thu thập bằng chứng, đi bộ xuống nước và lấy mẫu vật để xét nghiệm. Bạn tin hay không thì tùy, nhưng các công nhân của nhà máy đã giúp đỡ tôi. Và chúng tôi đã thu thập được 2500 mẫu ô nhiễm nhựa. Chúng tôi kiện họ và khoản tiền bồi thường chúng tôi nhận được là 50 triệu Mỹ kim. Tất cả số tiền bồi thường đều thuộc về cộng đồng.

Formosa kinh doanh ngay tại mảnh đất Texas này đây. Số tiền 50 triệu Mỹ kim bồi thường đó đã được sử dụng cho tất cả các dự án này. Riêng với ngư dân, chúng tôi đã trao 20 triệu Mỹ kim cho họ để xây dựng các hợp tác xã đánh cá bền vững. Và vấn đề là Formosa sẽ còn làm nhiều việc.

Chúng tôi đã phải nộp đơn kiện, nhưng vấn đề là Formosa phải chịu áp lực để làm điều đúng đắn. Thật không may, Formosa dường như không tự mình làm điều đúng đắn. Họ dường như không có quan điểm về môi trường, dù cộng đồng xung quanh rất có giá trị và họ cần phải làm điều đúng đắn. Vì vậy, tôi nghĩ việc thúc đẩy họ làm điều đúng là tùy thuộc vào mọi người.

Và điểm khác biệt là Formosa có thể làm điều tương tự ở nước khác, như họ đã làm ở đây với chúng tôi. Họ có thể trả tiền bồi thường. Họ có thể trả lại cho cộng đồng hoặc nhiều tiền hơn để đền bù xứng đáng cho những người mà cuộc sống bị huỷ hoại vì họ xả thải sai trái. Họ sẽ phải thực thi điều đúng. Chúng ta, chính quyền và người dân, có thể giám sát họ. Họ đã dọn sạch những ô nhiễm mà họ gây ra ở Texas. Họ có thể làm điều tương tự ở đây đối với những nơi khác, vì họ là Formosa, Đài Loan. Đó là Tập đoàn Formosa Plastics.

Họ là những người vận hành mọi thứ và họ có thể làm được điều đó ở Việt Nam. Ở Việt Nam, đáng tiếc là họ đã phớt lờ ngư dân ở đó. Đáng tiếc là người dân ở đó không thể làm cho Formosa lắng nghe. Vì vậy tất cả chúng tôi đã cùng nhau đến đây, ở Texas, và chúng tôi đang hỗ trợ lẫn nhau. Tôi tin rằng chúng ta có thể thúc đẩy sự tiến bộ nếu làm điều đúng đắn.

RFA: Ở Texas, Mỹ, bà có thể điều tra độc lập về tình trạng ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, nhưng ở Việt Nam hiện nay, bà không thể làm được điều đó. Vậy làm sao bà có được bằng chứng để nói chuyện với Formosa?

Diane Wilson: Vấn đề là đã có những người nỗ lực khởi kiện Formosa ở Việt Nam và Đài Loan. Hiện tại cũng đã có một chút chuyển động nào đó. Họ cũng có thể sẽ kiện Formosa ở Mỹ.

Tôi biết rằng khi đưa họ ra tòa, chúng ta có thể khám phá và lấy thông tin cũng như yêu cầu họ cung cấp thông tin mà họ có. Tôi tin rằng một số nhà khoa học đã trao cho Chính phủ Việt Nam nhiều bằng chứng. Họ đã cung cấp thông tin cho chính phủ. Chúng tôi đã nói chuyện với những nhà khoa học đó. Họ nói rằng họ thực sự không được cung cấp nhiều thông tin.

Nhưng khi bạn ra tòa, khi bạn kiện tụng, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều. Tòa án là nơi họ phải lật lại thông tin họ có. Nó có lẽ tương tự như những gì đã xảy ra ở Bhopal, Ấn Độ với Union Carbide. Và vì vậy mục đích của chúng tôi ở đây là buộc Formosa phải làm điều đúng đắn. Nếu họ làm đúng thì có lẽ bạn sẽ không cần phải kiện tụng. Nhưng hiện tại, điều quan trọng nhất là họ đã không làm điều đúng đắn và họ hoàn toàn phớt lờ nó. Họ chỉ đang bỏ nó mà đi.

Một công ty thành công là một công ty phải có trách nhiệm. Điều chúng tôi đang cố gắng làm ở đây là cố gắng buộc Tập đoàn Formosa Plastic phải chịu trách nhiệm. Họ rất mạnh. Họ có vòi xúc tu ở khắp mọi nơi. Nhưng tôi tin rằng người dân cũng có sức mạnh. Tôi tin rằng chúng ta có thể làm được bằng cách đối diện trước mặt họ. Chúng ta có thể khiến họ làm điều đúng đắn. Tôi thực sự tin điều đó.

RFA: Formosa đã trả cho Chính phủ Việt Nam cách đây vài năm khoảng nửa tỉ Mỹ kim vì thảm họa môi trường ở Vũng Áng. Bây giờ làm sao bà có thể bắt họ tiếp tục trả tiền?

Diane Wilson: Formosa đã trả tiền, nhưng trả cho Chính phủ Việt Nam. Đúng không? Họ không đưa số tiền đó cho người dân. Chúng tôi tuyệt thực ở đây là vì ngư dân Việt Nam. Cộng đồng ở đó cần được nhận tiền tiền đền bù. Chúng tôi không ngồi tuyệt thực ở đây để ủng hộ việc Chính phủ Việt Nam nhận được 50 hay 100 triệu Mỹ kim. Chúng tôi ngồi đây để yêu cầu họ bồi thường cho ngư dân Việt Nam.

Tại sao chúng tôi muốn bồi thường cho ngư dân Việt Nam?

Sự việc ở Việt Nam cũng giống như vụ kiện của chúng tôi ở Texas. Những người bị ảnh hưởng ở đây đã nhận được đền bù từ Formosa. Ở Texas, Formosa không trả tiền vào tay Chính phủ Hoa Kỳ. Số tiền 50 triệu Mỹ kim đền bù của Formosa được chuyển vào quỹ tín thác của chúng tôi, nơi giải quyết số tiền và phân bổ số tiền đó cho tất cả các dự án môi trường khác nhau này. Số tiền đó là để thành lập một hợp tác xã cho ngư dân để họ có chỗ đứng, để họ có thể nỗ lực vực dậy công ty của chính mình. Ý tôi là, số tiền đền bù đó phục vụ cho sinh kế của ngư dân bị ảnh hưởng và chúng rất hiệu quả. Đó chính là điều tôi muốn nói. Trong khi đó ở Việt Nam thì Formosa lại trả số tiền đó cho Chính phủ Việt Nam. Họ vẫn có nhà máy ở đó. Họ vẫn muốn làm việc ở đó. Họ đã đưa nó cho chính phủ. Họ không đưa nó cho người dân và người dân cũng không nhận được nó. Đó là lý do tại sao chúng tôi tuyệt thực ở đây, vì ngư dân Việt Nam và cộng đồng nói chung, để Formosa hiểu được điều đó.

RFA: Cảm ơn tinh thần tranh đấu của bà, không chỉ cho người dân Mỹ mà còn cho người dân Việt Nam, cũng như cho mọi người trên khắp thế giới. Hy vọng bà có thể sớm nhận phản hồi từ Formosa và ngưng cuộc tuyệt thực này.

Diane Wilson: Cảm ơn bạn. Chúng tôi thực sự quyết tâm. Tạm biệt.

RFA xin cảm ơn bà Diane Wilson đã giành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Các Thế Hệ Người Mỹ Gốc Việt Chung Tay Bảo Tồn Di Sản, Tháo Gỡ Xung Đột và Khác Biệt
(Khánh An)


(Hình: Giáo sư Tường Vũ phát biểu khai mạc hội thảo “Người Mỹ gốc Việt và Di sản chiến tranh” tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ, vào 2 ngày 27 và 28/10/2023.)

-Lần đầu tiên, một hội thảo quy mô lớn quy tụ nhiều người gốc Việt ở nhiều nơi, từ nhiều giới, thuộc nhiều thế hệ cùng bàn thảo về di sản của người Mỹ gốc Việt trong suốt chiều dài lịch sử, giữa bối cảnh thế hệ thứ nhất đang dần qua đi và thế hệ thứ hai đang xuất hiện trên các diễn đàn của nhiều lĩnh vực.

“Ý tưởng làm hội thảo trong hai ngày vừa qua là nhân dịp 50 năm sắp tới kỷ niệm kết thúc chiến tranh Việt Nam, tôi nghĩ đó là dịp thích hợp để cộng đồng chúng ta suy nghĩ thêm về quá khứ và tương lai, những gì chúng ta đã làm được và chưa làm được”, Giáo sư Vũ Tường, Trưởng Khoa Chính trị học, Đại học Oregon, chia sẻ với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) về mục tiêu đầu tiên của cuộc hội thảo do ông và các cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt-Mỹ của Đại học Oregon tổ chức, với sự hỗ trợ của Viện Hòa bình Hoa Kỳ, trong hai ngày 27-28/10 vừa qua.

Tham dự hội thảo có gần 90 người, bao gồm các học giả, Giáo sư nghiên cứu về chính trị, lịch sử, các chính trị gia gốc Việt, các đại diện của nhiều tổ chức người Việt ở Mỹ, các nhà hoạt động gốc Việt, đại diện cộng đồng người Việt ở nhiều nơi....

Những Vết Hằn Cuộc Chiến

Trong phần đầu và xuyên suốt cuộc hội thảo, người ta có thể thấy rất rõ những vết hằn thương đau của cuộc chiến Việt Nam trong câu chuyện của các diễn giả. Rất nhiều trong số họ đã trải qua một tuổi thơ, một thời niên thiếu khó khăn và thiếu thốn cùng cực, bị phân biệt đối xử, bị tước đoạt của cải và quyền lợi, trong khi người thân của họ trong các trại cải tạo không biết ngày trở về như câu chuyện của cựu Dân biểu liên bang Cao Quang Ánh hay của cô Destiny Nguyễn, Chủ tịch tổ chức Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa. Những câu chuyện cá nhân hay cả gia đình vượt biển tìm tự do cũng đã được kể ra. Nhiều người, bao gồm cả diễn giả và cử tọa, đã rơi nước mắt….

“Từ lớp 9 sang trung học (tại Việt Nam), bạn phải thi chuyển cấp. Số điểm của tôi lúc đó đạt tiêu chuẩn được tuyển thẳng, không phải thi, vào trường chuyên nhưng tôi đã không được vào, mà phải học ở trường bình thường”, cô Destiny Nguyễn kể lại câu chuyện của mình.


(Hình: Cô Destiny Nguyễn.)

“Vào thời điểm đó, tôi không biết gì về lý lịch của mình cho tới khi tôi sang Mỹ. Tôi không biết cha tôi đã làm gì trong quá khứ, tới khi sang Mỹ, tôi thấy lá cờ Mỹ ở khắp nơi, ngay cả trong văn phòng Bác sĩ. Rồi tôi tự hỏi ‘Lá cờ của mình là gì?’. Tôi trở về hỏi cha tôi, tôi nhớ lúc bé, cứ mỗi thứ Hai họ bắt chúng tôi phải chào cờ đỏ sao vàng và hát quốc ca, tôi đã hỏi và được cha trả lời rằng ‘Không, đó không phải là lá cờ của chúng ta’. Tất nhiên, ông có lá cờ vàng ba sọc đỏ trong nhà, và ông bắt đầu kể cho tôi về câu chuyện đằng sau lá cờ đó…”, cô Destiny xúc động nói.

Theo cô Destiny, những người tị nạn Việt Nam và con cháu của họ ở Hoa Kỳ mang bản sắc chính trị là những người tị nạn chính trị. Vì vậy, “hơn bất kỳ ai khác, chúng tôi hiểu sự nguy hiểm của chủ nghĩa Cộng sản và giá trị của dân chủ, tự do và nhân quyền”.

Kể lại câu chuyện của người mẹ một tay gánh vác gia đình với 8 người con sau khi cha ông đi tù cải tạo, cựu Dân biểu Cao Quang Ánh nói hình ảnh của bà phản ánh một phần di sản của người Mỹ gốc Việt trong hành trình đi tìm tự do.


(Hình: Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh phát biểu tại hội thảo.)

“Khi tôi nhìn lại câu chuyện của mẹ tôi, tôi thấy ở bà có ba tính cách tương đồng với cộng đồng của chúng ta”, cựu Dân biểu của tiểu bang Louisiana nói tại hội thảo. Đó là tình yêu tự do, sự kiên trì và niềm hy vọng. Theo cựu Dân biểu Cao Quang Ánh, chính ba tính cách trên đã giúp cho cộng đồng người Việt ở Mỹ có được ngày hôm nay, với nhiều thành tựu, di sản và tương lai xán lạn của các thế hệ tiếp theo, mà theo ông là “không nên lo lắng” họ sẽ bị “hòa tan” vào xã hội Mỹ và đánh mất căn tính Việt Nam của mình.

Xung Đột và Khác Biệt

Trong khi thế hệ người Việt đầu tiên đến Mỹ đối diện với rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống ở Mỹ, những rào cản về ngôn ngữ, xã hội và những tổn thương trong lòng, nhiều người trong số họ ít có hoặc không có điều kiện để chia sẻ với con cái về những di sản và lịch sử cuộc chiến mà họ là một phần trong đó. Một phần lý do khác là “liệu các con có thực sự muốn nghe hay không?” như câu hỏi mà bà Vuong Quyen, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành chức “Mạng lưới hỗ trợ trẻ em quốc tế” (ICAN) ở California, đặt ra cho chính thế hệ thứ hai có mặt tại hội thảo, những người nói rằng họ không biết hoặc biết rất ít về quá khứ của cha mẹ.


(Hình: Các diễn giả trẻ của thế hệ thứ hai tại hội thảo “Người Mỹ gốc Việt và Di sản chiến tranh” ở Đại học Oregon, Hoa Kỳ, vào ngày 28/10/2023.)

Sự khác biệt và xung đột còn xảy ra trong cái nhìn của thế hệ lớn tuổi và thế hệ trẻ sinh ra tại Mỹ về những vấn đề liên quan đến chính trị, dù là ở Mỹ hay tại Việt Nam.

Một số diễn giả trẻ cho biết bức tranh về Việt Nam trong tuổi thơ họ đôi khi là một bức tranh đầy màu xám của chiến tranh mà họ không muốn nghe hay biết tới, có khi lại chỉ là những điều rất đơn giản như chia sẻ của Joseph Nguyễn, 25 tuổi, Giảng viên Khoa Người Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc Việt học tại Đại học tiểu bang California, Fullerton.

“Khi bạn hỏi một người ở lứa tuổi của tôi rằng họ biết gì về cộng đồng người Việt, hầu hết sẽ nghĩ tới Paris by night, tới chương trình giải trí của Asia, về cửa hàng boba (trà sữa)… họ chẳng nghĩ gì đến chiến tranh Việt Nam”, Joseph nói và cho biết bản thân anh sinh trưởng ở vùng Little Saigon, nơi hầu hết cư dân là người Việt, nhưng anh cũng chẳng biết gì về Việt Nam khi bắt đầu công việc giảng dạy.

Joseph cho rằng sở dĩ thế hệ trẻ rơi vào tình trạng trên là vì không có một hệ thống giáo trình dạy cho họ trong trường học. Đó cũng chính là lý do anh, và một vài diễn giả khác, đang nỗ lực xây dựng một chương trình giảng dạy mẫu về Việt Nam để trở thành môn học về sắc tộc bắt buộc trong các trường trung học ở California.

Những khác biệt cũng được nhận thấy ngay trong cuộc hội thảo khi các diễn giả trình bày quan điểm về Cộng sản Việt Nam.


(Hình: Ông Trịnh Hội - diễn giả tại hội thảo.)

Diễn giả Trịnh Hội, một nhà hoạt động xã hội từng là Giám đốc của tổ chức VOICE, nơi giúp thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam, trình bày tại hội thảo những định nghĩa về “hòa giải” với quan điểm mà ông tham khảo từ nhiều người, trong đó có Ðại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Nguyễn Quốc Dũng, và đi đến kết luận riêng rằng “Chính chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn thấy trong xã hội”.

Mặc dù quan điểm của ông được một số người trẻ ủng hộ, cũng có quan điểm trái chiều cho rằng Cộng sản không thể thay đổi và họ đã không hề thay đổi gì trong 48 năm qua.

“Đảng Cộng sản đã làm được gì trong suốt 48 năm qua? Không gì cả”, diễn giả Trần Trung Đạo, một nhà văn ở Boston, nói.

Theo ông, “nếu bạn nhìn thấy mọi người đi về Việt Nam dễ dàng hơn so với 20 năm trước, đó không phải là hòa giải. Chính quyền Cộng sản Việt Nam phải đi theo với thế giới, họ không thể cứ giữ nguyên những chính sách của 48 năm trước”.


(Hình: Nhà văn Trần Trung Đạo.)

Ông dẫn chứng một điều dễ nhận thấy là trong suốt 48 năm qua, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn không chịu sửa đổi Hiến pháp, mà một số nhà hoạt động lâu nay vẫn cho là có những điều vi hiến.

“Họ mặc những chiếc áo khác nhau khi đi với những người khác nhau. Nhưng thực chất bên trong họ vẫn vậy. Chiếc áo không làm nên thầy tu”, ông Trần Trung Đạo nói.

Theo ông, việc chính quyền Việt Nam mở cửa và hội nhập hơn với quốc tế chẳng qua là vì họ cần tiền, cần đầu tư và cần phải bảo đảm cho chính quyền vận hành. Ông nói một trong những nguyên nhân khiến cho chính quyền Cộng sản không chịu thay đổi là vì cộng đồng người Việt hải ngoại đã không tạo áp lực đủ để buộc họ phải thay đổi.

Hiểu Để Hóa Giải Xung Đột

Mặc dù có những qua điểm khác biệt, nhưng hầu hết diễn giả và cử tọa tham dự hội thảo đều cho biết họ cảm thấy rất thú vị và biết ơn về những điều đã nghe, biết và học hỏi từ hội thảo.

Giáo sư Pierre Asselin của khoa Lịch sử Đại học San Diego nói với VOA rằng hội thảo là một kinh nghiệm “thú vị” đối với ông.

(Hình: Giáo sư Pierre Asselin của khoa Lịch sử Đại học San Diago.)

“Nó cho thấy thật nhiều những kinh nghiệm khác nhau của các thành viên cộng đồng người Việt. Nó cũng cho thấy rất nhiều quan điểm và chúng có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt thuộc thế hệ lớn tuổi và trẻ tuổi”, Giáo sư Asselin chia sẻ.

“Nó bổ sung cho tôi những điều mà tôi từng nghĩ là tôi đã biết về người Mỹ gốc Việt. Điều chính yếu mà tôi nhận thấy được là cộng đồng người Mỹ gốc Việt thật là đa dạng. Bây giờ thì tôi nghĩ là tôi phải rất cẩn thận khi nói về người Mỹ gốc Việt và căn tính của họ bởi vì họ có quá nhiều căn tính khác nhau. Và tôi nghĩ những xung đột giữa người già và người trẻ (gốc Việt) là vô cùng thú vị. Nhưng một điều mà tôi nhận được từ hội thảo là nó có liên quan đến các sinh viên gốc Việt của tôi. Bởi vì mỗi lần tôi giảng dạy môn học về Chiến tranh Việt Nam thì nhóm nhỏ sinh viên gốc Việt của tôi luôn khá lặng lẽ. Đó là lý do vì sao tôi muốn đến hội thảo này. Tôi muốn hiểu họ nghĩ gì, họ cảm nhận thế nào và có thể là lý do vì sao họ có mặt trong lớp học của tôi. Giờ thì tôi có được quá nhiều để mang trở về. Tôi mong chờ để có dịp thảo luận những điều tôi đã học được tại đây với các sinh viên của tôi nói chung và với các sinh viên gốc Việt của tôi nói riêng”, Giáo sư Asselin nói thêm.


(Hình: Các tác phẩm nghiên cứu về nền Cộng hòa tại Việt Nam do nhóm học giả người Việt thực hiện được giới thiệu tại hội thảo ở Đại học Oregon.)

Vân Trần, một tham dự viên thuộc thế hệ thứ hai, nói với VOA rằng hội thảo phần nào đã giúp giải đáp những vấn đề không thể giải quyết của cô lâu nay về gốc gác người Việt của mình.

“Giống như một bức tranh trắng đen, mà trong đó nhiều phần đã bị mờ vì quá sáng hoặc quá tối, nó giúp điền vào những khoảng trống”, Vân Trần nói. “Được đến đây và nghe chia sẻ của mọi người cũng làm cho tôi xúc động vì nó phản ánh những trải nghiệm của bản thân tôi, đó là cuộc sống ở Mỹ có ý nghĩa như thế nào”.

Ông Từ Đức Tháo, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Oregon, nói với VOA rằng đây là lần đầu tiên ông tham dự một hội thảo quy mô như vậy trong tư cách là người đại diện cho cộng đồng địa phương.

“Nghe những người trẻ tuổi nói lên những hoài bão, nguyện vọng của chính họ và cội nguồn mà họ không quên, tôi rất lấy làm mừng vì họ không quên những khó khăn của cha mẹ trong quá khứ. Chẳng hạn, có bạn thì có cha phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, từng trải qua những năm tháng rất khó khăn, khổ cực trong các trại cải tạo, một số bạn thì cùng với gia đình vượt biên sang Mỹ… các bạn đó đều nhớ cội nguồn của mình. Và từ những kinh nghiệm khó khăn, khổ cực của cha mẹ mà (họ) vươn lên để trở thành những Giáo sư, Luật sư, Bác sĩ… phục vụ lại cho quê hương thứ hai của mình. Đó là một điểm son đáng ghi nhớ của cộng đồng chúng ta”, ông Từ Đức Tháo chia sẻ cảm xúc với VOA ngay sau hội thảo.

“Chúng tôi muốn có cả người già, người trẻ cùng với nhau suy nghĩ về những vấn đề tương lai. Những người trẻ quan tâm đến những vấn đề gì và họ có những khó khăn gì, và người già cũng vậy, để hiểu nhau hơn chứ không phải để xa cách nhau”

Giáo sư Vũ Tường

Ông cho biết việc gặp gỡ và lắng nghe những tiếng nói khác nhau của nhiều thế hệ tại hội thảo giúp ông học hỏi thêm nhiều điều chắc chắn sẽ rất hữu ích cho những người đang làm công việc phục vụ cộng đồng như ông.

Sau hội thảo, nhiều người đã trao đổi liên lạc với nhau, hứa hẹn hợp tác trong tương lai. Giáo sư Vũ Tường, người chủ trì hội thảo, nói đây cũng chính là một trong những mục tiêu của hội thảo.


(Hình: Đại học Oregon - nơi diễn ra hội thảo “Người Mỹ gốc Việt và Di sản Chiến tranh” vào 2 ngày 27 và 28/10/2023.)

“Tôi muốn tạo điều kiện cho những học giả của chúng tôi và những người hoạt động trong cộng đồng có dịp tiếp xúc, trao đổi để có thể hợp tác với nhau, thậm chí trong giới của họ với nhau, ví dụ như trong giới hoạt động với nhau nhưng có người hoạt động ở Boston, có người ở quận Cam, người ở San Jose… thì điều kiện chính trị địa phương của mỗi nơi mỗi khác. Ví dụ, những Dân biểu ở Oregon chẳng hạn thì theo đảng Dân chủ, nhưng ở Nam California thì có những người theo đảng Cộng hòa, còn ở Massachusetts thì có khuynh hướng Cộng hòa trung dung (moderate), nghĩa là không quá Cộng hòa nhưng ở giữa Cộng hòa và Dân chủ…, thì tôi muốn họ có điều kiện gặp nhau để trao đổi với nhau”.

Giáo sư Vũ Tường cho biết ý tưởng thực hiện một hội thảo mang tính “cầu nối” này xuất phát từ tình trạng “phân hóa và đối đầu” trong cộng đồng người Việt ở Mỹ những năm gần đây, giữa những người ủng hộ và chống lại cựu Tổng thống Donald Trump, mà ông nói là một thực tế “rất đáng buồn”.

Ông nói thế hệ đầu của những người Mỹ gốc Việt thường có khuynh hướng theo đảng Cộng hòa, bảo thủ, trong khi nhiều người thuộc thế hệ trẻ lại có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ.

“Thành ra, chúng tôi muốn có cả người già, người trẻ cùng với nhau suy nghĩ về những vấn đề tương lai. Những người trẻ quan tâm đến những vấn đề gì và họ có những khó khăn gì, và người già cũng vậy, để hiểu nhau hơn chứ không phải để xa cách nhau”, Giáo sư Vũ Tường nói.

Ông hy vọng cuộc gặp sẽ phần nào giúp những thành viên có quan điểm khác nhau trong cộng đồng có dịp được tiếp xúc trực tiếp, không phải chỉ trên Facebook, mà trong một điều kiện thoải mái trao đổi và với tinh thần kính trọng lẫn nhau, từ đó giảm bớt các xung đột trong cộng đồng.

Cuộc Sống Thi Ca

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét