Jan 06.2015
Suối nguồn AET xin gửi đến quý vị một tiểu luận ngắn về (Văn hoá chửi) đây là một bài viết do tôi sưu tầm và viết lại, như một thể loại văn học nghệ thuật dân gian rất thú vị, trong kho tàng (văn hóa chửi) vẫn còn bao la và rất phong phú.
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi không thể nêu lên hết những tính chất và sự khác biệt văn hoá giữa ba miền đất nước VN. Với bài viết này tôi chỉ nêu ra một phần nào (văn hoá chửi) trong dân gian, nhầm giúp vui đem lại nụ cười trong những ngày chuẩn bị đón mừng Tết con Dê (Tết của sư phụ). Tôi thích những bài thơ chửi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhưng vẫn còn đang sưu tầm thêm.
Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho quý vị nụ cười, và bây giờ xin mời quý vị đọc cho vui.
AET. LT
Văn Hoá Chửi Của Việt Nam
Sưu tầm và viết Aet. Lê Tuấn
Đã từ lâu tôi có ý định sưu tầm tài liệu để viết một tiểu luận ngắn về Nghệ thuật chửi của người Việt.
Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm. chắc có lẽ không có một dân tộc nào trên thế giới lại có một phong cách chửi giống như người Việt, chửi có vần có điệu có bài bản có văn tự, chửi mà đi vào văn học, thế mới gọi là tài.
Tuy nhiên trên thê giới hiện nay có Ukraine. (văn hoá chửi để nâng cao lòng yêu nước)
Ukraine hiện tại có cả cuộc thi chửi được tổ chức hàng năm có mục đích để thanh niên làm quen với văn hóa chửi của dân tộc và nâng cao tình yêu nước. Cuộc thi chửi được tiến hành theo hình thức hai người bước ra sàn đấu, lần lượt chửi nhau và bất cứ ai muốn đều có thể tham gia. Người dự thi có thể trích dẫn những câu nói từ văn học cổ Ukraine bao hàm các câu chửi rủa đậm màu sắc dân tộc. Người thắng cuộc là người có vốn từ vựng phong phú.
Thật ra văn hoá chửi cũng chưa hẳn là một loại văn hoá độc đáo của người Việt Nam. Trong bộ truyện Tam Quốc Chí đã nêu rõ tính chất nổi bật của các (Mạ Thủ) trước khi dàn trận đôi bên đánh nhau, các tướng thường sử dụng quân mạ thủ, tiến lên phía trước cất cao tiếng và bắt đầu chửi. Những người lính trong đội quân này phải là những người có chất giọng thật tốt, nói thật lớn và nói thật rõ từng lời từng chữ và phải thật cong cớn, ngoài ra phải có trình độ về văn phong và am hiểu tình hình đối phương mới có đủ trình độ đứng lên tuyến đầu để mà chửi chọc tức địch quân.
Khổng Minh Gia Cát Lượng từng đích thân dùng thứ vũ khí này, ông đã dùng lời đanh đá cay độc mắng chết Tư Đồ Vương Lãng học máu chết ngay tại mặt trận.
Xin mở ngoặc ở đây (trong tập thể Anh Em Ta cũng có đạo quân này đấy, không ai giậy bảo cả, hoàn toàn tự phát nhưng rất đa tài có thể gọi là siêu Mạ Thủ)
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm có đoạn: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm.
Bên cạnh chửi tục, người ta còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa kinh khủng mà người ta cũng gộp luôn vào, mở rộng thuật ngữ chuyên “chửi”.
Chúng ta cũng cần phân biệt giữa “chửi thề” và “chửi”
Chửi thề là văng tục, chửi vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào - kể cả lúc vui, chửi mà không có dụng ý bôi nhọ, không nhằm đối tượng nào.
Riêng Chửi thường bộc phát ra trong lúc giận dữ và có nhắm đích danh đối tượng nào đó.
Cách chửi thay đổi rất nhiều, tùy theo từng vùng, từng miền và văn hóa.
Tại Việt Nam do địa thế và lịch sử. VN đã hình thành một nền văn hoá cách biệt giữa ba miền Bắc - Trung - Nam.
Người miền Bắc có cách chửi khác người miền Trung và khác người miền Nam.
Ngày nay đôi khi người ta quá lạm dụng "nghệ thuật" chửi, công cụ chửi, người ta chửi chỉ cốt để chứng tỏ mình chửi giỏi, người ta nói mát, nói mỉa, nói xéo người khác dù người đó chẳng làm gì mình, chỉ cốt để sướng miệng mà không hề nghĩ đến tác dụng độc địa của “lời nói - đọi máu”.
Bàn về văn hóa chửi sẽ luôn là một đề tài thú vị và chắc hẳn cũng sẽ gây nhiều tranh cãi.
Xin mời quý vị cùng (nghe chửi) xin lỗi mới quý vị cùng đọc những bài chửi
Bài chửi mất gà trong "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan:
Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, mó bặt mất của tôi, thì buông tha thả nó ra, không tôi chửi cho đơới!
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mã thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh mỏ đỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem.
Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra. Ơi cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia...."
Chửi mất gà nhưng vần điệu như một bài vè:
Tổ cha mày
Cái đứa đen lòng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Rình ngang rình ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
Là cú là cáo
Là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày.
Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, mó bặt mất của tôi, thì buông tha thả nó ra, không tôi chửi cho đơới!
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mã thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh mỏ đỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem.
Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra. Ơi cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia...."
Chửi mất gà nhưng vần điệu như một bài vè:
Tổ cha mày
Cái đứa đen lòng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Rình ngang rình ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
Là cú là cáo
Là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày.
Chửi mất gà ở Huế:
Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội, họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà lên, trên thiên đàng xếp hàng mà đi xuống, bay hãy vén mái tai, gài mái tóc đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây nè:
Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn hết của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bay ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp, ăn một lần một chục rưỡi con gà. Bay ăn cho chồng bay sợ, cho con bay kinh, bay ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ngồi đó mà ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm… bay ăn mần răng mà hết chục rưỡi con gà?”
Một biến thể khác của chửi mất gà ở miền Trung:
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
Con gà nổ khoan lông
Nó nấu nồi đồng
Nó nấu nồi đất,
Nó ăn lật đật
Nó trật xương quai
Nó lòi bản họng
Mà nó cứ tọng vô mồm
Cái mồm thối mồm tha
Mồm ma mồm quỷ
Mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!
Một bài khác ở Huế
Hôm qua tau mất con gà mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con gà mái nổ khoang bông. Con mô bắt là gái trốn chúa lộn chồng. Thằng mô bắt là ba đời đi ở đợ...Tụi bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi...
Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh. Bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ăn"
Chửi theo cách miền Bắc
Bố cái thằng chết đâm, cha cái thằng chết xỉa. Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà, này bà bảo cho chúng mày biết: Con gà nó ở nhà bà, nó bị bắt trộm về nhà mày thì nó thành con cú, con cáo, con "thành đanh mỏ đỏ", nó mổ mắt xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái nhà mày đấy. Ấy...ấy...ửi
Mày ăn thịt con gà nhà bà thì mày ăn một miếng, chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa và ăn cả con gà đó sẽ chết cả ổ nhà mày.Bố cái thằng chết đâm, cha cái thằng chết xỉa. Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà, này bà bảo cho chúng mày biết: Con gà nó ở nhà bà, nó bị bắt trộm về nhà mày thì nó thành con cú, con cáo, con "thành đanh mỏ đỏ", nó mổ mắt xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái nhà mày đấy. Ấy...ấy...ửi
Chửi tiếp theo
Tao hú ba hồn bẩy vía thằng đàn ông, ba hồn chín vía con đàn bà bắt con gà nhà tao. Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cờ đỏ đứng sau nhà, ông cờ vàng dựa bên hữu, ông cờ trắng nghiêng bên tả, yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì dám cả gan ăn con gà mái nhà tao.
Tao hú ba hồn bẩy vía thằng đàn ông, ba hồn chín vía con đàn bà bắt con gà nhà tao. Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cờ đỏ đứng sau nhà, ông cờ vàng dựa bên hữu, ông cờ trắng nghiêng bên tả, yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì dám cả gan ăn con gà mái nhà tao.
Ngày mai chửi tiếp (nghỉ sả hơi)
Hôm nay tao chửi một, ngày mai tao chửi hai, tao chửi cho chúng mày hóa điên hóa cuồng, tao rủa suốt tháng liên miên không ngừng, năm này qua năm nọ. Bây giờ tao mệt quá rồi, tao vào lo cơm nước, muốn sống thì phải thả gà tao ra, lạy tao hai lạy, tao tha cho mày. Nếu không, ngày mai tao tế sống chúng mày cho mà biết, chúng mày hãy vén màng tai, gài mái tóc, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi: Bớ con nào bắt gà nhà tao thì đẻ con không có lỗ đít. Bớ.
Hôm nay tao chửi một, ngày mai tao chửi hai, tao chửi cho chúng mày hóa điên hóa cuồng, tao rủa suốt tháng liên miên không ngừng, năm này qua năm nọ. Bây giờ tao mệt quá rồi, tao vào lo cơm nước, muốn sống thì phải thả gà tao ra, lạy tao hai lạy, tao tha cho mày. Nếu không, ngày mai tao tế sống chúng mày cho mà biết, chúng mày hãy vén màng tai, gài mái tóc, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi: Bớ con nào bắt gà nhà tao thì đẻ con không có lỗ đít. Bớ.
Môt cách chử bằng phương pháp toán học.
Đây là cách người chửi phải có trình độ toán học thiên tài
Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà.
Gà ở nhà bà là con công, con phượng. Gà về nhà mày thành con cáo, con diều.
Bà... bà... bà... U cho con xin chén trà để con chửi tiếp... (chửi có uống nước giảo lao)
Bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá...
Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc, bà khai căn cả họ nhà mày...
Bà rủa mày ăn miếng rau, mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao, mày chết chìm trong chậu...
Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ, ông nội,
cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần.
Ái chà chà...mày tưởng à.
Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò
Ái chà chà...mày tưởng à.
Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò
"cộng trừ âm dương" trên giường với nhau à....
Bà cho trị tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày.
Cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ,
Bà cho trị tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày.
Cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ,
không duy trì được nòi giống nữa thì thôi...
Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng,
Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng,
sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng.
Cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm...
Ờ nhỉ, hôm nay thứ 7, bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp. (weekend break time)
Cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm...
Ờ nhỉ, hôm nay thứ 7, bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp. (weekend break time)
À, mày chơi toán học với bà à...U cho con xin thêm chén nuớc ạ... (uống nước lấy hơi)
Thằng khốn ấy nó là tiến sĩ toán, không chửi bằng toán học thì không xong với nó U ạ...
Vâng, vâng, U rót cho con đầy đầy vào, nữa đi... để con lấy hơi chửi tiếp,
con sẽ chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho U xem...
Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng?
Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,...
Mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày. À..., à..., mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi.
Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toác,
Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng?
Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,...
Mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày. À..., à..., mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi.
Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toác,
nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào,
rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ... thôi con ạ...
Đúng là thiên tài toán học.
Nhà bác học Einstein có sống lại cũng xin bái phục.
Jan 06. 2015
Aet. Lê Tuấn sưu tầm
Thân chúc quý vị có thật nhiều niềm vui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét