Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Ngày xuân đi chợ Tết


Ngẫu hứng vào một ngày sắp Tết, tôi chợt nghĩ đến những ngày chuẩn bị đón tết ở vào những thời gian xa xưa, khi tuổi đời còn qúa ngây thơ, như một đứa trẻ mới chập chững bước những bước đi đầu tiên trong đời, khi tâm hồn tôi còn tràn ngập niềm vui, tung tăng chạy nhảy trong bộ quần áo mới và khoanh tay đứng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, để chờ đón những bao lì xì, quấn qúit bên áo mẹ để được nếm thử những bánh mứt mẹ vừa nấu xong. Rồi lớn hơn tí nữa thì lại chơi với những thú vui khác như lắc bầu cua cá cọp, và cứ thế dòng đời trôi đi theo năm tháng, cho đến khi trưởng thành đi vào quân đội, lòng lại bồi hồi mỗi khi nghe những ca khúc mừng xuân, (nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa) rồi xuân này con không về, chiến tranh triền miên, tiếng bom đạn rền vang trong đêm trừ tịch thay cho tiếng pháo giao thừa. Khi chiến tranh vừa kết thúc lại tưởng rằng, thôi thì phó mặc theo vận nước, bất quá vài ba tháng học tập rồi được về nhà, nhưng không ngờ (bên thắng cuộc) lừa vào trong rọ, lại tiếp tục thưởng thức những ngày tết trong lao tù, trong đọa đầy tủi nhục. Cứ tưởng rằng xác thân này sẽ vui chôn nơi rừng thiên nước độc, nào ngờ vận trời vẫn còn may, những thế hệ của (bên thua cuộc) lại trở thành người thắng cuộc, bởi vì cả thế hệ con cháu của những người lính trong QLVNCH vẫn là những nhân tài sẽ làm vang danh người Việt Nam sau này. 
Điều này khiến tôi lại liên tưởng đến cảnh lụn tàn của ông đồ xưa, mà bây giờ lại trở về bầy mực tầu giấy đỏ bên phố đông người qua, và ông đồ ngày nay đã múa bút viết lên những thư pháp bằng tiếng quốc ngữ, nét chữ như rồng bay phượng múa. Đúng là người muốn không bằng trời muốn,(bến thắng cuộc) làm sao có thể bằng anh em chúng ta, những người lính chiến năm xưa vẫn ngạo nghễ bên trời Tây, sống vui sống mạnh trên một đất nước hùng mạnh nhất và tự do nhất thế giới. 
Tôi viết đoạn văn ngắn này gửi đến toàn thể anh em chúng ta những người lính QLVNCH.
Xin mời quý vị thưởng thức hai bài thơ 5 chữ (Ngày xuân đi chợ tết) và bài (Ông Đồ)

tranh vẽ minh hoạ theo ý thơ

Ngày xuân đi chợ Tết

Nắng đùa trên mái tóc
Gió đùa vạt áo bay
Em cười vui trong nắng
Cánh hoa hồng trên tay.

Năm nay em mười tám

Tuổi trăng rằm ngây thơ
Mẹ hỏi em có muốn
Lấy chồng sớm hay chờ.

Em còn đang dệt mộng
Trong lứa tuổi xuân thì
Mẹ hỏi em kỳ quá
Lấy chồng sớm làm gì.

Mỗi lần em ra phố

Nhiều chàng trai đứng chờ
Trên đường đi rất ngượng
Em đang tuổi mộng mơ.

Ngày xuân đi chợ Tết
Em gặp chuyện bất ngờ
Một chàng trai tuấn tú
Tặng em một bài thơ.

Bài thơ vần lục bát

Ôm ấp một tình yêu
Lời thơ như gợi nhớ
Kim Trọng gặp Thúy Kiều.

Từ dạo đó em nhớ
Ngồi ngắm mình trong gương
Tô thêm bờ môi đỏ
Em vẫn đợi người thương.

Một hôm Mẹ lại hỏi

Bao giờ cô lấy chồng
Em thẹn thùng ấp úng
Trời đã vào cuối đông.

Gia đình chàng đến hỏi
Em đứng nép bên thềm
Mẹ gật đầu ưng thuận
Em thao thức thâu đêm.

Cuối năm làm đám cưới

Em một lòng thủy chung
Chồng em người lính chiến
Thiếu Sinh Quân. Trai Hùng.


Lương Thúy Dung (bà xã Aet. Lê Tuấn)
Bài thơ này xin gửi tặng tất cả phu nh
ân của
Những người lính chiến, Thiếu Sinh Quân VNCH.

H
ôm nay ngẫu hứng tôi lại đề cập đến những vần thơ 5 chữ trong bài thơ (Ngày xuân đi chợ Tềt) bài thơ này đã đăng trong ĐS/NTD năm Giáp Ngọ 2014. Một khi đã nhắc đến chữ Tết va ngày xuân thì lại bồi hồi nhớ đến Ông Đồ Già của 
Vũ Đình Liên, một nhà thơ tiền chiến, cũng đã dùng loại thơ ngũ ngôn được phân đoạn thành 4 câu để diễn tả một hoài niệm về Ông đồ ngồi viết câu đối vào dịp Tết giữa cảnh tàn lụn của Nho học. Bài thơ Ông đồ đã trở thành một tác phẩm văn học về niềm hoài cổ. Có người cho rằng, nếu Vũ Trọng Phụng là ông “vua cười” (cười bật máu ra đầu ngòi bút phóng sự) thì Vũ Đình Liên phải là ông “vua khóc” (khóc tuôn ra từ những ý thơ làm lay động cả những tâm hồn vô cảm nhất).
Nhưng ngày nay hình ảnh của Ông Đồ bầy mực tầu giấy đỏ lại tái xuất hiện khi mỗi độ xuân về, chữ Nho lại được tái xuất hiện trên những tờ giấy đỏ với mực tầu, nhưng ngày nay người Việt đã chuyển hóa từ hình thức viết chữ nho để chuyển đổi thành loại thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ rất đẹp như rồng bay phượng múa. Đây là một nét văn hóa rất đẹp cho ngày xuân

  
phố Ông Đồ tại Hà Nội vào ngày tết.ngồi viết thư pháp.                   Bà Đồ

  
      
xuân đáo bình an tài lộc tiến                       chữ Mẹ                                                          chữ Nhẫn

Ông Đồ Gìa

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Vũ Đình Liên
Chữ giời ở đây tôi giữ nguyên theo bản gốc vì không muốn đổi thành chữ trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét