Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

Thơ Tế Luân hay Tuấn Lê.

Chia sẻ trang thơ Tế Luân hay Tuấn Lê. Những bài thơ mới viết trong tuần tháng 7 mùa hạ.

Mùa hạ nắng nóng. Lời thân thiện mùa hạ. Góc phồ mùa hạ. Lời của mùa hạ. Lục bát bình minh. Người nhặt lá vàng. Tôi không là. Cơn say.  



Tôi Không Là


Tôi không là gió mùa thu
Làm sao giăng mắc sương mù chiều nay
Tôi không là bóng mưa mây
Làm sao tưới nước cho đầy dòng sông.

Tôi không là gió phiêu bồng
Làm sao xoải cánh trên đồng cỏ xanh
Tôi không là kẻ lữ hành
Viễn du thiên hạ, vòng quanh đất trời.

Tôi không là cánh hoa rơi
Làm sao biết được tình đời hợp tan
Cõi lòng hòa nhịp chứa chan
Chiều nghiêng xế bóng mây ngàn sơn khê.

Ta về dấu bụi đường quê
Phù sinh quảy gánh lối về hư không
Tìm quên trong cõi bụi hồng
Trăm năm thiên cổ một vòng trường sinh.

Đất trời khai mở hành trình
Tiền thân hạt bụi ân tình nở hoa
Một vùng ánh sáng chói lòa
Soi trong tiềm thức, chan hòa tình thương.

Lê Tuấn

(Bài thơ này đã được Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến phổ nhạc)

Tập thơ Tình yêu Của Tôi 2019







Người nhặt lá vàng

 

Tưởng gió thổi đi vạn lá khô

Nào ngờ còn lại cả mùa thu

Nỗi buồn vương vấn chiều hoang dại

Sương khói chiều buông thả khói mù.

 

Chia bớt đường chiều em bước đến

Về thăm người nhặt lá vàng rơi

Lá khô đốt lửa thơm hương khói

Ngôn ngữ nào riêng thấm ý trời.

 

Sáng mai thức giấc hồn hoang tưởng

Về bến sông xưa tắm mát người

Miền bắc hoa vàng thung lũng núi

Nỗi niềm còn riêng góc mây trời.

 

Em ngồi hóa đá thành tiên nữ

Lòng suối hững hờ còn ngậm sương

Chợt thấy ngõ hồn xao xuyến mãi

Thu về chạm ngõ lối thiên đường.

 

Tế Luân



Lục Bát Bình Minh

  

Nắng chiếu vào tận đầu gường

Hỏi thăm giấc mộng bình thường đêm qua

Bao giờ nhảy nhánh ra hoa

Sương rơi đẫm nguyệt mù sa bồng bềnh.

 

Bên nhau cho hết chênh vênh

Hoa trôi sóng nước dập dềnh sông ngân

Tóc buông lụa mỏng áo xuân

Trăng nghiêng sáng tỏ tần ngần tiếng đêm.

 

Giọt sương rơi ướt bên thềm

Thương em suối tóc da mềm đào tơ

Muốn đêm dài tận gót mơ

Cho đầy vương vấn lời thơ mạ vàng.

 

Hương trinh nối nhịp cung đàn

Đỏ hồng môi thắm cho nàng lên ngôi

Tình yêu chảy một dòng thôi

Bên em từ thủa có tôi yêu nàng.

 

Tế Luân

07-23-23

 


  

Mùa Hạ Nắng Nóng

 

Nắng nóng rực lửa chảy nhựa trên đường

Bảng cảnh cáo xe chạy bị dính nhựa

Nhiệt kế ngoài đường chỉ rõ 40 độ C

Đặt chân không trên nền đất bị phỏng.

 

Mùa hè chạy theo gót chân vội vã

Vào trong phòng vội vàng đóng chặt cửa

Bật quạt, bật máy lạnh nóng nhả ra

Ta cô đơn, căn phòng không rộng mở.

 

Làn gió nhẹ thổi luồn qua khe cửa

Không còn êm đềm vuốt ve mơn trớn

Buổi trưa hè mắc võng nằm dưới hiên

Thiếu nữ ngủ trưa hớ hênh trước gió.

 

Tấu khúc tình quê âm vang vọng lại

Nhẹ nhàng gợi thêm nỗi nhớ quê hương

Bức tranh lụa thiếu nữ nằm võng ngủ

Lược trúc rơi trải dài theo dáng xinh.

 

Dải yếm đào buông thả xuống éo thon

Đôi gò bồng đảo bụi mờ che mát

Mở tung cửa chạy đuổi theo qúa khứ

Chợt bàn chân dẵm nỗi buồn bỏ lại.

 

Tế Luân

Nỗi buồn mùa hạ tháng 7, 23



Lời thân thiện mùa hạ

 

Tôi muốn mở lòng thêm độ lương

Chiều mùa hạ nắng nóng chưa quen

Mây trời lãng đãng như vô tận

Khao khát âm vang chờ tiếng em.

 

Một lần tìm kiếm lời thân thiện

Xoa dịu niềm đau phận tuổi già

Nắng hạ bình yên không mộng mị

Xin người cất giữ khối tình ta.

 

Hoàng hôn muốn nói lời tâm sự

Ngọn gió bình yên dài đêm mơ

Khao khát âm vang ngày nắng hạ

Thêm vào ngôn ngữ viết trang thơ.

 

Tế Luân





Góc phố mùa hạ



Thân quen góc phố trời mùa hạ

Cây phượng hồng che mát bóng em

Sợi nắng soi xanh màu mắt biếc

Ngẩn ngơ nhìn phượng đỏ môi thèm.



Cảm ơn em lụa hồng soi nắng

Một nửa che mờ, nửa hiện sinh

Em đến bên trời đang nắng hạ

Đóa hoa khôi lả lướt xuân tình.



Trời hôm ấy cõi lòng thương nhớ

Em đến đây hoa đỏ gót hài

Đốt cháy chiều êm trời tắt nắng

Chợt buồn thương tiếc nỗi u hoài.



Tế Luân



Lời Của Mùa Hạ

 

Hạ nắng nóng phượng hồng theo ký ức

Nghe tiếng chân vang vọng khắp sân trường

Gió bụi mờ con đường mang nỗi nhớ

Dòng mực xanh thơ phú đẹp lạ thường.

 

Gõ từng chữ bàn phím rên vì nhớ

Chầm chậm đi áo hở gió tung bay

Nắng chói chan trên tay cành phượng vĩ

Em vào thơ cảm nghĩ thoáng mưa mây.

 

Nắng ở nơi em chỗ anh mưa bão

Sài Gòn mưa không báo trước bao giờ

Tuổi trẻ hồn nhiên dường như hơi bướng

Hờn giận vu vơ vương chút dại khờ.

 

Nhả ra từng chữ nắng hong chảy nhựa

Im lặng nghe tiếng ngựa hí dặm trường

Ký ức bồng bềnh sân trường vắng bóng

Lưu bút ngày xanh đóng cửa vô thường.

 

Tế Luân




Cơn Say


Ta choáng váng hồn nghiêng theo đáy cốc
Lòng xôn xao nghe tiếng vọng trong đời
Ta gõ nhịp vào thành chai ca hát
Ngả nghiêng cười một thoáng chốc vui chơi.

Đừng nghĩ rằng cuộc đời sao lận đận
Bạn bè ta đi mãi vẫn chưa về
Lịch sử, ngơi rất nhiều theo biến động
Mà sao hồn, vẫn tìm lại cơn mê.

Rót thêm nữa mừng cho đời hoan lạc
Mừng tóc ta, nhuộm trắng tuổi thần tiên
Tiếng kêu thân phận, ầm vang thiên cổ
Cát loạn ngàn trùng xóa dấu hoa niên.

Thêm chén nữa cho ta say túy lúy
Nghe đất gào, rạo rực dưới bước đi
Ai đang đứng, trông trời mây nước đó
Trăm năm buồn râu tóc đã bạc phơ.

Ta uống cạn hồn ta trong đáy chén
Cho vội vàng thêm hương sắc cuối mùa
Em độc thoại lời kinh là huyền diệu.
Thanh thản lòng mình, giây phút vui đùa.

Lê Tuấn
(Buông thả lòng mình theo cơn say)

Bức chân dung Sultry Klimt giá 85.3 triệu dollars

Bức chân dung Sultry Klimt phá kỷ lục đấu giá Châu Âu được bán với giá 85.3 triệu bảng Anh tại Luân Đôn. Vài nét về danh họa Klimt Gustav. cuocsongthica sưu tầm.





KLIMT GUSTAV

(14 tháng 7 năm 1862 - 6 tháng 2 năm 1918)

Gustav Klimt (14 tháng 7 năm 1862 - 6 tháng 2 năm 1918) là một họa sĩ người Áo theo trường phái Tượng trưng và là một trong những thành viên nổi bật nhất của phong trào Tân nghệ thuật Vienna (Vienna Ly khai). Các tác phẩm chính của ông bao gồm tranh vẽ, tranh tường, bản phác thảo và các đồ vật nghệ thuật khác, nhiều tác phẩm được trưng bày trong phòng trưng bày Ly khai Vienna. Chủ đề chính của Klimt là cơ thể phụ nữ, và các tác phẩm của ông được đánh dấu bằng sự khêu gợi thẳng thắn - không nơi nào điều này rõ ràng hơn trong vô số bức vẽ bằng bút chì của ông (xem Mulher sentada, bên dưới).

Klimt sinh ra ở Baumgarten, gần Vienna, là con thứ hai trong một gia đình có bảy người con, ba trai và bốn gái. Cả ba cậu con trai đều bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ rất sớm. Cha của ông, Ernst Klimt, trước đây đến từ Bohemia, là một thợ chạm khắc vàng. Ernst kết hôn với Anna Klimt (nee Finster), người có tham vọng trở thành một nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc. Klimt sống trong cảnh nghèo khó trong phần lớn thời thơ ấu của mình, vì công việc khan hiếm và nền kinh tế khó khăn đối với người nhập cư.


Bức Chân Dung Sultry Klimt Phá Kỷ Lục Đấu Giá Châu Âu, Bán 85.3 Triệu Bảng Tại London
27/06/2023.



Helena Newman, chủ tịch viện Sotheby’s khu vực Châu Âu và Toàn Cầu, tại bục giới thiệu tác phẩm của Gustav Klimt "Dame mit Fächer" (Lady with a Fan) (1917) Ảnh: Haydon Perrior; courtesy of Sotheby's.


Trước sự hâm mộ cuồng nhiệt nhưng không mấy ngạc nhiên, bức chân dung cuối cùng được vẽ bởi họa sĩ Gustav Klimt đã được bán hôm nay với giá bán đấu giá kỷ lục ở châu Âu, 85.3 triệu bảng Anh (tính luôn cả lệ phí giao dịch) tại buổi bán đấu giá nghệ thuật của Sotheby's ở London chiều 27 tháng 6, tờ báo nghệ thuật The Art Newspaper đưa tin.

Tác phẩm Dame mit Fächer (Người Đàn Bà Cầm Quạt - 1917) của Klimt, được thực hiện một năm trước khi họa sĩ qua đời, là ngôi sao nổi bật của chương trình hôm nay và chiếm gần một nửa tổng số bán £199 triệu bảng của buổi đấu giá này. Đây là tổng doanh thu cao thứ hai trong một buổi bán đấu giá của viện Sotheby's ở London, sau số thu hồi tháng 3 năm 2022, thu về 222 triệu bảng.

Bức Người Đàn Bà Cầm Quạt đã gây xôn xao khi bức tranh được công bố vào đầu tháng này: ước tính giá bán "vượt quá 65 triệu bảng Anh", là mức cao nhất trong số các tác phẩm được đưa ra đấu giá ở Anh và châu Âu. Mức giá bán được đưa ra là 74 triệu bảng từ cố vấn nổi tiếng Patti Wong – trước đây là chủ tịch của Sotheby's Châu Á – đấu giá trực tiếp thay mặt cho một khách hàng ở Hồng Kông.



Bức tranh chân dung này của Klimt đã nhận được sự chú ý ban đầu từ hai người đấu giá trong phòng và hai người khác qua điện thoại. Cuộc đấu giá từ 4 người nhanh chóng trở thành cuộc đấu giá hai chiều giữa Patti Wong, trước đây là chủ tịch ban Châu Á của Sotherby’s, đấu trực tiếp đại diện một người khách ở Hồng Kông, và người trả giá thấp hơn, liên lạc qua điện thoại đại diện bởi phó chủ tịch Sotheby's Châu Á Jen Hua. Sau 10 phút sôi nổi Hua đã bỏ cuộc với giá cuối cùng là 73,5 triệu, và bức tranh lọt vào tay khách hàng của Wong với giá 74 triệu bảng Anh.

Bức tranh của Klimt đã vượt qua danh hiệu tác phẩm đắt nhất châu Âu trước đó được bán đấu giá 65 triệu bảng Anh—tác phẩm điêu khắc L'Homme Qui Marche I năm 1961 của Alberto Giacometti, được đấu giá tại Sotheby’s London năm 2010.

Lần gần đây nhất Sotheby’s bán bức tranh này là gần 30 năm trước, vào năm 1994, với giá 11,6 triệu đô la như một phần trong bộ sưu tập của Wendell Cherry, một doanh nhân và nhà sưu tầm nghệ thuật người Mỹ. Bức tranh này được ký gửi bán trở lại bởi cùng một gia đình đã mua nó vào năm 1994; Sotheby's không tiết lộ lý do bán.

Kỷ lục đấu giá tranh đắt nhất của Klimt là 104,5 triệu đô la, đạt được tại Christie's New York vào tháng 11 năm ngoái qua bức tranh phong cảnh Rừng Bạch Dương năm 1902, từ bộ sưu tập của Paul G. Allen.



Những bức tranh điển hình của danh họa Gustav Klimt




























Trang nghệ thuật hội họa do Lê Tuấn sưu tầm
cá nhân tôi rất yêu thích bộ môn hội họa.

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023

Kết Nối trang Blogspot Long Hồ Vĩnh Long

Kết nối cùng trang Blogspot Long Hồ Vĩnh Long.


 Anh chị kính mến

Em chào anh chị buổi sáng vui tươi.
Kính mời anh chị cuối tuần thưởng thức thơ văn.












Kim Oanh

Chia sẻ trang website Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Đông Bắc Hoa Kỳ.

 Chia sẻ trang website Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Đông Bắc Hoa Kỳ. 

Trân trọng – Lê Tuấn

Đề nghị quý vị vào trang Blogspot để đọc bao gồm hình ảnh minh họa

https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/07/chia-se-bai-viet-ngan-tam-su-tuoi-gia.html

Tuổi già Làm Thơ viết Văn in Sách 07-28-23.pdf



Em posted roi anh nhé.  


Thân Kính, Em 

Em đã posted Phần 5 những Vần Thơ, Văn rất thật, rất hay của Anh chị em vào trang Blog "Những tác phẩm mới nhất của VBHNVDBHK"  rồi ạ.



EmojiThân Kính, Em BL Bien Hoa

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Tuổi già làm Thơ viết Văn in Sách

Chia sẻ bài viết ngắn, tâm sự tuổi già viết sách làm thơ in thành sách        




                   Tuổi già làm Thơ viết Văn in Sách

Louis Tuấn Lê viết và sưu tầm


            Nhiều người nói với tôi công việc mà ông đang làm là viết văn làm thơ rồi in thành sách hay chia sẻ online, tất cả đều uổng công vì thời buổi này mấy ai còn đọc sách, gần như thiên hạ sống theo chủ nghĩa thực dụng, những thứ gì cần thiết cho đời sống là họ thích, như ăn được uống được, họ sẵn sàng bỏ tiền ăn một tô phở, hay mua ổ bánh mì, nhưng không mua một quyển sách với giá tiền tương đương với tô phở.

            Tôi mặc kệ câu nói này, vì theo tôi mỗi người đều có một quan niệm khác nhau. Tại sao chúng ta không tự đặt câu hỏi? Sự hiểu biết của chúng ta đến từ đâu, phải chăng sự hiểu biết của chúng ta chính là sự tổng hợp thông tin học hỏi kinh nghiệm từ sách vở. Sách chính là biểu tượng của văn hóa qua mọi thời đại.

Không cần đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần khuyến khích con người ngưng đọc sách mà thôi. Tôi thích câu nói này của Mahatma Gandhi.

Các nhà khảo cổ học đã khám phá trong các hang động có những hình vẽ lưu lại hình dạng các loài động vật hay hình ảnh sinh hoạt của thời xưa có niên đại hàng triệu năm, đó cũng là cách biểu thị một nền văn học cổ xưa vào thời đại con người chưa có chữ viết, họ đã vẽ ra những hình ảnh thực tế mà họ nhận biết qua cách nhìn, để lưu lại cho hậu thế, có thể nói đó chính là những quyển sách trên vách đá trong hang động.
            Cho đến khi con người phát minh chữ viết rồi từ đó phát minh ra quyển sách, tất cả đều thừa nhận rằng, sách được xem là “phát minh vĩ đại” của con người.

Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu tạo thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi thời đại khác nhau.

Sách in được nhấn mạnh như là vật phẩm văn hóa có giá trị và là biểu tượng của giáo dục tự do và nhân văn.

Có một ví dụ khá thú vị cho việc đọc sách. Một người thật sự buồn ngủ, gục lên gục xuống vẫn có thể xem TV, nhưng đọc sách thì rất khác.

Ngôn ngữ trong sách mở ra một ấn tượng về tư tưởng sâu xa hơn ấn tượng của việc nghe và nhìn trên TV, vì nó kích thích và đòi hỏi sự nỗ lực tích cực của trí tuệ.

Đọc sách cần có nỗ lực của trí tuệ. Đọc để tìm kiếm thông tin có đôi khi vẫn cần đọc đi đọc lại. Còn nếu đọc để phân tách các lớp, các tầng ý nghĩa thì càng phải vừa đọc vừa suy ngẫm một cách thận trọng, nhờ vậy mà sách còn góp phần định hình nhân sinh quan, thế giới quan, và làm cho thế giới tinh thần ẩn giấu trong tâm hồn con người trở nên phong phú, giàu có hơn.

Tôi càng tìm hiểu thêm về chữ viết và quyển sách, tôi bị cuốn hút sâu thêm vào chủ đề này, tôi muốn tim hiểu thêm nữa mà càng đào sâu thì nhận ra nó bao la vô cùng tận, trong lúc tìm hiểu tôi tình cờ nhận ra hệ thống (Guinness Worl Records) kỷ lục thế giới, đã trao giải vô địch cho “Công trình viết tay vĩ đại nhất thế giới” đó là quyển sách Codex Gigas hay còn gọi là Kinh Quỷ Dữ, nó được sánh ngang hàng với kỳ quan thế giới.

Quyển sách được thực hiện vào đầu thế kỷ thứ 13 trong tu viện Podlazice thuộc Cộng Hòa Tiệp Khắc (CH Séc). Hiện tại quyển sách vẫn được lưu giữ tại tu viện này.

            Theo truyền thuyết kể lại Kinh Quỷ Dữ là tác phẩm của một tu sĩ Podlazice do phạm điều cấm của tu viện mà chịu án tù chung thân giữa bốn bức tường đá.

Để đổi lấy tự do tu sĩ hứa sẽ viết một tác phẩm lớn nhất thế gian, khi biết không thể thức hiện lời hứa của mình. Đêm đó ông đã thỉnh cầu quỷ dữ hiện lên giúp đỡ. Lời cầu khẩn được ứng nghiệm. Con quỷ mua linh hồn của tu sĩ, sau này được miêu tả trong kinh sám hối.

 

                       Kinh Quỷ dữ cao 91 cm, rộng 52 cm và nặng 57 kg. (Ảnh: Radio Praha).

“Cuốn sách bao gồm Kinh Tân ước, Kinh Cựu ước, tiểu sử những người đã khuất trong tu viện Podlazice, danh sách những tu viện thành viên của Podlazice, một bản viết tay về lịch sử tự nhiên, biên niên ký cổ xưa nhất về CH Séc Latin - tổng số có 11 đầu mục tất thảy”.

Người ta ước tính phải lột da 160 con lừa mới đủ chất liệu làm nên quyển sách này. Viết bằng thứ tiếng Latin, Kinh Quỷ Dữ còn mang theo vô số những công thức “thần dược” bí hiểm chữa đủ loại bệnh, chưa kể hàng trăm mánh khóe giải quyết tình huống bất thường.

Ngoài ra ngành khảo cổ học còn phát hiện ra Các Cuộn Sách Biển Chết (The Dead Sea Scrolls) được xem là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ XX và có lẽ của tất cả các thời đại.

Chúng bao gồm 972 bản ghi chép từ khoảng 300 năm trước CN tới năm 70 SCN. Trong đó có hơn 200 cuộn thuộc các tác phẩm Cựu Ước, được tìm thấy trong tình trạng rất tốt, mặc dù nó có niên đại cổ hơn bất kỳ bản thảo nào trước đó.

Những bản thảo này cung cấp các bằng chứng phong phú giúp con người xác nhận văn bản Cựu Ước là chính xác một cách đáng kinh ngạc.

Cuộn Sách Biển Chết (The Dead Sea Scrolls) lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1947 ở Qumran, một ngôi làng nằm ở phía tây bắc Biển Chết, cách Giê-ru-sa-lem khoảng hai mươi dặm về phía đông.   

Một người chăn dê trong khi đi tìm con dê lạc, đã ném hòn đá vào một trong những hang động dọc theo vách đá bên bờ biển và nghe thấy một tiếng vỡ, hòn đá đã làm vỡ một bình gốm chứa các cuộn giấy da và giấy cói, mà sau này người ta đã xác định có niên đại gần hai mươi Thế kỷ.

Mười năm tiếp theo do nhiều người tìm kiếm tiếp nối, mười một hang động quanh Biển Chết đã được phát hiện có chứa hàng chục ngàn thủ bản.

 


                                    Hình ảnh Cuộn Sách Biển Chết (The Dead Sea Scrolls)

Nguồn gốc chữ viết:

Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối thiên niên kỷ thứ 3 TCN tại vùng (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xưa ở vào triều đại Ur thứ ba. Cùng thời gian đó, những dạng tiền chữ viết Elamite phát triển thành chữ viết Elamite có hàng lối (dạng chữ viết này cho đến nay vẫn chưa giải mã được).

Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai Cập song song với những ký tự vùng Lưỡng Hà và không nhất thiết là độc lập với nhau. Hệ thống tiền ký tự của người Ai Cập tiến hóa thành những ký tự tượng hình cổ xưa vào khoảng 3.200 năm TCN và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ thứ 3 TCN.

Ký tự của nền văn minh sông Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ thứ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xưa tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN. 

Hình thức đầu tiên của quyển sách:

         Hình thức đầu tiên của sách là các tấm đất sét được khắc chữ bằng một dụng cụ viết gọi là bút trâm, được người Sumer, người Babylon và người vùng Lưỡng Hà cổ xưa sử dụng.

Hình thức gần gũi hơn với sách ngày nay đó là các cuộn sách (book roll) hay các cuộn giấy (scroll) của người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Những cuộn giấy này bao gồm các tờ giấy papyrus, loại vật liệu giống như giấy được làm từ lõi cây sậy nghiền nhỏ mọc ở vùng châu thổ sông Nile, được làm thành một dải liên tục và cuộn lại quanh một cây gậy.

Dải giấy có chữ viết (bằng bút cũng làm từ cây sậy) thành những dòng hẹp và sát nhau trên một mặt giấy. Khi đọc, dải giấy cuộn được trải ra. Các cuộn giấy papyrus có độ dài không giống nhau.

Cuộn giấy dài nhất còn lại đến ngày nay được bảo quản trong Bảo tàng Anh ở London, dài 40,5m. Sau đó, trong suốt thời kỳ Hy Lạp cổ (thế kỷ thứ IV đến thế kỷ I tr.CN), các cuộn sách dài được chia nhỏ thành các cuộn ngắn hơn, khoảng 10m, và cùng được bảo quản trong một vật đựng.

Khởi nguyên của những trang sách:

Người Ai Cập cổ đại là nhóm xã hội đầu tiên có ý thức chia các “trang” bằng cách

dệt thân cói với nhau, đập phẳng chúng và chia thành các mảnh. Sau đó, họ cuộn chúng lại. Đây là hình thức sơ khai cho những cuộn thông tin bằng da lừa hay cuộn giấy sau này, theo Book Trust.

Kỹ thuật cuộn tấm cói được sử dụng hàng trăm năm. Người Hy Lạp, La Mã cũng sớm áp dụng. Đến thế kỷ VIII sau Công nguyên, loài người cuộn các mảnh “giấy” quanh một miếng gỗ lớn để dễ dàng vận chuyển và lưu trữ.

Khoảng năm 600 sau Công nguyên, những hình minh họa vẽ tay tuyệt đẹp bắt đầu xuất hiện trên da. Các bức tranh đầy màu sắc, vẽ tỉ mỉ gọi là “bản thảo được chiếu sáng” và có chất lượng tốt.

Nó giúp người dân cổ đại miêu tả chân thực về cuộc sống và câu chuyện cần

truyền tải. Đây là sự khởi đầu cho sách ảnh sau này.

Người Hy Lạp và La Mã cũng phát minh những viên sáp. Sản phẩm này có thể khắc thông điệp lên, sau đó cào phẳng như một cách xóa dòng thông tin cũ và viết nội dung mới, tái sử dụng nhiều lần. Phát minh trên tương tự bản phác thảo sau này.

Những cuốn sách đầu tiên:

Dần dần, những cuốn sách thuộc sở hữu cá nhân trở nên quý giá. 

Bởi thường chứa đựng những thông tin quan trọng hoặc văn bản tôn giáo. Một số khác để kể lại câu chuyện lịch sử, răn đe hoặc noi gương tốt.

Thiên sử thi đầu tiên của nhân loại là Sử thi Gilgamesh

(The Epic of Gilgamesh). Nó được sáng tác vào thời kỳ các quốc gia cổ Sumer và Akkad, có nhiều dị bản.

 

                                                         The Epic of Gilgamesh

                                       thiên sử thi đầu tiên của nhân loại. Ảnh: Wiki.

 Theo các nhà nghiên cứu, The Epic of Gilgamesh ra đời từ khoảng năm 2750 đến năm 2500 truớc Công nguyên, có tuổi đời khoảng 4.500 năm.

Hình thức in ấn đầu tiên:

Hình thức sớm nhất của in ấn là in bằng âm bản khắc gỗ, với các nghiên cứu hiện tại thì in ấn đã xuất hiện ở Trung Quốc có niên đại từ trước năm 220 trước CN và ở Ai Cập vào thế kỷ thứ 4 sau CN.

Những mảnh vỡ in khắc gỗ sớm nhất còn sót lại là từ Trung Quốc. Chúng được làm bằng lụa in hoa ba màu từ thời nhà Hán (trước năm 220 sau Công Nguyên). Chúng là ví dụ sớm nhất về in khắc gỗ trên giấy và xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ bảy ở Trung Quốc.

 

                                                    Mộc bản đầu tiên in hoàn chính là

                                                         Kinh Kim Cang in năm 868

Mộc bản này còn lưu giữ tại Bảo tàng Anh Quốc.

Vào thế kỷ thứ chín, việc in trên giấy đã bắt đầu phát triển, và cuốn sách in hoàn chỉnh đầu tiên còn tồn tại có ghi niên đại của nó là Kinh Kim Cang năm 868, còn lưu giữ tại thư viện (Anh Quốc)

 Đến thế kỷ thứ mười, 400.000 bản in một số kinh điển và tranh ảnh, và các tác phẩm kinh điển của Nho giáo đã được in.

Một thợ in lành nghề có thể in tới 2.000 tờ chứa hai trang mỗi ngày.

Việc in ấn sớm lan rộng đến (Hàn Quốc) và (Nhật Bản), những quốc gia cũng sử dụng logogram của Trung Quốc, nhưng kỹ thuật này cũng được sử dụng ở Turpan và Việt Nam bằng cách sử dụng một số chữ viết khác.

Kỹ thuật này sau đó lan sang Ba Tư và Nga. Kỹ thuật này được truyền đến châu Âu thông qua thế giới Hồi giáo, và vào khoảng năm 1400 đã được sử dụng trên giấy cho các bản in chữ cũ và chơi bài. Tuy nhiên, người Ả Rập không bao giờ sử dụng điều này để in Kinh Quran vì những giới hạn áp đặt bởi học thuyết Hồi giáo.  

 



Nếu tiếp tục đào sâu mãi để tìm hiểu về nguồn gốc chữ viết và in ấn đầu tiên của loài người thì nó bao la vô cùng, không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc ở thời đại nào.

Tôi chỉ sưu tầm và tóm tắt lại một cách khái niệm căn bản nhất về chữ viết và in ấn qua từng thế kỷ mà con người lưu lại.

Xin trở về với chủ đề ban đầu “Tuổi già làm thơ viết văn và in sách”

          Sách được xem là “phát minh vĩ đại” của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có hứng thú với sách.

            Người ta có nhiều lý do, nhiều mục đích để tìm đến sách. Có người đến với sách là vì mục đích giải trí, có người cần tìm kiếm thông tin, kiến thức, kỹ năng phục vụ việc học tập hay công việc, có người tìm đến sách như một thói quen, khi họ cần cái gì đó để đọc, có người vì niềm yêu thích, thậm chí là đam mê với sách và đọc sách với họ cũng như bầu không khí để thở vậy.

            Mặc dù họ đến với sách nhầm mục đích nào, thì suy cho cùng cái họ đạt được với đa phần người đọc, là được thỏa mãn các mục đích giải trí, tìm hiểu thông tin, sở thích và đam mê.

            Vậy nên, có vô vàn lời hay ý đẹp, đã được đúc kết để khẳng định vai trò không thể thay thế của sách trong đời sống, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần của con người.

“Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.” Nhà văn Rene Descartes

"Tất cả những gì con người làm, nghĩ hoặc trở thành: được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách.” (Thomas Carlyle)

Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc. (Günter Grass)

        Sách là kho tàng văn hóa chứa đựng tất cả trí tuệ của con người nó được chuyển tiếp trên lớp sóng thời gian đến thế hệ này qua thế hệ khác.
        Trí tuệ con người cần phải được rèn luyện và phát triển thông qua quá trình học tập, đặc biệt là qua con đường đọc sách.

Ngày nay thói quen cầm quyển sách trên tay là những ấn phẩm được in trên giấy đóng thành sách để đọc, đang chịu tác động mạnh mẽ bởi sự xuất hiện của nhiều loại sách và những xu hướng đọc mới qua các phương tiện điện tử trên hệ thống internet.

Thay vì mang theo một cuốn sách để đọc khi đi xa hay khi nghỉ ngơi tại nhà, nhiều người đã lựa chọn các thiết bị kỹ thuật điện tử, như Cell phone, IPad, Laptop, Tablet, Ebook.

Internet là không gian vô hạn, trong đó cả một thế giới sách cũng không giới hạn. Thay vì khái niệm sách in như trước đây, thì ngày nay người đọc đang dần quen thuộc với sách điện tử Ebook, hay tìm đọc trên trang mạng Google Search.

          Sách điện tử đang thay đổi thói quen đọc sách của nhiều người, bất kể già hay trẻ, nam hay nữ.

Đặc biệt, học sinh, sinh viên, thành phần cần được quan tâm nhất hiện nay, vẫn phải duy trì đọc sách với các loại sách giáo khoa bắt buộc hay giáo trình liên quan đến môn học đã được in thành sách.

Tuy nhiên sự chọn lựa của giới sinh viên học sinh đang có khuynh hướng đi tìm các loại tài liệu có liên quan đến chương trình học trên internet, họ sử dụng Ebook và hệ thống Goocle Search.

Còn nhà sách và sách in đã dần bị bỏ quên, khi giới trẻ có vô vàn sự lựa chọn trên các trang bán sách trực tuyến (online), đọc sách online.

Chưa kể, còn được đọc sách miễn phí thay vì tốn tiền mua sách, hơn nữa sách điện tử còn được thu nhỏ, mang tính di động và tiện dụng của chiếc điện thoại thông minh Celphone, hay Ipad, Laptop, luôn sẵn sàng giúp chủ nhân của nó tìm kiếm thông tin bất kể thời gian, địa điểm miễn là ở nơi đó có kết nối qua hệ thống internet.

Trong thời gian gần đây trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người, đang dần dần lấn áp và càng ngày càng trở nên mạnh hơn trong khả nay tư duy thay thế trí tuệ con người.

Thông thường, thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy chủ computer (máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng nhận thức mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như thông qua học tập để giải quyết mọi vấn đề.

Khi máy móc ngày càng tăng khả năng, các nhiệm vụ được coi là cần "trí thông minh" thường bị loại bỏ khỏi định nghĩa về AI, một hiện tượng được gọi là hiệu ứng AI.

AI lấy cảm hứng từ con người có các yếu tố từ trí tuệ nhận thức và hiểu cảm xúc của con người, ngoài các yếu tố nhận thức và xem xét chúng trong việc đưa ra quyết định.

           AI nhân cách hóa cho thấy các đặc điểm của tất cả các loại năng lực nghĩa là trí tuệ, nhận thức, cảm xúc và xã hội. AI có khả năng tự ý thức và tự nhận thức được trong các tương tác.

Một câu châm ngôn trong Định lý của Tesler nói rằng "AI là bất cứ điều gì chưa được thực hiện." Ví dụ,nhận dạng ký tự quang học, thường bị loại trừ khỏi những thứ được coi là AI, đã trở thành một công nghệ thông thường.

            Mặc dù sách chịu nhiều áp lực cạnh tranh qua hệ thống điện tử, nhưng vẫn không ngăn chận được những tác giả “người viết sách” vẫn miệt mài viết và sách vẫn tiếp tục được in ra.

Theo thống kê từ Google. Riêng tại Hoa Kỳ, tổng số đầu sách mới được phát hành hàng năm là khoảng 4 triệu. Có thể ước tính rằng khoảng 500.000 đến 1 triệu đầu sách mới này được xuất bản thông qua các nhà xuất bản truyền thống. Ít nhất 1,7 triệu đầu sách tự xuất bản mỗi năm được coi là đã được sản xuất. Thống kê tính đến ngày 21 tháng 2 năm 2023.

Vào tháng 6 năm 2023. Thư viện Trí tưởng tượng của Dolly Parton, bao gồm hơn 2.700 đối tác chương trình địa phương, đã tặng hơn 2.408.432 quyển sách. Tổng số sách miễn phí được tặng tính đến tháng 6 năm 2023 là 211.415.579. (trên 211 triệu quyển sách).

Cũng dựa trên thống kê của Goolge. Đã có hơn 155 triệu cuốn sách! Tuy nhiên, điều không rõ ràng về cả hai con số này là có bao nhiêu đầu sách tự xuất bản được đưa vào tổng số. Kể từ năm 2010, tự xuất bản đã tăng vọt. Và xuất bản kỹ thuật số đã tăng hơn 246%.

Như vậy đủ thấy sức mạnh của văn hóa đọc sách vẫn không giảm, nhu cầu viết sách in sách vẫn đủ sức thu hút thị trường đọc sách.

Mặc dù sách điện tử đã làm thay đổi cách mà con người sở hữu một quyển sách, vì sách điện tử dễ dàng được mua từ khắp nơi trên thế giới, chì cần người mua lên online thực hiện vài thao tác là có thể mua một quyển sách rất dễ dàng.

Tuy nhiên có nhiều người quan niệm rằng sách điện tử chỉ là một (file) tập bản tin trên máy tính (computer). Nó không mang lại một cảm giác chạm tay vào và lật từng trang sách, nghe được âm thanh va chạm của trang giấy và ngửi được mùi hương của loại giấy. Chính điều này là yếu tố quan trọng tạo nên một cảm giác được sở hữu quyển sách.

Trong nền văn hóa xa xưa nhất của con người, thì quyển sách luôn mang đến một cảm giác được kết nối tư duy cùng xã hội, nó được thể hiện kiến thức và trí tuệ cho một nên văn học.

Rất nhiều gia đình có địa vị trong xã hội, trong nhà luôn có một tủ sách đặt ở vị trí sang trọng, trên đó chưng bày những quyển sách như một thư viện thu nhỏ. Đó cũng là niềm tự hào của gia chủ.

Trở về đời sống thực tại, tôi đã ấn hành tất cả 7 quyển sách nếu tính thêm quyển sách mà tôi đang tiếp tục viết với chủ đề (Tuyển tập truyện ngắn Tháng ba hoa táo) thì đây là quyển sách thứ 8.


Tôi cũng ngạc nhiên tại sao mình lại in nhiều sách đến thế, đôi khi tôi cũng tự hỏi? in ra đế làm gì, có ai đọc sách đâu mà in. Nói vậy thôi vẫn có nhiếu người đọc sách, có vài quyển sách tôi chia sẻ trên online, nhiều người đã vào Google search và tìm đọc.

Câu hỏi đặt ra với số lượng sách in nhiều như vậy chắc là tốn nhiều tiền lắm, nếu không ai mua thì lỗ vốn. Xin thưa sách tôi in ra chưa bao giờ bán cho ai, tôi viết sách và in thành sách là sở thích riêng, nó đem lại niềm vui lúc tuổi già, trong thời gian về hưu (retire) thời gian nhàn rỗi rất nhiều, nếu không làm gì thì buồn chán rồi sinh ra bệnh tật.

          Những ai đã và đang bước vào tuổi già, khoảng từ 70 tuổi trở lên, thường phải đối mặt với một nỗi sợ, đó là sự cô đơn của tuổi già. Cô đơn không hẳn là do không có người thân hay do hoàn cảnh neo đơn, mà là do những yếu tố rất đặc thù khiến người già phải rút lui vào thế giới riêng của mình. Có lẽ đây là tâm trạng của tôi, bởi vì tôi bắt đầu viết sách và in sách là khi tôi bước vào tuổi 70.

          Chắc có một duyên nợ gì đó với sách vở, vì thời gian tôi mới về hưu trí khoảng năm tôi 67 tuổi, khi ấy tôi phụ trách làm chủ bút một tờ đặc san, xuất bản vào dịp tết hàng năm. Chủ bút là người đứng mũi chịu sào, nếu không hoàn thành tác phẩm trước tết để kịp phân phối thì mang tiếng.

Sau khi hối thức rồi gom góp đủ bài vở cho tổng số 300 trang sách, tôi phải đi tìm người Layout làm thành quyển sách, rồi tìm một họa sĩ trình bày trang bìa cho quyển sách, rất là phức tạp và tốn nhiều tiền, khi ấy tiền công layout một quyển sách là 700 đô la, thêm từ 500 đến 700 đô cho họa sĩ trình bày trang bìa, nói chung là làm thành quyển sách là mất 1,500 đô la, một số tiền không nhò.

Đôi khi không phải tốn tiền là xong, người layout còn làm khó dễ, họ nói bận rộn nhiều công việc, layout một quyển sách phải mất từ 2 đến 3 tháng mới xong, mà thời gian hết hạn (deadline) gần kề, mình phải xuống nước năn nỉ đủ điều.

Sau đó phải đem đến nhà in người Việt làm chủ tại thành phố San Jose, nếu muốn in giá rẻ thì phải in với số lượng thật nhiều từ 500 quyển sách trở lên với giá vào khoảng 4 hay 5 đô la một quyển, tùy theo số lượng sách in.

Khi ấy anh em chúng tôi mỗi lần in sách phải tốn khoảng 3,500 đô la cho một kỳ ấn hành đặc san, số tiền nay cũng do hội đóng góp, rồi sau đó người nhận sách sẽ tự động đóng góp vào quỹ đặc san của tổng hội.

Kể từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu về cách thức Layout một quyển sách. Tôi có một cá tính rất đặc biệt, nếu cái gì tôi thích là phải tìm hiểu cho bằng được.

Tôi hỏi thăm bạn bè những người biết về layout book, mỗi người chỉ một cách, có người nói phải có software đặc biệt cho layout. Cuối cùng tôi học được cách tự layout làm thành quyển sách thông qua Microsoft Word, không cần mua thêm một software nào khác.

Tôi bắt đầu thực tập layout quyển đặc san mùa xuân, làm tới đâu học hỏi tới đó, bước đầu cũng hơi khó nhưng tôi đã quyết tâm thì phải làm cho bắng được, một tháng sau tôi hoàn thành quyền đặc san, đem đến nhà in, nhân viên in ấn xem xong và nhận xét, quyền sách layout khá hoàn chỉnh vậy mà anh nói không biết layout.

Kể từ đó tôi chính thức nhận layout sách cho bạn bè và những ai cần với một giá tượng trưng, nghề dậy nghề cho đến hiện tại, tôi đã trở thành một chuyên viên layout book rất thành thạo, kể cả trình bày trang trí hình bìa trước và sau cho một quyển sách, trang trí cũng là sở thích riêng của tôi vì tôi rất thích hội họa, từng vẽ nhiếu bức tranh qua nhiều thể loại.

Đọc qua phần này cũng là một câu trả lời cho câu hỏi: Tiền đâu ra mà in nhiều sách như vậy? Sách là tác phẩm của chính tôi là tác giả, người layout book cũng là tôi, thiết kế trang bìa cho quyển sách cũng là tôi, tóm lại tôi không tốn một đồng nào để hoàn thành một quyển sách.

Sau khi hoàn thành quyển sách, thông qua cái laptop nhỏ bé với hệ thống internet, tôi gửi quyển sách đến nhà in tại Hoa Kỳ, nhà in nhận sách họ tự động hoàn thành một quyển sách, thế là tôi đặt in một quyển sách mẫu gọi là quyển (Proof) tùy theo sách dầy bao nhiêu trang, in đen trắng hay in màu, loại giấy gì, bìa sách bình thường hay bìa cứng, tôi bấm chọn vào những điều kiện cho một quyển sách. Ngay lập tức nhà in sẽ cho biết giá tiền.

Thông thường tôi hay in sách hình màu, giấy trắng, bìa sách thường, bề dày của sách khoảng 300 trang, tri phí vào khoảng 13 đấn 14 đô la, nhưng cộng thêm thuế và tiến shipping vào khỏang trên dưới 20 đô la, bằng tiền ăn một tô phở.

Cái hay của hệ thống in ấn của Mỹ là họ sẵn sàng in một quyển cũng OK, không cần in số lượng nhiều, và nếu mình muốn gửi sách tặng bạn bè ở xa thì chỉ cẩn đặt order và cho địa chỉ thư tín là sách sẽ gừi về.

Do đó mỗi đầu sách tôi chỉ in vào khoảng 20 quyển với số tiến khoảng 200 đô la, đủ để tặng bạn bè. Với số tiền nhỏ 200 đô la để mua được niềm vui, và có bao nhiêu kỷ niệm cho sách vở, quyển sách sẽ được lưu giữ online và lưu truyền đến thế hệ mai sau thì còn gì bằng.

Tôi xin tạ ơn Thiên Chúa tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi nhiều năng khiếu, nhiều sở trướng (habit) để tiêu khiển lúc tuổi già.

Có nhiều lời khuyên cho tuổi già là hãy tìm hiểu thêm các môn nghệ thuật như hội họa, nghe nhạc, làm thơ, viết sách hay đọc sách, hay làm vườn, để tăng cường trí nhớ cũng là hình thức tập luyện cho não bộ, giúp người già thêm niềm đam mê, mà còn giúp não bộ vận hành tăng thêm trí nhớ và sáng tạo. Việc rèn luyện trí óc cũng có thể đẩy lùi suy giảm khả năng suy nghĩ, giữ cho não bộ vẫn hoạt động, hạn chế sự xuất hiện các triệu chứng trầm cảm dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già. 

Năm nay tôi đã bước vào tuổi 76, tôi nhận thấy sự lão hóa của thân xác hình như nó diễn biến nhanh hơn, tuy nhiên tâm trí tôi vẫn còn minh mẫn, trí tuệ vẫn chưa bị lão hóa, nó vẫn tuôn chảy như dòng suối tưới mát tâm hồn tôi.

Như vậy thời gian nhàn rỗi của tuổi già không bị lãng phí, tôi vẫn còn sáng tạo qua văn thơ, mỗi ngày tôi vẫn viết một bài thơ hay tập trung viết một câu chuyện ngắn.

Tôi quan niệm thể xác có già đi theo thời gian, nhưng đừng để tâm hồn già theo nó. Như vậy thời gian vây quanh tôi không phải là thời gian nhàm chán, mà thời gian ấy chính là dòng suối tinh khiết của trí tuệ đang chảy tràn ngập trong tâm hồn tôi.

Có một dòng suối tuổi trẻ, nó luôn luôn nằm trong tâm hồn, tài năng cùa bạn, sự sáng tạo sẵn có của bạn mang đến cho cuốc đời thông qua những năng khiếu nghệ thuật.

Khi bạn học được cách lấy nước từ dòng suối này, bạn sẽ thực sự đánh bại tuổi tác. Tâm hồn của bạn sẽ trẻ mãi theo thời gian.

 

Mỗi buổi sáng khi thức dậy ngồi nhâm nhi tách cà phê thả hồn vào nàng thơ, tôi vẫn viết được một bài thơ, mỗi ngày tôi viết một bài thơ thì một năm tôi gom lại sẽ có 365 bài thơ đủ đế làm thành một tập thơ rồi in thành sách.

Tôi có nhiều sở thích dành cho nghệ thuật, như hội họa, viết sách, sáng tác nhạc, chụp ảnh, quay phim rồi thực hiện Video.

Tôi có một Channel trên Youtube, một trang Blogspot và trang facebook riêng. Tất cả những bộ môn này đôi khi làm tôi rất bận rộn.

 




Bà xã tôi thường cằn nhằn về điều này:

-        Anh mê computer hơn mê vợ con

-        Mới sáng sớm mở mắt ra đã ngồi chúi mũi vào computer, ngồi còng cả lưng, thì được ích lợi gì? Thời buổi này ai mà còn đọc sách.

-        Anh thử nghĩ xem, cứ ngồi vào cái computer là anh quên hết những gì chung quanh, quên cả vợ cả con cháu, thậm chí đến giờ ăn cơm cũng phải nhắc đôi lần mới chịu ra bàn ăn.

Bà xã tôi cằn nhằn rất nhiều về cái tội của tôi, đôi khi hơi bực tức tôi cãi lại, nhưng rồi nhận ra mình sai, thế là bà xã tôi nổi giận không muốn nói chuyện với tôi hai ba ngày. Cuối cùng tôi phải nhận lỗi, xuống nước năng nỉ mãi bà xã tôi mới chịu bỏ qua. Mọi chuyện lại đâu vào đó.

Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nếu thiếu đi sự tranh cãi, mối quan hệ vợ chồng sẽ nhạt nhẽo và dần dần xa nhau. Cãi nhau là gia vị cuộc sống, nhưng mật độ thường xuyên quá sẽ làm sứt mẻ tình cảm.

Tôi có một suy nghĩ riêng, không bao giờ để sự căng thẳng giận hờn kéo dài hơn 3 ngày, bằng mọi cách tôi phải làm hòa, đem lại sự bình thường hóa quan hệ vợ chồng.

Nỗi bất hòa đôi khi chỉ là chuyện đâu đâu, nhưng dẫn đến hậu quả cãi nhau rồi giận hờn, nếu càng để lâu càng trở nên ù lì, lòng tự ái càng cao dẫn đến thái độ mặc kệ muốn tới đâu thì tới, đây chính là yếu tố dẫn đến sự đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng.

Do đó cần phải dẹp bỏ lòng tự ái, lỗi phải thuộc về ai không cần biết, người chồng phải nhận lỗi và xin lỗi để làm hòa. Người đàn bà luôn luôn cho rằng mình đúng, mình là lẽ phải.

Tâm lý của phụ nữ nằm ở trạng thái “giầu cảm xúc” Tuy nhiên, nếu cảm xúc không ổn định, tính khí bất thường, họ sẽ khiến người đàn ông nhàm chán và né tránh, cảm xúc bất thường của người vợ sẽ làm cho tâm lý người chồng dễ bị cáu gắt, giận dữ.

Có một câu ví von khá hay:

Khoai tây và cà chua vốn không cùng một thế giới, nhưng cả hai vẫn tới được với nhau. Nguyên do là khoai tây biến thành khoai tây chiên, còn cà chua biến thành sốt cà chua, trở thành một đôi tuyệt vời”

Phật pháp có thuyết giảng về chữ “duyên” con người gặp nhau đều là nhờ “duyên” mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều không phải vô duyên vô cớ mà đều là vì có nhân duyên với nhau. Hãy tôn trọng hết thảy, trân quý hết thảy đó chính là cách hóa giải oán duyên, kết thiện duyên đem đến hạnh phúc cho bản thân mình.

Trong kinh thánh cũng đã nói:

Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ” (Mc.10:6). Sự gắn bó giữa vợ chồng để trở nên một là do Thiên Chúa thiết lập. “Vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ để luyến ái với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.” (Mc.10:7).

Bởi đó, “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc.10:9)

Gần đến phần kết thúc câu chuyện ngắn này, tôi lại đề cập đến chuyện vợ chống, đến đời sống hôn nhân. Bởi vì nguyên nhân chính là tôi mê computer, mà điều này là cấm kỵ vì bà xã tôi không thích. Bà xã tôi nghĩ rằng vì cái computer, đã làm cho tôi quên mất vợ con, suốt ngày chúi mũi vào cái laptop nghồi còng cả lưng.

 Gia tài của tôi có một cái laptop nhỏ nhưng đem lại cho tôi nhiều niềm vui, từ nó tôi có thể sáng tác viết lách đủ mọi vần đế, từ nó tôi có thể kết nối với thế giới bên ngoải thông qua hệ thống internet.

Mỗi ngày tôi có thể đọc những email gởi đến từ bạn bè, từ hội đòan mà tôi là thành viên, tôi có thể vào trang Blogspot riêng để chia sẻ bài vở, tôi có thể vào trang Facebook cá nhân để chia sẻ.

Hơn nữa cũng nhờ cái laptop nhỏ bé này “nhỏ nhưng có võ” nói theo kiểu dân gian, vì laptop của tôi thuộc loại khá mạnh có thể truyền tải một lương lớn thông tin và những đoạn phim ghi hình với chất lượng hình ảnh 4K, để tôi thực hiện edit làm thành những Video chia sẻ trên youtube, hay chỉnh sửa hình ảnh qua Photoshop.

Tôi đang cố gắng kiềm chế, điều chỉnh lại thời gian dành cho Computer, phải dành thời gian cho vợ con. Các con tôi đếu đã trưởng thành, đều có một gia đình riêng, tuy nhiên cháu nội, cháu ngọai thì còn bé, đôi khi các cháu cần đến ông bà.

          Tôi xin chấm dứt câu chuyện tại đây. Xin gửi đến độc giả những lời tâm sự về tuổi già qua bài viết (Tuổi già làm thơ viết văn in sách).

 

Trân trọng

Louis Tuấn Lê

Viết xong 07-28-23

 

Ghi chú:

Có một số tài liệu tôi đã tham khảo trên hệ thồng

Google Search và Wiklipedia