Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

3 câu chuyện về cách đối xử...

Mời các bạn đọc qua 3 câu chuyện ngắn về cách đối xử trong cuộc sống.


3 câu chuyện về cách đối xử...

http://baomai.blogspot.com/
1- Câu Chuyện thứ nhất:
Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 8 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 tuổi. Nhìn dáng vẻ những đứa bé ấy có thể đoán được gia đình chúng không giàu có.

Quần áo chúng không phải loại đắt tiền nhưng sạch sẽ và tươm tất. Và đó là những đứa trẻ biết cách cư xử. Cứ nhìn cái cách từng 2 đứa một nắm tay nhau xếp hàng sau bố mẹ chúng thì rõ. Chúng nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.

image
Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh diện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: “Cho tôi 8 vé trẻ con, 2 vé người lớn để tôi có thể dẫn cả nhà mình vào xem xiếc.”

Nhưng, khi người bán vé báo giá của 10 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi tay chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi : “Anh nói giá bao nhiêu?”

Người bán vé bình thản lập lại giá của 10 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 8 đứa con của mình rằng ông ấy không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc?

Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô và thả xuống đất. Sau đó, ông cuối xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên: “Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông”.

image
Người đàn ông hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ trong một tình huống ngặt nghèo. Bối rối trong giây lát rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi, chụp lấy tay cha bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má, đôi môi mấp máy một cách khó khăn: “Cảm ơn, cảm ơn ông rất nhiều. Điều này thật sự ý nghĩa với gia đình tôi lúc này”. Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha đón xe buýt về nhà, đơn giản bởi vì số tiền còn lại trong túi cha không đủ để mua vé cho hai cha con. Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha. Những gì cha đã làm lúc đó đáng giá hơn cả ngàn buổi xem xiếc.

***

image
2- Câu Chuyện thứ hai:

Theo một truyện cổ, Nasruddin là hiện thân của những người độc thân khó tính. Trong một buổi trà dư tửu hậu, khi được hỏi lý do vì sao ông không lập gia đình, Nasruddin giải thích như sau:

"Suốt thời thanh niên, tôi đã dành trọn thời gian để tìm kiếm người đàn bà hoàn hảo. Tại Cairo, thủ đô của Ai Cập, tôi đã gặp người đàn bà vừa đẹp, vừa thông minh, với đôi mắt đen ngời như hạt ô-liu, nhưng người đàn bà này lại không dịu dàng chút nào. Tôi đành bỏ Cairo để đi Baghdad, thủ đô Iraq, tôi tìm thấy người phụ nữ vừa đẹp, vừa thông minh, vừa dịu dàng, độ lượng song nàng và tôi không bao giờ đồng quan điểm về bất cứ chuyện gì.

Hết người này đến người khác, người được điều này lại thiếu điều kia. Tôi đã từng tưởng mình sẽ không bao giờ tìm được người phụ nữ lý tưởng cho cuộc đời mình. Thế rồi, một hôm, tôi gặp được nàng, người phụ nữ cuối cùng trong cuộc tìm kiếm của tôi. Nàng kết hợp tất cả những đức tính mà tôi hằng mong muốn. Nàng đúng là người hoàn hảo, nhưng cuối cùng tôi đành phải sống độc thân suốt đời vì người phụ nữ ấy cũng đang đi tìm một người đàn ông lý tưởng mà dưới mắt nàng, tôi là người đàn ông còn quá nhiều thiếu sót."

image

Lời bàn:
Người đàn ông độc thân trong câu chuyện trên đây đã quên một trong những quy luật cơ bản của cuộc sống là luật thích nghi. Thay vì bắt người khác và cuộc sống phải thích nghi với chúng ta, chính chúng ta phải tìm cách thích nghi với cuộc sống và người khác.

Tâm lý thông thường của con người là đòi hỏi người khác hơn là đòi hỏi chính bản thân mình. 

Chúng ta đòi hỏi người khác phải thế này, thế kia nhưng chính chúng ta quên rằng chúng ta chưa làm được những điều mà người khác trông chờ nơi chúng ta.

***

http://baomai.blogspot.com/
3- Câu Chuyện thứ ba:
Một gia đình nông dân nọ mua một cái bẫy chuột và lắp đặt trong nhà. Chuột thấy vậy nên rất lo lắng cho sự an nguy của mình.

Mỗi ngày Chuột lại càng thêm căng thẳng, đến mức gặp ai nó cũng nhờ giúp đỡ.

Một hôm, Chuột tìm đến Gà Mái tìm một lời khuyên bổ ích, nhưng Gà Mái chẳng tỏ vẻ chú ý gì:

“Chuyện bẫy chuột đó là chuyện của cậu, có liên quan gì đến tôi đâu! Tôi còn phải lo đẻ trứng nữa đây.”

Chuột lại tìm đến Lợn, Lợn dửng dưng:

“Rõ ràng cái bẫy chuột là muốn lấy mạng của cậu, đâu có phải là lấy mạng tôi đâu? Cậu nói với tôi làm gì! Tôi còn phải lo ăn để tăng kí đây.”

Chuột đem chuyện nói với Bò, Bò tức giận và bảo:

“Bẫy chuột là để bẫy cậu, nó làm sao gây hại cho tôi được! Thôi đi chỗ khác đi, để tôi một mình, tôi đang cần điều trị bệnh mất ngủ đây..”

Chuột rất hoang mang, vì lo lắng cho tính mạng của mình nên sức khỏe giảm sút.

Nghe được tin này thì Rắn mừng thầm, nó vốn thích thịt chuột, và lên kế hoạch sẽ tấn công bất ngờ tại tận hang chuột trong nhà người nông dân, và tranh thủ xem mặt mũi cái bẫy chuột nó ra làm sao.

Nửa đêm hôm đó, người vợ nghe thấy có tiếng sập bẫy, liền vội vàng chạy ra xem. Nhưng hóa ra chiếc bẫy chuột sập vào đuôi của một con rắn. Rắn rất tức giận, và cắn vào chân bà chủ nhà.

http://baomai.blogspot.com/
Người vợ sau khi bị Rắn cắn thì sức khỏe giảm sút rất nhanh. Người chồng phải giết con gà mái để tẩm bổ cho vợ. Nhưng bệnh tình của bà vẫn không khá lên mà ngày một nặng hơn. Rất nhiều bà con, bạn bè đến thăm. Người chồng đành phải giết lợn để thiết đãi khách, xem như một lời cảm tạ. Cuối cùng người vợ vẫn không qua khỏi và mất. Người chồng chẳng còn cách nào khác phải bán con bò để an táng cho vợ. Thế là cả Bò, Lợn, và Gà Mái đều bị chết, chỉ vì cái bẫy chuột …

Một chiếc bẫy chuột dường như chẳng liên quan gì đến gà, lợn, bò, nhưng cuối cùng vẫn gây cho chúng những hậu quả nghiêm trọng. Chuyện đáng bàn là nếu gà, lợn, bò giúp đỡ chuột từ trước thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Đó chính là cái giá phải trả cho sự vô tâm, thờ ơ của chúng.

Sống trong một tập thể, chúng ta phải biết quan tâm lẫn nhau, đừng nên có tư tưởng việc đó không liên quan đến mình nên kệ, bởi cuối cùng mình cũng sẽ gặp phải hậu quả giống như Gà, Lợn, Bò mà thôi.

Lời bàn thêm:
Chúng ta không trở thành những con người vô cảm, vô tâm trước mọi biến chuyển trong tập thể mà chính chúng ta là một thành viên. 

http://baomai.blogspot.com/

Đồng bằng sông Mekong gặp nhiều hiểm họa

Đồng bằng sông Mekong (Vùng cửu Long Giang) miền đồng bằng trù phú của miền nam VN, sẽ bị nhiễm mặn (40% đất canh tác) vì sự xâm thực của biển, trong tương lai miền Tây sẽ không còn là vựa lúa số một của VN. 

Nguyên nhân chính đó là các quốc gia thượng nguồn đã xây dựng qúa nhiều đập thủy điện làm ảnh hưởng nặng đến lưu vực sông Mekong. 

Đồng bằng sông Mekong gặp nhiều hiểm họa

Cây cối ở vùng hạ lưu sông Mekong trải dài xanh ngút tầm mắt, cho thấy đất đai vùng đồng bằng này màu mỡ tới mức nào.

Những cánh đồng xanh tưởng như vô tận được điểm xuyết bởi chính nhánh sông, mà người Việt Nam gọi là Cửu Long, giải thích vì sao đây là một trong những nơi cung cấp thực phẩm chính yếu của thế giới.

Ở đây có hoạt động thủy sản rất phong phú, và cũng là nơi xuất khẩu gạo thứ năm thế giới. Nhưng vẻ bề ngoài trù phú có thể khiến nhiều người nhầm tưởng.

Bị nước mặn lấn dần từ phía Nam, số nhà máy thủy điện ngày càng gia tăng từ phía Bắc và nhiều hoạt động khai khoáng diện rộng đang đe dọa vùng đồng bằng, các quan chức cảnh báo.

Hậu quả đáng báo động là, khoảng 500 hecta đất bị xói mòn mỗi năm, họ nói.

“Mực nước biển dâng mang nước [mặn] tới nhanh đến nỗi các cách phòng ngự của chúng tôi đều thất bại,” theo ông Kỷ Quang Vinh, giám đốc Văn phòng Biến đổi Khí hậu, một cơ quan của chính phủ Việt Nam ở Cần Thơ – thành phố đông dân nhất ở vùng Mekong.

“Chúng tôi đã ngưng trồng rừng ngập mặn ven biển do những cây này chỉ mọc khi mực nước biển ở dưới mức 1.6 milimet mỗi năm, và kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức này ở Việt Nam là 5 milimet.”

Cái Răng, chợ nổi bán rau và hoa quả đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long
“Một số đê chắn biển của chúng tôi cũng đã sập.”

Ngập mặn

Nhiều nhà nông trồng lúa đã chuyển sang nuôi tôm do ngập mặn
Khi nước sông bên trong nhiễm mặn, các nhà nông trồng lúa ở vùng hạ lưu đồng bằng sông Mekong phản ứng bằng cách đổi sang nuôi tôm hoặc trồng đay.

Người ta thấy nước mặn đã lấn vào tới 60 kilomet.

Theo Viện nghiên cứu Thủy lợi miền Nam, ngập mặn đã phá hủy hơn 6.000 hecta đồng lúa vào năm ngoái.
“Gần một nửa số dân ở đồng bằng nay không có nguồn nước ngọt và điều này rất nghiêm trọng,” ông Lê Anh Tuấn, phó giám đốc Viện Biến đổi Khí hậu nói.

Các nhà khoa học ở Ủy ban Sông Mekong (MRC) – tổ chức liên chính phủ - cũng cảnh báo rằng nếu mực nước biển tiếp tục tăng với tỷ lệ thặng dư ở mức khoảng một mét vào cuối thế kỷ này, gần 40% vùng đồng bằng sẽ bị xóa sổ.

MRC gồm bốn quốc gia ở hạ lưu sông Mekong: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ảnh hưởng nghiêm trọng

Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp hơn một nửa tổng lượng và chiếm 90% lượng xuất khẩu ngũ cốc của Việt Nam

Ở miền Bắc, mối lo ngại lớn nhất là tốc độ mở rộng đập thủy điện.

Nhiều con đập đầu nguồn bị cho là làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái của dòng sông – trải dài tới gần 5.000 kilomet từ Tây Tạng, Trung Cộng, ra tới biển.

Theo International Rivers (IR), tổ chức chuyên nghiên cứu về các dòng sông xuyên lãnh thổ, Trung Cộng đã xây sáu “siêu đập thủy điện” trên sông và có kế hoạch sẽ xây thêm 14 đập khác trong 10 năm tới.

“Trung Cộng xây đập ở vùng thượng nguồn sông Mekong có ảnh hưởng lớn tới dòng chảy hạ lưu, đặc biệt là ven vùng biên giới Thái Lan – Lào, nơi nhiều cộng đồng phải chịu hậu quả do giảm lượng thủy sản và thay đổi mực nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của họ,” IR viết trong một báo cáo.

“Bằng cách thay đổi thủy văn, chặn dòng di chuyển của cá và làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái của sông, việc xây thủy điện ở vùng hạ lưu sẽ làm tiêu nhập toàn bộ vùng lưu vực.”
Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đang có kế hoạch theo chân Trung Cộng bằng cách xây thêm nhiều đập thủy điện khác ở hạ lưu sông Mekong.

Dự án xây đập thủy điện Don Sahong ở Lào, đặc biệt bị phản đối ở Campuchia và Việt Nam, hai quốc gia ở mũi phía nam vùng lưu vực.

Các nhà hoạt động Campuchia đã phản ứng giận dữ khi Lào thông qua kế hoạch xây thủy điện Don Sahong gần biên giới với nước này
Cũng có những bằng chứng cho thấy các con đập mới sẽ ngăn lại những chất trầm tích màu mỡ, vốn là nguồn cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho đáy sông và là thứ mà đời sống sinh vật dưới sông cần đến.

Theo Ủy ban Sông Mekong, lượng sỏi, đá cuội và cát lắng xuống sống hiện giảm đi khoảng 85 triệu tấn so với hồi 1992, chủ yếu là do việc xây các đập thủy điện và chặn hồ chứa trên thượng nguồn.
“Lượng nước và trầm tích từ phía bắc xuôi xuống ít hơn có nghĩa là chất muối xâm thực từ biển vào ở phía nam sẽ nhiều hơn, gây nên thiệt hại nhiều hơn cho vùng đồng bằng và các cư dân nơi đó,” La Se Sheng từ cơ quan giám sát môi trường và tài nguyên thiên nhiên của chính phủ Việt Nam nói.

Ngay cả khi Ủy ban Sông Mekong có điều phối việc phát triển các nguồn nước giữa các quốc gia thành viên trong lưu vực sông Mekong thì các nhà chỉ trích nói điều đó cũng chưa đủ để giải quyết được các tranh chấp về việc xây đập và các hậu quả phát sinh.

Vùi đầu trong cát

Hàng chục triệu mét khối cát bị khai thác mỗi năm ở vùng hạ sông Mekong, đoạn chảy qua Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) trong một nghiên cứu nói rằng hầu hết các hoạt động khai thác cát diễn ra tại Campuchia và Việt Nam.
“Vùng châu thổ thuộc Việt Nam có trên 150 bãi khai thác cát, trải rộng trên 8.000 hecta (80 cây số vuông) bề mặt sông, do 13 tỉnh thuộc đồng bằng Cửu Long cấp phép,” bản nghiên cứu nói.

Tổ hợp thủy điện Nọa Trác Độ đi vào hoạt động năm 2012, nơi đặt gần một nửa số đập cao nhất thế giới
“Đến năm 2020 sẽ cần một tỷ mét khối cát đáp ứng cho nhu cầu xây dựng khu vực đồng bằng Cửu Long.”

Các nhà vận động vì môi trường tại Việt Nam nói rằng chính phủ nhận thức được cái giá phải trả cho môi sinh từ việc khai thác cát, nhưng đã không có hành động gì.
“Họ không thể yêu cầu giới chức địa phương rút giấy phép bởi các công ty tư nhân sẽ đòi bồi thường,” ông Dương Văn Thọ từ Liên minh Khoáng sản Việt Nam nói.

Còn có thêm rủi ro khác nữa.
“Một số đoạn sông nằm trong lãnh thổ chúng tôi chỉ sâu có 5f mét, cho nên tàu lớn không đi qua được,” Giám đốc cảng Cái Cui, Phan Thành Tiến, nói.

“Nhưng để mở rộng khả năng hoạt động đường thủy của chúng tôi ở đây và ở nước ngoài thì chúng tôi chỉ có lựa chọn duy nhất là phải nạo vét lòng sông.”

Một phần ba vùng đồng bằng sông Mekong là vùng rừng lầy, phía Bắc có những vùng ngập sâu tới 3 mét vào mùa mưa
Trong lúc cả các cơ quan đại diện chính phủ lẫn các công ty tư nhân đang tham gia vào hoạt động nạo vét thì các cộng đồng sống hai bên bờ sông đang cảm thấy tâm trạng bấp bênh hơn.
“Sau khi nạo vét, các tàu bè lớn bắt đầu đi vào các nhánh sông, các đoạn kênh nhỏ, khiến sóng lớn đập vào bờ, gây nước tràn vào nhà chúng tôi,” Phạm Văn Xuông, trưởng khu vực 6, An Bình, nói.

Các chuyên gia nói những trận mưa rào lớn thất thường khiến tình trạng ngập lụt càng trở nên tồi tệ trong mùa mưa.

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) từ lâu nay đã cảnh báo rằng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Bản báo cáo thẩm định mới nhất của ủy ban này nói: “Các kế hoạch thích nghi với việc thay đổi khí hậu ở tầm quốc gia đã được đưa ra tại toàn bộ bốn quốc gia ở vùng lưu vực Hạ Sông Mekong, nhưng việc lên kế hoạch thích nghi chung ở các nước này vẫn chưa hề có.”
Chỉ khi cùng chung sức chống lại tình trạng thay đổi khí hậu, các chuyên gia nói, thì các nước trong khu vực mới gắn bó đoàn kết trong tranh chấp để đối phó với việc xây đập.
Càng có nhiều khác biệt giữa các nước thì những mối lo sợ cho vùng châu thổ sông Mekong càng trở nên to lớn hơn.



Navin Singh Khadka

cambodia animated GIF

Máy ảnh 2100 mega pixels

Thật là vĩ đại khi mà khoa học kỹ thuật đã tiến bộ vượt bực.
Nếu mình có một máy ảnh như thề này thì tuyệt vời.
 
Nếu bạn không tin thì hãy thử (zoom) tấm hình đính kèm và click vào đường link gigapixel.
rồi bạn tự mình dùng mouse để (zoom) phóng to lên và bạn sẽ rất ngạc nhiên vì bạn sẽ nhìn rõ mặt bất cứ ai trong đám đông này.
Tôi đã thử rồi, phóng to ảnh và kéo hình đến bất cứ góc nào cũng đều rất rõ.

Máy ảnh 2100 mega pixels

Inline image 2

Chắc hẳn bạn rất ngạc nhiên khi hai anh em tên khủng bố ở thành phố Boston bị bắt trong vài ngày sau hả? Tấm hình này sẽ cho bạn biết chính phủ muốn xem gì.

Inline image 1
Đây là tấm ảnh chụp đám đông vào khoảng 700,000 người ở Gia Nã Đại. Nay thì khó mà lẫn vào đám đông tìm đường tẩu thoát. Cứ chọn một nhóm nhỏ trong hình; rồi bấm chuột vài lần - đợi - bấm thêm vài lần nữa để càng thấy khuôn mặt trong tấm hình hiện ra rõ ràng hơn. Có thể sử dụng vòng quay trên con chuột.

Inline image 3
Hình do máy ảnh 2100 mega pixels chụp. Máy không bán cho công chúng và được gắn vào những vị trí chiến lược. Máy có thể nhận diện bất cứ ai trong đám đông. Mời bạn thử vài lần để thấy hình ảnh quá rõ ràng. Thế là gian phi hết đường tẩu thoát!

http://www.gigapixel.com/mobile/?id=79995


GCM 

Ever wonder how they found the Boston bombers in just a few days? This may help you to understand what the government is looking at. This photo was taken in Canada and shows about 700,000 people. Hard to disappear in a crowd.  Pick on a small part of the  crowd click a couple of times -- wait --  click a few more times and see how clear each  individual face will  become each time. Or use the wheel on your mouse.

This picture was taken with a 70,000 x 30,000 pixel camera  (2100 Mega  Pixels.)  These cameras are not sold to the public and are being  installed in strategic locations.
The camera can identify a face among a multitude of people.
Place your computer’s cursor in the mass of people and double-click a  couple times.

Scary sharp!!  Not so easy to hide in a crowd anymore

http://baomai.blogspot.com/

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Lạc Bước Rừng Thu

Lạc bước rừng Thu là những bức ảnh chụp khiến người xem tường chừng như đây là những bức tranh vẽ của một danh họa, 

Những bức ảnh như đem chúng ta vào thăm một rừng thu đẹp lộng lẫy.
Làm cho tôi gợi nhớ đến một mùa thu khi tôi đến thăm 
(Rừng Thu tại vùng Yosemite miền Bắc California)
và tôi đã viết một bài thơ để ca tụng vẻ đẹp nơi này.

Inline image 1

Inline image 3
Rừng thu Yosemite

Gió thu vừa độ áo bay
Dáng em tha thướt, rừng đầy lá rơi
Suối thu róc rách gọi mời
Cho người lữ khách dạo chơi thu vàng.

Dáng thu đẹp qúa ngỡ ngàng
Trời thu lộng lẫy bàng hoàng khát khao
Cho ta gửi một lời chào
Rừng thu đã có em vào dạo chơi.

AET. Lê Tuấn
Inline image 2 

Lạc Bước Rừng Thu

http://baomai.blogspot.com/

image
Janek Sedlar là một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đến từ Cộng hòa Czech, anh đã tìm đến và thực hiện niềm đam mê của mình bằng cách tự mày mò, học hỏi. Vào năm 2011 anh đã trở thành một nhiếp ảnh gia thực thụ với những tác phẩm đặc sắc về phong cảnh và siêu thực.

image
Hầu hết những hình ảnh quyến rũ trong tác phẩm của ảnh được chụp tại quê nhà Moravia và xung quanh khu bảo tồn Carpathianas.

image

“Cảm hứng của tôi xuất phát từ trong cuộc sống hàng ngày, trong thế giới tự nhiên và trong những cảm xúc và suy nghĩ của riêng tôi”, Janek cho biết tại một cuộc phỏng vấn các nhiếp ảnh gia đặc biệt. “Từ những khu rừng và đồng cỏ quê hương, chúng giúp tôi được trở về tuổi thơ, giúp tôi lấy lại năng lượng từ cuộc sống và tôi đang cố gắng chia sẻ những khoảnh khắc đẹp đến mọi người bằng máy ảnh của mình, quá trình đó giống như một phương pháp thiền định đối với tôi”, anh chia sẻ.

image

image

image

http://baomai.blogspot.com/

image

image

image

http://baomai.blogspot.com/

image

image

image

image

http://baomai.blogspot.com/

image

image

image

image

image

image

http://baomai.blogspot.com/

image

image

http://baomai.blogspot.com/

Đốt sách .....rồi bây giờ đấu giá sách

Lịch sử của Tầu khựa vào thời đại Tần Thủy Hoàng có giai đoạn (Đốt sách chôn học trò)
Ông vua này muốn cả nước Tầu phải ngu để ông dễ sai khiến (ngu dân để trị)

Sau ngày 30 thang 4 năm 1975 Việt Cộng chiếm miền nam VN, cũng áp dụng chính sách này
( Đốt sách bắt bớ giam cầm các nhà văn nhà báo VNCH) Cộng Sản cũng muốn áp dụng chính sách 
"Ngu Dân Để Trị"  sự thành công của họ cũng là một tai họa cho dân tộc Việt Nam.

Để rồi 40 năm sau họ lại muốn phục hồi lại nền văn học của Việt Nam Cộng Hòa.
Xin mời quý vị đọc qua bài viết của Lam Điền 

Đốt sách .....rồi bây giờ đấu giá sách

art animated GIF
Có khoảng 180 chục triệu cuốn sách đủ loại ở miền Nam nằm trong vùng định chế sách bị tiêu hủy, vẫn có một số sách không nhỏ trên thoát nạn do sự cất dấu của những người có lòng với văn học và do cả óc trục lợi của một số người. Dù cho có trục lợi đi nữa thì cũng vẫn là một điều đáng làm vì gián tiếp giúp cho sinh mệnh chữ nghĩa miền Nam vẫn có cơ hội sống lại.

Một cảnh đốt sách thật tang thương tháng 05/1975 ở Sài Gòn
Chính trong cái khung cảnh sinh hoạt sách báo miền Nam bị vây khốn khó khăn như thế đã làm nảy ra một nghề mới: Nghề bán sách dạo, sách bán ở vỉa hè. Nghề này từ nay thay thế công việc của ông Khai Trí cũng như cho khoảng 2500 nhà sách trên toàn miền Nam đã phải tự động đóng cửa sau 1975. Nó tiêu biểu cho nghề buôn bán chui dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Xã hội tạo ra một lớp người làm ăn bất hợp pháp. Cái gì cũng thành chui cả. Sách chui, gạo chui, thuốc tây chui, đi chui và ngay cả việc đi tu cũng trở thành tu chui. Sách càng bị cấm, càng nhiều người tìm đọc.
Có lẽ người có lòng nhất với sách vở miền Nam là ông Khai Trí. Từ người bán sách lẻ lề dường, ông xây dựng nên cơ nghiệp là nhà sách Khai Trí, số 60- 62 đường Lê Lợi. Tôi đã đứng bên kia đường Lê Lợi sau 1975 để chứng kiến cảnh hôi sách, đốt sách của nhà Khai Trí. Cảnh tượng ấy còn như in vào đầu tôi. Sách của nhà Khai Trí vứt tung tóe, bừa bãi trên mặt đường phố Lê Lợi trong nỗi bất lực của nhiểu người miền nam cách đây 40 năm.

Tôi không biết lúc bấy giờ ông Khai Trí đứng ở đâu... Nhưng cái cảnh ấy nó bộc lộ hết cái bản chất bạo tàn của những kẻ chiến thắng.


Chợ trời sách miền nam trên đường Đặng Thị Nhu Q1 năm 1979
Khi cơ sở nhà sách Khai Trí bị tịch thâu. Theo nhà văn Nhật Tiến, một lần nữa, ông Khai Trí lại ra ngồi lề đường, trải một tấm nhựa ni lông bán vài cuốn sách thiếu nhi còn sót lại. Đây lại là một hoạt cảnh đau lòng và ngược đời bầy ra trước mắt. Từ một chủ nhân bề thế, uy tín mà trong kho chứa hàng triệu cuốn sách, nay ông trở thành người bán sách dạo đầu đường.

Cảnh tượng này giúp ta nhớ lại như hoạt cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất.
(Trích: "Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam..." của Nguyễn Văn Lục.)
SAIGON 1979 - Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu
Sau năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết.
Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ...

Cũng nhờ chợ sách này mà nhiều tác phẩm xuất bản trước 1975 của miền Nam được lưu truyền , gìn giữ . Có những gia đình cất dấu nhiều sách quý , nhưng sau đó đứt ruột chia tay với sách vì sinh kế . Mua bán sách cũ cũng giúp bao gia đình thoát được cái đói . Cảnh đó chỉ có những người ko may mắn kẹt lại SG sau 75 mới thấu hiểu !
...Rồi bây giờ đấu giá sách

Bây giờ nó mới biết là nó đã hũy hoại nguyên một kho tàng rất quý báu của Việt Nam nói chung.
Chê bai chửi rủa VNCH cho lắm rồi dốc túi mua sách thời VNCH như của quý hiếm !Trong cái buổi gọi là " đấu giá sách quý hiếm " đó hầu hết các quyển sách đắt giá nhất đều được viết bởi người VNCH , xuát bản bởi VNCH hoặc lưu hành rộng rãi thời VNCH . Chửi VNCH là Ngụy , chửi cờ vàng là bán nước , tìm mọi cách trù dập , tiêu diệt người VNCH , những muốn xóa bỏ toàn bộ văn hóa của người VNCH ...

Bây giờ quay ra mê nhạc vàng , mê sách của VNCH ! Những thứ mà CSVN 1 thời lên án là văn hóa đồi trụy hoặc văn hóa ngoại lai , bán nước , và bị cấm hết !Kệch cỡm chưa ?Nếu 1975 " giải phóng " miền Nam mà CSVN không đem toàn bộ sách vở của VNCH ra đốt thì bây giờ còn khối sách quý hiếm để đem ra bán đấu giá mà làm giàu nhỉ ?Sao không thấy cuốn sách nào của Các Mác, Lenin , hay thậm chí của cha già kính yêu nằm trong danh sách những cuốn sách quý hiếm được con cháu CS ngày nay bỏ tiền chục triệu ra mua vậy ? Hay sách của CS thì chỉ đáng đem gói hàng hay nhóm bếp thôi ?

Phiên đấu giá sách quý hiếm hấp dẫn 20/09/2015 13:24


TTO - Sự xuất hiện của GS Ngô Bảo Châu và doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng đã làm cho phiên đấu giá sách quý hiếm do Nhã Nam tổ chức sáng 20-9 tại TP.HCM thêm kịch tính và hào hứng.

15 đầu ấn phẩm đưa ra đấu giá lần này là một phần của chương trình Chợ phiên sách cũ kéo dài trong ba ngày từ 18 đến 20-9.

Các ấn phẩm có mức giá khởi điểm dao động từ 20.000 đồng đến 5 triệu đồng, hứa hẹn mức độ tham gia của các tay chơi sách và giới quan tâm, hâm mộ sẽ rất đa dạng, sinh động.

Với bước giá cho mỗi lượt đấu là 10.000 đồng, MC phiên đấu giá Tuyết Anh đã nỗ lực giới thiệu các ấn phẩm, kêu gọi khuyến khích và cả… khích động mọi người có mặt tại Nhã Nam thư quán cùng tham gia bỏ giá đấu.

Cuộc đấu diễn ra được nửa đường thì bất ngờ giáo sư Ngô Bảo Châu và doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng cùng đến tham gia đấu giá.
Lúc này sàn đấu đang vào lượt bỏ giá cho quyển Bác sĩ Ai-Bô-Lít - quyển truyện nổi tiếng của Coóc nây Tru-cốp-xki, NXB Cầu Vồng 1984, từng quen thuộc với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Quyển này giá khởi điểm 50.000 đồng, người tham gia đấu đầu tiên là Dạ Thương - chủ tiệm sách Book Nest - nâng giá lên 100.000 đồng.

MC Tuyết Anh đang giới thiệu quyển Nói với tuổi hai mươi - Ảnh: L.Điền
MC Tuyết Anh đang giới thiệu quyển Nói với tuổi hai mươi 
Có lẽ quyển sách thiếu nhi này gợi lên những ký ức tuổi thơ của mình nên bà Thanh Phượng đã tham gia bỏ giá đấu quyết liệt và đấu thắng ở mức giá 1 triệu đồng.

Sau đó đến lượt đấu giá quyển Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh do NXB Bốn Phương (của thi sĩ Đông Hồ thành lập) ấn hành năm 1951, sách được bảo quản rất tốt, còn bìa và jacket.

Quyển sách này vốn quan trọng và được các thế hệ trí thức nước nhà đánh giá rất cao, cộng với chất lượng một bản sách có tuổi đời hơn nửa thế kỷ nhưng còn gần như mới nguyên đã quyến rũ GS Ngô Bảo Châu nâng giá từ mức khởi điểm 150.000 đồng lên 1 triệu đồng, rồi 1,5 triệu đồng.

Lúc này chỉ còn chủ tiệm sách Dạ Thương đeo bám đấu nhích từng bước: 1.610.000 đồng, 1.620.000 đồng… Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu kiên quyết theo đuổi, nâng giá lên 2 triệu đồng.

GS Ngô Bảo Châu đưa tay bỏ giá đấu quyển Việt Nam văn hóa sử cương - Ảnh: L.Điền
GS Ngô Bảo Châu đưa tay bỏ giá đấu quyển Việt Nam văn hóa sử cương.
Cử tọa cuộc đấu vỗ tay vang lên khi GS Ngô Bảo Châu nâng mức giá lên 2,5 triệu đồng và đấu thắng.

Có lẽ mọi người cũng cảm nhận được dư vị hấp dẫn của lượt đấu này khi quyển sách sử - văn hóa Việt Nam văn hóa sử cương bản in 1951 thuộc về GS toán học đang rất nổi tiếng ở Việt Nam.

Tiếp theo là một ấn phẩm “nặng ký” và là điểm nhấn của cuộc đấu giá: quyển Cochinchine (Nam Kỳ) do Phủ toàn quyền Đông Dương thực hiện, NXB Gastaldy in tại Sài Gòn năm 1931.

Đây là quyển sách thuộc bộ sưu tập của nhà báo Hà Văn Bảy, xuất bản nhân cuộc triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931.

Điều đáng quý là quyển này được bảo quản tốt, còn đầy đủ các bản đồ in kèm, và nhiều hình ảnh về cảnh sinh hoạt, kiến trúc xây dựng của Đông Dương xưa…

Sách được khởi đấu ở mức giá 5 triệu đồng. Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng trao đổi cùng GS Ngô Bảo Châu và nhóm bạn đã quyết định tham gia đấu giá.

Lượt đấu kịch tính vì kéo dài qua các bước: 5.060.000 đồng -  5.500.000 đồng, 5.600.000 đồng với hai "đối thủ" tham gia là ông Dương Thanh Hoài - phó giám đốc Nhã Nam - và bà Thanh Phượng.

Ông Hoài cho biết hiện Nhã Nam chưa có quyển này và muốn đấu thắng để lưu 1 bản Cochinchine, nhất là quyển này chất lượng rất tốt.

image
Nhưng khi bà Phượng nâng giá lên mức 10 triệu đồng thì ông Hoài đứng lên tuyên bố nhường.

Mọi người cùng vỗ tay chúc mừng quyển sách của người Pháp in từ năm 1931 tại Sài Gòn thuộc về một doanh nhân Việt Nam sau 84 năm thông qua phiên đấu giá cũng tổ chức tại Sài Gòn.

MC Tuyết Anh đang giới thiệu quyển La musique et le monde - Ảnh: L.Điền
MC Tuyết Anh đang giới thiệu quyển La musique et le monde
Trước đó, một quyển sách khác cũng trong bộ sưu tập của Hà Văn Bảy là quyển tiếng Pháp La musique et le monde - tác giả GS Trần Văn Khê, có thủ bút của ông ghi trên sách khởi điểm 1 triệu đồng, đã được một nhà sưu tập tại TP.HCM đấu thắng ở mức 2,1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phiên đấu giá lần này còn có 1 quyển thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được đánh giá là ấn phẩm hiếm gặp: Đầu xuân ra sông giặt áo, NXB Văn Nghệ ấn hành năm 1986, giá khởi điểm 50.000 đồng và đã đấu thắng ở mức 300.000 đồng.

Có mặt tại buổi đấu giá, nhà báo Lê Văn Nghĩa biểu lộ sự đồng tình với mục đích sử dụng số tiền đấu được cho quỹ sách nói phục vụ người mù TP.HCM.
Ông Nghĩa cho biết hiện trong bộ sưu tập của ông có một số bản quý hiếm, có thể lần tới ông cũng sẽ tham gia đưa sách ra đấu để gây quỹ từ thiện.

Giới sưu tập Sài Gòn cũng đánh giá cao những phiên đấu giá như thế này, “cho thấy những ấn phẩm có giá trị vượt thời gian và mức độ quan tâm của người đương thời với những quyển sách trong quá khứ” - một nhà sưu tập nhận xét.

Sau khi trừ giá khởi điểm cho chủ sách, tổng cộng phiên đấu giá sáng 20-9 tại Nhã Nam thư quán đã thu được 15.130.000 đồng. Ban tổ chức đã chuyển số tiền này cho chị Hướng Dương - giám đốc Thư viện sách nói dành cho người khiếm thị.

15 ấn phẩm và giá đấu thắng:

Tờ nhạc Mùa thu cho em, tác giả Ngô Thụy Miên: 100.000 đồng
Sách Việt Nam phong tục, tác giả Phan Kế Bính, 1975: 270.000 đồng
Sách Nói với tuổi hai mươi, tác giả Thích Nhất Hạnh, 1973: 260.000 đồng
Tri Tân tạp chí số 98, năm 1943: 300.000 đồng
Tờ nhạc Thà làm giọt mưa, tác giả Phạm Duy: 150.000 đồng
Tờ nhạc Chuyện hẹn hò, tác giả: Trần Thiện Thanh: 100.000 đồng
Sách La musique et le monde, tác giả Trần Văn Khê, 1995: 2.100.000 đồng
Món ngon Hà Nội, tác giả Vũ Bằng, 2014: 300.000 đồng
Bác sĩ Ai-Bô-Lít, 1984: 1.000.000 đồng
Tờ nhạc Diễm xưa, tác giả Trịnh Công Sơn: 150.000 đồng
Đầu xuân ra sông giặt áo, tác giả Nguyễn Nhật Ánh, 1986: 300.000 đồng
Việt Nam văn hóa sử cương, tác giả Đào Duy Anh, 1951: 2.500.000 đồng
Cochinchine, Phủ toàn quyền Đông Dương thực hiện, 1931: 10.000.000 đồng
Vang bóng một thời, tác giả Nguyễn Tuân, 1963: 800.000 đồng
Kiều, Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Pháp, in song ngữ 1951: 2.800.000 đồng.



Lam Điền

library animated GIF