Trích dẫn từ tuyển tập truyện ngắn Hoa Táo Tháng Ba. tác giả Lê Tuấn, tập truyện ngắn Tình Yêu Và Chiến Tranh.
Bao gồm nhiều tuyện ngắn. "Người đàn bà vét cạn nỗi buồn" là một trong những truyện ngắn được trích dẫn chia sẻ trên trang Blogspot Cuộc Sống và Thi Ca
Louis Tuấn Lê.
Thành
phố Milpitas có một khu thương mại rất lớn gọi là Great Mall, khu shopping này
nằm trên đường Great Mall Dr tức là đường Capital Ave nối dài và cắt ngang từ
hai con đường lớn Montaguy Exp và đường Main St
Khu
shopping Great Mall là trung tâm mua sắm lớn nhất của thành phố Milpitas khu vực
này càng trở nên đông đúc hơn, từ khi thành phố cho xây dựng một trạm xe Bart
(Milpitas Bart Station) loại xe lửa điện chạy từ thành phố San Francisco về đến Milpitas, do đó những khoảng đất trống
quanh khu vực, đã được các nhà thầu xây dựng, họ đã kiến thiết xây cất thành những
toà nhà cao tầng, hay những căn hộ cao cấp, dành cho nhu cầu nhà ở nhiều hơn,
biến khu vực này thành một nơi rất đông đúc và sầm uất, lượng xe cộ qua lại quá
đông, đôi lúc gây tắc nghẽn giao thông.
Từ trung tâm mua sắm Great Mall nhìn qua bên kia đường Main ở đó có một khu chung cư dành cho những người có thu nhập thấp (low income), gọi là khu Montevista Apartments. Ngắm nhìn những hàng cây trồng quanh con đường và ngay bên trong chung cư đã mọc lên cao to, cành lá xum xuê, đủ biết khu chung cư này đã xây dựng từ lâu.
Trong khu đất rộng 16 mẫu được xây cất theo phong cách Italia rất khang trang sạch đẹp. Montevista Apartments được phân ra nhiều building, ghi dấu bằng các mẫu tự ABC.Trên danh nghĩa là khu chung cư dành cho người có lợi tức thấp, nhưng nếu chúng ta nhìn vào bãi đậu xe trong chung cư, chúng ta sẻ rất ngạc nhiên vì toàn là xe loại sang (luxury car).
Cư dân sinh sống trong khu chung cư này bao gồm nhiều sắc dân khác nhau, nhưng người Ấn Độ chiếm số đông hơn, dĩ nhiên cũng có người Việt Nam, nhưng không đông như người Ấn, người Mễ và Châu Phi.
Gia đình Luân dọn đến khu chung cư này được vài năm nay, nơi ở của hai vợ chồng là căn hộ một phòng ngủ, nằm trong dẫy lầu Building chữ M, địa điểm này nằm ớ góc đường Able St và Curtis Ave, do đó Luân thường ra vào ở cổng sau nằm trên con đường Able.
Cánh cổng này được điều khiển bằng remote control, cánh cổng mở ra nhìn qua bên kia đường Able là đối diện với hàng rào nhà tù thật rộng lớn, đó là nhà tù Elmwood trên lãnh thổ của thành phố Milpitas, nhà tù này được quản lý bởi quận hạt Santa Clara.
Mỗi lần lái xe ra vào đều phải chạy ngang nhà tù này. Nhìn khung cảnh nhà tù với hàng rào kẽm gai nhiều lớp, giăng kín vươn cao bao bọc quanh nhà tù.
Nhà tù Elmwood đã làm tâm trí của Luân thêm tò mò
muốn tìm hiểu về lịch sử tồn tại của nhà tù này như thế nào?
Luân vào Google search tìm hiểu thêm về lịch sử và
sự hình thành nhà tù này.
Vào
những năm 1870, nó thuộc sở hữu của John O’Toole, người đã lập một trang trại
và nuôi những con ngựa thuần chủng, cũng trong khu đất này John O’Toole đã xây
dựng một lâu đài thời Victoria.
Nhưng
sau đó O'Toole bán tài sản này cho James Boyd vào năm 1883. Chính người chủ mới
của trang trại là James Boyd đã bán nó cho Quận Santa Clara với giá 24.000 đô
la vào năm 1884.
Quận
Hạt Santa Clara bắt đầu sử dụng tài sản này như một ngôi nhà tạm trú cho người
vô gia cư ((homeless shelter) và người nghèo, khiến cư dân nơi đây gọi dinh thự
này là “cung điện cho người nghèo."
Cho
đến năm 1950 vì nhu cầu nhà tù mở rộng, để có nơi giam giữ những phạm nhận tội
tiểu hình. Quận Hạt Santa Clara đã sử dụng (homeless shelter) để làm nơi giam
giữ tù nhân phạm tội tiểu hình, từ đó Santa Clara đã thành lập khu Liên Hợp Cải
Huấn Elmwood.
Cư
dân thành phố Milpitas đã phản đối quyết định này, người dân không thích có một
nhà tù ở nơi này, vì nó sẽ mang đến một tiếng xấu cho khu vực.
Rõ
ràng, không thành phố nào muốn có một nhà tù nằm trong khu đất của thành phố.
Nghị viên Bob Livengood của Milpitas nói.
“Elmwood
giống như một ông chú điên thường xuất hiện vào dịp lễ Giáng sinh hàng năm và bạn
ước gì ông ấy sẽ không xuất hiện, nhưng ông ấy có.”
Nhà
tù Elmwood và Thành phố Milpitas đã có một mối quan hệ nhiều sóng gió. Nhà tù
đã trải qua nhiều lần tái sinh: đầu tiên là dinh thự của một người giàu, sau đó
là nơi trú ẩn của người vô gia cư, và sau đó chính thức trở thành nhà tù.
Tuy
nhiên nhà tù Elmwood lại có một mối liên hệ hỗ trợ cho thành phố. Khi cư dân
nơi đây muốn nâng cao vị trí để trở thành một Thành Phố.
Nhưng
theo luật quy định rằng một thị trấn cần có dân số 500 người để được hợp thức
hoá trở nên một thành phố. Tuy nhiên vào thời gian đó cư dân trong thị trấn chì
có 400 người, không hội đủ tiêu chuẩn.
Hội
đồng thị trấn đã đặt câu hỏi? Liệu dân số nhà tù Elmwood có thể được tính là một
phần dân số của thị trấn hay không.
Quận
Hạt Santa Clara trả lời có, nhờ số lượng tù nhân khá đông trong nhà tù đã nâng
cấp thị trấn Milpitas.
Năm
1954, Milpitas chính thức trở thành một thành phố trực thuộc Quận hạt Santa Clara.
Có
thời điểm thành phố Milpitas bỏ ra 37 triệu dollars đề nghị Quận hạt Santa
Clara chuyển nhà tù ra khỏi thành phố. Nhưng quyết định di dời nhà tù Elmwood
là quá phức tạp và tốn kém rất nhiều cho công quỹ, do đó nhà tù vẫn tồn tại cho
đến ngày nay.
Hiện
tại, nhà tù giam giữ khoảng 2.500 tù nhân, những người này ở lại trung bình từ
3 tháng đến 1 năm.
Và
giờ đây, thành phố Milpitas đang phát triển nhanh chóng, Hội đồng thành phố đã
đạt được sự thỏa hiệp giữa mong muốn có nhà ở và sự chán ghét đối với sự hiện
diện của nhà tù.
Năm
2003, Quận Hạt Santa Clara bán 57 mẫu đất, tài sản của nhà tù Elmwood. Một phần
bất động sản dọc theo Xa lộ liên bang 880, khu đất rộng lớn này đã được công ty
KB Home phát triển nhà ở mua lại và nhanh chóng xây dựng thành khu chung cư cao
cấp.
Các
quan chức thành phố nói rằng việc phát triển khu đất xung quanh nhà tù thực hiện
hai nhiệm vụ bằng cách cung cấp nhà ở rất cần thiết và cũng đảm bảo rằng nhà tù
sẽ không mở rộng thêm nữa.
Sự
có mặt của nhà tù dần dần trở nên qúa quen thuộc, đến mức cư dân nơi đây gần
như quên mất sự hiện diện của nó.
Tuy
nhiên mỗi ngày ra vào đi ngang nhà tù này, hình ảnh những hàng rào kẽm gai cao
vút bao bọc xung quanh, đã khiến Luân hồi tưởng lại thời gian tù tội sau năm
1975
Đôi lúc ký ức như hồi tưởng lại thời gian tù đày.
Luân lại giật mình nhớ lại quãng thời gian sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Luân đã trải qua 8 năm tù biệt xứ ra tận vùng núi rừng Hoàng Liên Sơn Việt Bắc, sống vất vưởng trong trại tập trung của cộng sản, đã bao lần bệnh hoạn xém chết vì thiếu thốn và cái đói dày vò thân xác, còn phải đi lao động khổ sai mà tương lai thì mịt mù không biết đến bao giờ mới được thả.
Những ám ảnh tù đày đôi khi thoáng hiện về trong giấc mơ, để lại một chút gì đó mà các nhà tâm lý học gọi là khủng hoảng tồn tại.
Khủng hoảng (Crisis) là trạng thái mất thăng bằng về cảm xúc và lý trí, khi một người phải đối diện với khủng hoảng tồi tệ nhất trong qúa khứ, như giai đoạn tù đày khổ sai mà Luân đã trải qua.
Tuy nhiên đối với Luân cũng nhờ ý trí sắt thép một tinh thần bất khuất trước mọi nghịch cảnh mà Luân đã được rèn luyện từ khi còn bé, theo học tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu nên tinh thần của Luân rất vững.
Khi chúng ta nghĩ về qúa khứ, chúng ta thường tưởng tượng những gì có thể xảy ra gây tác động mạnh đến tinh thần.
Cảm
xúc của chúng ta có hiệu ứng vật lý tạo nên sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và
khiến cơ thể gần như cảm nhận được điều đó. Điều này làm chúng ta dễ lầm tưởng
những lo lắng, suy nghĩ này sẽ trở thành sự thật.
Nhiều nhà tâm lý học, có lời khuyên rằng
khi viết tất cả những suy nghĩ phiền não ra giấy chúng ta có thể giảm được mức
độ căng thẳng. Trong quá trình viết ra sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của bản
thân so với những diễn biến trong tâm trí hay trong giấc mơ.
Khi
bộ óc con người chuyển qua một suy tư mới hơn, tích cực hơn, tức thì tần số của
suy nghĩ tiêu cực sẽ suy giảm xuống mức bằng không. Tâm trí sẽ sảng khoái hơn
và tươi vui, yêu đời hơn.
Nói
thật lòng Luân không hề bị ành hưởng của tâm lý khủng hoảng. Tuy nhiên Luân đã
viết Hồi Ký Đội Đập Đá Trại 6 Nghệ Tĩnh. Viết về giai đoạn tù đày, viết như một
nhân chứng sống, nói lên sự thật phũ phàng của chế độ cộng sản Việt Nam.
Viết
như một bản án tố cáo trước dư luận thế giới mà cộng sản đã gây ra, sau tháng 4
năm 1975 khi xâm chiếm miền Nam Việt Nam.
Kể
từ khi chính thức về hưu (retire) Luân đã sử dụng thời gian nhàn rỗi vào công
việc viết lách và hội hoạ. Luân đã lần lượt ấn hành 6 tác phẩm, hầu như mỗi năm
xuất bản một quyển, khả năng làm thơ viết truyện của Luân rất dồi dào, cộng
thêm một ít tài vặt như biết layout book, biết sử dụng Photoshop để tạo hình ảnh,
và khả năng hội hoạ, biết vẽ những bức tranh nếu cần đến.
Vào
những buổi sáng hai vợ chồng Luân thường rủ nhau đi bộ tập thể dục, đi bộ một
vòng rất xa vào khoảng 1 tiếng mới quay trở về nhà, mỗi lần đi như vậy điểm cuối
cùng là đến một công viên thật đẹp. cây cỏ xanh tươi thật yên tĩnh, cả hai ngồi
nghỉ ngắm cảnh đẹp của công viên.
Nhà
Luân gần với công viên này, nên buổi sáng nếu trời không mưa gió và không qúa lạnh,
hai vợ chồng lại đi bộ, có thời gian bà xã không thích đi bộ ra công viên, thì
Luân đi một mình.
Từ đó Luân có thói quen
ra công viên kiếm một băng ghế ngồi, trên tay cầm quyển sách truyện hay một tập
thơ, mà
Luân
thường đến thư viện gần nhà mượn để đem về đọc, sách thường là những tiểu thuyết
hay triết học.
Hầu
như tất cả những quyển sách dịch của tác giả Nguyên Phong mà Luân đã đọc qua
như:
Trở
về từ xứ tuyết. Trở về từ Cõi Sáng. Ngọc Sáng Trong Hoa Sen. Minh Triết trong đời
sống. Đường mây qua xứ tuyết. Hành trình về Phương Đông. Bên rặng Tuyết Sơn. Hoa sen trên tuyết.
Hay
những tác phẩm của hai triết gia Ấn Độ mà Luân yêu thích đó là Krishnamutri và
Osho.
Khi
những trang sách hấp dẫn lôi cuốn, đủ sức cuốn hút đôi mắt Luân phải theo sát từng
dòng chữ trong sách thì Luân rất ít khi ngước nhìn cảnh vật chung quanh. Chỉ những
lúc mỏi mắt hay gặp một đoạn văn khô khan khó hiểu lúc ấy Luân mới buông quyển
sách và ngước lên nhìn cảnh vật.
Luân
ngắm nhìn con đường từ cổng chính công viên nằm trên đường Main, là con đường
lót đá rợp bóng cây xanh, hơi uốn cong một chút đi xuyên ngang qua công viên thẳng
ra cổng sau là con đường Able cũng đối diện với nhà tù Elmwood.
Chính
nhờ nhà tù này mà an ninh khu vực khá yên tĩnh không thấy những người vô gia cư
(homeless) xuất hiện.
Công
viên nằm giữa hai dẫy lầu khu chung cư cao cấp, mà giá bán mỗi căn hộ rất cao,
sấp sỉ 800 ngàn đô la, vậy mà có căn nào treo biển bán thì chỉ 1 tuần sau đã
bán mất rồi.
Cổng
viên nằm giữa hai con đường Main và đường Able, là một khoảng trời rộng, rợp
bóng mát cây xanh nó như lá phổi của khu vực này.
Những
dòng xe cộ chạy ngược xuôi trông như hai dòng nước của hai con sông chảy song
song. Công viên như một ốc đảo nằm lọt chính giữa, với những hàng cây xanh bao
bọc chung quanh, bên trong là những bãi cỏ xanh mướt, những hàng cây nhỏ thấp
bé gồm nhiều loài hoa đủ sắc màu vẫn đua nở, tiếng chim vẫn líu lo hót vang, tạo
một cảm giác rất bình yên thư giãn.
Luân
đổi hướng nhìn về phía hồ nước nhỏ nhỏ xinh xinh mà ở nơi đó những con vịt trời
đang mò mẫm sục mỏ xuống nước tìm thức ăn, thỉnh thoảng có vài con vỗ cánh bay
cao với đôi cánh dang rộng và cái cổ vươn ra tạo những tiếng kêu khan làm vang
động khu vực.
Vài
con đường lót đá lượn quanh bên trong công viên để người ta đi dạo mát hay chạy
bộ tập thể dục. Có cả khu dành cho các em bé như cầu tuột hay xích đu mà các phụ
huynh thưởng đem con ra vui chơi.
Luân
bất chợt nhận ra có người đàn bà thường xuất hiện vào buổi sáng, sự xuất hiện của
người đàn bà này đã mấy hôm nay rồi, lúc đầu Luân không để ý đến. Nhưng hôm nay
sự xuất hiện của người đàn bà đã làm Luân chú ý quan sát kỹ hơn
Người
đàn bà lững thững bước đi từ hướng cổng chính vào công viên, dáng đi chậm chạp
mặt hơi cúi như đang đăm chiêu suy nghĩ điều gì, người đàn bà có mái tóc đen thả
dài, gương mặt phúc hậu xinh xắn nhưng hơi buồn, bà thong thà đi vài vòng trong
công viên, khi đôi chân thấm mệt thì bà ngồi nghĩ ở cái băng ghế nhìn ra hướng
hồ nước nơi có những con vịt trời bơi lội.
Ở
cái băng ghế gỗ Luân đang ngồi khoảng cách không xa lắm nơi người đan bà đang
ngồi. Một lúc sau Luân chợt nhận ra người đàn bà đứng lên và đang đi về hướng của
Luân.
Khi
người đàn bà đi ngang qua trước mặt, Luân nhận ra vẻ đẹp hiền hậu trí thức trên
khuôn mặt của bà, chính nét đẹp huyền bí của người đàn bà này, sự chững chạc của
người từng trải đã ngoài 60 tuổi, có lẽ bà đã về hưu (retire).
Luân
nảy ra ý định muốn vẽ người đẹp, muốn đem vẻ
đẹp
này lên trên miếng vải bố mà Luân dự định sẽ mang theo cả giá vẽ, bộ cọ và sơn
dầu đến nơi đây vào ngày mai, hay những ngày kế tiếp.
Từ
hôm đó Luân đã ấp ủ phải phác hoạ một bức chân dung người đàn bà trong công
viên, Luân muốn đem vẻ đẹp quyến rũ và một chút huyền bí của người đàn bà cùng
với sắc màu cỏ cây trong công viên vào bức tranh sơn dầu của mình.
Buổi
sáng hôm sau Luân đã dứt khoát ra công viên với cái giá vẽ và khung vải bố để
thực hiện bức tranh, với niềm hy vọng người đàn bà sẽ xuất hiện như thường lệ.
Buổi
sáng sớm khi ánh nắng chan hoà trải rộng trên ngọn cây, ánh sáng chiếu xuyên
qua cành lá tạo thành những đốm sáng thật đẹp, ánh nắng dịu êm của một buổi
sáng lan toả trên thảm cỏ xanh biếc trên những bông hoa lung linh sắc màu, như
phản chiếu một vài hạt sương đêm còn đọng lại.
Luân
đã chuẩn bị dựng sẵn cái giá vẽ có chân đứng, và một khung vẽ vải bố, cùng với
cọ vẽ và hộp sơn dầu. Trong lúc đợi người mẫu, chính là người đàn bà huyền bí
trong công viên xuất hiện, đây là lúc Luân phác hoạ vài đường nét làm nền cho bức
chân dung, đang mải tập trung vào bức vẽ phác hoạ cảnh vật làm bối cảnh nền cho
bức chân dung.
Luân
chợt nhận ra cái bóng của người đàn bà đã xuất hiện, người đàn bà đang chậm rãi
bước vào công viên Luân rất mừng vì người mẫu đã xuất hiện, tuy nhiên Luân phải
cố gắng giả vờ như không tập trung vào người mẫu, để người đàn bà không bị ngượng
ngùng vì ánh mắt soi mói của một hoạ sĩ, ánh mắt nhìn theo một vẻ đẹp mang tính
nghệ thuật đôi khi sâu thẳm khiến người mẫu giật mình vì ngượng.
Vẫn
như mọi khi, thói quen cũng chỉ là những gì lập đi lập lại một cách cố hữu quá
quen thuộc, Người đàn bà bước những bước rất nhẹ nhàng thong thả trên con đường
lót đá bên trong công viên, người đàn bà bước thản nhiên như không cần biết
chung quanh có ái đó đang quan sát mình.
Nhưng
hôm nay người đàn bà có vẻ ngạc nhiên khi bước gần đến chỗ Luân đang đặt giá vẽ
và đang hí hoáy vẽ.
Người
đàn bà như đi thật chậm lại, chắc trong suy nghĩ của bà như vừa chợt đặt câu hỏi,
anh chàng hoạ sĩ này ở đâu xuất hiện nơi đây và đang vẽ cái gì?
Người
đàn bà bước đến gần hơn, đôi mắt lướt nhìn rất nhanh qua bức vẽ như một sự tò
mò xem vẽ gì đây? Một cái liếc nhìn như vô tình rồi người đàn bà đi lướt qua.
Đây
là một cơ hội thật tốt Luân như một cái máy ảnh thu bắt ngay những nét chính
trên gương mặt, điểm nhấn của vẻ đẹp trên gương mặt nằm chỗ nào, đôi mắt hay bờ
môi, điểm huyền bí ẩn dấu nơi khuôn mặt nằm chỗ nào, ánh mắt làn da hay suối
tóc, hay bờ ngực vòng eo.
Luân
đã nhanh chóng vội vàng phác hoạ ngay những đường nét chính trên gương mặt người
đàn bà, với cây cọ với những mảng màu sắc.
Mới
chỉ nhìn qua một lần đầu, chưa đủ để thể hiện hết vẻ đẹp của người đàn bà. Luân
cần tạo thêm một vài cơ hội khác để nhìn thật kỹ hơn nét đẹp của người đàn bà
này, khi ấy Luân mới hy vọng thực hiện được một tác phẩm nghệ thuật như ý muốn.
Mấy
ngày sau Luân thích thú ngắm nhìn bức chân dung mới vẽ, Luân ngắm thật kỹ bức vẽ
và nhận xét bức chân dung gần lột tả được gương mặt người đàn bà trong công
viên, nhưng trên gương mặt người đàn bà dường như vẫn chưa nắm được cái hồn của
ánh mắt hay nụ cười bí hiểm. Vì thật ra người đàn bà trong công viên chưa bao
giờ cười, có đôi lần Luân bắt gặp trên đôi môi phớt hồng của người đàn bà như vừa
nhếch mép che dấu một nụ cười.
Luân
chợt nhớ lại có lần đi du lịch Paris, đến thăm bảo tàng Louvre Museum tại
Paris, Luân được hân hạnh đến thật gần bức tranh nàng Mona Lisa của danh hoạ
Leonardo Da Vinci, trên gương mặt nàng Mona Lisa ẩn hiện một nụ cười thật huyền
bí, nụ cười đó thể hiện trên ánh mắt bờ môi và cả gương mặt của nàng.
Thời
gian đó Luân đã viết một bài thơ gửi tặng nàng Mona Lisa, hôm nay viết ra đây để
nói lên vẻ đẹp huyền bí của một nụ cười đẹp nhất thế giới.
Nàng
Mona Lisa
Tôi
thấy hoàng hôn trong mắt em
Suối
tóc buông rơi sợi ướt mềm
Nụ
cười huyền bí như che dấu
Ôm
mối tình riêng cả nỗi niềm.
Mona
Lisa tôi gặp nàng
Nụ
cười che giấu những âm vang
Vui
buồn ai biết? Nàng e thẹn
Ánh
mắt nhìn ai thật dịu dàng.
Luân
ngồi ngắm lại bức chân dung người đàn bà trong công viên mà mình mới vẽ, dường
như thiếu một điểm nhấn nào đó thoát ra từ ánh mắt, và cũng thiếu một nét nào
đó nơi khoé miệng để làm nổi bật nét huyền bí của nụ cười trên gương mặt người
mẫu.
Chính
vì thế, Luân phải đến công viên vào mỗi buổi sáng, ngồi đúng vị trí nơi địa điểm
đặt giá vẽ, ngồi chờ người đàn bà không hề quen biết đi dạo, bước những bước nhẹ
nhàng trên con đường lót đá trong công viên.
Luân
phải cố nắm bắt được nét chính của ánh mắt và nụ cười, để bức chân dung mình
đang vẽ sống động hơn không khô khan giả tạo.
Có
lúc Luân chợt giật mình nghĩ lại, đây có phải làm một tình yêu đơn phương vừa
chớm nở, như một loài hoa dại mọc ven đường, nhưng đầy quyến rũ mê say lòng người.
Ý
nghĩ này chợt thoáng qua rồi tắt lịm, Luân tự biện hộ cho chính mình, vì nỗi
đam mê nghệ thuật hội hoạ của một tâm hồn nghệ sĩ đầy tính lãng mạn, thường hay
đa sầu đa cảm chỉ có thế thôi.
Có
một lần Luân đã viết một bài thơ với tựa đề Tôi Mơ Là Hoạ Sĩ, bài thơ khá dài
Luân trích dẫn một đoạn ngắn, vì có chút gần gũi với câu chuyện kể hôm nay.
Tôi
muốn có cục gôm thần thánh
Tẩy
xóa đi những nét vẽ u sầu
Tẩy
xóa đi những đau buồn nhân thế
Cho
bình an trở lại bước khởi đầu.
Tôi
vẽ thêm ánh cầu vồng rực rỡ
Mà
tay em chạm đến những ước mơ
Mơ
về thời con gái ngày xưa ấy
Tuổi
thần tiên trong sáng đẹp như mơ.
Tôi
còn vẽ những gì em mơ ước
Trong
vòng tay ôm một bó hoa xinh
Nhắm
mặt lại tặng em điều huyền bí
Nụ
hôn đầu thơm nhẹ đóa nguyên trinh
Lê
Tuấn
Trích
trong tập thơ Tình yêu của tôi.
Luân
đã nắm bắt được những điểm nhấn của ánh mắt, sự quan sát tinh tế này, người đàn
bà trong công viên không bao giờ biết, có đôi lúc người đàn bà cũng tò mò, đi
thật chậm khi lướt qua giá vẽ của Luân, để cố tình nhìn xem anh chàng hoạ sĩ
này đang vẽ gì đây.
Nhưng
mỗi lần như vậy Luân đã kịp thời dùng miếng vải trắng che lại, khiến người đàn
bà thêm tò mò nhưng không biết làm gì hơn. Đó cũng là điều bí mật của Luân với
người đàn bà không quen biết trong công viên.
Bức
vẽ chân dung đã hoàn tất được vài ngày, tuy nhiên Luân vẫn muốn kiểm chứng hình
ảnh, Luân đã dùng cellphone chụp lại bức chân dung, Luân vẫn đến công viên vào
buổi sáng như người tập thể dục, và vẫn ngồi đúng băng ghế mà Luân đã đặt giá vẽ,
nhưng hôm nay không có giá vẽ, trên tay Luân là màn ảnh nhỏ của cái cellphone
mang hình ảnh bức chân dung.
Một
lúc sau vẫn như thường lệ người đàn bà xuất hiện, chậm rãi đi từ cổng chính, bước
trên con đường lót đá rợp bóng cây xanh, dường như người đan bà vừa nhận ra sự
có mặt của Luân, nhưng điều ngạc nhiên là không có cái giá vẽ, chỉ là một người
ngối đó với cái cellphone trên tay.
Người
đàn bà chậm rãi đi qua gần như là một thói quen cố hữu, người đàn bà đi đến cái
băng ghế quen thuộc gần nơi hồ nước, bà ngồi tại đó ánh mắt buồn nhìn xa xăm, đầu
hơi cúi, hình như bà đã mơ về giấc mơ đêm qua, một giấc mơ thật đẹp của thời
con gái, mơ về một thời xa xưa, ở nơi ấy có một cuộc tình thật đẹp, trải qua bốn
mùa rực rỡ đầy hoa.
Dòng
suy tư cứ thế mà tuôn trào, Luân vội lấy trong túi ra mảnh giấy và cây bút, viết
vội một bài thơ vừa ngẫu hứng trong suy nghĩ của mình
Em
đến nơi này
Em
biết không?
Lòng
quạnh hiu bóng xế ánh tà
Nghe
tiếng gió thì thầm qua kẽ lá
Chiếc
lá nói về mùa thu đã xa.
Còn
tôi đến đây
Với
những chiếc lá mùa thu diễm lệ
Nghe
tiếng hồn thương khóc trong lòng
Và
để thấy em ngồi lặng im
Vét
cạn những dư âm buồn trong giấc ngủ đêm qua.
Ôi! Dịu nhẹ buồn tênh
Em đến mang theo chút duyên thầmNghe lòng tan vỡ mối tình câm
Tơ xanh ngây ngất tình che giấu
Em buồn lẩn trốn biết về đâu.
Thấy em như vạn nỗi sầu
Tình vừa thay áo buốt đau xé lòng
Chia ly nhuộm tím vệt hồng
Uyên ương vỗ cánh bỏ lồng bay xa.
Bây giờ đơn lẻ bóng tà
Xa xăm nỗi nhớ mặn mà vấn vương
Yêu là nhớ, mơ là thương
Đêm trăng ngày ấy vô thường thế nhân.
Tế Luân
Luân
viết xong bài thơ, ngồi đọc lại và cảm nhận tư tưởng, ý nghĩa của bài thơ cũng
khá hay, thật ra ngoài khả năng về hội hoạ Luân còn thưởng hay viết những bài
thơ,
Luân
hay tự ví mình như người nghệ sĩ lang
thang hoài trong tâm tưởng, vẫn còn viết mãi
những vần thơ để ca tụng tình yêu.
Bức
chân dung Luân đã vẽ xong, đem bọc lại cất vào một góc tường. Rồi cũng tạm quên
đi một sự xáo trộn tâm lý mang đầy tính lãng mạn nghệ thuật.
Một
hôm Luân nhận được lời mời của vợ chồng người bạn tham dự buổi tiệc mừng 50 năm
thành hôn tổ chức tại nhà hàng.
Luân
rủ vợ cùng đi nhưng bà xã Luân thường hay sụt sùi mỗi khi thời tiết thay đổi,
ngồi chung một bàn mà đôi khi húng hắng ho thì cũng hơi ngại, nhất là thời gian
gần đây tình trạng Covid 19 vẫn còn lây lan, mặc dù không bắt buộc phải mang khẩu
trang, tuy nhiên những ai cảm thấy không khoẻ lắm, nếu thử que Covid 19 kit
test, mà lỡ bị hai vạch thì cũng đừng lo lắng quá, nhất là những ai đã chích ngừa
đủ 3 mũi, thì cũng chỉ bị trong vòng 3 hay 4 ngày, uống thuốc cảm cúm là tự hết,
khi thử lại chỉ còn một vạch (negative).
Khách
mời toàn những bạn bè thân quen, vậy mà cũng khá đông trên dưới 50 người. Bạn
bè đa số là những người đã retire, vui thú điền viên, người thì trở thành nhà
thơ, nhà văn, nhạc sĩ, người thì hoạ sĩ, hay trở thành chuyên gia cây cảnh.
Luân
bước đến số bàn của mình, chào hỏi và bắt tay thân thiện với một vài người bạn,
có người hỏi thăm những câu xã giao thông thường.
Luân
ngồi xuống bên cạnh cái ghế còn bỏ trống, Luân hỏi người bạn bên cạnh về cái ghế
bỏ trống mà chưa thấy ai xuất hiện, người bạn cho biết đó là cái ghế của một nữ
lưu, người mới gọi phone cho biết là hơi bị kẹt xe nên đến trễ.
Một
lúc sau vị khách là một nữ lưu đến hơi trễ đã có mặt, bà đưa mắt nhìn mọi người
và nở một nụ cười thật đẹp, bà xin lỗi vị bị kẹt xe nên đến hơi trễ.
Đúng
là một nữ lưu rất đẹp, một vóc dáng mặn mà rất có duyên của một phụ nữ đứng tuổi.
Luân chợt nhận ra người đàn bà ngồi bên cạnh trông rất quen, dường như Luân đã
gặp người đàn bà này ở đâu đó, Luân cố nhớ lại nhưng vẫn chưa nhớ ra, chính vì
thế Luân cứ thẫn thờ nghĩ ngợi cố moi trong trí nhớ, mình đã gặp người đàn bà
này tại nơi nào, Luân đang mải suy nghĩ mà quên cả người bạn hoạ sĩ ngồi bên cạnh
đang nói chuyện về hội hoạ.
Trước
lúc nhập tiệc vợ chồng nhà văn Trung Dũng, chủ nhân của bữa tiệc tuyên bố lý do
chính hôm nay là kỷ niệm 50 năm lễ thành hôn. Mọi người vỗ tay táng thưởng và
khen đôi uyên ương rất đẹp trong trang phục như ngày mới cưới.
Anh
chị chủ nhân buổi lễ hấp hôn vui vẻ đến từng bàn giới thiệu từng người, khi đến
bàn nơi Luân ngồi, cô dâu chính của buổi lễ hấp hôn đến đứng sau ghế ngồi của
người đàn bà và giới thiệu, đây là Duyên người bạn thân cùng học Trưng Vương của
tôi, nàng là hoa khôi của lớp đấy.
Khi
ấy Luân mới biết tên Duyên, Luân nhắc lại tên Duyên như cố ghi nhớ nếu không lại
quên. Đĩa thức ăn đầu tiên được nhà hàng mang ra phục vụ, mọi người mời nhau cầm
đũa gắp thức ăn, riêng Luân vẫn thẫn thờ suy tư vì nét đẹp thật quyến rũ của
Duyên.
Tiếng
nói thật nhỏ nhẹ của kiều nữ, Duyên xoay mâm thức ăn đến trước mặt Luân và
nói:
-Xin
mời anh dùng.
Luân
như người đang mơ vừa chợt tỉnh. Vội đáp
-Vâng
cảm ơn chị. Trước hết tôi xin tự giới thiệu tôi là Luân, rất hân hạnh được biết
chị Duyên.
Xin
để tôi tiếp cho chị trước đã, nói là làm ngay. Luân cầm cái muỗng múc một ít thức
ăn bỏ vào đĩa của Duyên.
Thấy
Luân định múc thêm
Duyên
lên tiếng:
-Cám
ơn anh Luân, như thế là đủ rồi, tôi ăn kiêng vì sợ nhiều cholesterol. Thay vì cầm đũa Luân lại cầm 2 cái ly
thuỷ tinh rót một ít rượu Red Wine vào hai cái ly. Luân nâng ly cùng những người
bạn ngồi chung bàn, chúc mừng buổi hội ngộ và gợi chuyện với Duyên.
Thú
thật từ khi chị đến, tôi nhận ra đã gặp chị nhiều lần ở nơi nào đó dường như
nơi công viên, nếu không đúng thì người đàn bà mà tôi thường gặp trong công
viên trông rất giống chị.
Duyên
lên tiếng vừa cười vừa nói
-Giống
một người đã gặp trong công viên thì thật giống đấy. Nơi công viên chỗ anh thường
đến ngồi đọc sách hay dựng một gía vẽ đứng vẽ tranh.
Luân
buột miệng nói, thì ra người đàn bà mỗi buổi sáng thường đi dạo nơi công viên
chính là chị. Nếu thế thì hân hạnh qúa, hôm nay tôi mới chính thức quen biết chị.
Có điều khiến tôi không nhận ra, là vì hôm nay chị trang điểm thât lộng lẫy trông
khác hẳn.
Duyên
chen vào câu nói.
-Đúng
rồi anh không nhận ra là phải, bời vì hôm nay tôi trang điểm hơi kỹ và mặc
trang phục đẹp nên nhìn có khác đi rất nhiều. Còn những ngày tôi đi dạo trong
công viên thì ăn mặc giản dị, không son phấn trang điểm nên nhìn khác hẳn là
đúng rồi.
Được
trớn nên sẵn đà theo câu chuyện Luân mạnh dạn nói tiếp.
Tôi
dám thực lòng mà nói, nhan sắc của chị ở tuổi này mà vẫn đẹp mặn mà trông chị rất
có duyên. Nếu đi ngược lại thời gian trước đây khi còn là thiếu nữ chắc chắn
còn đẹp hơn rất nhiều, sẽ có hàng tá chàng trai lẽo đẽo theo sau.
Duyên
nở một nụ cười và lên tiếng
-Anh
Luân lại quá khen rồi đấy.
Luân
lắc đầu nói, đó là lời nói thật lòng tôi nghĩ sao nói vậy, dưới ánh mắt nhận
xét của tôi.
Luân
tiếp nối câu chuyện bằng lời hỏi thăm.
-À
thưa chị, còn anh đâu không thấy, lại để chị đi một mình.
Thoáng
một nét buồn trên gương mặt. Duyên trả lời
-Nhà
tôi mất rồi! Một câu nói ngắn gọn, có lẽ
Duyên không muốn người lạ đi sâu vào đời tư của mình, nên Duyên tìm cách lảng
sang câu chuyện khác.
Duyên
đặt câu hỏi:
-Bức
tranh anh Luân vẽ ở ngoài công viên là anh vẽ phong cảnh đẹp nơi ấy phải không?
Luân
trả lời. Thưa chị không phải thế, vì phong cảnh nơi công viên có gì đẹp đâu mà
phải vẽ nó. Thật ra tôi vẽ chân dung của một người đàn bà không quen biết, người
đàn bà thường xuất hiện ở nơi ấy.
-Vẽ
chân dung mà không có người mẫu. Duyên chen vào câu nói.
-Luân
trả lời: Có người mẫu đấy chứ. Chị thử đoán xem người mẫu này là ai?
Duyên
trả lời:
-Đoán
làm sao được, vì thời gian anh vẽ bức tranh tôi có nhìn thấy có người nào đứng
đó để gọi là người mẫu.
Luân
mỉm cười và nói. Nếu ở nơi công viên không có ai ngoài chị ra, vậy tôi có thể vẽ
chị được không?
Duyên
cười thật duyên dáng và trả lời. Anh vẽ tôi để làm gì, vì những lúc đi dạo
trong công viên tôi ăn mặc nhếch nhác, mặt mũi bơ phờ không son phấn, ai mà
thèm nhìn, nếu anh vẽ tôi vào lúc ấy, tôi sợ rằng sẽ làm nhem nhuốc bức tranh
khó coi lắm.
-Luân
trả lời: Xin chi đừng lo, bởi vì dưới ánh mắt của một hoạ sĩ mặc dù nghiệp dư
như tôi, nhưng dưới đường nét của cây cọ và sắc màu hoà quyện bên nhau, thì bức
chân dung đó sẽ lộng lẫy như thế nào rồi.
Vì
trong khoảnh khắc thời gian đó, chị không thể nhìn thấy nhan sắc của mình,
chính lúc ấy sắc đẹp của chị như toát ra một vẻ đẹp mộc mạc nên thơ, xen kẽ một
chút liêu trai huyền bí, nhất là lúc chị ngồi nơi băng ghê nhìn về phía mặt hồ,
một cái nhìn thật xa xăm vô định nhưng rất sâu thẳm, như đang cố gắng vét cạn
những dòng suy tư trong giấc mơ đêm qua.
Chính
úc ấy tôi không chỉ vẽ tranh mà còn viết cả một bài thơ về khoảnh khắc đó, tôi
xin đọc vài câu thơ để chị thưởng thức nhé.
Luân
lấy trong túi cái cellphone và bật lên bài thơ Em đến nơi này. Đọc vài câu
trích đoạn
Còn
tôi đến đây
Với
những chiếc lá mùa thu diễm lệ
Nhe
tiếng hồn thương khóc trong lòng
Và
để thấy em ngồi lặng im
Vét
cạn những dư âm buồn trong giấc ngủ đêm qua.
Duyên
lại mỉm cười hơi gật đầu tỏ vẽ tán dương bài thơ ngắn.
Thú
thật với chị chính vì điểm này, nên tôi đã mang giá vẽ ra ngoài công viên.
-Duyên
lên tiếng: Nghe anh nói tôi ngượng qua, vì bằng này tuổi đời rồi còn đẹp chỗ
nào nữa. Anh cho tôi lên tranh làm gì, anh có thể cho tôi xin bức tranh được
không, vì thực lòng mà nói, tôi không muốn chân dung của tôi lại được anh cất giữ trong phòng riêng.
-Thế
chị muốn tôi trao tặng chị bức tranh. Vậy thì cho tôi xin địa chỉ, tôi sẽ mang
bức tranh đến tận nhà tặng chị.
Duyên
ngập ngừng trả lời, địa chỉ nhà tôi rất ngại.
-Nếu
anh thực lòng muốn trao tặng bức chân dung cho tôi, hay là anh mang bức tranh
ra ngoài công viên tôi thường hay đi bộ mỗi buổi sáng, khi ấy tôi sẽ gặp anh và
xin bức tranh, như thế cò lẽ tiện hơn.
-Luân
trả lời: thôi thì như thế cũng được tôi sẽ hẹn chị vào buổi sáng ngày mai tại
công viên.
Câu
chuyện giữa hai người đến đó thì cả hai đều im lặng. Cả hai trở lại với tiếng
cười nói của mọi người ngồi chung bàn, rồi cùng nâng lý rượu đỏ chúc mừng nhau.
Buổi tiệc cứ thế mà tiếp diễn cho đến khi chấm dứt.
Ra
ngoài chỗ đâu xe (Parking) Luân gặp Khoa người bạn họa sĩ thâm giao của mình.
Luân hỏi thăm về Duyên người đàn bà kiều diễm ngồi bên cạnh.
-Khoa
nói: vậy mà tôi cứ tưởng hai người quen biết lâu rồi, tôi thấy hai người nói
chuyện rất thân mật.
-Luân
lên tiếng, không như anh nghĩ, tôi mới gặp cô Duyên lần đầu, và tôi cũng hơi tò
mò vì Duyên cho biết là người chồng đã qua đời, thú thật tôi không biết chồng
nàng là ai và vì sao mà ra đi sớm vậy.
Khoa
cho biết.
-À!
chồng cô Duyên là nhà thơ Đỗ Trọng, anh đã chết trong đợt con Virus Corona của
trung cộng, đang lây lan mạnh mẽ nhất tại tiểu ban California, mỗi ngày cướp đi
sinh mạng của hàng ngàn người dân vô tôi.
Trong
giai đoạn này nhà thơ Đỗ Trọng bị dính Covid 19, ở vào thời kỳ dữ dội nhất khi
chưa có thuốc chủng ngừa, anh bị đưa vào bệnh viện và bị hoàn toàn cách ly, ngay
cả vợ con cũng không được gặp. Cũng may Vơ và con gái đều không bị lây nhiễm.
Vào
bệnh viện được một tuần sau thi hay tin anh Đỗ Trọng đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại
vợ và con con gái.
Chị
Duyên nhận được thông báo từ bệnh viện, chị muốn vào thăm nhưng không được, chị
Duyên chỉ còn biết âm thầm lo tang lễ cho chồng.
Do
đó sự ra đi của nhà thơ Đỗ Trọng, không được thông báo chia buồn, vì vậy tang lễ
diễn ra trong âm thầm ít người biết đến.
Buổi lễ hỏa táng tại
nghĩa trang Oak Hill ngay cả chị Duyên, và cô con gái, là hai người thân duy nhất
của nạn nhân, xin phép nhìn mặt chồng lần cuối cũng không được.
Chị
Duyên và cô con gái đến tiễn đưa chồng với một khoảng cách từ xa và phải đeo mặt
nạ (khẩu trang) đó là quy định của nghĩa trang.
Vào
thời gian đó tiểu ban Califronia ban hành lệnh giới nghiêm (Stay at home) mọi
người không được ra ngoài đường, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
Hèn
gì Luân thường nhìn thấy trên nét mặt của Duyên, mỗi lần ngồi trầm tư trong
công viên đều thoáng hiện một nét buồn thật xa xăm.
Mà
Luân phải đặt tên cho sự kiện này là: Người đàn bà vét cạn nỗi buồn.
Buổi
tối hôm ấy Luân trở về nhà trước 11 giờ đêm. Luân ngồi trên ghế sofa với nét mặt
trầm ngâm suy tư.
Bà
xã Luân thấy thế vội lên tiếng hỏi có chuyện gì xẩy ra?
Luân
trả lời: À! thật ra chẳng có gì. Em biết bức chân dung người đàn bà anh đã vẽ
trong công viên. Bà xã nói: biết chứ… mà sao rồi?
Hôm
nay anh đã gặp người đàn bà này trong bữa tiệc, với một câu chuyện thật buồn.
Người đàn bà này tên Duyên vợ của nhà thơ Đỗ Trọng, chồng của cô ấy bị chết
trong đợt covid 19 đầu tiên, từ khi vào bệnh viên cho đến lúc hoả táng cô Duyên
không được gặp mặt chồng, thật đáng buốn cho thân phận của một con người.
Hôm
nay gặp mặt, qua câu chuyện anh mới biết. Cô Duyên muốn xin anh bức chân dung
này.
Bà
xã Luân lên tiếng, chân dung vẽ cô ấy thì trả lại cho người ta là đúng rồi.
Thì
anh cũng định ngày mai đem bức chân dung đến công viên trả lại cho chủ nhân của
nó.
Luân
lấy bức chân dung ra nhìn ngắm lần cuối. Càng ngắm bức tranh Luân cảm thấy đầu
óc như vẩn vơ nghĩ ngợi về buổi tối gặp gỡ, chàng cảm thấy nó rất mơ hồ như
không định hình một cái gì rõ nét.
Nó
trừu tượng mơ hồ như một nỗi buồn gợi nhớ đến bất ngờ, như trong thời gian
chinh chiến Luân còn trong quân đội, có những lần hành quân trên miền rừng núi,
rồi tình cờ bắt gặp cô sơn nữ, với ánh mắt và nụ cười rất hồn nhiên, bước đi
trên đỉnh đồi, men theo con dốc xuống thung lũng một đồi chè xanh tươi thẳng
hàng, nơi ấy bóng dáng các sơn nữ đang vui đùa hái chè.
Đêm
đã qua trời bắt đầu hừng sáng Luân thức dậy thật sớm hơn thường lệ, vì sực nhớ
hôm nay phải chia tay với bức chân dung mà Luân rất ưng ý.
Luân
cầm trên tay tách cà phê sáng, hương vị thơm ngon quen thuộc của cà phê làm
Luân tỉnh thức, húp một ngụm nhỏ Luân đứng ngằm nhìn bức chân dung một lần cuối,
gương mặt người đàn bà ngồi vét cạn nỗi buồn trong công viên như hiện ra trước
mặt, ánh mắt buồn xa xăm có vẻ liêu trai huyền bí và ẩn hiện một nụ cười mỉm
trên nét mặt, cười như không cười, cười như một sự ngạo mạn vào chính thân phận
của một con người.
Luân
bước ra khỏi nhà với bức tranh trên tay, nhớ lời đã hứa với bà Duyên, sẽ trao
trả bức tranh này cho chủ nhân của nó tại công viên.
Luân
chậm rãi bước vào công viên, đi đến nơi mà chàng đã ngồi đọc sách và dựng giá vẽ
bức tranh này. Luân ngồi đúng vị trí cái ghế dài có lưng tựa, Luân dựng bức
tranh bên cạnh, trong lúc chờ bà Duyên đến nhận bức tranh.
Luân
hướng tầm mắt về vị tri cái hồ nước nơi Duyên thường ngồi. bầu trời vào chớm thu
trong xanh phảng phất một lớp sương mù lãng đãng bay, mặt hồ nước phẳng lặng
trông như một tấm gương phản chiếu cảnh vật, hàng cây như ẩn hiện một vài cánh
lá đã đổi màu vàng úa phản chiếu ánh bình minh thêm rực rỡ.
Lẽ
ra giờ này bà Duyên đã đến công viên, nhưng hôm nay vì lẽ gì bà Duyên đến hơi
muộn, không lẽ vì sự gặp gỡ trong bữa tiệc hôm qua làm cho Duyên ngượng ngùng
không dám gặp mặt. Vì hoàn cảnh của Duyên chồng chết đã hơn hai năm nay, biết
đâu sự thầm kín trong trái tim của Duyên bị đánh thức bởi một sự hội ngồ đầy
tính nghệ thuật.
Luân
chợt thấy sốt ruột định bỏ đi về, thì bất chợt từ cổng chính của công viên
Luân
nhận ra một cô gái còn rất trẻ, người con gái đang vội vã đi vào trong công
viên, cô vừa đi vừa nhìn quanh như đang tìm kiếm người nào đó.
Luân
dụi mắt nhìn thật kỹ người con gái này không phải Duyên, tuy nhiên trên gương mặt
thoáng có một nét nào đó rất giống với gương mặt người đàn trong bức chân dung
mà Luân đã vẽ.
Cô
gái đến trước mặt Luân và nhẹ cúi đầu chào, cô bé lên tiếng
Cháu
chào bác, chàu xin tự giới thiệu cháu là Tú Quyên con gái của Mẹ Duyên, mẹ cháu
dặn cháu phải đến công viên gặp bác Luân người có cầm theo bức tranh đang ngồi
chờ nơi đây.
Cô
gái nói liên hồi một câu dài, nói như sợ Luân không nhận ra sự quen biết.
Luân
trả lời thì ra cháu là Tú Quyên được sự uỷ thác của mẹ cháu đến đây nhận bức
tranh. Thế sao mẹ cháu hôm nay không đến.
Tú
Quyên trả lời vì hôm nay mẹ cháu không được khoẻ nên sai cháu đi thay, rất mong
bác nhận lời.
Ồ!
Không sao cả, dĩ nhiên là bác nhận lời.
Vừa nói Luân vừa cầm bức
tranh trao lại cho Tú Quyên, bức tranh đây cháu cầm lấy và cho bác gửi lời thăm
mẹ cháu nhé.
Tú
Quyên chỉ chờ có thế nàng vội đưa hai tay nhận lấy bức tranh, và nói lời cám
ơn.
Bức
tranh Luân gói bằng lớp giấy báo sơ sài để che bớt sự tò mò của thiên hạ, khi cầm
bức tranh trên tay Tú Quyên vội nhìn lướt qua bức vẽ và nàng đã buột miệng
Trời
ơi! Bác vẽ mẹ cháu đẹp qua, cháu tin chắc khi nhận được bức tranh này mẹ cháu rất
vui. Cháu thay mặt mẹ xin cám ơn bác.
Nói
xong câu này Tú Quyên ôm bức tranh vội bước về nhà, hình bóng của cô gái xa mờ
dần và lẩn khuất vào cây lá của công viên.
Luân
ngẩn ngơ đứng nhìn theo, những con vịt trời từ đâu bay đến cất tiếng kêu vang gọi
bầy, khiến Luân như chợt tỉnh.
Nhìn
về hướng hồ nước trong xanh, những con vịt trời bay đến nhởn nhơ vui đùa, một
cơn gió nhẹ của một ngày chớm thu thoảng qua, làm lung lay những chiếc lá vàng,
cảnh vật trong công viên đã trở lại nguyên thuỷ như không hề có chuyện gì xảy
ra. Chỉ duy nhất trong lòng Luân cảm nhận được một nỗi buồn trống vắng.
Từ
nay Luân sẽ không còn nhìn thấy người đàn bà ngồi vét cạn nỗi buồn trong công
viên.
Tác giả
Tê Luân
Viết xong thàng 11 năm 2022
Ghi Chú:
Câu
chuyện với phần mở đầu về thành phố Milpitas là sự thật, nửa sau của câu chuyện
là phần hư cấu, tên các nhân vật trong câu chuyện là sự tưởng tượng của tác giả,
viết cho những diễn biến nội tâm của những con người vẫn còn một chút gì dành
cho văn học. Trân trọng gửi đến độc giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét