Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Đôi nét về Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến


Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến 

       Biên soạn Louis Tuấn Lê. 

Tôi có cơ duyên gặp gỡ nhạc sĩ Phạm Đức Huyến một đôi lần. Khỏang thời gian năm 2018, khi ấy tôi phụ trách ban truyền thông của Văn Thơ Lạc Việt, anh em chúng tôi muốn thành lập Ban Hợp Ca Lạc Việt. Chúng tôi đã liên lạc với nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và nhạc sĩ Lê Hà (học trò của nhạc sĩ Huyến).

Ban chấp hành VTLV cùng với tôi và vài người bạn đã đến thăm viếng nhạc sị Phạm Đức Huyến tại tư gia của ông trong thành phố San Jose.

Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã đón tiếp chúng tôi rất niềm nở và chân tình. Từ nơi ông tôi nhận biết một con người rất đạo mạo và hiền từ, một nhạc sĩ với tâm hồn đam mê âm nhạc tuyệt vời. Nhạc sĩ đã dành trọn một căn phòng để làm phòng sáng tác nhạc, bao gồm nhiều dụng cụ âm nhạc và âm thanh cao cấp.

Sau lần gặp gỡ này chúng tôi đã mời ông đến câu lạc bộ Mây Bốn Phương của nhà báo Lê Văn Hải để họp mặt và ông đã trình bày ý kiến cho ban hợp ca, cũng như ông đã nhận lời hướng dẫn. Tuy nhiên công việc này đã không thành công vì nhiều lý do, không đủ người tham dự ban hợp ca.

Cũng sau lần gặp gỡ này. Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã phổ nhạc một số bài thơ của nhà thơ Chinh Nguyên và Lê Tuấn

Qua đôi lời tâm sự. Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến cho biết:

“Vì thế mà các bạn hữu đã dí dỏm tặng cho tôi một danh xưng

Nhạc Sĩ của các Nhà Thớ, thấy cũng vui vui.”

Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn dành một phần giới thiệu về người

nhạc sĩ đa tài Phạm Đức Huyến, mà đúng ra phải gọi là nhạc sư (người thầy dạy nhạc).

Tôi vào hệ thống Google search để tìm hiểu, có hai bài viết về nhạc sĩ Phạm Đức Huyến của Song Linh và Nguyên Hồng. Tôi đã đọc qua rồi tóm tắt lại đôi nét về tiểu sử nhạc sĩ Phạm Đức Huyến.

Người viết

Lê Tuấn


Đôi nét về nhạc sĩ Phạm Đức Huyến.

Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến sinh năm 1941 tại Phát Diệm, Ninh Bình. Ông đam mê âm nhạc từ khi còn bé. Gia đình ông theo đạo Công Giáo vì thế đến tuổi trưởng thành ông đã nhân được sự hướng dẫn âm nhạc của các vị linh mục truyền giáo người Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ. Vì sở thích đam mê âm nhạc.

Năm 1973 tốt nghiệp Thủ Khoa lớp Ca Trưởng Sàigòn, Ông trở thành phụ giảng cho cố Nhạc Sư Hải Linh trong các lớp Huấn Luyện Ca Trưởng. Đến năm 1982, vì hoàn cảnh đất nước, cố Nhạc Sư Hải Linh vừa là người Thày và cũng là người Chú của ông, ngưng dạy các lớp Huấn Luyện Ca Trưởng, nên từ đó Nhạc sư Phạm Đức Huyến là người chính thức tiếp tục dạy các lớp Huấn Luyện Ca Trưởng ở nhiều nơi cùng một lúc.

Nhạc sĩ Phạm Đức huyến đã tâm sự:

-        “Riêng tôi, sau khi tốt nghiệp Ca Trưởng, tôi được may mắn phụ giảng

cho cố Nhạc Sư Hải Linh trong các lớp Huấn luyện Ca Trưởng, nhờ đó tích lũy thêm được một số kinh nghiệm về giảng dạy. Đến năm 1982, cố Nhạc Sư Hải Linh ngưng dạy các lớp Ca Trưởng, nên từ đó tôi đã tiếp tục mở các lớp Huấn luyện Ca Trưởng ở nhiều nơi một lúc”

Biến cố năm Mậu Thân 1968.

Theo lệnh tổng động viên, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã vào trường sĩ quan Thủ Đức. Ra trường ông làm Giảng viên âm nhạc tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị tại Biệt Khu Thủ Đô Sài Gòn. Đến năm 1972 ông biệt phái về Bộ Giáo Dục để tiếp tục dạy học.

Đặc biệt từ 1970-1975, ông phụ trách giảng dạy âm nhạc ở Viện Khoa Học Giáo Dục, Đại Học Thành Nhân Sài Gòn. Thời gian này ông đã nghiên cứu về Âm Nhạc Giáo Dục và đã sáng tác trên 200 bài hát cho các Thiếu nhi để các em vừa hát vừa học, những bài hát này đã được nhà xuất bản Khai Trí của ông Nguyễn Hùng Trương in trong các tập sách nhạc: 1 cuốn cho Vườn Trẻ Mầu Giáo và 5 cuốn sách Âm Nhạc Thiếu Nhi từ Âm Nhạc Thiếu Nhi cấp 1 đến Âm Nhạc Thiếu Nhi cấp 5.

Từ năm 1965, Nhạc sĩ Phạm đức Huyến đã viết những tình khúc như:

-        Buồn Trong Cơn Mê

-        Hát Trong Đêm Đen

-        Tình Đắng

-        Quanh Đây Là Anh Em

-        Lắng Tiếng Ru Đêm – Hợp Ca

-        Hát Dưới Bóng Trường Sơn

-        Hát Bên Bờ Thái Bình

-        Bến Sông Trăng’’

Biến cố 1975 xẩy đến, ông là một sĩ quan, giáo sư biệt phái nên cũng phải đi tù cải tạo gần 5 năm.

Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1990. Khi đến Hoa Kỳ nhạc sĩ Phạm Đức Huyến được một chủ nhân trung tâm băng nhạc ở Bolsa, Nam Cali, mời đến cư ngụ và hứa hẹn một việc làm. 

Nhưng qua một duyên gặp gỡ với vị cha sở Giáo Xứ Việt Nam tại San Jose, linh mục Lưu Đình Dương, đến nhà thăm và thuyết phục ông.

-        Linh mục nói:

-        Đừng đi đâu hết, ở lại đây mà dạy nhạc.

Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã ở lại và trở thành người thầy của nhiều nhạc sĩ và ca trưởng trong vùng Bắc Cali. 

Trong mười một năm cư ngụ tại đây, ông đã tổ chức những lớp hòa âm và điều khiển ca đoàn với gần một trăm môn sinh tới thụ huấn.  Nhiều người trong số họ hiện đang phục vụ tại các nhà thờ có thánh lễ Việt Nam, và một số người trở thành nhạc sĩ sáng tác.

Theo bài phỏng vấn của Song Linh đã viết:

“Nói đến Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến với cuộc đời như dòng suối trong mát, âm thầm xuôi chảy theo định mệnh mà nơi đến và đi như một phép lạ huyền nhiệm của Chúa, tạo dựng và thắp sáng cho ông một trái tim âm nhạc mẫn cảm.

Từ đó, trong hơi thở, vui buồn, hạnh phúc, khổ đau của cuộc sống, ông luôn

hướng về lý tưởng Thánh Nhạc và miệt mài sáng tác.

Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã viết trên 600 nhạc phẩm gồm nhiều thể loại, từ tình ca quê hương đến Thánh Ca, Đồng Ca, Nhạc Thiếu Nhi, từ đơn điệu đến hợp xướng, từ đoản khúc tới trường cạ Ngoài ra, ông còn góp công đào tạo được cả ngàn ca trưởng cho nền Thánh Nhạc Việt Nam qua 52 lớp đào tạo Ca Trưởng với kỹ thuật Điều Khiển Hợp Ca từ trước năm 1975 tới năm 2000, ở Việt Nam cũng như ở các tiểu bang Hoa Kỳ. Thành quả trên cũng đủ nói lên khả năng sung mãn và một tấm lòng rộng mở đày sức thu hút và thuyết phục của ông đói với chúng ta.”

Trong lãnh vực sáng tác nhạc

Về Thánh Ca, trong thời gian này ông đã sáng tác một số bài thật hay, trong đó phải nói đến ca khúc Trinh Vương Maria, mà hầu như các ca đoàn của các họ đạo đều trình bày và đa số giáo dân đều thưởng thức và yêu thích. Đây cũng là một trong những bài Thánh Ca nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến.

Vào năm 1982, khi biết tin hai người em (vượt biên) đã bỏ mình trên biển cả, Nhạc sư Phạm Đức Huyến với nguồn cảm xúc mãnh liệt, đã hoàn thành một tác phẩm hợp xướng nhiều bè với tựa đề

-        Hiến Lễ Tinh Tuyền. Bản hợp xướng này đã được Ban Hợp Xướng Tổng

Hợp ở Hoa Kỳ trình bầy trong đại lễ Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Vatican năm 1988.

Trong lãnh vức Thánh Ca nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã thực hiện được một số CD Thánh Ca:

-        Hang Bê Lem,

-        Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam,

-        Lời Kinh Nguyện Cầu (phổ thơ của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)

-        CD Ngọc Vàng Kinh, phát hành vào tháng 4 năm 2003, biểu tượng cho

Chuỗi Mân Côi, được Giáo Hội biệt kính trong năm này, CD Lòng Mẹ, CD Những Phút Giây Gần Bên Chúa, Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria.

Nhiều bài Thánh Ca của ông đã được đưa vào những CD này như: Trinh

Vương Maria, Thập Tự Vinh Quang, Maria Suối Hồng Ân, Bên Hang Đá Bêlem

Những CD này mang nhiều màu sắc dân tộc của nhạc Ngũ Cung Việt Nam và

nhạc Bình Ca (thế kỷ thứ 5-6), là những Giai điệu cổ làm nền tảng cho nền âm nhạc thế giới ngày nay và được phối hợp khéo léo với nhạc Thất Âm của Tây Phương tạo nên. Đặc biệt Liên Ca Khúc Lời Kinh Nguyện Cầu được coi là một đóng góp đáng kể trong nền Thánh Nhạc Việt Nam ở hải ngoại, vì đã kết hợp tiếng ca với tiếng Sáo trúc, tiếng đàn Bầu hòa quyện với đàn Tranh nói lên tình tự dân tộc

Riêng về Thánh Ca, ông đã viết trên 600 bài để tôn vinh Chúa và ngợi ca Đức Mẹ Maria, từ bài ngắn là những Ca khúc, đến bài dài như:

-        Trường Ca Maria Suối Hồng Ân,

-        Liên Ca Khúc Thánh Nữ Đồng Trinh Maria,

-        Liên Ca Khúc Dòng Sữa Mẹ… Những nhạc phẩm Thánh Ca này có khi

ông viết dưới dạng đơn điệu, nghĩa là 1 bè, có khi dưới dạng Hợp xướng, hai, ba, bốn hoặc năm bè. Có bài ông đã soạn hòa âm cho phần đệm đàn Piano, có bài viết cả phần phối khí hòa âm cho dàn nhạc hợp tấu.

Nhạc Thiếu Nhi, ông đã viết được trên 100 bài Thánh Ca Thiếu Nhi để hát trong nhà thờ, trong các buổi học giáo lý.  

Ngoài ra, ông cũng đã viết khoảng trên 200 bài sinh hoạt ca cho Thiếu Nhi trong lãnh vực âm nhạc giáo dục, từ lớp Vườn Trẻ Mẫu Giáo đến các lớp bậc Tiểu học. Các em vừa hát vừa học với các tiêu chuẩn là dễ hát, dễ nhớ, dễ thuộc.

Trích dẫn một đoạn trong bài phỏng vấn của Song Linh.

-        Song Linh:

-        Thưa Nhạc Sĩ, xin ông cho biết ông đã đến với âm nhạc như thế nào?

-        Phạm Đức Huyến:

-        Trước hết phải cám tạ Thượng Đế đã ban cho tôi một năng khiếu khá

phong phú về âm nhạc, một thính giác với thẩm âm cao và một tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và tha nhân.

Từ đó tôi ngụp lặn trong hào quang của âm nhạc với lòng đam mê, thích thú Học nhạc - Sáng tác nhạc - Nghiên cứu nhạc - Dạy nhạc là một tiến trình lâu dài cực nhọc nhưng cũng thật huyền nhiệm dưới bàn tay quan phòng của Thượng Đế.

-        Song Linh: Trong suốt quá trình giảng dạy âm nhạc.

-         Xin Nhạc Sĩ cho biết cảm nghĩ về công việc này

-        Phạm Đức Huyến:

-        Lãnh vực âm nhạc thì mênh mông, vì thế việc giảng dạy âm nhạc cũng đa

dạng. Riêng tôi, sau khi tốt nghiệp Ca Trưởng, tôi được may mắn phụ giảng cho cố Nhạc Sư Hải Linh trong các lớp Huấn luyện Ca Trưởng, nhờ đó tích lũy thêm được một số kinh nghiệm về giảng dạy.

Đến năm 1982, cố Nhạc Sư Hải Linh ngưng dạy các lớp Ca Trưởng, nên từ đó tôi đã tiếp tục mở các lớp Huấn luyện Ca Trưởng ở nhiều nơi một lúc.

Tính cho đến tháng 9/1990, ngày lên đường sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, tôi đã dạy xong 37 lớp đào tạo Ca Trưởng cho nền Thánh Nhạc Việt Nam.

Song song với việc giảng dạy các lớp Ca Trưởng, mấy lớp dạy sáng tác nhạc cũng thật đáng ghi nhớ, mà điển hình là đào tạo thêm được một số nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng như:

Nhạc sĩ Vũ Đình Ân, nhạc sĩ Lê Hà, nhạc sĩ Ân Đức
Bên cạnh đó nhạc sĩ Phạm Đức Huyến cũng đã viết được một bộ sách về Kỹ

Thuật Điều Khiển Hợp Ca gồm 3 cuốn dùng làm giáo trình cho chương trình huấn luyện 3 cấp Ca Trưởng.
          -    Song Linh:

-        Thưa Nhạc Sĩ, thật là thú vị và đầy ngạc nhiên đối với một số người biết

sự thành công lớn lao của ông trong lãnh vực Thánh Ca, bây giờ được nghe các ca sĩ như Vũ Khanh, Ý Lan, Giao Linh, Thanh Vân... hát những bài ca trữ tình của ông thật đặc sắc. Xin ông cho biết ý kiến về lãnh vực này?
-    Phạm Đức Huyến:

-        Tình yêu vẫn luôn là đề tài muôn thuở cho mọi thời đại, cho các giới

Văn, Thi, Nhạc sĩ. Tình yêu lứa đôi thật thơ mộng đậm đà, nhưng cũng đầy nước mắt, đau buồn và ngang trái. Tình yêu quê hương thật cao đẹp và tuyệt vời, đầy oai hùng và bi tráng. Những yếu tố trên đã là nguyên động lực tạo nên một kho tàng âm

nhạc với biết bao tác phẩm bất hủ.

-        Song Linh:

-        Riêng về hai nhạc phẩm Liberty & When Can I Be Reunited with My

Mother? Mà Nhạc sĩ đã phổ từ thơ tiếng Anh của Thi sĩ Minh Viên mới được hãng đĩa HillTop Records, Hollywood chọn vào Album america vừa mới phát hành khắp

nơi, hai tác phẩm này được đánh giá như thế nào?

-   Phạm Đức Huyến:

-   Từ ngày bước chân tới Hoa Kỳ năm 1990, tôi nghĩ rằng đây là dịp may cho

tôi có nhiều cơ hội để nghiên cứu thêm về âm nhạc Hoa Kỳ và Thế giới.

Tôi đã dành ra 5 năm để nghiên cứu (research) về kỹ thuật điều khiển dàn nhạc, về sáng tác, hòa âm, đối âm, tẩu pháp và các thể loại âm nhạc. Nghiên cứu để rút ra những gì tinh túy nhất và thích hợp nhất với ngôn ngữ của mình, với lối điều khiển hợp ca của mình... và tìm cách ứng dụng vào lãnh vực âm nhạc của mình sao cho mỗi ngày một phong phú và thích nghi hơn.

Điều này đã được khẳng định khi hãng đĩa HillTop Records, Hollywood

đã chọn hai bài nhạc của tôi vào Album america với lời nhận xét về hai bài Liberty & When Can I Be Reunited with My Mother? Như sau: 'The musicians and arrangers have all told me how much they appreciate 'Libertý. We feel sure that 'Libertý will be a highlight of the album.

-        We think your material is excellent'.

-        Đó là lời nhận xét của ông Tom Hartman, nhà sản xuất đĩa nhạc.
Với album 'Country Magic' của hãng đĩa HillTop Records này, sẽ phát

hành vào những tháng tới, cũng đã chọn hai tác phẩm của tôi, đó là bài

-        The River, thơ của Thi sĩ Minh Viên và bài

-        Sounds of a lonely Bird, thơ của Nhà thơ Hoàng Ngọc Văn, do Ngô Đa

 Thiện chuyển dịch sang Anh Ngữ.

Ông cũng đã ký hợp đồng với hãng đĩa AMERECORDS thêm hai bài hát nữa.

-        Thứ nhất là bài (A Former Photograph) thơ Ngọc An và Ngô Đa Thiện chuyển dịch.

-        Thứ hai là bài (Homeland Love) thơ Hoàng Ngọc Văn, Ngô Đa Thiện.

Được biết bài thơ “Tình Quê” (Homeland Love) của nhà thơ Hoàng Ngọc

Văn đã được chuyển ngữ và chọn đăng trong tuyển tập The International Library of Poetry trước đây ít lâu.

Ông cũng đã ký hợp đồng với hãng đĩa Hollywood Stars Music Productions cùng với hai tác phẩm, đó là bài (When Can I Return to My Native Country?) Bài này được ông phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Minh Viên.

Còn bài thứ hai là một tác phẩm lớn:

Trường ca “Diana, Princess of Wales” phần ca từ được phổ từ thơ tiếng Anh do Tiến sĩ Dư Phước Long sáng tác, nói về cuộc đời của Công Nương Diana từ lúc còn là một thiếu nữ vô tư kiều diễm, đến lúc gặp và kết hôn với Thái tử nước Anh, một cuộc tình đầy những hào quang nhưng cũng tràn ngập bóng tối và đổ vỡ.

Rồi kết cục là cái chết tức tưởi của Công Nương Diana trong sự tiếc nuối của bao người. Trải qua những đột biến cuộc đời của một con người như công nương Diana, nên phần âm nhạc cũng được vận dụng nhiều thể loại khác nhau cho phù hợp với từng giai đoạn của đời người.

Trường ca này là một sự tổng hợp hòa điệu của nhạc Thất âm, nhạc Ngũ âm Việt Nam cùng với những giai điệu cổ của nhạc Bình ca, được Ban Hợp Xướng và Dàn Nhạc Hợp Tấu trình diễn trải dài trong hơn 40 phút.

Nói thêm về nhạc tiếng Anh của Nhạc sư Phạm Đức Huyến, ông sử dụng bút hiệu Joseph Huyen Pham thì còn nhiều bài hát đã được đưa vào những Album của Mỹ ở Hollywood và phát hành khắp nơi trên thế giới như Your Eyes, You and I, The Finest Work, Thank You God, Life’s Road, Christmas Prayers, Winter Night Song, Without You, You Wouldn’t Understand…

-        Song Linh:

-        Xin Nhạc Sĩ cho biết đôi nét về dự tính, ước vọng tương lai, trong khi

những đóa hoa âm nhạc đang nở rộ trong tâm hồn ông?

-        Phạm Đức Huyến:

-        Ước vọng tha thiết nhất của tôi là luôn luôn muốn chia sẻ những kiến thức

của mình về sáng tác nhạc và kỹ thuật Điều Khiển Hợp Ca cho các bạn trẻ khắp nơi qua các lớp sáng tác và các lớp ca trưởng, hầu góp phần nhỏ bé của mình cho vườn hoa âm nhạc Việt Nam bao la nói chung, nền Thánh Nhạc Việt Nam nói riêng mỗi ngày thêm phong phú và đầy hương sắc.

Song song với việc giảng dạy âm nhạc, tôi sẽ cố gắng thực hiện bộ DVD dạy về 'Kỹ Thuật Điều Khiển Hợp Cá cho 3 cấp:

-    Một bộ DVD cho lớp Ca Trưởng cấp I

-        Một bộ DVD cho lớp Ca Trưởng cấp II.

-        Một bộ DVD cho lớp Ca Trưởng cấp III.

Công việc này phải kéo dài trong nhiều năm mới hoàn thành được.

-        Linh mục Vũ Liễu nhận xét:

-        Tài năng của thầy Huyến về phương diện âm nhạc thật qúa dồi dào đặc biệt trong lãnh vực Thánh nhạc

-        Ông lại hào phóng, không cất giữ cho mình mà sẵn sàng san sẻ với người khác.  Thật sự, ông đã dùng tài năng Chúa ban để làm lợi cho Chúa.

Bài viết theo dạng biên khảo

Louis Tuấn Lê

Tháng 10 năm 2023

 

Tham Khảo

Tài liệu sưu tầm trên Google Search

Qua hai bài viết của Song Linh và Nguyên Hồng



Bài Thánh Ca; Trinh Vương Maria

Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến



When Can I Be Reunited with My Mother
(Khi nào đoàn tụ với Mẹ Tôi - Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến)

Trường Ca Thánh Nữ Maria - Đoạn 1&2

Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến điều khiền ca đoàn



Thờ Lạy Chúa Tình Yêu - Nhạc Phạm Đức Huyến

Ca sĩ Thanh Hoài trình bày



Maria Nữ Vương Thiên Đàng - Nhạc Phạm Đức huyến

Ca Đoàn Thiên Thanh

Ánh Sáng Tin Mừng - Thanh Hoài
Nhạc Phạm Đức Huyến - Ca khúc mới 2023


Lê Tuấn: Cuộc Sống Thi Ca
Chia sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét