Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

Giới Thiệu Nhạc Sĩ Trần Đại Bản

 Giời thiệu nhạc sĩ Trần Đại Bản.





        Tôi và nhạc sĩ Trần Đại Bản có duyên gặp gỡ trên diễn đàn Văn Bút Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Tuổi đời của ông lớn hơn tôi 5 tuổi, do đó tôi xem ông như người anh, mặc dù chúng tôi có chung một tâm hồn yêu thích văn học nghệ thuật. 
        Tôi cũng tập tành sáng tác vài ca khúc trong thời gian tù đầy "tập trung cải tạo" 1975-1983, tôi viết nhạc bằng cây đàn thùng Guitar tự đóng rồi viết nốt nhạc trên tờ giấy bao xi măng, vậy mà tôi cũng viết khoảng 10 ca khúc, sau này tôi có làm thành một Album nhạc, trong đó có ba ca khúc mở đầu là nhạc và lời của tôi, còn lại 7 ca khúc các nhạc sĩ phổ thơ của tôi, thời gian trong tù không có phương tiện, làm gì có soft ware viết nhạc như thời hiện tại. 
        Tôi không phải là nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc như ông, tuy nhiên tôi viết rất nhiều thơ, hình như tôi và ông chưa có duyên hội ngộ "Thơ - Nhạc Giao Duyên" do đó chưa có bài thơ nào lọt vào mắt của nhạc sĩ Trần Đại Bản, để có sự rung động phổ nhạc.
        Hôm nay tôi trân trọng giới thiệu Nhạc sĩ Trần Đại Bản, người nhạc sĩ đa tài ông đã viết hàng trăm ca khúc, với đũ thể loại nhiều giai điêu khác nhau. Âm nhạc của ông thật bao la, dễ đi vào lòng người, làm xao xuyến cho người thưởng thức qua từng giai điệu âm nhạc của Tràn Đại Bản.
        Thật ngạc nhiên khi đọc qua vài nét giới thiệu về gia đình của nhạc sĩ, về cô con gái của nhạc sĩ người đã nối nghiệp cha, đó là nhạc sĩ Trần Uyên Thi, mà tôi đã thưởng thức qua ca khúc (Trước cuộc đời hôm nay) một giai điệu rất hay.
        Xin mời đọc qua phần tiểu sử ngắn gọn của nhạc sĩ 
        Trần Đại Bản.
                                Cuộc sống và thi ca.

Tiểu sử:

Trần Đại Bản, sinh ngày 25/12/1943 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên.

1962-1963: Hiệu Trưởng trường Trung Học Tư Thục Đức Trọng, Lâm Đồng, Đà Lạt.

1964-1967: dạy học tại trường Trung Học TT Thăng Long, Văn Học Đà Lạt.

Nhập ngũ theo Lệnh Tổng Động Viên 1967. Ra trường khoá 26/SVSQTVK/Thủ Đức, cấp bậc Chuẩn Uý.

Chức vụ sau cùng, Trưởng Ban Điều Hành kiêm Sĩ Quan Phụ Tá Phòng Tổng Quản Trị Tiểu Khu Tuyên Đức cho đến 30/03/1975 (ngày di tản), cấp bậc Đại Uý.

05/1975-04/1980: tù cải tạo tại Tổng Trại 8. Sông Pha, trại Hàm Trí, Trại A30, Tuy Hoà, Phú Khánh.

22/02/1990: đến Hoa Kỳ theo diện H.O.I

09/1991-07/1993, làm việc tại CACI International Inc…, Rosslyn, Arlington, Virginia.

chức vụ: Litigation Document Coder.

07/1993-12/2012: làm việc tại các trường Trung và Tiểu Học tại Virginia. Chức vụ sau cùng Building Supervisor (5 năm).

2012-2015: Trưởng Ban Văn Nghệ Hội Cựu SVSQ/TVK Thủ Đức.

2016 đến nay: Hội viên Hội Cao Niên – Uỷ viên Thường Trực (2016-2018).

    

Xin giới thiệu 
Album Sài Gòn Của Tôi
10 ca khúc của
Nhạc Sĩ Trần Đại Bản
Editor Lê Tuấn thực hiện




Tiếp theo là những ca khúc riêng lẻ
Cuộc sống thi ca. Sưu tầm trên Youtube


Thiên thu rót mật



Mùa thu phía trước


Sài Gòn Của Tôi


Trời Đã Sang Mùa


Tống Biệt Hành - Thơ Vi Khuê
Nhạc Trần Đại bản


Nghe ca khúc tựa đền Tống Biệt Hành, 
nhưng lời thơ thì hoàn toàn khác với 
Tống Biệt Hành của Thanh Tâm, tôi xin chia sẻ bài thơ 
Tồng Biệt Hành của Thanh Tâm

Tống Biệt Hành

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng…

– Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!

Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cùng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót

Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say…

Mây thu đầu núi, giá lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm
Ngừng ở ven trời nghe tiếng khóc
Tiếng đời xô động, tiếng lòng câm.

Tác Giả: Thanh Tâm


Xin mời đọc những vần thơ của
Nhạc Sĩ Trần Đại Bản

TÌNH YÊU MÃI MÃI
(Cảm xúc khi đọc một bài thơ)

Những hạt mưa buổn thánh thót rơi,
Lá thu theo gió rụng bên đồi.
Từng đàn ô thước bay về tổ,
Theo đám mây trôi tận cuối trời.

Em ở nơi này, anh ở đâu?
Bao năm xa cách tím thu sầu.
Tình xanh tha thiết đâu còn nữa,
Lỗi hẹn nay đành hẹn kiếp sau!

Em nhớ ngày xưa anh khẻ nói’
Anh hứa yêu em đến trọn đời.
Hai đứa cùng nhau thề hẹn ước,
Nhìn anh lệ ứa lúc ra khơi.

Rồi tháng năm trôi về dĩ vãng,
Tình yêu muôn kiếp vẫn em mang!
Tình trong giây lát hằn ghi dấu,
Yêu mãi ngàn đời lệ chứa chan.

Em hỏi tình này anh nhớ không?
Bao năm xa cách vướng tơ lòng.
Ngưu Lang, Chức Nữ mùa thu đến,
Em vẫn phương này, lệ nhớ mong!

Đại Bàng
Trần Đại Bản

ĐÀ LẠT NIỀM THƯƠNG VÀ NỖI NHỚ


Đà Lạt bây giờ xa quá xa,
Tiếc nhớ, ai không khỏi ngậm ngùi.
Văn Học, Thăng Long, trường xưa cũ,
Đức Trọng,Văn Khoa, nhớ một trời.

Từ chốn lao tù tôi trở lại,
Thành phố u hoài vắng tiếng ca.
Những người bạn cũ nay đâu cả?
Học trò tản mạn bốn phương xa!

Tôi đi trong nỗi niềm cô quạnh,
Người thấy tôi chào- mắt ngó lơ.
Có lẽ người ta vì quá sợ,
Sợ vì liên hệ, phải làm ngơ?

Một hôm trên bến xe đò xuống,
Người lính năm xưa ngó sững sờ.
Chạy đến ôm tôi, buồn nức nở :
“Đại uý trông gầy, quá khác xưa!
Đại uý làm gì nên tội nhỉ?
Mà sao tù tội đến bây giờ?”

Ba, bốn công an nhìn soi mói,
Vội vàng tôi nói lãng, chặn lời:
“Hôm nào rảnh rỗi anh thăm viếng,
Sẽ cùng tâm sự nỗi niềm riêng.”

Vật đổi, sao dời nay mới thấy,
Giáo sư môn toán dạy cùng trường.
Tôi muốn hỏi thăm, thầy ái ngại,
Áo bằng bao cát đã sờn vai!
Xe đẩy, thân, yên đầy bao bị,
Ve chai kiếm sống, kiếp lưu đày!

Buồn gởi vần thơ lên trang giấy,
Nhớ về dĩ vãng, tháng năm trôi.
Nay ta yên sống phương trời mới,
Đà Lạt, dành riêng một góc trời.

Trần Đại Bản (2013)


TÌNH YÊU VÀ MÙA HẠ

Mỗi năm hè đến tôi còn nhớ
Ngày đó còn mang tuổi học trò
Mùa hoa Phượng nở mùa ly biệt
Có kẻ theo chồng tuổi mộng mơ
Hạ đến rồi đi, hè trở lại
Bao lần tạm biệt tiễn người đi
Buồn vui lưu bút ghi trang giấy
Kỷ niệm ngàn năm để nhớ hoài
Lại một đêm hè trên phố xưa
Gặp người em gái núp che mưa
Hai đứa quen nhau từ dạo ấy
Tình yêu chấp cánh nói sao vừa
Mỗi lần hò hẹn anh còn nhớ,
Bóng dáng em xưa vẫn đợi chờ.
Đôi bờ vai nhỏ, ôm hôn má,
Dưới bóng trăng thề vương ý thơ
Một hôm em nói theo cha mẹ,
Về chốn quê nhà cách biệt xa.
Hai đưa hai nơi sầu lẻ bóng,
Tình thư trao đổi vẫn đậm đà
Ngày tháng xa rồi anh vẫn trông,
Thư xanh em gởi ấm tơ lòng.
Nhưng rồi thư đến không nhiều nữa?
Em bỏ tình anh đi lấy chồng!
Tình yêu tuổi trẻ là như thế,
Mấy ai quên được mối duyên đầu?
Tình yêu vĩnh viễn trên trần thế,
Tinh đầu bất diệt, nhớ thiên thu!

Virginia, June 4th 2020
Đại Bàng

QUÊ HƯƠNG và THẢM HỌA
Thơ Đại Bàng

Lâu quá không về thăm xứ Huế,
Nhớ ngày cắp sách tuổi còn thơ.
Nhớ trường học cũ bên sông nhỏ,
An Cựu trường xưa vẫn ngóng về.


Thành Nội đền xưa hồn cố quốc,
Tịnh Tâm sen tỏa ngát mùi hương.
Văn Lâu réo rắc chèo khuya nước,
Nam Bình ai oan khúc thê lương.


Mậu Thân giặc đến gây tai họa,
Trương Tiền nhịp gãy cách ngăn đôi.
Mồ chôn tập thể dân vô tội,
Năm ngàn chôn sống bãi tha ma.


Ngự Bình xác chết nằm phơi nắng,
Quanh những đồi hoang vết máu dầy.
Nhà thờ núp bóng người di tản,
Lũ giặc nằm vùng đến trói vây.

Vĩ Dạ ngủ say gà chưa gáy,
Bờ lau bụi chuối ngã sau hè.
Giặc về giết hại người đồng loại,
Máu đã vung tràn khắp cỏ cây.


Ai về xứ Huế cho tôi nhắn,
Gửi bó hương hoa đến nguyện cầu.
Hồn thiêng sông núi còn ghi dấu,
Người Huế muôn đời vẫn thấm sâu./.

Đại Bàng
Trần Đại Bản


ĐẤT NƯỚC TA ƠI!

Việt-Nam ta nhỏ bé,
Với lịch-sử lâu đời.
Biển nuôi ta là mẹ,
Mất biển hết ra khơi!

Mác-Lê nói giải-phóng,
Cho thế-giới loài người.
Thực chất là hoang tưởng!
Trong thế kỷ hai mươi.

Bốn ngàn năm Văn-Hiến,
Ông cha dựng cơ đồ.
Từ ngày búa liềm đến,
Đất nước càng xác xơ!

Biển đảo không còn nữa,
Dân tình quá điêu linh.
Bao nhiêu năm mở cửa,
Vẫn chưa thấy bình minh.

Hiến-Pháp thiếu rõ ràng,
Giải trình theo nhiều lối.
Người dân đưa lên mạng,
Bắt nhốt đồn công-an!

Luật biểu tình cho phép,
Trong Hiến-Pháp có ghi.
Biểu tình vẫn bị dẹp!
Khi người dân thực thi.

Bao người dân vô tội,
Dưới chế độ độc tài.
Biến người dân vô tội,
Thành tử tội tương lai!

(Bốn câu sau…đấu tranh cho tử tù Hồ Duy Hài 
hiện đang được nhiều người dân trong nước và Hải ngoại ủng hộ)

Đại Bàng
Trần Đại Bản


THÁNG TƯ ĐEN

Tháng Tư năm ấy xa rồi,
Nhìn về quê cũ đứng ngồi không yên.
Tháng Tư là THÁNG TƯ ĐEN,
Bây giờ lãnh đạo càng hèn hơn xưa.

Giặc Tàu ức hiếp dân ta,
Từ trong đất nước, ngoài là biển đông.
Nông dân cực khổ ra đồng,
Đến ngày gặt hái chỉ mong được mùa.

Cầu cho mưa thuận gió hòa,
Mới mong có những đồng vào, đồng ra.
Biển đông sóng vỗ mưa rào,
Ngư dân đâu có ngày nào bình yên!

Đến khi tôm cá đầy thuyền,
Ghe Tàu đến cướp đảng quyền dửng dưng!
Ngư dân khốn khổ vô cùng,
Đảng ta vẫn cứ lạnh lùng- vô phương!

Dân oan nay đứng đầy đường,
Không nhà không cửa những phường xin ăn.
Cô – Na Vũ-Hán tràn lan,
Bao giờ mới có vinh quang ngày về!

Đại Bàng
Trần Đại Bản

Xuân Này Đến – Nhớ Xuân Xưa

Mỗi mùa xuân đến hoa đào nở
Đà Lạt năm xưa vẫn nhớ hoài
Tết đến muôn hoa đầy phố, chợ
Ly, cúc, hồng, đào ươm nắng mai
Du khách ngàn phương đến ghé thăm
Trăm hoa đua nở đón xuân về
Những tà áo mới khoe sắc thắm
Tiếng guốc khua vang rộn vỉa hè
Ngày ngày pháo nổ vui đường phố
Già, trẻ hân hoan khắp mọi nhà
Duy Tân, Minh Mạng nhiều xe cộ
Xuân Hương, Thủy Tạ lắm người qua
Đồi Cù réo gọi vi vu gió
Cánh én tung bay tận cuối trời
Trời xanh, mây trắng mùa xuân tới
Bướm lượn, vờn hoa – cũng đợi chờ
Cam Ly thác chảy rền vang tiếng
Hò hẹn xa rồi vẫn nhớ ghi
Tình yêu ngày ấy sao miên viễn
Kỷ niệm sao đành khúc “Biệt Ly”
Đà Lạt bây giờ dẫu khác xưa
Bao năm xa cách vẫn mong chờ
Mùa xuân năm ấy không còn nữa
Sớm hẹn ngày về như ước mơ!

Trần Đại Bản (Xuân 2021)


Giã Từ Đà Lạt.
Thơ Đại Bàng

Đà Lạt từ nay cách biệt rồi,
Lòng tôi lưu luyến quá đi thôi.
Đường xưa xóm vắng sân trường cũ,
Kỷ niệm trong tôi cả một trời.
Những chiều nắng đẹp trên đồi vắng,
Cành lá lưa thưa những đốm vàng.
Xuân Hương mặt nước hồ im tiếng,
Thủy Tạ xa mờ phủ khói sương.
Cam Ly thác đổ rền vang tiếng,
Thông reo vi vút lá vàng rơi.
Bích Câu hoa đẹp chiều thăm viếng,
Vạn Kiếp muôn đời vẫn nhớ ghi.
Mỗi mùa Xuân đến hoa đào nở,
Du khách mười phương đến ghé thăm.
Đà Lạt niềm thương và nỗi nhớ,
Người về xin gởi những vần thơ.
Tôi biết ngày đi khó trở về,
Nghìn trùng xa cách quá Người ơi!
Hẹn ước ngày mai khi trở lại,
Biết còn gặp lại cảnh, người xưa?

Đại Bàng
Trần Đại Bản


Tình Em Gái Hậu Phương
(Thân tặng những người yêu lính)

Tháng chạp còn mưa bay,
Trời rưng rưng lệ mờ.
Riêng mình em phương nay,
Riêng mình em bơ vơ.

Anh xông pha chiến tuyến,
Em âm thầm quạnh hiu.
Xa xôi rồi kỷ niệm,
Anh còn yêu người yêu?

Trời còn mưa bay bay,
Nên hoa đào chưa nở.
Trời dâng buồn heo may,
Trở sầu em gái nhỏ.

Đường dài lên Pleiku,
Bao núi rừng cách trở!
Em thương xứ bụi mù,
Người em yêu ở đó!

Tháng chạp còn mưa bay,
Đường đi còn ướt nước.
Trời buồn dâng lên mi,
Tình em còn như trước.

Đường cao nguyên rừng núi,
Ánh sao trời long lanh.
Em xin làm cát bụi,
Quyện áo chiến ân tình.

Trần Đại Bản (Mùa Đông 2021)

VŨ HÁN VIRUS KINH HOÀNG

Cô Na từ Vũ Hán,
Gieo rắc nỗi kinh hoàng.
Ôi hồn ma Vũ Hán,
Gào thét suốt canh thâu.
Những xác thân đổ xuống,
Khắp lối xóm vỉa hè.
Những dịch nhân đến muộn,
Sắp hàng dài lê thê.
Cuối cùng rồi sẽ chết!
Bác Sĩ cũng phải hàng.
Người người đều mỏi mệt,
Biết ai mà kêu than!
Bốn mươi lò hỏa táng,
Liên tục suốt ngày đêm.
Thiêu xác người không ngán!
Bầu trời đầy quạ, kên.
Hỡi Thượng Đế đâu rồi!
Hãy xuống cứu trần gian.
Những người dân vô tội,
Đại dịch đã tràn lan!
Vi-rus từ Chai-na,
Gieo rắc khắp địa cầu.
Thiên tai hay nhân họa?
Loài người đi về đâu?

Đại Bàng
Trần Đại Bản
Virginia, March 20th, 2020



Kỷ Niệm Buồn
(Câu chuyện của một nữ sinh Dalat 
yêu một SQ Trường VBQGDL, 
mới ra trường không được bao lâu, 
đã tử trận trong cuộc chiến MHDL 1972)

Chiều buồn lang thang theo gió vàng rơi
Đường về mênh mang theo bóng chiều trôi
Xa cách bao năm người ơi
Gởi cánh chim bay về nơi
Kỷ niệm đầy vơi thương nhớ

Lòng buồn man mác theo ánh chiều rơi
Lạnh lùng sương rơi che kín hồn tôi
Cánh bướm tung bay trời mây
Bao lá thư xanh còn đây
Kỷ niệm nhớ nhung vô vàn

Quê hương dài chinh chiến
Ôi ngày chinh chiến lúc chia phôi
Dù ngày tháng năm dài
Vầng trăng chia cách nay còn thắm duyên

Mùa đông năm ấy cây lá tả tơi
Người bạn năm xưa mang đến buồn tin
Anh ấy nay không còn đâu
Chỉ có bao nhiêu vần thơ
Kỷ niệm sẽ không phai mờ

Trần Đại Bản (Mùa Thu 2020)



Cố Văn Thi Sĩ VI KHUÊ và phu quân cố Nhà Báo CHỮ BÁ ANH 
có công rất lớn trong việc Phát huy và Bảo tồn VĂN HOÁ VN.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Bà vĩnh biệt chúng ta được 2 năm, HT muốn giới thiệu đến quí vị một bài thơ của bà do Nhạc sĩ TRẦN UYÊN THI 
(ái nữ của Văn Hữu TRẦN ĐẠI BẢN và cũng là cháu ruột của bà) phổ nhạc.
Một điều mà HT rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ.TRẦN UYÊN THI phổ nhạc bài hát này khi cô mới 13 Tuổi và trình làng bài hát năm 14 tuổi (Lúc đó cô chỉ học nhạc với Thân phụ)
Với riêng HT cả NHẠC và LỜI cùng Ca SĨ trình diễn đều rất hay.Xin mời quí vị thưởng thức để tưởng nhớ đến VĂN THI SĨ VI KHUÊ.
Thân mến
Hồng Thuỷ

Chúc mừng Văn Hữu TRẦN ĐẠI BẢN 
và Hiền thê có ái nữ là một Nhạc Sĩ tài hoa.

TRƯỚC CUỘC ĐỜI HÔM NAY
Thơ VI KHUÊ. Nhạc TRẦN UYÊN THI











Mùa Xuân Cội Mai Già
Thơ: Phan Khâm
Nhạc: Trần Đại Bản
Ca sĩ : Đông Nguyễn

Kính mời quý anh chị thưởng thức nhạc phẩm
KỶ NIỆM BUỒN
do thi nhạc sĩ TRẦN ĐẠI BẢN sáng tác






 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét