Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

Hai Bà Trưng - Hai Vị nữ Anh Hùng Đầu Tiên Khởi Nghĩa Chống Giặc Tầu

Hai Bà Trưng - Hai Vị Nữ Anh Hùng Khởi Nghĩa Đầu Tiên.




Trưng Nữ Vương


Bốn mảnh quần hồng vang vó ngựa
Voi dày ngựa xéo bụi tung bay
Tuốt gươm bạt gió xa ngàn dặm
Chém xuống quân thù khiếp sợ thay.

Ngang dọc quê hương trời lửa hận
Giặc Tàu khiếp sợ bỏ cân đai
Hán quân tứ hướng cuồng chân chạy
Bờ cõi tung hoành một sớm mai.

Máu đỏ trắng xương thù báo quốc
Ngai vàng ngự trị bảo an dân
Nữ vương chấn giữ An Nam quốc
Đuổi bóng quân thù bọn Hán gian.

Giọt lệ ngàn năm vẫn ngậm ngùi
Hồn nơi chín suối rạng danh người
Hai Bà nữ tướng hồn dân Việt
Ngọn đuốc soi gương sáng rạng ngời.

Tế Luân
Tưởng nhớ Hai Bà Trưng
03-15-24


Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40 đầu Công nguyên. 
Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử dân tộc người phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, xưng Vương dựng nước cũng là phụ nữ.

1- Đầu tiên là Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40-43. 
Như vậy từ khi Triệu Đà đặt ách đô hộ lên nước ta tư năm 207 trước CN, phải 247 năm sau, nước ta mới có cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Hai Bà Trưng chống nhà Hán.

2- Thứ hai là Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248
tức là sau 245 năm kể từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Tại sao cả hai cuộc khởi nghĩa đầu tiên đều do các phụ nữ Việt Nam
Thật kỳ lạ, cả hai cuộc khởi nghĩa đầu tiên này, đều do các phụ nữ tiến hành, cho thấy phụ nữ Việt Nam rất mạnh mẽ.
Phải chăng điều này bắt nguồn tư chế độ Mẫu quyền từ thời Hùng Vương ở nước ta?

3-Thứ ba, Khởi nghĩa Lý Bí-Lý Nam Đế,
Hay còn gọi là nhà Tiền Lý, năm 544-602, sau khởi nghĩa Bà Triệu 298 năm. Lý Nam Đế đánh thắng nhà Lương, tự lên làm Vua, đặt tên nước là Vạn Xuân.

4- Thứ tư, khởi nghĩa Mai Hắc Đế 
Cùng con trai là Mai Thúc Huy, quê Hà Tĩnh, năm 722, sau khởi nghĩa Lý Nam Đế 120 năm. Năm 723, ông Mai Hắc Đế ốm, mất, khởi nghĩa bị nhà Hán đập tắt.

5- Thứ năm, khởi nghĩa Phùng Hưng-Bố Cái Đại Vương năm 791
Sau khởi nghĩa Mai Hắc Đế 69 năm. Ông Phùng Hưng quê làng Đường Lâm, Sơn Tây, sinh năm 761, có sức mạnh, và nhân từ, độ lượng, được nhân dân ta yêu mến.

6- Thứ sáu, khởi nghĩa cha con Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, năm 906-923
Sau khởi nghĩa Phùng Hưng 104 năm.
Ông Khúc Thừa Dụ quê ở Hải Dương, là người hào kiệt, nhân từ, độ lượng, được nhân dân yêu mến. Năm 906, nhà Đường bên Tàu rối loạn, suy yếu, nội chiến liên miên. Trong 52 năm, từ năm 907 đến năm 959, bên Tàu có tới 5 triều đại tranh ngôi nhau, nên sử Tàu gọi là thời Ngũ Quí.

7- Thứ bảy, khởi nghiã Ngô Quyền, năm 938
Sau ông Khúc Thừa Mỹ 21 năm, chấm dứt thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.
Có thể nói, nếu không có vai trò yêu nước của cha con ông Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, thì không thể có khởi nghĩa Ngô Quyền. Vì ông Ngô Quyền nguyên là tướng của ông Dương Diên Nghệ, và Dương Diên Nghệ là tướng của Khúc Hạo.
Ngô Quyền cùng quê làng Đường Lâm, Sơn Tây với ông Phùng Hưng, sinh năm 899, sinh sau ông Phùng Hưng 138 năm.
Ông Ngô Quyền là vị tướng tài của ông Dương Diên Nghệ, được ông Dương Diên Nghệ gả con gái cho.
Năm 937, Kiều Công Tiễn ám sát chết ông Dương Diên Nghệ, ông Ngô Quyền cầm quân giết được Kiều Công Tiễn, trả thù cho chủ, và tự phong là Ngô Vương năm 938.
Năm 939, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh Ngô Quyền, tướng Nam Hán Hoằng Thao chỉ huy.
Ngô Quyền cho cắm cọc gỗ bịt sắt trên sông Bạch Đằng, đánh tan quân Nam Hán, giết được Hoàng Thao, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.
Công lao của Ngô Quyền thật là to lớn.
Năm 944, Ngô Quyền ốm, mất, khi 45 tuổi.

Bán Nước
Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng 
là công hàm do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm văn Đồng gửi cho Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Công hàm này được gửi sang Trung Quốc bằng  điện báo, sau đó sáng ngày 21 tháng 9 năm 1958, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc Nguyễn Khang đã trình công hàm này cho Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Cơ Bằng Phi. Trong công hàm này Thủ tướng Phạm Văn Đồng thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai biết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "tán thành và tôn trọng" "bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc".

Cộng Sản Việt Nam“Bán nước” 
để “cứu Đảng” qua “Hội nghị Thành Đô”
Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và phía Trung Cộng gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng.
Hội nghị này thực chất là lễ cam kết một loại “công hàm Phạm Văn Đồng” khác.



-Hàng năm, đến ngày 6 tháng 2 âm lịch, dân chúng Việt Nam lại nhớ đến ngày lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng. Đây là một ngày Lễ lớn chính thức trước 1975. Công tư sở và các trường học đều đóng cửa nghỉ lễ. Tại Sài Gòn và các tỉnh lớn đều có tổ chức lễ Kỷ Niệm Hai Bà rất trọng thể. Ngoài ra, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa còn công nhận Ngày Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng là Ngày Phụ Nữ Việt Nam. Vì thế, các bà các cô đều cảm thấy hãnh diện, tự hào vô cùng trong ngày lễ kỷ niệm Hai Bà.

Tại Hải Ngoại, ngày Lễ Kỷ niệm Hai Bà cũng được tổ chức trang nghiêm tại những địa phương, cộng đồng có đông nhiều người Việt cư ngụ. Riêng tại miền Bắc Cali, năm nay 2024, có 2 nơi tổ chức, để nhắc nhở và nhớ ơn công đức Hai Bà.

Theo sách sử, Bà Trưng Trắc và Bà Trưng Nhị là hai chị em, con quan Lạc Tướng ở Huyện Mê Linh, Phong Châu. Năm 34 Thái Thú Tô Định được vua Hán Quang Vũ sai sang trấn nhậm quận Giao Chỉ. Tô Định là người bạo ngược, chính trị tàn ác nên dân Giao chỉ rất oán hận. Đến năm 40, Tô Định giết ông Thi Sách cũng là con Quan Lạc Tướng, người quận Châu Diên (Vĩnh Yên) , là chồng Bà Trưng Trắc. Vì nợ nước, thù nhà, Bà Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, đem quân đánh thành Liên Lâu, khiến Tô Định và quân Đông Hán phải bỏ quận Giao Chỉ, chạy trốn về Tàu.

Lúc bấy giờ, các quận Cửu Chân, Nhật Nam (thuộc Việt Nam), và Hợp Phố (Quảng Đông), cùng hưởng ứng nổi lên theo Hai Bà. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà đã hạ được 65 thành trì. Hai Bà được tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh, tức là Trưng Nữ Vương.




Ba năm sau (năm 43), vua Hán sai Mã Viện chỉ huy một lực lượng quân sự đông đảo, đào rừng khoét núi kéo sang đánh báo thù và xâm chiếm nước ta. Tại mặt trận Lãng Bạc, quân Hai Bà thua, phải rút về Cấm Khê cố thủ. Mã Viện tiến quân vây đánh, quân Hai Bà tan vỡ, chạy đến xã Hát Môn, huyện Phúc Lộc (Sơn Tây), Hai Bà phải gieo mình xuống sông Hát Giang tự trầm để bảo toàn danh tiết. Bấy giờ là ngày mồng 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43 Tây Lịch). Hiện nay có nhiều đền thờ Hai Bà ở nhiều nơi trong nước, kể cả ở nước ngoài và bên Trung Quốc tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu và Hồ Nam dưới hình thức "Đạo Kính Vua Bà!" để ghi tạc công đức của hai vị nữ anh hùng dòng giống Việt .

Kỷ Niệm Hai Bà Trưng, chúng ta học được những bài học ý nghĩa như sau:



- Thứ nhất là tinh thần kiên trì bất khuất chống ngoại xâm dành quyền độc lập của dân tộc Việt Nam: Nhà Hán diệt nước Nam Việt năm 111 trước Tây Lịch, thi hành một chính sách đô hộ và đồng hoá dân ta rất là tàn bạo. Sau 151 năm kiên nhẫn chịu đựng, dân Lạc Việt đã cùng nổi dậy theo phò Hai Bà đánh đuổi ngoại xâm, đúng với tinh thần "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", và "Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách". Hai Bà Trưng đã mở đường độc lập cho nước nhà.

- Thứ hai là tinh thần bình đẳng, bình quyền dân tộc: Hai Bà thuộc nữ giới, mà người Hán thời đó coi rẻ như trẻ nít " nhi nữ thường tình", nhưng đối với dân tộc Việt, đã không hề có sự phân biệt trai, gái, gìa trẻ, lớn bé, tất cả cùng đứng lên theo phò Hai Bà đánh giặc. Phải đợi hàng ngàn năm sau, tinh thần "bình đẳng, bình quyền" này trên thế giới mới được nhiều quốc gia công nhận.

- Thứ ba là cuộc đấu tranh vì chính nghĩa luôn luôn được dân tộc Việt Nam yểm trợ: Chúng ta phân biệt "đấu tranh" khác với "chiến tranh". Chiến tranh là sức mạnh của kẻ xâm lược dùng bạo lực xâm chiếm và cai trị theo đường lối riêng của họ, còn đấu tranh là vũ khí tự vệ của người dân bị áp bức, là vũ khí bảo vệ hoà bình. Toàn dân Lạc Việt nổi lên theo Hai Bà đánh giặc chính là cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa.

- Thứ tư là ý thức, trách nhiệm và danh tiết của nhà lãnh đạo: Hai Bà lãnh đạo toàn quân, toàn dân vào cuộc kháng chiến đánh đuổi Hán quân, chắc chắn phải ý thức được việc mình làm là đúng, là chính nghĩa. Vì thế, trước sau như một, Hai Bà đã giữ đúng trách nhiệm và danh tiết của nhà lãnh đạo, thà chết chứ không chịu khuất phục kẻ thù. Đây chính là bài học quý giá đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam đấu tranh cho sự tự do công bằng xã hội trong nước.




Nhân ngày 6 tháng 2 lễ kỷ niệm Hai Bà, chúng con là kẻ hậu sinh nơi Hải Ngoại, xin cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến công đức Hai Bà và xin nguyện noi gương Hai Bà. Gìn giữ giang sơn, đánh đuổi quân xâm lăng, không hèn như nhà cầm quyền CS hiện nay, bán đất, bán biển, bán nước! cho ngoại bang cốt chỉ để giữ cái ghế cai trị!

 

 Cuộc sống thi ca


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét