Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2024

Cảm nghĩ ngày Lễ Lá năm 2024

Chủ Nhật Lễ Lá







Cảm Nghĩ Ngày Lễ Lá

Lót lá đường tiếp đón người
Toàn dân múa hát vui cười vẫy tay
Trên lưng Lừa, hào quang bay
Chúa vào thành, bước đổi thay đất trời.

Thế nhân hỡi hãy tin lời
Cội nguồn cứu độ gọi mời yêu thương
Ngước lên thiên Chúa noi gương
Đời người nhân thế vô thường trần gian.

Giu Đa bán Chúa mấy ngàn
Đồng tiền bất chính đổ tràn máu tươi
Thay đen đổi trắng thói thời
Địa ngục khi chết, đời đời không tha.

Chúa vào thành, vạn lời ca
Lá xanh rải xuống đường xa đón ngài
Đau thương chờ đợi ngày mai
Treo thân thập gía, mũ gai trên đầu.

Ngày hôm sau vạn nỗi sầu
Vết đinh rướm máu, nhiệm mầu nhân sinh
Chết trên thập giá nhục hình
Ba ngày sau, Chúa phục sinh lên trời.

Cậy ơn cứu chuộc loài người
Cúi xin thiên Chúa nhận lời cầu xin
Cho con kiên định đức tin
Tình thương Thiên Chúa trái tim tôn thờ.


Tế Luân
Ngày Lễ Lá
03-22-24




Chúa Giêsu cưỡi trên lưng lừa vào ngày Chủ Nhật Lễ Lá để ứng nghiệm một lời ngôn sứ xa xưa và để chứng tỏ cho mọi người biết Người là vị vua ra sao.

Mỗi năm chúng ta bắt đầu Tuần Thánh với câu chuyện Chúa Giêsu cưỡi trên lưng lừa vào Chúa Nhật Lễ Lá. Hành động này có thể gây băn khoăn đối với một số người, vì thật không thể hiểu nỗi tại sao Chúa Giêsu - Đấng đã đi khắp nơi trong khi thi hành sứ vụ - lại đưa ra một lựa chọn công khai kỳ lạ đến vậy.

Tại sao Chúa Giêsu cưỡi trên lưng lừa vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá?

Lý do chính khiến Chúa Giêsu cưỡi lừa vào Chủ nhật Lễ Lá là để gợi lại lời của ngôn sứ Dacaria về Đấng Mêsia.

Nào thiếu nữ Xion, hãy vui mừng hoan hỷ!
Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò!
Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:
Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,
một con lừa con vẫn còn theo mẹ.
(Dcr 9,9)

Đó là một hành động rất có chủ ý để người dân Giêrusalem có thể nhận ra ngài.
Chúa Giêsu đã chọn cưỡi trên lưng lừa vào Chúa Nhật Lễ Lá vì một lý do cụ thể và đã vén mở cho chúng ta biết Người là ai và Người là vị vua như thế nào đối với toàn thể nhân loại.

Chủ Nhật Lễ Lá

Nhắc Nhở Chúa Nhật Cuối Tuần Này, Lễ Lá Của Người Công Giáo! Bước Vào Tuần Lễ Tử Nạn và Phục Sinh! Một Trong Những Lễ Quan Trọng Nhất Của Con Chiên Theo Chúa.


-Lễ Lá là gì? Ý nghĩa Chúa nhật Lễ Lá của người Công giáo là như thế nào? Đây là thắc mắc được rất nhiều người đặt ra. Trong bài viết dưới đây, sẽ giải đáp hết những thắc mắc này cho bạn. Hãy tham khảo nhé!


Lễ Lá là gì?

Lễ Lá (hay còn gọi là Chủ Nhật Lễ Lá, tên tiếng Anh là Palm Sunday) là ngày kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trước khi chịu khổ hình. Ngày Lễ Lá thường rơi vào Chủ Nhật trước lễ Phục sinh khoảng 1 tuần. Năm 2024, Lễ Lá rơi vào Chủ Nhật ngày 24 tháng 3.


Ý nghĩa của ngày Lễ Lá

Như đã nói, ngày lễ này để kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trước khi chịu khổ hình và chết. Theo kinh Phúc Âm, Chúa Giêsu đã cưỡi một con lừa vào thành Giê-ru-sa-lem. Khi đó những người đón mừng đã đặt áo choàng cùng những cành lá cọ trước mặt ông và đồng thanh hát “…Phúc thay là đấng nhân danh Chúa mà đến. Chúng tôi ban phước cho bạn từ nhà của Chúa…”


Theo như truyền thống của người Do Thái, lá cọ là một trong bốn loại thực vật tượng trưng cho niềm vui. Còn biểu tượng con lừa theo truyền thống phương Đông chính là con vật tượng trưng cho hòa bình, so với ngựa là con vật tượng trưng cho chiến tranh. Khi một vị vua cưỡi ngựa đi chiến đấu có nghĩa là ông đang muốn chiến tranh, còn nếu vua cưỡi lừa thì tức là ông đến trong hòa bình… Theo đó, việc chúa Giêsu cưỡi lừa tới thành Giê-ru-sa-lem trở thành biểu tượng của hòa bình, không phải một vị vua ưa chiến tranh.

Những hình ảnh đẹp của ngày Lễ lá




Một số thông tin nên biết về ngày thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá

Theo truyền thống thì việc tưởng nhớ Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem sẽ được cử hành bằng cuộc rước trọng thể. Đầu tiên, vị chủ tế sẽ làm phép lá trước, sau đó mọi người sẽ được phân phát những cành lá này. Tiếp theo, cộng đoàn cùng nhau rước kiệu diễu hành với lá cọ trên tay, điều này đại diện cho sự chào mừng Chúa Giêsu khi ông vào thành Giê-ru-sa-lem.

Trong ngày lễ này, người ta thường dùng lá cọ để thực hiện các nghi lễ. Tuy nhiên, ở các vùng miền khác nhau có thể không có lá cọ hoặc khó tìm được nên mọi người thường thay thế bằng những cành cây thủy tùng, cây liễu… Ở Việt Nam, đa số các nhà thờ đều sử dụng lá dừa.


Sau khi được phân phát, những cành lá này sẽ được giữ lại trong nhà để thể hiện niềm tin vào Chúa Giêsu. Khi cành lá khô héo thì mọi người có thể đem đến cho các cha xứ để đốt thành tro bôi trên trán (trên đầu) cho ngày thứ Tư Lễ tro vào năm tiếp theo.





Công Giáo Lễ Trọng: Tuần Chúa Tử Nạn và Phục Sinh!




1.Lễ Lá: Ngày 24/03

Ngày cử hành thánh lễ: ngày Chúa nhật trước Lễ Phục Sinh. Lễ kỷ niệm việc Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem những ngày trước khi chịu khổ hình.Lá: lá cọ. Tùy vùng không có lá cọ thì có thể dùng các loại cây khác.



2.Thứ Năm Tuần Thánh: Ngày 28/03

Ngày cử hành thánh lễ: ngày thứ năm trước Lễ Phục Sinh. Lễ kỷ niệm việc rửa chân cho môn đệ của Chúa Giêsu. Lễ diễn ra vào buổi tối, đánh dấu sự bắt đầu của Tam Nhật Thánh: một thời kỳ ba ngày, liên tưởng đến ba ngày kể từ sự chết đến sống lại của Chúa Giêsu. Tam Nhật Thánh (3 ngày trước ngày Lễ Phục Sinh): Thứ năm Tuần Thánh, Thứ sáu Tuần Thánh và Thứ bảy Tuần Thánh.



3.Lễ Chúa Phục Sinh: Ngày 31/03

Ngày cử hành thánh lễ: không cố định. Ngày lễ rơi vào Chúa nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên xảy ra vào hoặc sau ngày mà tâm của mặt trời nằm song song với đường xích đạo, vào khoảng ngày 22 tháng 3 đến 25 tháng 4 dương lịch. Lễ trọng. Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, để tưởng niệm sự kiện chết và phục sinh của Chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá.

Hết mùa chay

.

Cuộc Sống Thi Ca

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét