Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Chuyện ngắn thương tâm - Mỹ Lệ đứa con lai Mỹ.



        Chuyện ngắn Mỹ Lệ đây là một câu chuyện rất buồn, nói lên thực trạng của những đứa con lai Mỹ đã bị bỏ quên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi cộng quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam.


Tôi dựa trên một chuyện thật do người quen của tôi (sống tại xã Phước Bình - Thủ Đức) kể lại một cách vắn tắt từ năm 1983 khi ấy tôi vừa ra tù (Tập Trung cải Tạo sau 8 tám năm được về nhà) lâu ngày tôi đã quên mất câu chuyện này, vì bận rộn mưu sinh, miếng cơm manh áo, cho đến hôm nay tháng 3 năm 2024. Tôi có ý định ấn hành tác phẩm (Tuyển Tập truyện ngắn Bóng Đổ Tình Yêu và Chiến Tranh) bao gốm 10 truyện ngắn và truyện dài, tôi đã viết và layout thành quyển sách, tuy nhiên tôi nhận thấy vẫn còn hơi thiếu một câu chuyện mà tôi đã mang nặng nhiều suy tư, muốn viết ra.

Đây là lý do tôi đã viết câu chuyện mang tên MỸ Lệ, xin chia sẻ cùng qúy vị.

Mỹ Lệ 

“Mỹ Lệ là giọt nước mắt của người Mỹ bỏ rơi. Nỗi đau của trẻ con lai Mỹ, bị một bọn cộng sản Xã đội Bình Phước. Chúng bắt Mỹ Lệ là đứa con gái 4 tuổi lai Mỹ, Chúng trói đứa bé vào bụi tre, để đứa bé 4 tuổi khóc than suốt một đêm cho kiến cắn gần chết. Gần sáng hôm sau mới được dân làng cứu sống. Hãy đọc hết câu chuyện thương tâm này, để thấy được nỗi đau của những đứa trẻ con lai Mỹ” 

                                                                                                   Truyện ngắn Louis Tuấn Lê

          Isable Mỹ Lệ là một phụ nữ Mỹ gốc Việt, đã ngoài 50 tuổi, sau hơn 40 năm định cư tại Quận Cam California (Orange County) Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên bà trở về thăm lại Sài Gòn. 
       Đứng trên balcony của một khách sạn sang trọng tại Sài Gòn, nhìn bầu trời đang chuyển mưa, những tảng mây đen cuồn cuộn kết thành khối trên bầu trời từ phía xa, nếu đám mây đen này bay về hướng khách sạn chắc chắn sẽ có một trận mưa rất lớn.  
      Đã lâu lắm rồi Isabel không nhìn thấy hiện tượng này, tại Quân Cam miền Nam California (Orange County) thời tiết cũng rất ít mưa, mà nếu có mưa thì cũng không có thời gian để nhìn ngắm mưa, lúc nào cũng bận rộn công việc. 
          Chỉ có bây giờ đứng tại balcony trên tầng cao của khách sạn Sài Gòn, mới có dịp nhìn ngắm trời chuyển mưa, hình ảnh những đám mây đen đang hội tụ lại từ từ trôi về hướng khách sạn, nhìn như một tấm bạt màu đen hắc ín, căng ra trên bầu trời đang chờ phủ xuống bao trùm khách sạn, ngay trong luồng không khi Isabel cảm nhận được như có luồng gió mát mang theo hơi nước. 
           Những ngoại cảnh này đang chi phối tâm hồn Isabel, trong nội tâm có một nỗi buồn dương như cũng đang hội tụ một màu xám u buồn mà chí có Isabel mới hiểu, còn người ngoài cuộc không thể hiểu được nỗi buồn này đến từ đâu, đang chua xót cay đắng về chuyện gì. 
         Chính điểm này có thể giải thích tại sao mãi đến hơn 40 năm xa quê hương, hôm nay Isabel mới trở về thăm lại Sài Gòn xưa. 
         Ngay giây phút này bỗng đâu từ cái TV trong phòng ngủ của khách sạn, đang phát hình một buổi nhạc thính phòng, mà tiếng dương cầm thật êm dịu lại đang vang lên tiếng nhạc của một ca khúc xưa “Come back to Sorrento” một buổi chiều muộn với cơn mưa đang vần vũ lại nghe ca khúc “Trở về mái nhà xưa” nghe mà đau thắt trong tim. 
          Isabel tự hỏi trở về quê hương nơi tuổi thơ đầy đau thương và nước mắt, hay trở về nơi đâu đây? Nơi đâu mới chính là quê hương? nơi sinh ra mà thời gian sinh sống chỉ vỏn vẹn khoảng 12 năm, hay nơi quê hương thứ hai tại Hoa Kỳ cuộc sống đã kéo dài hơn 40 năm, thời gian nào nhiều hơn. 
            Thời gian có thể làm thay đổi tất cả, đó chính là chân lý. Thời gian là ngọn lửa mang đến sự sống. Nếu tự nhiên là chu kỳ vô tận của sự hình thành, phát triển, và rồi tan biến, thì cuộc sống trở thành một dòng chảy thời gian không ngừng, không lặp lại. Thời gian kết nối chặt chẽ với tuổi tác, mỗi người đều sẽ trải qua sự già yếu, làm cho những thói quen trở thành một khoảnh khắc quý giá. 
          Mỹ Lệ lần đầu tiên trở về thăm Sài Gòn sau hơn 40 năm kể từ ngày rời bỏ quê hương, trong tâm trí của Mỹ Lệ thành phố Sài Gòn đã trở nên xa lạ, không còn nhớ gì cả, ngoại trừ nơi sinh ra và lớn lên của đứa con gái lai Mỹ, đó là làng Thương Phế Binh Xã Phước Bình Thủ Đức, trong căn nhà mái tôn mà Ông Bà Ngoại được cấp phát từ những năm trước 1975, vì Ông Ngọai của Mỹ Lệ là một Thương Phế Binh VNCH, ông ngọai bị cụt mất một chân, phải ngồi xe lăn, bà Ngoại thì già yếu vẫn phải bươn trải nuôi sống gia đình, mỗi buổi sáng Ngọai vẫn bưng cái thúng thật to ngồi bán xôi ở đầu xóm. Chỉ duy nhất hình ảnh của Ngoại vẫn hằn sâu trong tâm trí của Mỹ Lệ. 
        Đối với người Mẹ ruột sinh ra mình, thì Mỵ Lệ vẫn còn nhớ và thương bà thật nhiều, một người Mẹ đơn thân có một đứa con gái lai Mỹ mà không hề mong muốn, nó đến như hậu quả của một cuộc tình một đêm, hay một hoàn cảnh éo le mà người phụ nữ nhỏ bé không thể vượt qua, đã mang thai với một người lính Mỹ trong một doanh trại đóng quân tại Thủ Đức, mà thời gian này có rất nhiều cô gái xin vào đây làm việc, gọi chung là 
(làm sở Mỹ). 
        Cô bé Mỹ Lệ được sinh ra năm 1972, trong nghịch cảnh éo le đầy đau thương của chiến tranh, sự xuất hiện của đứa bé ngoài mong đợi của gia đình, tuy nhiên nó vẫn đến trông nó ngây thơ trong sáng và xinh đẹp như một Thiên Thần, làm sao có thể từ bỏ nó được. 
            Cho đến đầu năm 1973 Hiệp định Paris được ký kết chấm dứt chiến tranh, quân đội Mỹ rút quân về nước, trong số những chiến binh này có người cha của Mỹ Lệ. Kể từ đó mất liên lạc với người chồng là một quân nhân Mỹ. Thật tội nghiệp cho người mẹ đơn thân phải chấp nhận nuôi đứa con gái lai Mỹ với bao nhiêu mặc cảm, với bao nhiêu lời ra tiếng vào của những kẻ ác ý sấu mồm, luôn đay nghiến người mẹ đơn thân, họ cho rằng đàn bà lấy Mỹ là sự sỉ nhục làm băng hoại gia phong, hay đay nghiến hơn nữa họ cho rằng đi làm gái nên mới nhận hậu quả. 
            Từ đó cô bé Mỹ Lệ đã trở thành nạn nhân của một truyền thống kỳ thị chủng tộc. Mỹ Lệ trông như một thiên thần vì nét đẹp của đứa con gái lai giữa hai dòng máu Mỹ Việt. 
            Sự nổi bật của màu da trắng, mái tóc vàng nâu, đôi mắt ngây tròn. Đó chính là điểm khác biệt mang một sắc thái khác hẳn với những đứa bé cùng trang lứa. 
            Vóc dáng của Mỹ Lệ vẫn đem lại một mắc cảm tự ti cho người mẹ vì những cặp mắt soi mói và những lời dị nghị của hàng xóm. 
            Chỉ duy nhất bà ngọai của Mỹ Lệ là nguồn thông cảm và chỗ dựa tình thần cho đứa cháu ngoại bất hạnh của mình. 
            Chính cái tên Mỹ Lệ là do bà ngọai đặt tên cho cháu. Bà thường nói với mọi người về lý do bà đặt tên cháu ngoại là Mỹ Lệ, bởi vì cháu gái rất xinh đẹp, Mỹ Lệ chính là biểu tượng cho cái đẹp, tuy nhiên nó còn mang một hàm ý khác mà bà ngoại đã ngụ ý che dấu trong cái tên này. 
            Bá giải thích Mỹ là người Mỹ, Lệ là giọt nước mắt. Đó chính là giọt nước mắt của người Mỹ đã để lại trên quê hương Việt Nam.  
             Bà thường giải thích như vậy, mỗi khi có người thắc mắc về cái tên Mỹ Lệ. 
           
           Thời thế biến chuyển có ai ngờ vào tháng Tư năm 1975, cộng sản đã hoàn toàn chiếm Miền Nam Việt Nam 
          Ai có ngờ được một nền văn hóa man rợ, vô thần tàn bạo nhất đến giải phóng một nền văn hóa văn minh, tự do và nhân bản. 
        Nhà văn Dương Thu Hương phải thốt lên câu nói khi vào miền nam: 
        “Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 1975 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ,” 
       
        Cộng sản VN luôn tự hào đã đánh đuổi hai đế quốc (Pháp - Mỹ) nhưng trên thực tế họ đã đánh đuổi hai nền Văn Minh vĩ đại nhất thế giới ra khỏi một đất nước nghèo đói và lạc hậu. Hai nền văn minh vĩ đại này chính là Pháp và Hoa Kỳ. 
        Liệu câu nói này có cường điệu hay không? Cho đến tận ngày nay năm 2024 chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn tìm kiếm một nền khoa học kỹ thuật và văn minh tiến bộ từ các nước Phương Tây. Họ bắt tay với Mỹ một đế quốc kẻ thù trong chiến tranh. Con cháu của họ đua nhau du học Mỹ và định cư tại các nước tư bản giẫy chết. 
        Trở lại với nhân vật chính đó là Mỹ Lệ. Năm 1973 khi ấy Mỹ Lệ chỉ là đứa bé mới 2 tuổi có hiểu gì đâu về cuộc chiến tranh tàn khốc vừa mới kết thúc, và cũng chẳng hề biết sau này những sự đổi đời đầy thù hận sẽ đổ lên đầu những đứa con lai. 
        Mỹ Lệ tâm sự. Sau này khi tôi bắt đầu có nhận thức mỗi khi có người lạ đến nhà, mẹ tôi đều bắt tôi chạy trốn ra ngoài hay lên giường trùm mền nằm như đang bị bệnh, vì mẹ tôi sợ họ nhìn thấy tôi, đám người này giống như loài ma quỷ luôn sợ hãi nhìn thấy bóng một thiên thần nhỏ bé chính là tôi, do đó họ càng thù hận tôi. 
        Tôi cũng không hiểu gì về những người lính Mỹ và những người lính Việt Nam Cộng Hòa trông như thế nào. Tôi chỉ biết những chú Công An và những chú Bộ Đội thường xuyên đến dòm ngó vào nhà tôi, họ xầm xì nhà của Đế Quốc Mỹ 
          Tôi là một đứa trẻ con giống như những đứa trẻ khác trong xóm, tuy có hơi khác biệt vì màu da, vì màu da của tôi rất trắng hồng, mái tóc vàng nâu, đôi mắt to tròn ngây thơ, đó cũng chính là những nét để cho mọi người nhận diện tôi là đứa con lai Mỹ, đứa con của đế quốc Mỹ bỏ lại. 
        Một đứa trẻ con như tôi thì có tội tình gì nhưng vào thời điểm đó tôi chính là cái gai trong mắt của họ. 
        Vài năm sau ngày gọi là Giải Phóng Miền Nam, đất nước thống nhất. Toàn thể người dân miền nam Việt Nam mới biết rõ bộ mặt thật của cộng sản. Mọi người đều sống dưới mức nghèo đói, có nhiều gia đình phải chạy gạo từng bữa, họ được cấp tem phiếu rồi chen nhau xếp hàng cả ngày để mua được ký gạo độn hạt bo bo, hay một ít nhu yếu phẩm, 
        Khi ấy Mẹ tôi cũng xin được công việc bốc vác trong nhà máy xi măng Thủ Đức công việc rất vất vả nhưng dù sao vẫn còn kiếm được ít tiền mua gạo, cũng tại nơi này Mẹ tôi đã gặp được mối tình với người chồng thứ hai, người đàn ông này cũng là công nhân bốc vác xi măng trong nhà máy. 
        Bắt đầu từ đó tôi phải sống chung với người cha ghẻ, mà Mẹ tôi bắt tôi gọi là Dượng Ba. Dượng ba thường xuyên uống rượu, mỗi khi say xỉn ông thường chửi bới Mẹ tôi - Đồ con đĩ lấy Mỹ. 
        Đôi khi ông còn hành hung rất dã man, vì ông cho rằng mẹ tôi lấy Mỹ. Thật tội nghiệp cho những người phụ nữ Việt Nam, với quan niệm “chồng chúa vợ tôi” luôn trở thành một nạn nhân của tệ nạn bạo lực gia đình, nhưng không dám lên tiếng phản kháng. 
        Mỗi lần Dượng Ba ngồi nhậu, khi hết rượu ông thường quát tháo 
        - Con Mỹ Lệ đâu rồi, cầm xì rượu chạy ra quán Bà Hai mua cho tạo xị rượu đế, mày mà về chậm là chết với tao nghe con. 
        Dương Ba cũng thường chửi tôi là đồ con lai, đôi khi ông tát vào mặt tôi. 
        Khi ấy tôi chỉ biết khóc.      
        Nhiều lần ông bắt tôi đi mua rượu mà không đưa tiền 
        - Tôi có hỏi. Thưa Dương Ba quên đưa tiền cho con. 
      - Ông quát lớn, mẹ mày tiền cái gì, mày không biết nói với Bà Hai bán thiếu cho tao được sao. 
        Những lần như thế này tôi rất sợ, vì đã nhiều lần ông bắt tôi mua thiếu mà không trả tiền, trong sổ nợ của ông còn nợ nhiều lắm. 
        Tôi vừa khóc thút thít vừa cầm xị rượu chạy ra quán Bà Hai. 
        - Bà Hai ơi! Tôi nói ấp úng vừa nói vừa khóc. 
        - Bà hai làm ơn bán thiếu một xị rượu đế cho Dượng Ba con 
        - Bà Hai quát vào mặt tôi, mày chạy về nói với thằng Dượng Ba của mày phải đưa tiền, nó còn nợ tao nhiều lắm chưa trả. 
        Mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc, ngồi xuống đất năng nỉ Bà Hai bán thiếu cho con, vì không có rượu con mà về nhà là bị Dượng Ba đánh đập con đau lắm. 
        Mỗi lần tôi khóc lóc van xin, dường như Bà Hai đều siêu lòng cuối cùng cũng bán cho tôi, tôi mừng lắm vì như vậy tôi lại thóat được một trận đòn. 
        Ngoài những cơn tức giận chửi bới và đòn roi chút lên đầu tôi, của Dượng Ba, mỗi khi xay sỉn, ông còn lôi mẹ tôi ra chửi bới đánh đập vì cho rằng mẹ tôi ngủ với Mỹ đẻ ra tôi.
        Đó là tuổi thơ bất hạnh mà tôi đã từng trải qua. Trong những bất hạnh này vẫn không thấm vào đâu với câu chuyện mà tôi muốn kể ra đây khi tôi bị một bầy sói hung giữ chúng muốn ăn sống nuốt tươi tôi. 
        Đây cũng chính là con dao thật sắc bén đã cắt đứt thành từng mảnh vụn trong trái tim của tôi về hình ảnh quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, mà nó đã trở thành nơi man rợ đầy hận thù của những con người (lòng người dạ thú). 
        Trong cuộc đời của tôi không bao giờ tôi quên được cái ngày đen tối nhất đã làm tôi suýt nữa thì bỏ mạng vì lòng hận thù của những tên đeo băng đỏ trong cái tổ chức gọi là Ủy Ban quân sự xã Phước Bình Huyện Thủ Đức. 
        Câu chuyện xảy ra khi ấy tôi được 4 tuổi, vào một chiều chạng vạng tối, Dương Ba bắt tôi chạy ra quán Bà Hai mua rượu, tôi là một đứa trẻ con ngây thơ vừa đi vừa nhảy nhót vui cười, thì bỗng dưng tôi bị chặn lại vì một mũi súng AK47 chĩa vào người tôi, tôi sợ quá vội nhìn lên thì nhận ra có 4 chú Bộ Đội, trong đó có một chú mang súng ngắn rất uy quyền, những chú bộ đội này nồng nặc mùi rượu, hình như mới đi nhậu về. 
        Tôi nghe tiếng quát.
        - Con nhỏ lai Mỹ mày đứng lại cho tao, với giọng nói và cử chỉ đầy lòng hận thù của kẻ chiến thắng, hắn quát to lên:
        - Mày có biết Đế Quốc Mỹ nhà mày đã bị chúng tao đánh đuổi về nước không, sao giờ này mày còn ở lại đây. 
        - Một tên Bộ Đội nói với cấp trên, thưa Anh Tám anh xem tụi em chút hận thù lên con của bọn Đế Quốc Mỹ. 
          - Anh Tám có lẽ là cấp chỉ huy Xã đội trưởng, rất tự hào vừa cưới vừa nói 
          - Được lắm để xem các đồng chí giải quyết bọn Đế Quốc Mỹ này như thế nào 
        - Nghe câu nói này của cấp chỉ huy, ba tay Bộ Đội kia vội đưa khẩu xúng AK47 lên đạn như muốn bắn tan nát lồng ngực trong trắng ngây thơ của tôi. 
        Bọn chúng xúm lại bắt trói tôi vào một bụi tre bên vệ đường, mặc cho tiếng khóc lóc van xin của tôi, chúng cười hả hê vì hành động anh hùng, như vừa mới tiêu diệt được tên giặc Mỹ, chúng có vẻ rất tự hào như một người lính rất anh dũng, thể hiện lòng trung thành với đảng cộng sản, lòng trung thành với anh Tám thủ trưởng. 
        Bọn chúng trói tôi vào bụi tre mặc cho tôi khóc lóc van xin. Bọn chúng nghêng ngang vừa cười thật to rồi bỏ đi với dáng vẻ thỏa mãn của những tên nắm quyền sinh sát trong tay.         Mỹ Lệ bị trói một mình trong bóng đêm cô bé cố gắng la lên để cầu cứu, nhưng không một ai nghe tiếng, Mỹ Lệ nằm trong bụi tre, trong bóng đêm đầy sợ hãi. Mỹ Lệ cảm thấy đau đớn khi lũ kiến bu đến cắn khắp người cô bé, Mỹ Lệ đau đớn tột cùng rồi gần như mê man bất tỉnh, cũng may bụi tre này nắm sát bên lối đi, người dân nơi đây họ có thói quen dậy thật sớm đi làm từ lúc 4 giờ sáng, nên họ đã phát hiện con bé lai Mỹ Lệ đang bị trói nằm trong bụi tre. Họ đã cứu sống và đưa Mỹ Lệ đi bệnh viện cấp cứu, may sao Mỹ Lệ vẫn còn sống sót. 
        Đây chính là một dấu ấn khó phai mờ, nó đã hằn sâu trong tâm hồn trong sáng của Mỹ Lệ, cô bé sẽ không bao giờ quên được giây phút đó, đây cũng chính là con dao sắc bén nhất cắt đứt tình quê hương, mà không bao giờ Mỹ Lệ muốn nhắc đến. 
        Nạn kiêu binh đã trở thành quốc nạn, nhất là sau khi nghe tên Đỗ Mười Phó Thủ Tướng tuyên bố trước sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ 15 phút sáng. 
-    “Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó (ám chỉ người dân miền Nam), xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn” 
        Cho đến ngày hôm nay 2024, sau 49 năm cộng sản hoàn tất việc chiếm đoạt Miền Nam, Mùa Xuân đại thắng 1975, đầm đìa máu và nước mắt vẫn tươi rói khi khơi lại vết thương chưa kịp liền da, đang đậm màu trên thân xác Mẹ Việt Nam. Sự nghiệp hôm nay của đảng cộng sản vẫn tiếp diễn bởi “lực lượng kiêu binh “siêu” lãnh tụ” 
        Cũng nên nói về tên Tám thủ trưởng ban Quân Sự Xã (Xã Đội Trưởng) Thật ra cả cái xã Bình Phước mọi người đều gọi nó với cái tên cúng cơm là Thằng Tám chăn vịt. Thằng Tám trước kia chỉ là một người đi chăn vịt thuê cho một người chủ một vựa nuôi vịt. 
        Ít người biết về hoàn cảnh gia đình cha mẹ của thằng Tám, chỉ biết mẹ nó cũng là người phụ nữ đáng thương bị chồng bỏ sau khi mang bầu, người mẹ đơn thân một mình bươn trải nuôi đứa con, sau này vì bệnh hoạn người phụ nữ này đã chết, bỏ lại thằng Tám bơ vơ, cũng may có ông chủ vựa nuôi Vịt, đã nhận thằng Tám làm con nuôi rồi cho nó đi chăn vịt. 
        Địa thế xã Bình Phước nằm sát mé sông Sài Gòn nơi đây là cánh đồng (đầm lầy) bưng nước ngập, nơi đây rất thuận lợi chăn nuôi vịt thả rông ngoài trời, từ đó thằng Tám có cái tên cúng cơm Tám Chăn Vịt. 
       Suốt ngày thằng Tám lặn lội nơi mé sông với hàng ngàn con vịt, được cái nó cũng thông minh nên thỉnh thoảng được các tu sĩ dòng phanxico, một nhà dòng công giáo, cũng nằm trong xã Bình Phước, các vị tu sĩ nơi đây đi tu rất khổ hạnh, phải tự đi trồng lúa, chăn nuôi heo, nuôi bò, dê, từ đó các vị tu sĩ thường xuyên gặp thằng Tám, từ đó quen biết, đôi khi chỉ bảo cho Tám học chữ. 
        Ngoài ra thằng Tám thường đi sâu vào trong vùng đầm lầy, nơi có khu rừng rậm, tại nơi đây Tám thường gặp các du kích (Việt Cộng) nhờ thật thà và lanh lẹn, nhiều lần thông qua thằng Tám, du kích nhắn tin và gửi gấm mua thuốc men, hay lương thực, những công tác giao cho thằng Tám, nó đều làm tròn nhiệm vụ. lâu ngày thằng Tám được kết nạp làm Giao Liên, nằm vùng cho du kích hoạt động tại Xã Bình Phước. Chính điểm này đã tạo cơ hội cho thằng Tám đổi đời một bước lên cấp chỉ huy. 
         Ai có ngờ được ngày 30 tháng 4 năm 1975 cộng sản đã chiếm giữ miền NamViệt Nam, gọi là ngày chiến thắng Thống Nhất Đất Nước. 
         Khi ấy tại xã Bình Phước Ủy Ban Quân Quản mới chiếm đóng, thiếu cán bộ nhất là thiếu người địa phương, thế là Thắng Tám được giao nhiệm vụ là Xã Đội Trưởng vì nó rất thông thạo địa hình nơi đây và hơn nữa nó còn biết hết những gia đình sống nơi đây thành phần thuộc loại gì, có ác ôn hay không? Thằng tám đã trở thành tên chỉ điểm rất đắc lực cho nên được trọng dụng. 
          Bỗng dưng từ một tên chăn vịt trở thành chỉ huy nắm trong tay quyền sinh sát của một xã, thì làm sao không hống hách kiêu bình. Hơn nữa Thằng tám luôn được bọn đeo băng đỏ (bọn cách mạng giờ thứ 30), tâng bốc lên tận mây xanh, khen anh Tám là anh hùng cách mạng nhân dân đánh đuổi đế quốc Mỹ, cũng từ đó Thằng Tám càng ngày càng trở nên hóng hách vì nắm quyền sinh sát trong tay. 
         Ngày nào nó cũng được mời đi ăn uống nhậu nhẹt linh đình, những tiệc tùng đám cưới hay lễ giỗ trong xã đều phải có mặt thằng Tám tham dự, nó càng trở nên nhân vật quan trọng nhất xã. 
        Từ mặc cảm tự ty biến thành mặc cảm tự tôn, nó càng trở nên hóng hách vô lối không kiềm chế được. 
        Trở lại với Mỹ Lệ 
        Hôm nay Mỹ Lệ trở về thăm Sài Gòn là vì Bà Ngoại, người thân yêu duy nhất của Mỹ Lệ mới qua đời vì tuổi cao đã gần 100 tuổi, bà Ngọai đối với Mỹ Lệ rất tốt vì thế trong thời gian trưởng thành đi làm có tiền, Mỹ Lệ thường xuyên liên lạc gửi tiền về giúp đỡ bà ngoại, nhờ vậy mà cuộc sống của ngoại bớt vất vả. 
       Đây là lần đầu tiên Mỹ Lệ trở về Việt Nam, cũng là để tổ chức Tang lễ cho bà Ngoại, một đám tang nổi đình đám nhất xã, tất cả chi phí do một tay Mỹ Lệ bỏ tiền ra chu tất. Mọi người quen biết trước kia đều xí xầm to nhỏ về con bé con lai Mỹ Lệ, trông bây giờ khác xa hồi xưa.
        Hoàn cảnh gia đình của Mỹ Lệ rất buồn. Mẹ của Mỹ Lệ thì đã mất từ lâu vì bệnh hoạn và nghèo đói, căn bệnh ung thư phổi, có lẽ do lao lực qúa độ vì thời gian làm việc khuân vác tại nhà máy xi măng, bụi xi măng đã đóng vôi trong phổi, nó đã cướp đi sinh mạng của bà. Bà đã mất trong giai đọan Mỹ Lệ đang sinh sống tại Hoa Kỳ, nhưng đang còn tuổi đi học, không biết cách nào để liên lạc với Mẹ ở Việt Nam, mà cũng không có đồng nào gửi về giúp đỡ Mẹ. 
         Không lâu sau đó người chồng của bà, mà Mỹ Lệ phải gọi là Dượng Ba, ông ta cũng chết vì căn bệnh ung thư gan do uống quá nhiều rượu. 
        Cũng may hai người sống với nhau mà không có con, nếu không lại thêm tội cho những đứa trẻ sau này. 
        Vài nét về đứa con lai Mỹ Lệ, tuổi thơ phải sống trong nghèo đói, bị kỳ thị chửi bới thậm chí bị đánh đập vì người chồng sau của Mẹ, mà Mỹ Lệ gọi là Dượng Ba.
      
       Cũng may thời thế có nhiều biến chuyển. Năm 1987 đạo luật (Amerasian Homecoming Act) đã được quốc hội Mỹ thông qua. Đạo luật này đã mở ra một cơ hội rất lớn để những đứa con lai Mỹ được định cư tại quê cha. Thông qua chương trình này đã có khoảng 25.000 ngàn đứa trẻ lai Mỹ được định cư tại Hoa Kỳ. 
        Chương trình nhân đạo của chính phủ MỸ, đã tạo cơ hội rất dễ dàng cho tất cả con lai Mỹ và gia đình được đi định cư tại Hoa Kỳ. Chính điểm dễ dãi này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho bọn buôn người, hay những kẻ có tiền đi lùng mua con lai Mỹ, Lai Mỹ Trắng giá cao hơn lai Mỹ Đen. 
        Sau khi mua được đứa con lai, họ sẽ cho làm lại giấy khai sinh mang theo họ mẹ để chứng nhận đứa bé lai này là con của họ. 
        Nhờ thế cả gia đình bao gồm hai vợ chồng và những người con riêng (không phải là con lai) đều được đi định cư tại Hoa Kỳ. Mỹ Lệ cũng nằm trong hòan cảnh này, khi ấy Mỹ Lệ mới 12 tuổi, bị Mẹ và Dượng Ba đem bán cho một gia đình khác lấy 4 cây vàng.  
        Từ đó Mỹ Lệ trở thành con nuôi trong một gia đình hoàn toàn xa lạ. Mỹ Lệ bị họ nhốt trong nhà không cho ra ngoài đường vị sợ hàng xóm dị nghị, và hơn nữa họ sợ Mỹ Lệ bỏ trốn về nhà. Mỹ Lệ bị giam trong nhà nhiều tháng trời cho đến khi hoàn tất thủ tục xuất cảnh và định cư tại Hoa Kỳ. 
        Đến Hoa Kỳ Mỹ Lệ hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình (mua con lai) vì khi ấy Mỹ Lệ mới 12 tuổi, cái tuổi còn dại khờ không biết gì, ngôn ngữ thì không biết, Mỹ Lệ vẫn được cho đến trường học. 
        Với khả năng trời cho, không bao lâu sau Mỹ Lệ đã dần làm quen với môi trường sống, tiếng Mỹ càng ngày càng khá hơn, nghe được nói được. Không lâu sau Mỹ Lệ cũng tốt nghiệp hết bậc Trung Học, cô giáo và nhà trường cũng ngạc nhiên vì khả năng hội nhập của Mỹ Lệ rất nhanh. 
        Năm 18 tuổi Mỹ Lệ đã chính thức bước vào đại học, sau bốn năm Mỹ Lệ tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân Kế Toán BA (Bachelor of Accounting) Từ đó Mỹ Lệ đã xin được việc làm trong một hãng điện tử, và cũng kể từ đó Mỹ Lệ đã tìm cách liên lạc với Bà Ngoại tại Việt Nam và bắt đầu gửi tiền về giúp gia đình. 

        Sau thời gian là việc Mỹ Lệ đã quen biết nhiều bạn bè, nhất là những người Việt Nam làm nghề Tóc và móng tay (hair nail) họ kiếm rất nhiều tiền, hơn hẳn số tiền lương mà Mỹ Lệ làm cho hãng điện tử. Với vốn tiếng Mỹ rất lưu loát Mỹ Lệ đã xin đi học lấy bằng Hair & Nail (Nail and hair dressing license) từ đó Isabel Mỹ Lệ đã chuyển nghề và không lâu sau Mỹ Lệ đã làm chủ tiệm Nail, cho đến hiện tại Isabel Mỹ Lệ đã làm chủ một hệ thống bao gồm 4 tiệm Hair & Nail tại Miền Nam California. 
        Mỹ Lệ cũng lập gia đình với một người chồng Mỹ, cô đã có một đứa con gái, tuy nhiên cuộc hôn nhân này không bền lâu dẫn đến ly dị chia tay, Mỹ Lệ trở thành người mẹ độc thân (single mother) tự mình nuôi dạy con gái, hiện tại con gái Mỹ Lệ đã trưởng thành, là người thừa hưởng sự nghiệp đang thay Mẹ làm chủ 4 tiệm Hair & Nail tại miền Nam California.             Mỹ Lệ ngày nay có vóc dáng của một mệnh phụ phu nhân, một vẻ ngoài rất chững chạc và lịch lãm của một người từng trải, vì cuộc đời đã dạy cho Mỹ Lệ tính cương trường không dễ bị khuất phục trước mọi nghịch cảnh. Bây giờ Mỹ Lệ không dễ bị bắt nạt như con bé ngây thơ thuở nào. 
        Thoạt nhìn Mỹ Lệ có một nét đẹp hơi giống với cô ca sĩ Phi Nhung, nhưng trong ánh mắt đầy nghị lực của Mỹ Lệ như đang nói lên một ý chí kiên cường bất khuất và rất thông minh của một phụ nữ có học thức. 
        Mỹ Lệ có vóc dáng của một mệnh phụ phu nhân, một bà chủ giầu có mà những người đàn ông phải nể phục. Isabel Mỹ Lệ đã trải qua những quãng đời với những cảm xúc qua từng giai đoạn. Nhất là quãng thời gian tuổi thơ phải sống trong nghèo đói phải chịu đựng những nghịch cảnh của đố kỵ và lòng hận thù mà đảng cộng sản đang tiếp diễn qua nạn kiêu binh siêu lãnh tụ. 
        Thằng Tám chăn vịt chính là nhân vật chính đại diện cho tầng lớp này, sự ngu dốt cộng với lòng trung thành đã trở nên kẻ phá hoại. 
        Mỹ Lệ có cần phải lưu luyến thương nhớ về nơi “chôn nhau cắt rốn” gọi là quê hương hay không? Không bao giờ mà ngược lại chính nơi đây là nơi đáng sợ, là động lực phải quyết tâm vượt qua mọi nghịch cảnh. Không cần thiết phải thù hận nó nhưng hãy ghê tởm nó. Dù sao nó cũng là khoảng thời gian muốn quên đi nhưng không thể quên vì nỗi đau còn ẩn sâu trong tâm hồn. 
        Nếu muốn nói lời cám ơn thì trên tất cả. Mỹ Lệ phải cám ơn nước Mỹ, cám ơn mảnh đất quê Cha, đã mở rộng vòng tay ôm ấp, nuôi dạy Mỹ Lệ trong những năm tháng đầu tiên sống trên quê hương Tự Do, cũng chính vùng đất này đã tạo cho Mỹ Lệ những cơ hội thật tuyệt vời để trưởng thành. 
        Từ khi định cư tại Hoa Kỳ, Isabel đã cố gắng đi tìm người Cha của mình nhưng vẫn không gặp được, bởi vì những lá thư hay hình ảnh thật quý hiếm về người Cha (tư liệu chứng minh quan hệ cha con), đã bị Mẹ của Mỹ Lệ đốt hết, vì sợ cộng sản, sợ công an nhìn thấy, thậm chí tên của cha mình Mỹ Lệ cũng không biết vì không bao giờ nghe Mẹ và bà Ngoại nhắc đến. 
        Mỹ Lệ chỉ biết ba mình là một người Mỹ, một người lính bộ binh đóng quân tại Thủ Đức, Mỹ Lệ vẫn nghĩ rằng chắc ông rất thương mẹ, khi biết mẹ mang bầu đứa con đầu tiên. Rồi đau đớn thay thời thế thay đổi ông phải theo đơn vị rút quân về nước, từ đó mất liên lạc. 
        Chỉ biết từ lúc nhỏ cho tới khi khôn lớn, Mỹ Lệ rất thèm gọi lên hai tiếng “Ba Ơi” Không biết sao, mỗi lần ai nhắc tới ba, những giọt nước mắt cứ lăn tròn trên má. 

Louis Tuấn Lê 


Ghi Chú: 
        Đây là câu chuyện thương tâm. Tôi viết dựa trên một câu chuyện có thật đã xảy ra tại Thủ Đức Xã Bình Phước trong khu làng Thương Phế Binh VNCH. 
        Cuối năm 1983 khi tôi vừa ra khỏi nhà tù (trại tù tập trung cả tạo từ Nghệ Tĩnh về nhà). Tôi đạp xe đạp từ Quận 10 Sài Gòn lên Thủ Đức và Xã Bình phước thăm người Cô. Nhà của cô tôi có một khu vườn trồng cây ăn trái rộng một mẫu. Trước kia khu đất vườn nhà Cô tôi đang sinh sống, thuộc về người Cậu của tôi, ông là một cựu Trung Tá VNCH làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ông đã cho xây cất hai căn nhà trong vườn để cho hai người em vợ của ông sinh sống. 
        Trước năm 1975 đất đai tại nơi đây còn rộng lớn và không đắt giá lắm, người dân Thành Phố Sài Gòn xem Thủ Đức như sân sau, như lá phổi của Sài Gòn, những người có tiền họ mua đất để trồng vườn cây ăn trái, cuối tuần đến nghỉ ngơi. 
        Sau năm 1975, khi cộng sản chiếm đóng miền nam, thì một năm sau một tên Bí thư công an xã Phước Bình, đến khu vườn nhà cô tôi, chúng ngang nhiên chiếm đất, chúng đến ngăn hàng rào chiếm một nửa mẫu đất phía sau vườn, chúng còn mở rộng một con đường bên hông khu đất, lấn chiếm khoảng 4 mét ngang và vào sâu 50 mét, chúng làm thành cổng vào khu đất mới chiếm được. Chúng ngang nhiên cho xây cất biệt phủ. 
        Cô tôi có đặt vấn đề chủ quyền miếng đất. Thì bọn chúng trả lời đây là đất của bọn Ngụy Quân, nếu tiếp tục thưa kiện sẽ đuổi đi kinh tế mới. Cô tôi sợ quá đành phải chịu thua lũ ăn cướp này. 
        Chính quyền cộng sản xã nơi đây vào những năm đầu mới xâm chiếm miền Nam, bọn chúng rất lộng quyền muốn là gì thì làm. Cô tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện đứa con lại Mỹ, cháu bé gái mới 4 tuổi bị mấy thằng Xã đội Bình Phước trong đó có thằng Tám chăn vịt, bắt trói đứa bé lai Mỹ nơi bụi tre, để trả thù đế quốc Mỹ, đứa bé gần chết nếu không nhờ người dân phát hiện sớm, rồi đưa đi bệnh viện cứu sống. 
        Câu chuyện này tôi viết lại theo lời kể của Cô tôi. Mỹ Lệ là tên gọi do tôi tự đặt ra để nói lên thảm cảnh của những đứa con lai Mỹ bị bỏ rơi. Đúng như cái tên tôi đã đặt cho đứa con lai Mỹ Lệ (Giọt nước mắt người lính Mỹ bỏ quên) 

        Lê Tuấn 


Hình minh họa created by lê tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét