Louis Tuấn
Lê
Hồi Ký
trích đoạn câu chuyện Trốn Chạy. Đội Đập Đá Trại 6 Nghê Tĩnh
Những ngày đầu tháng 4, tình hình chiến sự trở
nên căng thẳng, phát hiện nhiều đơn vị du kích VC đã xâm nhập, cùng thời gian
này con đường từ tiền đồn nơi chúng tôi đóng quân, là con đường độc đạo nối liến
với tỉnh lỵ Hậu Nghĩa, đã bị quân cộng sản (VC) chiếm đóng, chúng thành lập một
điểm chốt (theo chiến thuật chốt kiềng 3 chân, chia làm 3 lớp hầm hố để bảo vệ
cho nhau), đây là một dạng chốt, rất khó giải tỏa.
Có nghĩa
là VC đã chận đường tiếp tế của đơn vị với BCH/Tiểu Khu, bằng mọi cách chúng
tôi phải giải tỏa, phải đánh chiếm lại địa điểm này, tôi điều động 3 trung đội,
chia làm 3 mũi tiến công, len lỏi qua những bụi tre những thửa ruộng quanh khu
vực nhà dân, chúng tôi tiếp cận đến nơi chiếm đóng của VC, quan sát rõ vị trí,
điều động một tiểu đội tiến về phía trước, băng ngang một khoảng ruộng trống rộng
lớn, đó là những thửa ruộng lúa mà người dân đã gặt xong, còn lại những gốc rạ
vàng cháy, mũi tiến quân vừa bước vào khoảng ruộng này, thì gặp ngay một điểm
chốt, có vị trí rất bất ngờ nằm ngay giữa ruộng, những họng súng AK 47 nhô lên
từ miệng hố, bắn xối xả vào tiểu đội tiên phong, anh em nằm xuống áp sát vào những
mô đất, những bờ ruộng, từ bên trong những lùm tre, tôi đã quan sát chiến trường
và nhận ra, VC không ẩn nấp tại những bờ ruộng mà họ nằm ngay giữa những khoảng
trống, có nghĩa là khi họ đào hầm, đào hố chiến đấu, họ đổ đất dọc theo bờ ruộng,
ngay vị trí miệng hố nơi họ phục kích, rất bằng phẳng không có mô đất, hoàn
toàn trống, đây là yếu tố bất ngờ để phản công. Khi tiến quân chúng ta thường để
ý quan sát những bờ ruộng, hay mô đất, chúng ta không thể ngờ đến những nơi
nhìn trống trơn đó lại là những hố phòng thủ của VC.
Tôi có một
tiểu đội bảo vệ bộ chỉ huy rất thiện chiến, tôi đã chọn lựa 10 anh em có kinh
nghiệm tác chiến, họ là những người lính dầy dạn kinh nghiệm chiến đấu, từ các
đơn vị chủ lực, như Nhảy Dù, BĐQ, hay TQLC, họ bỏ về đầu quân theo địa phương
quân để được gần gia đình, gần quê hương làng xóm của họ. Trong tiệu đội này, có
Hạ sĩ Thạnh là một xạ thủ súng cối và M79, rất tài tình, anh có một khả năng đặc
biệt bắn theo trực giác.
Tôi nói
với hạ sĩ Thạnh
-
Em quan sát kỹ những hố cá nhân nằm giữa ruộng,
dùng súng cối 60 ly nổ
chụp trên miệng hố được không.
-
Thạnh nói: Ông thầy yên tâm tôi sẽ cho chúng
nó nếm mùi “Cò ỉa miệng chai”
xem sao. Thạnh đặt chân ba càng và nòng súng cối
xuống nền đất, anh đạp mạnh chân lên bàn tiếp hậu cho những mấu sắt bám chặt xuống
đất, nòng súng quấn một lớp vải lót tay cho đỡ nóng, Thạnh bắn súng cối không cần
chân 3 càng, mà tự điều chỉnh bằng tay, cánh tay gân guốc chắc nịch, nâng nòng
súng theo đúng tầm nhắm, một tay bỏ quả đạn cối vào nòng, một tiếng nổ “Bùm” một
làn khói trắng bay lên, viên đạn cối bay vút lên trời cao, cắm đầu rơi xuống vị
trí, tôi quan sát theo lằn đạn bắn đi, mới là qủa đạn cối đầu tiên đã nổ tung gần
với miệng hố.
Thạnh điều
chỉnh lại khoảng cách, một tiếng nổ tiếp theo “Bùm”, quả đạn cối bay lên rót xuống
gần đúng với những hố mà VC đang chú ẩn, đúng là một thiên tài về bắn súng cối.
VC nhận thấy mấy đợt pháo kích của chúng tôi khá chính xác, họ bắt đầu phản
công lại cũng bằng những đợt pháo.
Trung sĩ
Thạnh và một vài anh em khác, tiếp tục câu những quả đạn súng cối vào gần mục
tiêu, ngoài ra anh em còng sử dụng M79 câu những quả cầu nhỏ bé, nhưng sức công
phá rất lớn, những quả M79 rất lợi hại đã rơi thẳng vào những hố cá nhân của
VC, cuối cùng chúng đã bỏ chạy, rút lui khỏi hiện trường. Trận chiến giải tỏa
kéo dài từ sáng đến chiều, đơn vị tôi đã làm chủ khu vực, tiến chiếm lục soát mục
tiêu, chúng tôi thu giữ một số chiến lợi phẩm, súng đạn trong đó có cả súng cối
và hỏa tiễn 122 ly của VC bỏ lại.
Trận chiến
chấm dứ nhanh chóng, cõ lẽ vì đơn vị VC này mới chiếm đóng vị trí vào đêm hôm
trước, chưa kịp phòng thủ kỹ, đó là một yếu tố bất lợi. Riêng đơn vị chúng tôi
thì quá quen thuộc địa thế địa hình khu vực, do đó dễ tiến quân hơn. Sau chiến
thắng này, qua ngày hôm sau Bộ Chỉ Huy kết hợp với Hội Đồng nhân dân tỉnh Hậu
Nghĩa đã vào thăm viếng ủy lạo đơn vị chúng tôi.
Không đầy
một tuần sau chiến trường lại trở nên căng thẳng hơn, trên hệ thống truyền tin,
tôi đã nghe nhiều đơn vị từ xa, như Chi Khu Trảng Bàng, hay Đức Huệ, đã phát hiện
chiến xa T54.
Có một
chi tiết mà tôi phải thêm vào, đó là sự xuất hiện bất ngờ, một nữ quân nhân
chưa bao giờ mặc đồ lính, đã đến làm cận vệ cho tôi. Một buổi chiều tôi đang ngồi
trong hầm chỉ huy, một người lính chạy vào báo tin.
-
Ông thầy có người đến thăm
-
Tôi leo lên đứng trên những bao cát nhìn ra
ngoài, tôi nhận ra Duyên người
tình của tôi từ Sài Gòn đến thăm, tôi ra cổng
đón nàng vào trong hầm chú ần
-
Sao em ra đây làm gì? Tình hình chiến trường
đang rất nguy hiểm, tôi hỏi
dồn tiếp theo. Em ra đây bằng phương tiện gì,
mà đến sớm quá vậy, mới 8 giờ sáng.
-
Em đi chuyến xe đò sớm nhất đến Hậu Nghĩa, rồi
từ đó em đi xe ôm vào đây,
cũng vì em nghe tin tức, mặt trận Hậu Nghĩa, cửa
ngõ vào Sài Gòn đang bị cộng quân tấn công mãnh liệt, em lo sợ cho anh, nên chạy
lên đây.
Tôi
hiểu về sự lo lắng của Duyên, vì chính người anh cả của Duyên, đó là Trung úy
Điền đã hy sinh tại chiến trường Hậu Nghĩa cách đây nhiều năm, nàng không muốn
mất đi một người thân thứ hai là tôi.
Qua ngày
hôm sau mọi ngõ ngách đi về Tỉnh hậu Nghĩa đều bị phong tỏa, có nghĩa là Duyên
không còn con đường trở về nhà, thôi đành ở lại và nàng đã trở thành người nữ
quân nhân bất đắc dĩ, tôi đã khoác cho nàng cái áo lính và đội trên đầu nàng cái
nón sắt, từ lúc này nàng trở thành người cận vệ của tôi cho đến ngày rút quân
chạy về Quận Bến Lức, Long An và tan hàng tại đó.
Vào thời
gian này tất cả những đơn vị đều rút quân chạy về hướng Quận Củ Chi. Tôi vẫn
theo dõi tình hình trên hệ thống máy truyền tin, tôi biết hướng tiến quân của cộng
quân. Thay vì rút quân về hướng Quận Củ Chi, để đi theo quốc lộ về Hốc Môn, chạy
về Sài Gòn, như tất cả những đơn vị bạn. (sau này tôi mới biết tất cả những đơn
vị này đều bị bắt trước khi về đến Hốc Môn, kể cả bộ chỉ huy Sư Đoàn 25 BB).
Sáng sớm
ngày 29 tháng 4, tôi đã nghe trên hệ thống máy truyền tin, phát đi từ bộ chỉ
huy “Tùy quyền các đơn vị, rút quân” Tôi thông báo cho toàn đơn vị rút quân về
hướng Trà Cú, tôi vừa thông báo lệnh rút quân, thì ngay lập tức có tiếng hô to
-
Xe tăng T54 đang tiến đến gần
-
Tôi nhìn về hướng cổng đồn, và giật mình nhận
ra 2 chiếc T54 đang chạy đến
nhắm mục tiêu tấn công thẳng vào đồn nơi chúng
tôi đóng quân, hai chiếc còn cách xa vào khoảng vài trăm thước.
-
Tô ra lệnh không nổ súng và âm thầm rút quân.
Xin nói thêm về giai đoạn này (mấy ngày trước,
tôi đã cho anh em phá mìn, cắt hàng rào kẽm gai, mở ra một đường rút quân phía
sau đồn, để khi bị tấn công chúng tôi sẽ rút quân, cộng quân khó phát hiện).
Tôi ra lệnh
cho đại đội, rút quân về hướng sông Vàm Cỏ Đông, có nghĩa là chạy ngược về những
điểm mà du kích VC đã bỏ trống. Trong lúc rút quân tôi còn kẹt lại một đơn vị
nhỏ do Chuẩn úy Long chỉ huy, nằm án ngữ bên kia đường đất phía trước cổng đồn.
(sau này mới biết tin đơn vị này đã bị bắt, vì xe T54 cán ngang con mương chú ẩn).
Trên đường
rút quân chúng tôi chạy ngang qua một cánh đồng, chúng tôi nhận thấy có đường
giây điện thoại của VC giăng ngang, tôi ra lệnh cắt đứt đường giây liên lạc
này, chúng tôi tiếp tục rút quân về hướng bờ sông Vàm Cỏ Đông, chạy đền đoạn có
một con rạch cạn nước, con rạch này dẫn ra bờ sông, nó như một giao thông hào
khá tốt, chúng tôi nhảy xuống, con rạch cạn nước nhưng vẫn còn nhiều chỗ bùn lầy
lội, trong lúc này đơn vị truyền tin của VC phát hiện, đường giây bị cắt và họ
nhận ra chúng tôi, họ quay lại bắn xối xả, tuy nhiên nhờ bờ đất của con rạch án ngữ, cũng đủ che khuất
đầu, do đó chúng tôi vẫn an toàn, có những viên đạn lửa của đối phương gim cắm
vào bờ đất, lửa còn sẹt ra ngay trước mặt, tôi mới nhân thấy họ bắn rất chính
xác, tôi quay lại nói.
-
Thạnh tặng cho đám này vài trái M79 cho nó câm
đi.
-
Hạ sĩ Thạnh hướng khẩu M79 vào toán VC, rồi
bóp cò, viên đạn bay vòng cầu
rớt trúng ngay phóc toán VC, từ lúc đó tiếng
xúng bắn theo đã im lặng. Chúng tôi tiếp tục rút lui, trong lúc này có thêm 2
trung đội Nghĩa Quân ở gần khu vực cũng chạy theo chúng tôi.
Chạy đến sát bờ sông Vàm Cỏ Đông, nhìn
qua bên kia sông là căn cứ Hải Quân Trà Cú. Nhìn thấy một con thuyền nhỏ của
người dân đang chèo thuyền bên bờ, tôi và người mang máy tuyền tin xin đi nhờ
qua bên kia sông, để vào căn cứ Hải Quân Trà Cú, tại đây vẫn có một đại đội Địa
Phương Quân Tỉnh Hậu Nghĩa, đang đóng quân phòng thủ bảo vệ căn cứ, tôi liên lạc
với đại đội này, với ý định đưa toàn bộ đơn vị qua sông tá túc, Tôi vừa bước
lên căn cứ, thì ngay lúc đó căn cứ Trà Cú bị cộng quân pháo kích.
Bộ chỉ
huy Hải Quân Trà Cú đang chuẩn bị rút quân, họ cho đặt mìn toàn bộ căn cứ, để
khi rút quân sẽ phá hủy toàn bộ căn cứ này, không để cho VC chiến đóng. ngoài
mé sông các phương tiện tầu giang tốc (giang thuyền) đang đậu giữa sông, để
tránh pháo.
Tôi cùng
đơn vị bạn xuống tầu, trong lúc này Đậi Đội của tôi đang đứng xát mé sông, tôi
đã nhờ anh em hải quân đưa tầu vào bờ đón đơn vị của tôi.
Buổi chiều
ngày 29 tháng 4, trời đất hình như cũng muốn ngậm ngùi cùng với tâm trạng của
những người lính. Bầu trời mây đen kéo đến giăng mắc một màu xám và bắt đầu mưa
gió nổi lên, những hạt mưa rơi được gió thổ mạnh như tạt vào người, một không
gian ven bờ sông mưa mù giăng mắc thật buồn, những tiếng đạn pháo rít lên từng
hồi, bay vụt qua rơi xuống nổ tung, những làn khói xám bay mù trời, cả đoàn tầu
chạy trong cơn mưa tầm tã, chạy trong làn khói lửa đạn bay, đoàn tầu chạy giữa dòng
sông Vàm Cỏ Đông, và tăng tốc hướng về Bến Lức.
Trong
lúc này căn cứ Hải Quân Trà Cú có lệnh phá hủy, một tiếng nổ kinh hồn, một khối
cầu lửa với khói đen bốc cao lên trời, những mảnh đạn, những mảnh tôn, mảnh bao
cát bay tứ phía, một cảnh tượng thật thê lương vào buổi chiều cuối tháng tư
đen.
Chiếu
ngày 29 tháng 4, 1975 các chiến thuyền của Hải Quân thuộc căn cứ Trà Cú với hỏa
lực rất hùng hậu, chạy dọc theo con sông Vàm Cỏ Đông, khi ấy có vài đoạn sông
đã bị cộng quân chiếm đóng, đoàn tầu chiến chạy qua những đoạn sông này, hỏa lực
hai bên bắn xối xả vào hai bên bờ sông, những người lính trong đại đội của tôi
cũng đứng hai bên thành tầu bắn phụ họa theo. Cuối cùng cả đoàn tầu về đến chân
cầu Bến Lức một cách an toàn.
Rạng
sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 chúng tôi đã tập họp đơn vị dưới chân cầu Bến Lức.
Tôi liên lạc với Chi Khu Bến Lức, vào họp với bộ chỉ huy Chi Khu, để chuẩn bị
tái phối trí đơn vị.
Nhưng
khoảng 10 giờ 30 phút sáng cùng ngày thì nghe lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh đầu
hàng vô điều kiện, trên hệ thống phát thanh toàn quốc, lời kêu gọi đầu hàng được
phát thanh liên tục.
Như một
tin xét đánh ngang tai, một nỗi buồn tràn ngập tâm hồn, chúng tôi ngỡ ngàng
nhìn nhau, phải làm gì bây giờ, tôi tập họp đơn vị của tôi lại, ngay dưới chân
cầu Bến Lức, bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông, tôi tuyên bố tan hàng, anh em hãy trở
về với gia đình. Cuộc chiến đã chấm dứt, chúc toàn thể anh em bình an, hãy thay
quần áo lính và tìm đường trở về gia đình. Một vài người hỏi tôi
-
Súng đạn bỏ đâu, ông thầy ơi.
-
Tôi trả lời, tùy anh em, hay vứt hết xuống
sông.
Tôi bước lên chiếc Giang tốc đĩnh, mà anh em hải quân đã cùng tôi chiến
đấu một
ngày qua, bây giờ trở nên quen thuộc, một vài
người bàn tính về việc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, họ nói sao
bỗng dưng mình lại đầu hàng một cách vô lý.
Anh
em Hải Quân cho biết, chúng tôi liên lạc được với Bộ Chỉ Huy Hải Quân và được
biết hiện tại Chiến hạm HQ 404 đang ở ngoài khơi, chúng tôi sẽ liên lạc và đoàn
tầu sẽ đi Mỹ “Đến đảo Guam”. Chúng ta sẽ chạy ra cửa biển trong vài tiếng đồng
hồ, chúng ta không sợ vì hiện tại, lực lượng cộng quân đang bị phân tán mỏng,
chúng không đủ lực lượng án ngữ hai bên sông. Anh em hải quân đã quyết định ra
đi, họ rủ tôi cùng đi theo.
Tôi
đang lưỡng lự phân vân nên đi hay ở lại, thì Duyên lên tiếng
Thôi
mình đi về, gia đình còn đang mong chúng ta trở về.
Hai tiếng gia đình làm lòng tôi như trùng xuống,
tôi chợt nghĩ đến Mẹ tôi, thế là chúng tôi quyết định không đi, chúng tôi chào
tạm biệt các bạn Hải Quân và bước xuống tầu.
Chúng
tôi đi bộ ra chợ Bến Lức tìm mua vài thứ cần thiết, đôi dép và bộ quần áo dân sự,
tôi cởi bỏ quân phục, vứt bỏ cái ba lô lính, khi ấy tôi mới giật mình nhìn kỹ lại,
một vết đạn xuyên ngang cái khoen móc từ sợi giây đeo. Trời ơi vết đạn này chỉ
cách xương sống của tôi chưa đầy 1 phân, có nghĩa là tôi sút chết mà không biết.
Xin tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi sống sót trong cuộc chiến tàn khốc này, một cuộc
chiến bảo vệ tự do, trống lại chủ thuyết vô thần cộng sản độc tài, mà phía
chúng tôi, những người thua cuộc đã bị thế lực đen tối, bán đứng cho cộng sản.
Tôi và Duyên tìm cách đi về Sài Gòn, chúng tôi
quyết định đi bộ. Vì tình hình tại nơi đây quá phức tạp, họ chen nhau lên các
xe đò, tình trạng trở nên hỗn loạn, (thời buổi hỗn quân, hỗn quan) không thể biết
trước chuyện gì xẩy ra. Những người lính tan hàng, họ liều lĩnh mang súng đạn
leo lên những chiếc xe đó chạy về Sai Gòn, họ không sợ VC phát hiện trên xe có
lính, VC sẽ nổ súng.
Tôi và
Duyên không thể leo lên chiếc xe đò này, vì hành khách chen lấn qúa đông họ ngồi
cả trên mui xe. Chúng tôi quyết định đi bộ dọc theo quốc lộ, trên đường đi tôi
thấy súng đạn, quần áo lính vứt đầy đường, một cảnh tượng thật khủng khiếp, mỗi
lần chiếc xe đò chạy ngang, tôi chỉ sợ bánh xe cán lên qủa lựu đạn đang lăn lóc
trên mặt đường, qủa đạn sẽ nổ tung và vô số người dân thường sẽ chết hay bị
thương vào giờ phút cuối cùng này.
Chúng
tôi tiếp tục lầm lũi bước đi, buổi trưa tháng tư cái nắng nóng như tăng dần làm
cháy bỏng mặt đường nhựa, tăng thêm sức nóng từ mặt đường bốc lên, làm những giọt
mồ hôi đổ ra ướt cả người, trên gương mặt đầy mồ hôi làm mắt tôi như chan hòa
trong dòng nước mắt cay xé, như khóc thương cho vận nước, khóc thương cho thân
phận những người chiến sĩ VNCH, rồi đây sẽ phải hứng chịu một sự trả thù rất
tàn bạo của phe thắng cuộc, đó là những con người cộng sản vô thần, không mang
trái tim của con người.
Lúc 10
giờ 30 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, máy phát thanh trên các tầng số
radio, liên tục phát thanh lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh, kêu gọi
binh sĩ ngừng bắn bàn giao cho phía bên kia. Đơn vị chúng tôi có thấy bóng dáng
một đơn vị VC nào để mà bàn giao, thôi thì vứt hết súng đạn cho xong nợ.
Không phải súng đạn đem vứt đi là sẽ
mang lại hòa bình. Chiến tranh đã kết thúc, cái cảm giác ấy thoạt tiên rất im lặng,
vì sự ngỡ ngàng tưởng như không thể tin được, rồi dòng người tràn ra đường, họ
mạnh dạn hơn, những du kích việt cộng đang ẩn trốn, cũng mạnh dạng hơn, họ bước
ra ngoài ánh sáng, như bước qua ngưỡng cửa của bom đạn, ngưỡng cửa của chết và
sống, họ trở nên độ lượng và hiền lành hơn, chính thái độ này đã lôi cuốn người
dân mạnh dạn đến gần, và bắt đầu tâng bốc bên thắng cuộc, niềm kiêu hãnh của họ
được vuốt ve, và từ đó những chiến binh cộng sản, đã trở nên kiêu binh, bản chất
thật sự của chủ nghĩa cộng sản sẽ bộc lộ, mọi thủ đoạn, mọi chính sách sẽ bắt đầu.
Tôi
từng suy nghĩ về điều này, sau khi cộng sản cướp chính quyền, việc đầu tiên họ
sẽ làm gì. Họ sẽ thực thi một cuộc cách mạng đánh đổ giai cấp, để hình thánh một
giai cấp thống trị.
Lịch sử
đã ghi nhận. Sau khi Hồ Chí Minh thành lập nước VNDCCH tại miền bắc, ông ta đã
cho thi hành ngay cuộc cải cách ruộng đất, giết đi biết bao sinh mạng của người
dân Việt. Cuộc cải cách ruộng đất đã để lại một hậu qủa vô cùng tồi tệ, vì nó
chủ chương lật nhào những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, họ khuyến
khích đấu tố, vợ chồng đấu tố nhau, con cái đấu tồ Cha Mẹ. Điển hình là nhân vật
Trường Chinh đấu tố Cha mẹ cho đến chết “Đấu tố cha mẹ, tôn thờ Mác Lê”.
Sau ngày
giải phòng miền Nam VN. Cộng sản lại thực thi cuộc cải cách (Đánh đổ tư sản), họ
áp dụng một đường lối như “Cải Cách Ruộng Đất”, chỉ khác đi tên gọi “Cải tạo công thương nghiệp tư nhân”.
Trong chiến dịch này, họ lập lại hình thức đấu tố, bắt giữ và chiếm đoạt tài sản
của dân, họ rập khuôn theo chính sách cải cách ruộng đất là kiểm duyệt văn hóa.
Sau khi chiếm miền Nam VN, họ ra lệnh đốt sách qua chiến dịch “Bài trừ văn hóa
đồi trụy, phản động”
Như vậy trong hai lần cộng
sản thành công trong việc giải phóng Miền Bắc và Miền Nam. Họ đã làm gì? Phải
chăng chỉ để thực hiện cuộc cách mạng Giai Cấp, để hình thánh một giai cấp mới,
đó là gai cấp thống trị, một loại tư bản đỏ. Họ không hề thực hiện cuộc cách mạng
vì nhân dân, họ xem nhân dân chỉ là một công cụ lợi dụng. Điều này lịch sử đã
ghi nhận thật rõ rang, nhưng không hiểu vì lý do nào, cho đến tận ngày nay, vẫn
còn những con người trí thức (bằng cấp cắt dán từ đầu đến chân) nhưng vẫn còn
tin tưởng cuộc cách mạng mà công sản hô hào, là vì nhân dân vì dân tộc VN. Thật
sự cộng sản rất tàn ác với nhân dân và rất hèn với giặc Tầu (Trung Cộng)
Tôi và Duyên cùng đi bộ bên nhau, nhưng chúng
tôi ít nói chuyện, vì những hình ảnh, những tình huống đang xẩy ra trước mắt
làm chúng tôi ngỡ ngàng, thỉnh thoảng thấy một du kích (VC) cầm khẩu AK 47 đứng
dưới bóng mát của hàng cây, tôi lại giật mình đến thót tim, vì cách đây vài giờ
thôi, hai bên sẽ nổ súng, nhưng hiện tại tôi và Duyên đi bên nhau, chúng tôi là
người dân bình thường. rồi chợt nghĩ chiến tranh đã kết thúc. Tôi lại miên man
suy nghĩ về những diễn tiến sau ngày hòa bình, thân phận người chiến binh VNCH
sẽ đi về đâu.
Bỗng đâu có một chiếc xe đò dừng ngay phía trước
cho hành khách xuồng xe, chúng tôi vội chạy đến và lên xe đi về Sài Gòn. Cũng
may nhờ lên được xe đò, mà ngay buổi chiều hôm đó tôi và Duyên đã về đến nhà.
Như một giấc mơ về hòa bình, chiến tranh đã chấm
dứt một cách rất nhanh và quá bất ngờ, đến ngỡ ngàng khó có thể tin được. Buổi
sáng đầu tiên của ngày hòa bình, một ngày đầu của tháng 5, một ngày hoàn toàn mới
lạ không có tiếng súng, tôi bước ra ngoài đường phố, những cảnh tượng nhốn nháo
người qua lại, nhìn nhau với ánh mắt ngơ ngác, đầy vẻ ngạc nhiên, ẩn dấu một nỗi
lo sợ, vì sự trả thù khủng khiếp sẽ đến.
Trong khu phố, một tổ chức mới hình thành, những
tên cách mạng giờ thứ 30 nổi lên, những tên quấn trên vòng tay màu máu (khăn đỏ),
được một tay VC dẫn đi lùng xục khắp nơi, đây chính là nỗi lo sợ của những người
dân chân chính, vì sự trả thù của những con người này, chúng sẽ là những tên chỉ
điểm, sẽ dựng chuyện để tố cáo nhầm tâng bốc lấy lấy điểm với chính quyền mới.
Tôi đã hồi tưởng lại. Sau
ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chính quyền cộng sản
làm gì?
Trích
dẫn Bên Thắng Cuộc, Huy Đức viết:
"Cuốn sách bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người
tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt
hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền
Bắc”
Trích đoạn trong câu chuyện Trốn Chạy
Đã đăng trong hồi ký Đội Đập Đá Trại 6 Nghệ
Tĩnh
Lê Tuấn
Tháng Tư 2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét