Tản Mạn Về
Mùa Thu Và Thi Nhân
Biên Khảo:
Lê Tuấn
Khi nói đến mùa thu, chúng ta có ngay một cảm giác mang mác buồn và len lỏi trong tâm hồn một chút thi vị, lãng mạn của một nghệ sĩ.
Trong bốn mùa của thiên nhiên, mùa thu
quyến rũ và đem đến cho lòng người nhiều cảm xúc bâng khuâng, lãng mạn và hoài
cảm nhất.
Khi cái nóng của mùa hè
vừa qua nhưng chưa dứt hẳn, khi cái lạnh của mùa đông chưa tới, như đang ngấp
nghé trước cửa, có cơn gió lưng chừng thổi đến đó chính là gió “Heo May”
Lắng
nghe đất trời chuyển mùa, thời tiết đang vào thu, mang theo cái se se lạnh của
mùa đông chưa hẳn đến. Bất cứ người mẹ nào cũng lo lục tìm trong ngăn tủ quần
áo, tìm lại những chiếc áo bông, áo sợi đã cất thật kỹ để dành cho mùa lạnh,
đem ra cho những đứa con mặc lấy cái ấm.
Những
cơn gió heo may, trong lòng người mẹ là sư lo lắng, một cảm xúc của tình mẹ lúc
nào cũng lo cho các con nhỏ. Mẹ già đi khi ta lớn lên. Vậy mà mỗi đợt gió heo
may về, mẹ vẫn như ngày nào, nhắc nhở con cháu “Trời sắp lạnh rồi đấy”nhớ mặc
thêm áo ấm vào, câu nói của Mẹ, khiến cái se lạnh của ngọn gió heo may, làm
trĩu nặng tâm hồn.
Cái lành lạnh,
hanh hao đầu mùa, những chuyển động tinh tế của thiên nhiên qua từng ngọn cây,
ngọn cỏ, đã mang lại nguồn cảm hứng bất tận, để cho người nghệ sĩ cất lên tiếng
nói của lòng mình, trải dòng suy tư, trước vẻ đẹp tuyệt vời của mùa thu, thiên
nhiên đã đem đến một phong cảnh lộng lẫy với những sắc màu của mùa thu, của ngọn
gió heo may, của những đám mây bàng bạc nhẹ nhàng bay.
Biết bao vần thơ, và những giai điệu của âm nhạc, của người nghệ sĩ đã thêu dệt nên những bức tranh mùa thu thật đẹp, để lại cho đời những tác phẩm văn chương tuyệt vời nhất.
Lãnh thổ Việt Nam là một đường cong chữ S, nằm ven bờ biển Thái Bình Dương, lãnh thổ này có một chiều dài từ phương Bắc đến phương Nam, do đó biểu hiện của thời tiết giữa ba miền (Bắc- Trung - Nam) có đôi chút khác biệt.
Mùa Thu Miền Bắc
Mùa
Thu Hà Nội có gì đó rất khác, mang thêm một sắc màu của tâm linh, và một nét buồn.
Mùi hoa sữa thoang thoảng, lan toả theo từng góc phố, không phải ngẫu nhiên người
Hà Nội, yêu mùi hoa sữa một cách nồng nàn và mãnh liệt đến thế, bởi vì mùi
hương hoa sữa như thầm nhắc nhở mùa thu đã trở về, nó đã trở nên một thói quen,
mặc dù mùi hoa sữa đôi khi mang lại cảm giác ngột ngạt vì nồng nặc hương thơm.
Tuy nhiên người Hà Nội bắt gặp mình trong mùi hương hoa sữa một điều gì đó, thật
gần gũi và thân thuộc, vì chính nơi ấy chúng ta đã tìm lại được chính mình.
Người
Hà Nội đôi khi tự hỏi, "Nếu không còn hương hoa sữa, hẳn mùa thu Hà Nội như
đã mất đi một ý nghĩa nào đó thật gần gũi và thân thương”
Những
thảm hoa
cuối mùa vàng rực bên bờ ao. Làn gió heo may mang về cái lạnh se se dễ chịu, mỗi
khi hoàng hôn buông đỏ trên thành phố, trên con đường phố vắng, đôi tình nhân
bước đi dưới những tán cây bàng màu lá đỏ rực. Những chiếc lá vàng nhẹ bay theo
gió, nằm phơi trên mặt đường, tạo nên tiếng xào xạc mỗi khi có bước chân người
đi qua. Đó là những hình ảnh tượng trưng cho mùa thu miến Bắc.
Ở
Huế mùa thu buồn lắm vì từng cơn mưa rả rich, từng đợt mưa tuôn trào, từng làn
mưa bay bay, có nhiều người Huế cho rằng, mưa chính là đặc sản của Huế. Bầu trời
Huế như có cả một dòng sông mưa, bồng bềnh trôi theo đám mây
Ở
Huế mùa thu lại mang theo khung cảnh trầm lặng, mưa lại càng nhiều hơn và buồn
hơn, những bức tường cũ trở nên rêu phong phủ đầy, đường phố ẩm ướt, bầu trời ảm
đạm từ sáng đến tối, che phủ một màu xám xịt, mang theo những cơn gió giá buốt. Mùa Thu đến,
vàng phai trong gió, những con phố quạnh hịu, những bóng người lang thang cô quạn.
Có lẽ ở ngoài miền
Bắc mùa thu mới rõ nét, đậm đà sắc màu hơn. Còn nơi đây, thành phố cổ kính của Cố
Đô Huế, tháng chín trở về, gơi nhớ mùa thu cũng chỉ là một chút hương vị nhạt
nhoà, mùi hoa sữa lạc loài từ đâu bay lại. Bởi
vì mùa thu tại Huế, cây lá vẫn một màu xanh, nhưng lòng người thì lại ước ao
mùa thu vàng úa ghé thăm. Ước ao có một ngọn gió heo may thổi về, đem theo cái
giá rét hơi lành lạnh đi vào lòng người.
Những khu vực
như. Đại Nội, Phu Văn Lâu, Quảng Trường Ngọ Môn cùng bàng bạc một sắc màu cổ
kính. Những con đường rợp bóng cây xanh của Huế, những hàng cây vẫn vươn cao vời
vợi, giữa không gian bàng bạc mây xám bay,
Ngắm nhìn trên dòng sông Hương, những con thuyền mưu sinh chơi vơi giữa dòng nước, xa xa hai bên bờ là những căn nhà nằm ven theo con sông, chìm lắng trong màn mưa bay. Mưa nhiều đến mức độ người dân Huế cảm thấy dư thừa và chán nản. Nhưng thiếu mưa sẽ mất đi một phần Hồn của Cố Đô Huế. Đó cũng chỉ là một thoáng ý tưởng bàng bạc về mùa thu miền Trung.
Sài Gòn thực sự có mùa thu hay chăng? Mùa thu Sài Gòn,
mưa rồi chợt nắng. Thời tiết Sài Gòn thật lạ “trời chợt mưa, chợt nắng” mà người
yêu Sài Gòn hay ví von như cô gái độ xuân thì, tính khí hay đỏng đảnh khó chiều.
Sài Gòn là như thế, nếu
ai yêu thành phố này, sống trọn vẹn với từng “hơi thở” của Sài Gòn, thì mùa thu
nơi đây, đến rất nhẹ nhàng mà chẳng cần một đặc trưng nào để gợi nhớ gợi thương
Mùa Thu Sài Gòn
khác với mùa thu Hà Nội. Ở Hà Nội, Thu về là người ta đã cảm nhận được cái lạnh
rõ rệt, mùi hương hoa sữa lan toả khắp phố phường. Còn ở Sài Gòn, khi mùa thu tới,
người ta nhận biết bằng những hàng cây bắt đầu thay lá mới, bằng hương café buổi
sáng, thoang thoảng hương vị nồng nàn, bay theo làn gió nhẹ, từ phố này sang phố
kia. Đôi khi buổi sáng mùa Thu ở Sài Gòn cũng mang một chút se se lạnh. Cái lạnh
làm mọi người, có chung một cảm giác dễ chịu và sảng khoái vô cùng.
Mùa
Thu Sài Gòn cũng chính là mùa tựu trường, đông vui và nhộn nhịp nhất trong năm.
Hàng ngàn học sinh, sinh viên nô nức tới trường, những tà áo trắng nhẹ bay theo
gió thu, uyển chuyển nhẹ nhàng theo vóc dáng nữ sinh, ôm cặp vở đến trường. Một
câu hát về mùa thu chợt âm vang.
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng.
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh.
"thơ Nguyên Sa"
Sài Gòn vào những ngày mùa Thu đậm sắc vàng. Những
cơn gió khe khẽ thổi làm bay những tán lá. Trời Thu trong veo, cao vời vợi,
chút nắng vàng nhẹ ấm áp tạo cảm giác thoải mái cho con người.
Lạc loài một vài cơn gió lạnh, cái se lạnh của cơn gió heo may, làm con người thấy
dễ chịu và sảng khoái vô cùng. Cũng chính thế mà
cả thành phố như bừng tỉnh sau những cơn say nắng kéo dài khi mùa hạ vừa bước
qua và mùa thu chớm trở về.
Sài
Gòn buổi sớm mai, khi cơn gió mơn man cùng nắng, dệt tơ vàng trên những ngọn
cây để thấy mùa thu đẹp đến dường nào. Mùa thu quyến rũ, lôi kéo ra khỏi nhà,
muốn đi đến một góc cà phê quen thuộc nào đó, ngắm đường phố mùa thu Sài Gòn, ngắm
những cơn mưa rồi chợt nắng.
Em là tia nắng giữa cơn mưa
Soi sáng hồn anh lúc giao mùa
Bóng mây mưa nắng chia hai lồi
Nắng ở bên em, chỗ anh mưa.
LT
Mùa Thu
Califronia
Albert Camus một nhà văn và nhà báo có tên tuổi, người đã đoạt
giải Nobel văn chương năm 1957 (khi ấy ông mới 44 tuổi). Ông đã ví "Thu là
mùa xuân thứ hai, khi mỗi chiếc lá là một bông hoa". Thu là những bức
tranh tuyệt đẹp của người mẹ thiên nhiên. Thu là sắc màu của cây lá và muôn
hoa. Là nét đẹp đoan trang thuỳ mị của nàng thơ. Thu là nguồn cảm hứng vô tận
cho những tâm hồn người nghệ sĩ, biết rung động để sáng tạo những tác phẩm tuyệt
vời.
Tại
miền Bắc California nói chung và Thung Lũng Hoa Vàng nói riêng. Thời tiết tại
nơi đây phân định bốn mùa rất rõ rệt. Mùa Xuân đất trời trong xanh, hoa lá tạo
ra nhiều màu sắc, đẹp nhất là loài hoa hồng với nhiều sắc màu khác nhau, nhưng
biểu tượng của vùng thung lũng điện tử, vẫn là những cánh đồng bát ngát của
loài hoa cải mọc dại “Wild Mustard” trải thảm vàng trên những cánh đồng bao la.
Mùa
Hè ở Cali, thời tiết đôi khi khá nóng, hong khô cây cỏ, nhìn trên những sườn
núi, những thảm cỏ chuyển sang màu vàng khô, dễ tạo nên những đám cháy rừng. Mỗi
khi mùa hè đến hong khô cây cỏ, và thường tạo nên những đám cháy rừng thật dữ dội,
đây cũng là một thảm hoạ, thiên tai mà Califronia thường phải gánh chịu.
Mùa
Thu thì lộng lậy sắc màu của hoa trái, hoà trộn với sắc màu của cành lá, nhiều
nhất là lá phong vàng úa, màu nâu, tím hay đỏ.
Mùa
Đông thì lạnh, có những ngọn gió đông giá buốt từ phương bắc thổi về mang theo
mưa và đôi khi vào buổi sáng sớm có một lớp băng tuyết phủ trắng trên mái nhà,
trên cây cỏ và trên kính xe hơi đậu bên lề đường. Đôi khi trên những đỉnh núi
chạy dài xuống sườn đồi, phủ trắng một màu tuyết rơi, tạo nên một không gian rất
đẹp.
Trở
lại với mùa Thu Cali, khi mùa thu trở về đã tô vẽ cho thành phố, trông như một
bức tranh đầy màu sắc thật đẹp, lá mùa thu chuyển đổi qua nhiều màu sắc khác biệt,
lung linh dưới trời nắng thu, chen lẫn những loài hoa với đủ sắc màu, trong những
khu vườn, đã tạo dáng cho mùa thu thêm vấn vương. Thời tiết hơi lành lạnh của
ngọn gió heo may thổi về, mang theo cảm giác êm dịu, theo từng cơn gió nhè nhẹ
lướt qua khiến lòng người thổn thức, khắc khoải, hoài niệm buồn, và chợt bâng
khuâng theo nỗi nhớ.
Nét
đặc trưng của vùng thung lũng hoa vàng là loài hoa cải mọc hoang dại, nhỏ bé
xinh xinh, loài hoa có tên là Wild Mustard,
nguyên thủy ở Tây Ban Nha, loài hoa cải này mọc rất nhiều tại Cali, trên những
sườn núi, trên những cánh đồng bao la bát ngát một màu vàng tươi, nhẹ nhàng ngả
nghiêng theo ngọn gió mùa thu, đó chính là thảm hoa vàng, để sau này vùng thung
lũng điện tử San Jose đã được người Việt đặt thành tên gọi Thung Lũng Hoa Vàng.
Ở California muốn biết lá vàng ở đâu đẹp và rực rỡ nhất bạn chỉ việc vào Google, tìm Fall Foliage Prediction Map, là bản đồ thời gian và điạ điểm có lá vàng, bạn sẽ có đủ thông tin cần thiết. Từ Cali chúng ta có thể lái xe đi về phía bắc đến công viên quốc gia Yosemite, là nơi có rất nhiều cảnh thiên nhiên đặc biệt với biết bao lá vàng. Riêng tôi đã đôi lần đến thăm viếng những khu vực như:
Sabrina Lake,
Silver Lake rồi ghé Mono Lake vào buổi chiều khi trời còn chưa tắt nắng. Mono
Lake là một hồ nước “mặn” rông lớn, đặc biệt khác hẳn những hồ khác, mà nét đặc
thù của nó lôi cuốn rất nhiều du khách khi ghé Cali. Nằm trong vùng đồi núi Eastern
Sierra ngoạn mục của California, Mono Lake là một ốc đảo nằm trên một vùng
Great Basin. Điểm đặc biệt làm cho Mono Lake trở nên nổi tiếng là những tháp đá
Tufa, tạo thành những hòn non bộ nhấp nhô trên mặt hồ trông rất lạ mắt. Tôi đã
đến thăm viếng nơi đây vài lần, nhìn những tháp đá Tufa trên mặt hồ, trông giống
như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ. Những tháp đá Tufa với hình thù kỳ lạ này được
hình thành khi các khoáng chất cacbonat kết tủa ra khỏi vùng nước.
Mùa
thu ở California thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng Chín, khi những cơn gió lạnh
từ trên núi tràn xuống,
theo kinh nghiệm của các nhiếp ảnh gia, thời gian đẹp nhất để chụp ảnh lá mùa
thu, là vào trung tuần tháng 10, khi ấy lá vàng chuyển qua những sắc màu đậm
nét hơn, và lung linh phản chiếu qua ánh nắng mùa thu rất đẹp. Mùa thu tại
California rất lộng lẫy, rất nên thơ, nhất là vườn Quốc Gia Yosemiti được xem
như là một kỳ quan của thế giới. Mỗi khi mùa thu trở về, lòng tôi lại xôn xao một
hoài niệm, và dòng suy tư vẫn tuôn trào để viết những vần thơ ca tụng mùa thu
và tình yêu.
Chiều thu trên thung lũng
Thảm hoa vàng mông mênh
Thơm nồng nàn hoa cải
Vạt áo nàng hớ hênh.
Phải chăng em mùa thu
Một thời vẫn đợi chờ
Hương thơm mùi cỏ dại
Ánh mắt đầy ước mơ.
Em đẹp nét thơ ngây
Vàng phai dáng hao gầy
Thu và em là một
Cùng hoa lá nhẹ bay.
Hương cải vàng nồng cay
Màu vàng hoa đắm say
Đón em về lễ hội
Cho nhau niềm ngất ngây.
Ai về qua thung lũng
Bâng khuâng trải nỗi niềm
Tôi xin bó hoa cải
Tặng em nỗi niềm riêng.
Em! Nồng nàn hơi thở
Đôi môi ấm nụ hôn
Thung lũng tràn nỗi nhớ
Tiếng chuông ngân gọi hồn.
LT
Khi viết về mùa
thu, chúng ta có nhiều kỷ niệm xa xưa hiện về, và chắc chắn sẽ có những ca
khúc, hay những bài thơ, tạo nhiều ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn của mỗi người.
Nhà thơ đầu tiên
tôi nhắc đến đó là Cung Trầm Tưởng, qua bài thơ “chưa bao giờ buồn thế”, khi
ông nhắc đến mối tình, nhớ lại những lúc bồi hồi chờ người yêu trong công viên
Luxembourg dưới làn mưa thu:
Mùa
thu Paris
Trời
buốt ra đi
Hẹn
em quán nhỏ
Rưng
rưng rượu đỏ tràn ly…
Cung Trầm Tưởng có một mối tình với một
người bạn gái tóc vàng, một ngày đang giữa niên học, nàng nhuốm bệnh phải về
quê tịnh dưỡng dài ngày. Chàng sinh viên thi sĩ tiễn nàng ra nhà ga để đáp một
chuyến xe lửa về miền Provence.
Lên xe tiễn em đi
chưa bao giờ buồn thế
trời mùa đông Paris
suốt đời làm chia ly
Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc hai bài thơ của ông là “Mùa Thu Paris” và “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” và đổi tên là (Tiễn Em)
Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về ngành Khí Tượng, tốt nghiệp Tiễn Sĩ khí tượng
học tại Đại học Saint Louis.
Ông trở về Sài Gòn tiếp
tục làm trong binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, với cấp bực
cuối cùng là Trung tá (1975) Dưới chế độ cộng sản, ông bị bắt đưa đi cải tạo
10 năm. Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ định cư.
Khi nhắc đến nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tức cựu Trung Tá Cung Thức Cần.
Ông đã trải qua 10 năm tù cải tạo, đi qua nhiều trại giam từ Nam ra Bắc. Tôi có một kỷ niệm với ông, khi ấy vào khoảng thời gian 1976 - 1979, tôi ở cùng chung với ông, tại trại 4 huyện Văn Chấn tỉnh Hoàng Liên Sơn, một trại tù rất hẻo lánh nằm sâu trong vùng núi hiểm trở. Chúng tôi những người bạn tù, có dịp tiếp chuyện với Cung Trầm Tưởng, chính ông đã viết tặng tôi bài thơ “Mùa Thu Paris” viết bằng bút chì trên mạnh giấy là bao xi măng. Câu chuyện này tôi có viết lại trong (Hồi Ký Đội Đập Đá).
Sau này khi có dịp
ghé thăm Paris, tôi có đến bên dòng sông Seine vào một chiều mưa, chợt nhớ đến
âm vang của bài “Tiễn Em” nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
Lên
xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Tôi đã viết một bài thơ để gửi tặng
người con gái trong bài thơ của Cung Trầm Tưởng, Với tựa đề (Chiều Mưa Paris)
bài thơ khá dài tôi trích dẫn 4 câu đầu của bài thơ này.
Tôi đã đến dòng sông
Chiều mưa buồn Paris
Sông Seine như gợi nhớ
Bóng em người tình si.
LT
Một sinh viên Việt Nam khác là Phạm Trọng Cầu cũng đặt chân đến Paris để theo học tại Học Viện Âm Nhạc. Và ông cũng có một mối tình sinh viên giữa khung cảnh của khu trời Paris. Trong thời gian du học tại Pháp từ 1962 đến 1969, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã sáng tác bài “Mùa thu không trở lại”.
Ông tâm sự: “Thời
ấy mình có yêu một cô bạn gái, có mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Đối với
tôi, đó là một mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp nàng vào mùa xuân, mùa hạ
tình nồng cháy và mùa thu nàng ra đi. Nàng về nước để từ đó không bao giờ trở lại
Paris nữa. Hôm tiễn đưa nàng đi rồi, mình trở về, bước từng bước như người say
rượu, ngang vườn Luxembourg. Khu vườn đó, khi tôi đi ngang, tôi chợt nhận ra
mùa thu, vì chân mình đá rất nhiều lá vàng, trong tôi tự nhiên vang một giai điệu
“Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại…”
Dù là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, với tôi, mùa thu không
bao giờ trở lại nữa.”
Mùa thu không trở lại.
Em ra đi mùa thu,
Sương mờ giăng âm u.
Em ra đi mùa thu,
Mùa thu không còn nữa.
Đếm lá úa mùa thu,
Đo sầu ngập tim tôi.
Tuy nhiên, nét
giống nhau dừng lại ở chỗ đó. Bởi vì Phạm Trọng Cầu và Cung Trầm Tưởng có những
định mệnh khác nhau, vì hai người ở hai bên chiến tuyến, một bên là miền Bắc Cộng
Sản, một bên Miền Nam Tư Do.
Phạm Trọng
Cầu và Cung Trầm Tưởng, mặc dù hai người ở hai bên chiến tuyến khác nhau, nhưng
trong tư tưởng của Văn Học, thuần chất nhân bản đầy tình người, thì cả hai giống
nhau.
Năm 1975 là dấu mốc của định mệnh: Phạm
Trọng Cầu bị bắt giam vào năm 1972 vì hoạt động gián điệp nội thành, được ra tù
sau ba năm bị giam. Riêng Cung Trầm Tưởng thì vào tù cải tạo rồi bị giam giữ 10
năm. 1975 – 1985.
Phạm Trọng Cầu tuy được đào tạo trong một
Nhạc Viện Hàn Lâm Paris, nhưng tác phẩm để lại rất ít. Tên tuổi của ông được biết
đến, chỉ nhờ có hai bài là “Trường làng
tôi” và “Mùa thu không trở lại”, cả
hai bài đều được phổ biến rộng rãi, trong miền Nam vào thập niên 60-70
Những gì thuộc về Văn Hoá thì luôn luôn
phá vỡ mọi ràng buộc, mọi chính kiến mọi chủ thuyết. Nên Văn Học đó sẽ tồn tại
muôn đồi.
Tưởng cũng nên
nhắc nhở đến tính cách hết sức ôn hoà, vô tư và rộng lượng của một chính sách
văn hoá Miền Nam VN, đã áp dụng ngay trong lúc đang diễn ra một cuộc chiến khốc
liệt nhất, một chính sách phục vụ cho một nền văn hoá nhân bản đích thực, không
để cho hận thù và ý thức hệ chính trị chi phối.
Nền giáo dục miền Nam VN, luôn quý trọng
nhân tài, không nặng nề cố chấp về một định kiến chính trị, đây là một ưu điểm
của nền giáo dục tự do. Nền giáo dục của VNCH không phục vụ cho mục tiêu chính
trị ngắn hạn, mà nhằm một mục đích rộng lớn hơn, lâu dài hơn, đó là: đào tạo
con người với phẩm chất Việt Nam cao nhất, với lòng yêu nước, thương nòi.
Trong thời gian
đo. Nền giáo dục Cộng Sản Miền Bắc. Hình thành trong chiến tranh và để phục vụ
chiến tranh, họ tự nhận là một nền giáo dục cách mạng
Theo quan điểm lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lénin. Giáo
dục là một hiện tượng xã hội chứ không phải là một hiện tượng tự nhiên. Giáo dục và chính
trị không phải là hai vấn đề riêng biệt mà giáo dục phải phục vụ cho mục tiêu
chính trị
Giáo dục bị đặt dưới sự
lãnh đạo chuyên chế tuyệt đối của đảng Cộng Sản. Tóm lại, đây là một hệ
thống giáo dục phi dân tộc, phi nhân bản.
Ngược lại giáo dục
miền Nam hoàn toàn trái ngược với giáo dục miền Bắc. Điều này càng thấy rõ khi
phân tích ba nguyên tắc căn bản “Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng” mà giáo dục miền Nam đề ra cho
mình.
Chính thể VNCH là một chính thể tự do, luôn rộng lượng và trọng dụng nhân tài, chính sách văn hoá nhân văn, cởi mở và phóng khoáng như vậy, cho nên các bài hát của Phạm Trọng Cầu còn được nhớ đến, cũng như những thơ văn tiền chiến hay thời kháng chiến chống Pháp của Xuân Diệu, Huy Cận, Quang Dũng, Hữu Loan… những ca khúc hay của Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý, Văn Cao, Lưu Hữu Phước… vẫn được tự do phổ biến và thưởng thức, dù tác giả còn sống hay đã chết, đang sống ở miền Nam hay miền Bắc.
Thêm một điển hình nữa
về sự phóng khoáng mang đậm nét nhân bản, tôn trọng những giá trị của văn học,
không cố chấp một định kiến chính trị. Đó là nhà văn Thanh Tịnh. Qua cuâu chuyện
“Tôi đi học” đã được đưa vào sách giáo khoa của Miền nam VN, mà tất cả học sinh
gần như đều thuộc lòng.
"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng
nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm
hoang mang của buổi tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương
thu và đầy giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài
và hẹp.”
Tác
giả của bài văn này là Trần Văn Ninh, tức nhà văn Thanh Tịnh (1911-1988), một đảng
viên cộng sản, một uỷ viên liên hiệp các Hội Văn Học
Nghệ Thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại Tá Quân đội nhân dân miền Bắc. Tuy
nhiên không vì định kiến chính trị mà tài năng của ông bị vứt bỏ, mà ngược lại
những sáng tác của ông vẫn được người miền Nam tôn trọng.
Nhắc đến mùa thu chúng ta lại nhớ đến ca khúc (Tiếng Thu)
do nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ của Lưu Trọng Lư
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô”
LTL
Nhà
thơ Lưu Trọng Lư (1911-1991) làm việc tại bộ Văn Hoá chế độ Cộng
Sản miền bắc, như thơ
văn của ông vẫn được chấp nhận và phổ biến rông rãi tại miền Nam Tư Do. Có một
câu chuyện thú vị do Lưu
Trọng Văn con trai của Lưu Trọng Lư kể lại.
“Sau này vào năm 1968, trên một chuyến đi bằng
tàu hỏa từ Bắc Kinh sang Mạc Tư Khoa có một anh bạn học nói với tôi, “Mày có
thích không, tao sẽ hát cho mày nghe một bài hát này.” Và anh bạn này có kéo
cánh cửa trên toa tầu, đóng cửa lại và hát cho tôi nghe bài Tiếng Thu, do nhạc
sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
Tôi
nghe anh hát, tôi xúc động lắm anh ạ. Đây là lần thứ hai tôi biết đến bài thơ
này. Tôi nghe và nghĩ, ồ hay vậy, tại sao bài thơ của cha mình lại có một ông
nhạc sĩ là ông Phạm Duy phổ nhạc mà hay như vậy. Ngay lúc đó, “thằng bạn” tôi
nói ngay, “Này mày không được phổ biết đâu đó nghe. Đây là nhạc vàng đó, lọai ủy
mị đó.”
Rồi chính Lưu Trọng Văn cho biết thêm. Bây giờ tôi lại
phải kể cho anh nghe thêm một chuyện như vậy nữa. Chuyện này do chính cha tôi kể,
ông Tố Hữu (nhà thơ Tố Hữu) có “mời” cha tôi lên rồi hỏi “này anh có nghe không, đài của Sài Gòn vẫn phát bài Tiếng Thu của
anh?” Thế thì cha tôi mới nói thế này “bài Tiếng Thu, đứa con tinh thần của tôi dù phiêu bạt ở đâu thì
tôi luôn yêu quý nó, thương yêu nó bởi vì nó là đứa con của tôi. Chỉ tiếc là một
thế hệ trẻ không được học tới, không được biết tới“.
Qua
câu chuyện này chúng ta đủ thấy tính cách kìm kẹp văn hoá như thế nào, của chế
độ cộng sản miền bắc. Họ sẵn sàng xóa bỏ
mọi gia trị văn học để đạt được mục tiêu chuyên chính vô sản, phục vụ cho sự độc
tôn của đảng cộng
Mùa Thu và Thi Nhân xin tản mạn một chút về những hệ luỵ mà chế độ cộng sản đã gây ra cho các nhà thơ miền Nam. Sau ngày 30 thãng năm 1975 khi cộng sản xâm chiếm miền nam. Như câu chuyện liên quan đến nhà thơ Vũng Hoàng Chương
Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương 1915-1976.
Văn phong của ông được cho là sang trọng, mang theo những nét hoài cổ, trong thơ giầu tiếng nhạc, đậm sắc thái Đông phương.
“Mùa
Thu Đã Về (Vũ Hoàng Chương)
Thu
về mạnh dẻ, bước chân êm
Mong
manh sương thoáng mờ y xiêm
Gió
thơm dẹp lối, xôn xao lá
Rừng
hoa, làm gợn nguồn trăng đêm.
Ông
nổi tiếng qua những bài thơ say, như bài Em ơi lửa tắt bình khô rượu.
Gặp
gỡ chừng như truyện Liêu Trai
Ra
đi chẳng hứa một ngày mai
Em
ơi! Lửa tắt bình khô rượu
Đời
vắng em rồi say với ai?”
Đúng là vật đổi sao dời, năm
1975 khi cộng sản xâm chiếm miền. Và hai thi nhân lại có dịp gặp nhau trong
hoàn cảnh éo le một bên thắng cuộc và một bên thua cuộc. Huy-Cận được cử vào
Saigon cùng với một phái đoàn với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ
miền Nam.
Người mà Huy-Cận muốn gặp đầu tiên là
Vũ-hoàng-Chương cũng vì tình bạn cũ và cũng nghĩ rằng nếu chiêu dụ được nhà thơ
họ Vũ theo cách mạng thì mình lập được công lớn. Vì vậy Huy-Cận đã sửa soạn cuộc
thăm viếng rất trọng thể. Lễ vật đến thăm Vũ Hoàng Chương gồm một chai rượu
quí, một lọ đầy thuốc phiện và cũng không quên mang theo một bức hình Hồ chí
Minh. Rượu và thuốc thì để biếu bạn, còn bức hình thì Huy Cận ước mong sẽ được
Vũ Hoàng Chương đề tặng cho mấy vần thơ ca ngợi Bác và Đảng, để có bằng chứng
báo cáo lấy công đầu. Cuộc
gặp gỡ diễn ra tốt đẹp sau bao năm xa cách. Vũ Hoàng Chương đón Huy Cận như đón
người bạn cố tri nồng nàn vui vẻ. Sau khi Huy-Cận ngỏ ý muốn Vũ đề thơ thì Ông
trầm mặc không nói gì. Huy Cận khi ra về có hẹn ba ngày sau sẽ cho người đến
xin lại bức hình, Vũ Hoàng Chương cũng chỉ ậm ừ tiễn bạn.
Đúng ba ngày sau khi nhân viên của Huy Cận trở
lại nhà, thì thấy trên bàn vẫn còn y nguyên hai món lễ vật và bức hình, Vũ
Hoàng Chương không hề đụng tới mặc dù rượu với thuốc phiện đối với Ông là rất
quí hiếm. Còn bức hình thì vẫn chỉ là bức hình như khi đem tới, không một nét
chữ đề thơ. Được báo cáo lại, dĩ nhiên là Huy Cận tím mặt. Nhưng Ông biết tính
họ Vũ là ngưòi không dễ lung lạc nên cũng đành thôi.
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương, ông qủa là một
người có khí phách. Thế là Ông có thêm một cái hoạ. Nhưng như thế vẫn chưa hết.
Sau đây mới là cái hoạ lớn. Theo lời kể của Vũ Hoàng Chương:
Ông
đã phê phán thơ của Tố Hữu ông nói:
“Tố Hữu đặt tiếng
khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, muốn bà dùng mối u hoài của một
nhà thơ để dạy con trẻ Việt Nam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì
đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việt Nam có
cùng tâm cảnh với mình hay không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong
bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu: »
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng
con gọi Stalin “
…”bài thơ viết
tiếp”
Ông Stalin ơi,
Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, ông mất
đất trời có không?
Thương cha,
thương mẹ, thương chồng
Thương mình
thương một, thương ống thương mười.
Tố Hữu.
Chắc chắn là không có một bà mẹ
Việt Nam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân
thành.”
Sau đêm hôm ấy, hình như có một
buổi họp khẩn cấp của các “nhân vật then chốt” cộng sản, và Vũ Hoàng Chương
đã bị bắt. Như vậy cái tội phản động của thi sĩ họ Vũ không phải là một mà có đến
ba: bắt đầu từ bài thơ thời sự, kế đến không nể nang tình bạn và sau cùng là đã
dạy khôn cho kẻ đang thắng thế.
Nhà thơ Vũn Hoàng Chương đã bị
bắt giam trong khám Chí Hoà, nhưng vì ông bị bệnh nặng gần chết, nên được thả
ra sớm cho về nhà, chỉ 5 ngày sau khi được thả, ông đã ra đi trở về với cát bụi,
yên nghĩ trong cõi vĩnh hắng. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976
Nhà thơ Đinh Hùng 1920 - 1967. Người làng Phượng
Dục Tỉnh Hà Đông. Hà Nội. Năm 1944, Vũ Hoàng Chương cưới Thục Oanh (Chị của
Đinh Hùng). Như vậy Đinh Hùng là em vợ Vũ Hoàng Chương.
Đinh
Hùng là một trong những nhà thơ rất tiêu biểu cho trường phái thơ Tượng Trưng
Việt Nam. Có
lẽ Đinh Hùng đã yêu vũ trụ, yêu thế giới tự nhiên và yêu cái đẹp trên cả mức mong
muốn chiếm hữu. Ông viết về chúng như một thứ tôn giáo để tôn thờ, để khám phá
bằng sự hòa hợp tâm linh. Chỉ có như thế mới mong thỏa mãn được những khát khao
cháy bỏng trong tâm hồn tác giả:
“Trời cuối thu rồi em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu…”
(Gửi
người dưới mộ. Thơ Đinh Hùng)
Dường như đối với nhà thơ, cái chết
không có gì đáng sợ cả bởi ông có thể đi qua đi lại trên ranh giới giữa sự sống
và cái chết. Chẳng gì có thể ngăn cản ông thực hiện mong muốn của mình:
“Ta hát bài kinh, thoảng dã hương
Từng đêm chiêu niệm bắt hồn nàng
Lời ra cửa biển tìm sao rụng
Rỏ xuống mộ em giọt lệ thương…”
(Màu
sương linh giác)
Từ ngữ tiếng nhạc
luôn luôn có một vị trí quan trọng trong trường phái thơ tượng trưng và Đinh
Hùng, và ông đã không quên điều đó. Những câu thơ của ông được sắp xếp chặt chẽ
tạo thành hiệu ứng của một bản tình ca ngọt ngào khiến người đọc cảm thấy như
đang đắm mình trong một bản nhạc chứ không phải là một bài thơ:
“Bài
Hát Mùa Thu (thơ Đinh Hùng)
Hôm nay có phải là thu ?
Mây năm xưa đã phiêu du trở về
Cảm vì em bước chân đi,
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.
Ai về xa mãi cô thôn,
Một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà?
Ngày em mới bước chân ra,
Tuy rằng cách mặt, lòng ta chưa sầu.
Nắng trôi vàng chẩy về đâu?
Hôm nay mới thực bắt đầu vào thu.
Chiều xanh trắng bóng mây xưa,
Mây năm xưa đã phiêu du trở về.”
Bằng cách kết hợp giữa thơ lục bát dân tộc
và thơ mới cùng cách gieo vần thật sang tạo và hiệu quả, Đinh Hùng đã mang đến
cho người đọc một bản nhạc thực sự êm ái, sâu lắng. Điều này đã góp phần tăng
hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ, đưa người đọc đắm mình vào chốn hư hư thực thực.
Ôi xứ Đạo có bao mùa tình tự?
Trong bản hát thiêng
Của bầy thanh nữ,
Có ai về ngự,
Giữa lòng thuyền quyên?
Trong mộng trần duyên
Của hồn thiên cổ,
Có ai vào ngủ
Một giấc cô miên?
Trời ơi! Đây nguyệt vô biên
Trong lòng người đẹp nằm quên dưới mồ!
Ta cười suốt một trang thơ,
Gặp hồn em đó còn ngờ yêu ma.”
(Tìm bóng tử thần)
Chính thể VNCH của
miền Nam Việt Nam, rất nhân bản và phóng khoáng,
không phân biệtt chính kiến khác biệt giữa
Tự Do và Cộng Sản, đặt trọng tâm Văn Hoá lên hang đầu, dú biết rắng những bài
thơ hay, tác giả là ai thì nền văn hoá đó vẫn được tôn trọng. Đó chính là ưu điểm
của nền giáo dục VNCH. Mặc dù biết Huy Cận là ai, một đảng viên cộng sản có nhiều
chức vụ trong chính quyền cộng sản, như: Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục. Nhưng thơ của ông vẫn phổ biến rộng
rãi tại miền Nam Tự Do.
Cù Huy Cận (1919 – 2005),
bút danh Huy Cận,
Còn dưới con mắt của thi sĩ Huy Cận, mùa
thu đến thật chậm như chưa hề đến. Chỉ một cơn gió thoảng, chỉ một đám mây
trôi, một buổi chiều lá rụng, với nắng vàng
hiu hắt cũng đủ gieo vào lòng thi nhân nỗi
buồn tê tái, não nề.
“Sắc trời trôi dạt dưới khe
Chim bay, lá rụng cành nghe lạnh lùng
Sầu
thu lên vút, song song
Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu
Non xanh ngây cả buổi chiều
Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia”
(Thu
rừng)
Nhà thơ Huy Cận nổi tiếng qua bài thơ Ngậm
Ngùi. Phạm Duy đã phổ nhạc một cách rất tài tình từ bài thơ cùng tên của thi sĩ
Huy Cận. Chính nhờ cây đũa thần âm nhạc của Phạm Duy đã làm cho bài thơ trở nên
nổi tiếng để cùng mang theo tên tuổi của thi sĩ Huy cận.
“Ngậm ngùi Huy Cận
Nắng chia nửa bãi, chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau,
Em ơi! Hãy ngủ... anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này,
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi...”
Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) tên
thật là Phan Ngọc Hoan, sinh tại xã
Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đảng viên cộng
sản, từng là ủy viên thường vụ Hội Nhà Văn Việt Nam và Đại Biểu Quốc Hội VNDCCH
miền bắc. Nhà thơ Chế Lan Viên lại vẽ lên khung trời mùa thu, những cảnh điêu
tàn, niềm luyến tiếc một thuở vàng son, oanh liệt ngày xưa. Niềm mong nhớ ấy to
lớn đến lạ lùng: Qua bài (Chiều Xuân)
“Ai
đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với cả hoa tươi muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!”
Hình ảnh mùa thu trong thơ Chế Lan Viên
mang ý nghĩa triết lý về thời gian,
về
một thái độ sống, về ước vọng và niềm tim đắm đuối của một tâm hồn.
“Đường về thu trước xa lăm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tôi”.
Nhà thơ Nguyễn Bính, tên thật Nguyễn Trọng Bính (1918-1966), sinh tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bảng, tỉnh Nam Định. Nhà thơ nhìn mùa thu qua hình ảnh của một vùng quê thanh bình, con đê đầu làng, hay cây bàng lá đổ, qua bài thơ Cây bàng cuối thu – Nguyễn Bính đã gửi gấm tâm trạng thân phận con người vào chiếc lá thu cuối cùng để thi sĩ còn tiếc nối, dang hai tay ôm chiếc lá thu vào lòng mình.
“Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hôm nay lá thấy tôi buồn
Lìa cành theo gió lá luồn qua sông
Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi, chiếc lá cuối cùng là đây!
Quạnh hiu như tấm thân này
Lại âm thầm sống những ngày gió mưa…”
Nhà
thơ nguyễn Bính để lại rất nhiều bài thơ hay cho nền văn học VN, trong
đó có những bài gắn liền với tên
tuổi của ông, khi được phổ nhạc, như bài Chân Quê – Ghen – Lỡ Bước Sang Ngang
và vân vân…
“Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi
con đê đầu làng
Khăn nhung
quần áo rộn rang
Áo cài khuy bầm em làm khổ tôi.”
Chân Quê – Nguyễn Bính
Nguyễn Bính lại
chọn cho mình một con đường riêng khác biệt. Thơ của ông như tiếng đàn bầu du
dương, da diết cất lên những giai điệu dân tộc. Cũng chính lời thơ mộc mạc chân
tình, đậm nét chân quê truyền thống của dân tộc nên thơ Nguyễn Bính có sức sống mãnh liệt đi sầu vào trong
lòng công chúng.
“Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi, và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.”
Ghen – Nguyễn Bính
Lời thơ rất chân quê mộc
mạc, không cao sang, nhưng để lại trong long người nhiều cảm xúc sâu đậm.
“Em ơi! Em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cậy Em, em ở lại nhà”
Lỡ bước sang ngang. Nguyễn Bính
Nhà thơ Bùi Giáng (1926
– 1998) Người làng Thanh Châu
thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Bùi
Giáng muốn khẳng định một giá trị đạo đức
xã hội và thẩm mỹ riêng.
Thơ
Bùi Giáng có không ít bài viết về ‘sự trần trụi’ của người nữ. Dĩ nhiên, kẻ nào
không biết che đậy cơ thể, nhất là chỗ kín trước mắt người khác, kẻ ấy sẽ bị
coi là điên rồ. Bùi Giáng không viết về người điên trần trụi không mặc quần áo,
nhưng thơ ông thể hiện một ham muốn được tước bỏ xiêm áo.
Ôi
một người con gái
Là đúng một bầu trời
Là sinh con đẻ cái
Đẹp bằng hột mưa rơi
Ôi một người con gái
Dù là gái đốt than
Cũng đẹp như suối ngàn
Chảy từ trên núi xuống
Xin loài người hãy uống
Nước từ hở hang khe
Trong bóng tối đêm khuya
(Hoặc trong ánh sáng ban ngày cũng được
Đúng
là với kiểu điên không giống ai dưới vòm trời, ông mới được hàng chục cuốn sách
triết học đã viết về hiện tượng tâm lý về cái điên của nhà thơ Bùi Giáng, cái
điên của ông khiến người đời phải bối rối.
Không phải điên mà là “điên rực rỡ”.
Thi sĩ Bùi Giáng đã viết:
” Lỡ từ lạc bước bước ra
Chết từ sơ ngộ màu
hoa trên ngàn”.
Nếu nói về nhà thơ Bùi Giáng thì có quá nhiều giai thoại viết về ông, ví dụ như câu chuyện Bùi Giáng vào nhà thương điên Biên Hoà.
Năm
1969, Thi sỹ Bùi Giáng vào bệnh viện tâm thần Biên Hòa, nhưng chưa đầy một năm
thì ra viện, “Có người hỏi bệnh viện chữa hay quá nhỉ”, thi sỹ nói: Đâu phải vậy,
Tại ta ở ngoài đời điên số một, nhưng vào trong thì thấy mình đồ bỏ. Có nhiều đứa
nó điên còn rực rỡ hơn mình nên ta phải thôi điên cho khỏe.
Khi
ông ra khỏi bệnh viện điên, ông đã nói đùa với Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, người trực
tiếp chữa bệnh điên cho ông, với câu nói thay cho ông bác sĩ:
”Hỏi chuyện ngài để thăm dò chừng bệnh,
rốt cuộc ta không còn biết là ngài
điên hay ta điên”
Thơ
của thi nhân Bùi giáng luôn ca tụng vẻ đẹp chân phương không phân biệt thành phần.
Khi viết về đàn bà ông luôn thể hiện một ham muốn được tước bỏ xiêm áo, để trần
trụi không phân biệt.
Về cái chết của mình ông đã tiên đoán và để lại một lời di chúc trong tập thơ (Mưa Nguồn) tập thơ được viết cách không xa ngày ông qua đời:
Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian này mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu
Bùi Giáng
Bùi Giáng. Bắt
đầu điên rực rỡ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét