Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Thiên Kiến và Định Kiến liên quan đến Kỳ Thị


Thiên Kiến và Định Kiến


Thiên kiến hay Định kiến cũng như vấn đế Kỳ Thị
Định kiến hoặc thành kiến ​​là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành​, trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể.
Định kiến, thành kiến, đôi khi cũng gọi là "thiên kiến".
Thiên kiến (bias) là xu hướng giữ hoặc nói một quan điểm không đầy đủ, thường đi kèm với sự từ chối xem xét các góc nhìn khác hoặc là không sẵn lòng tiếp nhận những thông tin mới, đặc biệt khi thông tin mới không thuận theo quan điểm cũ. Người ta có thể thiên kiến hướng về hay chống lại một quan điểm, một người, chủng tộc, tôn giáo, giai cấp hay đảng phái v.v...
Thiên kiến cũng có nghĩa là cách nhìn phiến diện, không trung lập, không cởi mở. Thiên kiến có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức và đôi khi được coi là đồng nghĩa với định kiến hay là cố chấp.


THIÊN KIẾN LÀ GÌ?


Không ít thì nhiều, thiên kiến tồn tại trong mỗi chúng ta, ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận những thông tin thuận theo quan điểm sẵn có của họ hơn là những thông tin chống lại quan điểm ấy.


Thiên kiến được phân chia thành 4 chủng loại


1- Thiên kiến xác nhận (Confirmation bias):
Khuynh hướng tập trung vào những thông tin có lợi cho một niềm tin sẵn có và phớt lờ những thông tin bất lợi.


2- Thiên kiến chính trị, tôn giáo (Political and religious bias):
Thiên kiến dựa trên sự ưa thích một quan điểm chính trị hoặc một niềm tin tôn giáo.
3- Thiên kiến nhận thức:
Thiên kiến nhận thức là một kiểu suy nghĩ "bóp méo sự thật" theo một cách nào đó, mà hậu quả thường là gây "nhiễu loạn" trong tư duy, phản hồi, và xét đoán để đưa ra quyết định của một bên, hay của một người. Lối suy tư theo “Thiên kiến nhận thức” thường xây ra sự đối kháng torng hai cách tư duy, đó là “thiên kiến tiêu cực (negativity bias)” và “thiên kiến vị kỷ (self-serving bias)”.
4- Thiên kiến tiêu cực:
Thiên kiến tiêu cực là một loại thiên kiến bị tác động mạnh của “thiên kiến nhận thức” tạo cho sự suy tư có khuynh hướng chú ý và tập trung quanh các thông tin tiêu cực trong khi lại bỏ qua các thông tin tích cực.


Thiên kiến tiêu cực có thể tác động đến quyết định, cảm xúc, Thiên kiến tiêu cực còn giúp lý giải vì sao người ta dễ bị những lời phê bình làm cho phiền não hơn là cảm thấy hài lòng vì những lời khen ngợi, và tại sao người ta lại có xu hướng bị ám ảnh bởi những biểu hiện thô lỗ hơn là đón nhận những cử chỉ tốt từ người khác.


THIÊN KIẾN VÀ KỲ THỊ
(PREJUDICE & DISCRIMINATION)


Con người, đơn giản mà nói, có hai phần trái ngược nhau, giống như sự khác biệt của đồng tiền, vì chính sự khác biệt của đồng tiền, nó mới tạo nên giá trị thức của nó: Hai điều trái ngược nhau chính là:


Sự Ích Kỷ và Lòng Trượng Nghĩa.


Vậy thì đâu là bản chất của con người? Phải chăng bản chất của con người là ích kỷ vụ lợi, thế nhưng trong suy tư và trong nhận thức, con người lại nhận ra rắng, sự công bằng là điều nên hướng tới, và hành động “trượng nghĩa” là điều nên làm.
Từ cách suy tư này, chúng ta nhận biết, bản chất của con người là trượng nghĩa và công bằng “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Thế nhưng chính sự thông minh và sự tính toán thiệt hơn, đã làm cho con người trở nên ích kỷ.
Sự phân biệt đối xử hay là kỳ thị là một thuật ngữ xã hội học nhằm chỉ tới một sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định nào đó, mà chỉ dựa vào sự phân loại tầng lớp hay đẳng cấp.
Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, định kiến đối với một nhóm khác. Nó bao gồm việc loại bỏ hoặc hạn chế các thành viên trong một nhóm khỏi những cơ hội mà những nhóm khác được tiếp cận.
Liên Hiệp Quốc giải thích như sau: "Những hành vi phân biệt đối xử có nhiều hình thức, nhưng tất cả chúng đều có liên quan đến một số hình thức loại trừ và từ chối".
Tóm lại ích kỷ chính là sự loại trừ, hay từ chối, để thừa nhận một thực thể khác với yêu cầu đòi hỏi.


Phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ đã tồn tại từ thời thuộc địa, khi người Mỹ da trắng được trao các đặc quyền và quyền lợi hợp pháp hoặc xã hội trong khi các quyền tương tự bị từ chối đối với các chủng tộc khác và dân tộc thiểu số khác. Người Mỹ gốc Âu đặc biệt là những người theo đạo Tin lành Anglo Saxon da trắng, giàu có, được hưởng các đặc quyền trong các vấn đề giáo dục, nhập cư, quyền bầu cử, quyền công dân, quyền thu hồi đất đai, và những thủ tục hình sự trong suốt lịch sử Hoa Kỳ.

Xin mở ngoặc trình bày một chút về danh từ (Anglo-Saxon là một dân tộc sống tại Đảo Anh từ thế kỷ 5 CN. Họ bao gồm những người có gốc từ các bộ lạc German tới từ lục địa châu Âu, và những cư dân bản địa tiếp nhận một số khía cạnh của văn hóa và ngôn ngữ Anglo-Saxon. ... Cái tên England (tiếng Anh cổ: Engla land và Ængla land) bắt nguồn từ bộ tộc này)


Những người nhập cư không theo đạo Tin lành từ châu Âu, đặc biệt là người Ireland, Ba Lan và người Ý, thường bị loại trừ bài ngoại và các hình thức phân biệt đối xử dân tộc khác trong xã hội Mỹ cho đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, các nhóm như người Do Thái và người Ả Rập đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử liên tục ở Hoa Kỳ và kết quả là một số người thuộc các nhóm này không xác định là người da trắng. Người Đông, Nam và Đông Nam Á đã đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc tương tự ở Mỹ.
Các tổ chức chính về chủng tộc và cấu trúc dân tộc bao gồm nô lệ, phân biệt, bảo tồn người Mỹ bản địa, trường nội trú người Mỹ bản địa, các đạo luật nhập cư và nhập tịch và trại giam người.


Phân biệt chủng tộc
Chính thức bị cấm ở giữa thế kỷ 20 và nó được coi là không thể chấp nhận được về mặt xã hội và đạo đức. Chính trị chủng tộc vẫn là một hiện tượng lớn, và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tiếp tục là được phản ánh trong bất bình đẳng kinh tế xã hội.
Đa số người Mỹ ngày nay không chấp nhận chủ nghĩa phân biệt chủng tộc . Tuy nhiên, một bộ phận người Mỹ da trắng vẫn tiếp tục giữ định kiến tiêu cực về các nhóm chủng tộc và sắc tộc thiểu số.

Theo một số nhận định từ các nhà xã hội học thì vấn nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ hiện nay là khá hiếm gặp nhưng đã bị truyền thông thổi phồng lên đáng kể.


Tóm lại vấn nạn kỳ thị, ở bất cư nơi đâu cũng có, bất cứ quốc gia nào cũng có, tuy nhiên những trường hợp kỳ thị có thể xẩy ra ngấm ngầm hay công khai, có thể xẩy ra nhiều hay ít, tùy theo mỗi quan niệm, phong tục truyền thống văn hóa của từng quốc gia. Riêng tại Hoa Kỳ, sự phân biệt, kỳ thị vẫn xẩy ra, nhưng ở mức độ hạn chế, có sự can thiệp của luật pháp.
Nhìn chung Hoa Kỳ là một quốc gia, non trẻ nhưng quốc gia này lại đại diện cho Thế Giới, vì sự tổng hợp các dân tộc đã quy tụ nơi đây và đã hình thành ra luật pháp cho quốc gia này. Tất cả những người di dân đến nơi đây, họ đều chán ghét chiến tranh, họ đều chán ghét sự phân biệt chủng tộc, họ đến đất nước này với niềm tin yêu, về một đất nước hoàn toàn tự do và bình đẳng.


Bài viết ngắn này không đủ nói hết tính chất của một vấn đề rất rộng lớn, tuy nhiên bài viết cũng đủ lý lẽ, để đúc kết, những diểm chính về vấn đề quá lớn.
(Thiên Kiến và Định Kiến liên quan đến Kỳ Thị)
Trân trọng
Lê Tuấn

Thiên Kiến Và Định Kiến - Văn Thơ Lạc Việt Talk Show








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét