Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Huyền sử dân tộc Việt Nam

HUYỀN SỬ: DI SẢN THIÊNG LIÊNG CỦA DÂN TỘC
Huyền sử cũng là lịch sử nhưng rộng hơn nhiều vì bao quát cả dĩ vãng lẫn tương lai, nên có tính cách siêu thời gian. Vì thế những trang huyền sử là quý nhất trong các di sản thiêng liêng của dân tộc một nước.
Đó là lời Lương Kim Định một tên tuổi quen thuộc trong giới nghiên cứu Kinh Dịch chúng tôi.
Mỗi dân tộc đều có một lịch sử do trời thu xếp gọi là sử mệnh. Nó đã được thích nghi với hoàn cảnh, với khu vực và thường được các bậc hiền triết của mỗi dân tộc thấy trực thị rồi diễn đạt qua những trang huyền sử, ông viết: “Huyền sử cũng là lịch sử nhưng rộng hơn nhiều vì bao quát cả dĩ vãng lẫn tương lai, nên có tính cách siêu thời gian. Vì thế những trang huyền sử là quý nhất trong các di sản thiêng liêng của dân tộc một nước”.
Ông kể: “Kinh Dịch là của người Việt vì tổ tiên chúng ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời các bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Con dấu bị phai mờ không những vì đã quá lâu mà còn vì đã bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thủy từ Bắc phương tới. Nhưng sao lại đổ oan như vậy? Thưa là vì có văn tự tuy đã bị phai nhưng còn đọc được như sau: Thần Kim Quy cho An Dương Vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy cầu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu cốt để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thuỷ đã thành công, đánh lừa được Mỵ Châu đổi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa”.
Câu truyện này ai cũng biết và thuộc lòng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đã gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể. Bởi vì chúng ta đã không còn hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng chân kim quy đã bị đánh tráo mất rồi. Bạn sẽ hỏi về số kiếp của cái vuốt rùa Trọng Thủy đã ăn cắp đưa về ra sao, có làm ích chi cho Hán tộc chăng? Thưa rằng không, nó cũng mất luôn với chủ nó. Huyền sử chép rằng “Trọng Thủy hối hận về ác quả nên đã đâm đầu xuống giếng Mỵ Châu mà chết”. Huyền sử lại kể rằng Âu Cơ kết duyên với Lạc Long Quân đẻ ra trăm trứng. Trăm trứng ấy là cái gì? Xin thưa đó là Hà Đồ, Lạc Thư. Hà Đồ có 55 điểm tròn. Lạc Thư có 45, cộng lại là 100 cái vòng tròn nên gọi là 100 trứng. Tuy là 100 nhưng cùng nằm trong một bào thai do mẹ Âu Cơ đẻ ra. Mẹ Âu Cơ biểu hiệu quẻ Khôn chỉ cái bụng. “Khôn vi phúc” (phúc là bụng) hay nói cách khác Âu Cơ chỉ nền Minh triết của Dịch lý.
Huyền sử kể rằng: Nước Văn Lang chia làm 15 bộ. Con số 15 ấy là để cháu con ghi nhớ ma phương Lạc Thư, gồm 9 lô số mà cộng chiều nào cũng được con số 15. Khi đọc đến những tên Châu Diên (thuộc chim), Việt Thường (vươn tới chỗ Thường Hằng), Bình Văn (cai trị bằng văn)… thì chớ nên tìm ở Sơn Tây, Quảng Trị v.v… Đó chỉ là đời sau mượn tên xưa đặt cho đất mới, để làm kỷ niệm, chứ nước Văn Lang không ở đó, đúng hơn, không chỉ có ở miền Bắc Việt mà nó còn vươn lên đến bên kia bờ Dương Tử giang. Cũng như chữ Bạch Hạc (kinh đô nước Văn Lang) thì trước hết phải hiểu là cái tên đó cho ta nhớ Kinh Dịch chép Khôn vận hành trong Tây Nam. Tây sắc trắng (bạch), Nam lông vũ (hạc). Cũng như khi tổ tiên nói hai chữ Lạc Việt thì (đời sau) phải vươn trí khôn lên tận bờ sông Lạc vùng Lạc Dương thì mới đạt tầm thước cân xứng với nội dung của huyền sử. Vì huyền sử nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn được ghi theo chu kỳ tiên thiên của Kinh Dịch. Hai chữ Giao Chỉ đâu phải là tộc người có hai ngón chân cái châu đầu vào nhau? Kim Định giảng đó là hai nét lớn “chỉ” âm dương giao hội. Quẻ ngoại giao với quẻ nội. Kinh Dịch có 64 quẻ là có 64 chữ Giao Chỉ khác nhau, tức cũng là 64 thứ con dấu của Việt tộc đóng vào. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được (những chữ ấy), và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt (LKĐ: Dịch Kinh linh thể).(*)
THẦN KIM QUY
Sau khi An Dương Vương diệt nước Văn Lang, cải hiệu là Âu Lạc liền cho đắp thành ở đất Việt Thường; thành cứ đắp xong lại sập. Nhà vua rất lo lắng mới lập đàn, trai giới cầu đảo liền ba tháng thì một hôm bỗng thấy một ông già theo phương tây mà đến thẳng cửa thành, vừa đi vừa than rằng:
- Xây đắp thành này thì bao giờ cho xong!
Nhà vua nghe thế vội rước vào trên điện, lạy và khóc rằng:
- Ta đắp thành này đã xong lại đổ, hao tổn công sức mà rồi không thành là tại làm sao?
Ông già thưa:Ngày nào có sứ giả Thanh Giang cùng đắp với Vương thì thành ấy mới xong. Nói đoạn cáo từ.
Rạng ngày, nhà vua đứng ở cửa Đông trông ra thì thấy một con rùa vàng theo hướng Đông mà bơi lại. Rùa đứng trên mặt nước, nói được tiếng người, tự xưng là Thanh Giang sứ giả, biết rõ lẽ trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng, hỏi vì cớ gì mà thành không đắp được. Kim Quy nói:
Đó là do tinh khí núi sông vùng này bị con vua trước phụ vào để báo thù nước, nấp ở núi Thất Diệu. Trong núi có con quỷ, đó là người con hát thời trước chôn ở đấy hóa làm quỷ. Cạnh núi có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không, có một đứa con gái và một con gà trắng, đó là dư khí của tinh, phàm người qua lại ngủ đêm ở đấy đều phải chết vì bị quỷ làm hại. Chúng có thể gọi nhau họp đàn lũ, làm cho sụp thành. Bây giờ ta nên bắt con gà trắng và đứa con gái của chủ quán mà giết đi thì tinh quái sẽ hết. Nhưng chắc là nó lại hóa ra yêu thư, sai chim cú ngậm thư bay lên trên cây, để tâu với Thượng Đế để xin phá thành ấy đi. Thần này xin cắn cho rơi cái thư ấy xuống, Vương lập tức thu lấy thì thành đắp mới xong.
Vua nghe lời liền đem rùa vàng đến quán ấy, giả làm người ngủ trọ. Chủ quán nói:
- Quán này có yêu tinh, đêm thường giết người. Ngài là quý nhân không nên ở lại, vả nay trời cũng chưa tối, nên đi mau đến chỗ khác để tránh họa
Vua cười nói:
- Sống chết có mệnh, ma quỷ làm gì nổi? Nói xong rồi ngủ lại quán.
Trong đêm có quỷ tinh đến ngoài kêu rằng:
- Ai ở trong nhà này phải mở cửa ra mau.
Kim Quy mắng rằng:
- Cửa đóng thì mày làm gì nào?
Quỷ tinh biến ra vạn trạng, quỷ dị hình hài để khủng bố nhưng rốt cuộc cũng chẳng vào được nhà. Đến lúc gà gáy, các quỷ đều chạy tan, Kim Quy bảo nhà vua đuổi theo đến núi Thất Diệu thì quỉ tinh biến mất. Nhà vua liền trở lại quán trọ. Sáng ngày, chủ quán đem người đến để chôn thi thể của khách ngủ lại hôm qua, thấy nhà vua vẫn ngồi đó, nói cười như không có gì cả. Chủ quán chủ bước đến, vái lạy rằng:
- Quí nhân đúng là thánh nhân rồi, xin ban linh thuật để cứu sinh linh.
Nhà vua liền bảo:
- Hãy giết con gà trắng của ngài mà tế thì quỷ thần tan hết.
Chủ quán nghe lời liền mang con gà trắng ra làm thịt, đứa con gái tự nhiên cũng nhào xuống chết. Nhà vua lập tức bảo người đào núi Thất Diệu, được một nhạc khí đời cổ và một hài cốt, sai đốt trộn thành tro mà quăng ra sông. Lúc bấy giờ trời đã gần chiều, nhà vua cùng Rùa Vàng leo lên núi Việt Thường, quỷ tinh đã hóa ra chim ngậm 1 lá thư bay lên cây. Rùa Vàng bèn hóa ra một con chuột mà bò theo sau lưng cắn chân chim; thư rơi xuống đất; Vương lập tức thu lấy. Từ đó, quỷ tinh tan hết, không lại phá phách như xưa nữa. An Dương Vương đắp thành nửa tháng đã xong. Thành dài và rộng nghìn trượng, xoáy tròn như hình con ốc.
Kim Quy ở lại với Vương ba năm rồi cáo từ ra về. Vua cảm tạ, hỏi rằng:
- Đội ơn ngài thành đắp đã vững, nếu có giặc ngoài đến, thì lấy gì mà chống giữ  ?
Rùa vàng bèn rút chiếc móng trao cho vua và nói:
- Nước nhà yên hay nguy đều do số trời, nếu có giặc đến thì dùng móng thiêng này làm lẫy nỏ, nhằm vào giặc mà bắn thì không phải lo gì. Nói rồi liề trở về Đông Hải.
Vua sai bề tôi là Cao Lỗ làm nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ.
Sau Triệu Đà đem quân đến xâm lăng. An Dương Vương sai lính dùng thần nỏ mà bắn, quân Triệu Đà thua chạy, đóng đồn ở núi Trâu Sơn, đối diện vởi quân Âu Lac. Triệu Đà biết nhà vua có nỏ thần nên không dám tái chiến mới khiến sứ thỉnh hòa. An Dương Vương mừng, cắt từ sông Tiểu Giang trở về phương Bắc cho Triệu Đà cai trị, trở về phương Nam thì do nhà vua cai trị (nay là sông Nguyệt Đức).(**)
LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ
Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi. Lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất. Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi". Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc... các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân".
Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi... làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. Truyền ngôi đến đời Du Võng, thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết. Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc.
Về tới biên giới, hoàng đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này". Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: "Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình". Long Quân nói: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lá. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên". Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: "Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó". Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.(**)
LỜI NGƯỜI SƯU TẬP
Đọc huyền sử Dân tộc, ngẫm nghĩ về tình thế Đất nước ngày nay: Bọn giặc cờ đỏ cáo hồ không khác nào công chúa Mỵ Châu mê trai họ Tập phương Bắc, đem hết gia sản tổ tiên trao phó lần hồi cho bọn giặc bành trướng phương Bắc.
Bọn hậu duệ cáo hồ ngày nay chính là “ Bọn cáo chín đuôi “ trong huyền sử Việt:
Hồ tinh
Thành Thăng Long xưa hiệu là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Thái Tổ nhà Lý chèo thuyền ở bến sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, cho nên đặt tên là Thăng Long rồi đóng đô ở đấy, ngày nay tức là thành Kinh Hoa vậy. Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Trong hang, dưới chân núi, có con cáo trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người Mán chôn gỗ kết cỏ làm nhà. Trên núi có vị thần rất linh thiêng, người Mán thường thờ phụng. Thần dạy người Mán trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là Bạch Y Man (mán áo trắng).
Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Mán cùng ca hát rồi dụ dỗ trai gái trốn vào trong hang núi. Người Mán rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là "đầm xác cáo" (tức Tây Hồ ngày nay). Sau lập miếu (tức Kim Ngưu Tự) để trấn áp yêu quái. Cánh đồng phía Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là Hồ Đỗng (hang cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn.
Ngày nào toàn dân Việt dũng mãnh đứng lên noi theo gương tổ tiên Lạc Long Quân “ Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn.” đánh dẹp bọn việt gian Lê Chiêu Thống thời đại ra khỏi bờ cỏi nước Việt, xóa bỏ “ 16 chữ vàng – 4 tốt “ nô lệ bành trướng Bắc phương thì mới giành lại được nền Độc Lập - Tự Chủ cho Dân tộc.
Nguyễn Nhơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét