Vào tháng 4/1998, khi (cựu) Ngoại trưởng, Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch qua đời, thì Đại sứ (Bill) Sullivan của Hoa Kỳ đã gửi thư và nói một câu rằng:
"Tôi luôn nghĩ rằng kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt Nam
là tượng đài cho những cống hiến của ông Nguyễn Cơ Thạch.
Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam là một nước độc lập, thịnh vượng, ổn định và phát triển quốc gia như thế đóng góp vào hòa bình và phát triển của khu vực.
Tượng đài: trong quan hệ Việt - Mỹ
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, người được cho là có vai trò trong thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ hiện nay, là con trai của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt là tượng đài cho cống hiến của cố Ngoại trưởng Việt Nam, ông Nguyễn Cơ Thạch, theo lời một cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, được một khách mời của Bàn tròn Trực tuyến tuần này của BBC, nhắc lại.
Bình luận về chuyến thăm diễn ra trong tuần của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tới Hoa Kỳ, chuyến thăm Nhà trắng của một lãnh đạo đảng cao nhất của Việt Nam tới Mỹ, bà Thảo Griffiths, Trưởng Đại diện Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam nói:
"Vào tháng 4/1998, khi (cựu) Ngoại trưởng, Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch qua đời, thì Đại sứ (Bill) Sullivan của Hoa Kỳ đã gửi thư và nói một câu rằng:
"Tôi luôn nghĩ rằng kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt Nam là tượng đài cho những cống hiến của ông Nguyễn Cơ Thạch.
"Và chúng ta còn nhớ là Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đi đầu trong việc kêu gọi bình thường hóa quan hệ Viêt - Mỹ từ những năm 1980, lúc đó chưa ai nói đến chuyện bình thường hóa quan hệ.
"Thế mà ngay trước thềm Đại hội Đảng (CSVN) lần thứ 7 vào năm 1991, thì Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch không còn tiếp tục nhiệm kỳ của mình nữa và không còn những ảnh hưởng để có thể trực tiếp có những đóng góp vào quan hệ Việt - Mỹ, thậm chí có nhiều người còn nói rằng 'đây là ông Mỹ', 'ông thân Mỹ',
"Thế nhưng ngày hôm nay, sau bao nhiêu năm, chúng ta đã có mặt tại đây (Washington DC) và chứng kiến giờ phút rất lịch sử cuộc gặp giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Tổng thống Obama.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể không nghĩ tới những đóng góp vô cùng quý báu của những người như ông Nguyễn Cơ Thạch," vị khách nữ từ Washington DC nói với Tọa đàm của BBC với chủ đề "Vị thế của Đảng và chuyến thăm Mỹ của ông Trọng", hôm 09/7/2015.
Xu hướng thắng thế?
Bà Thảo Griffiths cho rằng quan hệ Việt - Mỹ được như ngày nay, 'không thể không nghĩ tới' những đóng góp của ông Nguyễn Cơ Thạch.
Một vị khách nữ khác tại Bàn tròn đề cập một chiều cạnh khác trong quan hệ Mỹ - Việt liên quan biến chuyển trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.
Khi được đề nghị bình luận về một số hoạt động của cộng đoàn người Mỹ gốc Việt xung quanh Nhà Trắng, nơi diễn ra cuộc gặp giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Barack Obama, nhà nghiên cứu Phương Nguyễn từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ, nói:
"Tôi được biết là có đến hàng trăm người biểu tình trước Nhà Trắng trong khi mà Tổng bí thư (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng đang gặp Tổng thống Barack Obama, nhưng mà khi Tổng bí thư đi đến các cuộc gặp khác thì biểu tình giảm dần đi.
"Và theo tôi được biết là hàng năm khi các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, thì biểu tình và hô khẩu ngữ này nọ càng ngày càng giảm đi.
"Khi mà Tổng bí thư đến (Trung tâm) CSIS nói chuyện, thì ở phía bên ngoài CSIS, không có một người nào biểu tình hết.
"Và một điều cũng rất đáng được chú ý là trong cuộc phát biểu của Tổng bí thư ở CSIS, thì ở trong khán giả có một số người Mỹ gốc Việt rất có vai trò cao cấp trong Chính phủ của Mỹ, cũng như là (trong) giới doanh nhân của Mỹ.
"Và tôi nghĩ điều đó như là một bên vẫn còn có biểu tình, nhưng mà càng ngày càng ít đi, bên kia thì giống như là cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ càng lớn mạnh và họ càng có tầm ảnh hưởng.
Bà Phương Nguyễn cho rằng đang có hai xu hướng chính trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt với những khác biệt trong nhìn nhận quan hệ Mỹ - Việt.
"Tôi nghĩ đó là hai xu hướng khác nhau và xu hướng thứ hai sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn", nhà nghiên cứu Phương Nguyễn nói với Tọa đàm từ Washington DC.
Tư duy 'lạc hậu'
Nhân dịp này, khi được BBC hỏi liệu Việt Nam có còn 'e ngại' nữa hay không về việc bị 'diễn biến hòa bình' khi quan hệ sâu với Mỹ, nhất là việc Việt Nam muốn gia nhập Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, nói:
"Thực ra bây giờ những người vẫn còn lo lắng về 'Diễn biến hòa bình' là những người rất lạc hậu...," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ nêu quan điểm với Bàn tròn của BBC.
"Trong bối cảnh hiện nay, Mỹ muốn tăng cường quan hệ với các nước châu Á, tôi nghĩ rằng về cơ bản đây là một tổ chức đa phương, nhiều quốc gia cùng tham gia.
"Cho nên cái ý đồ định bảo là dùng TPP để thúc đẩy 'Diễn biến hòa bình', tôi nghĩ rằng ý tưởng đó không phù hợp với thực tế hiện nay.
"Tôi đứng trên quan điểm là thực ra lợi ích của Hoa Kỳ duy trì sự ổn định của Việt Nam hiện nay lớn hơn rất nhiều, nếu như Hoa Kỳ có một ý định về diễn biến hòa bình ở Việt Nam.
"Cho nên nước Mỹ bây giờ thực sự mong muốn, tôi phải nói rằng là lãnh đạo Hoa Kỳ, cũng như các ngài Đại sứ của Hoa Kỳ tại Việt Nam, cũng nhiều lần khẳng định rằng là Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam là một nước độc lập, thịnh vượng, ổn định và phát triển quốc gia như thế đóng góp vào hòa bình và phát triển của khu vực.
"Tôi nghĩ thông điệp của họ là rõ ràng rồi, bây giờ tham gia vào TPP, tôi nghĩ đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Tôi phải nói thêm như thế này, thực ra (Việt Nam) có muốn hóa rồng được, muốn thành hổ, lột xác thành hổ được, thì cũng phải tham gia vào thị trường, phải có thị trường Hoa Kỳ.
"Và Việt Nam muốn hóa Rồng, muốn thay đổi, muốn phát triển, thì tôi nghĩ thị trường Hoa Kỳ như cơ hội cho một sự phát triển Việt Nam."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét