Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Núi Võ Đang và Nga Mi

Cảnh đẹp trên nuí Võ Đang và Nga Mi, nơi mà nhà văn Kim Dung

đã đem vào những bộ tiểu thuyết kiếm hiệp rất nổi tiếng của ông.
Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc 
với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. 
Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và 
có nhiều phong cảnh đẹp như tranh vẽ.

















1. Nga Mi
Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn" nằm ở 
Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. 
Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, 
nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m.

















Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong 
Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, 
núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà.

















Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng 
trongbộ truyện Ỷ thiên Đồ long kýcủa nhà văn Kim Dung là 
Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái…Cũng theo bộ tiểu thuyết võ hiệp này, 
võ lâm Trung Nguyên có ba phái lớn là Thiếu Lâm, 
Võ Đang và Nga Mi. Sư tổ sáng lập ra võ phái Nga Mi là Quách Tương, 
con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, 
2 nhân vật trong bộ Anh hùng xạ điêu đã được ông sáng tác trước đó khá lâu.
















Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo
















Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35 m, nặng 62 tấn, 
được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, 
được đúc bằng đồng mạ 20 kg vàng bên ngoài và là điểm tham quan 
không thể bỏ qua khi đến Nga Mi.


Kim Đính hay còn gọi là Vạn Phật Đính, một trong những ngọn núi 
nổi tiếng của Nga Mi. Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể 
nhìn thấy được 4 kì quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, 
gồm Nhật xuất(mặt trời mọc), Vân hải (biển mây), 
Phật quang (hào quang của Phật) và Thánh đăng (đèn Thánh).
















Trong đó Thánh đăng, hay còn gọi là Phật đăng, là hiện tượng kì bí nhất: 
vào mỗi đêm tối không trăng, dưới địa danh “Xã thân nhai” 
thường xuất hiện hàng vạn chấm tròn sáng màu xanh lục nhấp nháy 
như những chòm sao dày đặc. Có nhiều lời giải thích khác nhau 
cho nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: do lửa lân tinh, 
hoặc do một loại nấm phát sáng mọc dày đặc trên các thân cây …
















Núi Nga Mi còn là nơi tập trung nhiều chủng loại sinh vật phong phú 
cùng hệ thảm thực vật Á nhiệt đới.
















Hiện nay Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3.200 loài cây, 
trong đó có hơn 100 loài đặc thù chỉ có ở núi Nga Mi 
và hơn 2.300 loài động vật quý hiếm.
















Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, 
đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. 
Chùa này được xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17)
còn có tên gọi là "Hội Tông đường". 
Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên thành"chùa Báo quốc". 
Chùa tọa trên diện tích 40.00 m2, bao gồm Sơn môn, 
điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, 
điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.
















Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan 
Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, 
nằm ở ngọn Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. 
Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm, 
kéo dài gần cả thế kỷ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu cao 14,6m. 
Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất là phần móng tay của bức tượng, 
dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. 
Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.
















2. Nhạn môn quan
Dưới ngòi bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết 
kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ đã trở thành vùng đất huyền thoại. 
Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong, 
một đại anh hùng võ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng 
của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân 2 nước Tống - Liêu.

Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đã phải nức nở 
trước tình yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết buồn 
cho số phận của A Tử, một trong những nhân vật nữ được 
Kim Dung xây dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này.

















Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, 
cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc 
và là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa.















Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế 
cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, 
hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.
















Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. 
Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, 
du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, 
mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải.




























Hiện tại, cả 3 cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt 
và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây
Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản 
văn hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi “Trung Hoa đệ nhất quan”.
















3. Võ Đang
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sư tổ sáng lập ra phái võ Đang 
nằm trên ngọn núi cùng tên, là Trương Tam Phong hay còn gọi là 
Trương Quân Bảo. Nhân vật này cũng là người sáng tạo 
Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.
















Tại đây, giữa vòng vây của các cao thủ võ lâm, Trương Tam Phong 
đã truyền thụ bí quyết Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ.

















Ngoài ra, tín đồ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng đã rất quen thuộc 
với phái Võ Đang, vì đây là 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất hiện trong 
tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu vàThần điêu hiệp lữ
Ngôi Cổ mộ của Tiểu Long Nữ cũng được Kim Dung mô tả có vị trí gần sát núi Võ Đang.
















Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, 
là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, 
Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 m.
















Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật 
Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.

















Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang 
có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc 
thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất 
vào thời Minh. Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là 
Di sản thế giới vào năm 1994.

















Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, 
đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, 
được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi.

















Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để 
không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, 
không gợn chút bụi trần

Với những ai say mê thế giới thần tiên của tiểu thuyết kiếm hiệp 
Kim Dung, tìm về Võ Đang là cuộc hành trình trải nghiệm lại thế giới 
nhân vật mà mình yêu thích qua hàng loạt bộ tiểu thuyết nổi tiếng 
có đề cập đến địa danh này như Ỷ thiên Đồ long ký, 
Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ… 

Suối nguồn AET sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét