Đây có lẽ là buổi gặp gỡ ‘khác thường’ đối với Tổng thống Obama, vì ông Trọng không đảm nhiệm vai trò nào trong chính quyền. Nguyễn Phú Trọng chỉ là một tổng bí thư của một đảng cộng sản, độc tài đảng trị tại Việt Nam.
Hoa Kỳ hay các chính phủ phương Tây không thể đơn phương làm cho chính quyền cộng sản tại Việt
Chuyến thăm Hoa kỳ của ông Trọng cũng không ngoài mục đích tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với tính chính danh của đảng mà ông đang lãnh đạo.
Vị trí lãnh thổ của Việt Nam rất quan trọng nó chính là một cửa ngõ quan sát vùng Thái Bình Dương mà Trung Cộng đang muốn thôn tính để gây áp lực với Hoa Kỳ và thế giới. Chính vì lợi thế này Hoa Kỳ và phương tây đã phải thúc đẩy ban giao với Cộng Sản VN bất chấp sự khác thường trên phương diện ngoại giao với một chính quyền cộng sản độc tài.
Đảng tìm tính chính danh khi thăm Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm Nhà Trắng
Trong những ngày qua, giới quan sát chính trị Việt Nam và dư luận quốc tế chú ý theo dõi tin tức liên quan đến chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng, người được xem là thành phần bảo thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam .
Đây có lẽ là buổi gặp gỡ ‘khác thường’ đối với Tổng thống Obama, vì ông Trọng không đảm nhiệm vai trò nào trong chính quyền.
Theo báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì ông đang lãnh đạo ‘một đảng duy nhất’ độc quyền chính trị ở ‘một nước độc tài’.
Tuy nhiên, trọng tâm của chuyến thăm là thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; đồng thời Đảng Cộng sản Việt Nam mưu tìm tính chính danh của chế độ cũng như tính chính danh của chính quyền thông qua các mối quan hệ quốc tế giữa lúc niềm tin của người dân trong nước đối với đảng cầm quyền đang ngày càng sụt giảm.
Trong buổi gặp gỡ với Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 01 tháng Bảy vừa qua, các cố vấn Nhà Trắng xem chuyến thăm là nỗ lực đáng khích lệ trong việc thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước, đặc biệt lần này đến từ người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam vốn xem Hoa Kỳ là “thù địch”, “diễn biến hòa bình”, v.v...
Hơn nữa, việc ông Trọng thăm Hoa Kỳ ở thời điểm cận kề trước khi ông bàn giao chức vụ tổng bí thư cũng như Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2016 cho thấy đây không phải là chủ đề được ưu tiên hàng đầu. Về mặt hình thức, ông Trọng dù sao vẫn còn ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản ViệtNam nên cuộc gặp gỡ và tiếp đón ông sẽ ít nhiều làm dịu đi quan hệ trong tương lai giữa hai nước.
Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng gặp cựu Tổng thống Bush tại Nhà Trắng vào mùa hè năm 2008 nhằm đa phương hóa các quan hệ quốc tế, bao gồm cả các mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ.
Tiếp đó, Trương Tấn Sang cũng chính thức thăm Hoa Kỳ năm 2013 và ký kết “Quan hệ Đối tác Toàn diện” với Hoa Kỳ.
Lần lượt, những nhân vật lãnh đạo cộng sản tiếp tục thăm Hoa Kỳ dù chính thức hay không chính thức như Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang, v.v.. Các chuyến thăm ít nhiều cho thấy Việt Nam cởi mở và thoải mái hơn trong mối quan hệ Việt–Mỹ dù rằng vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Ngược lại, nhiều lãnh đạo cấp cao quân sự lẫn chính trị của Hoa Kỳ đã liên tiếp thăm Việt Nam và cụ thể hóa những điểm đồng thuận mà hai nước đã đạt được.
Chủ đề gai góc nhất
Một trong những chủ đề gai góc nhất trong quan Việt–Mỹ vẫn là nhân quyền. Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rõ và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân quyền như một cách thức chiến lược nhằm duy trì sự độc quyền chính trị của họ.
Trong khi đối với Hoa Kỳ, quyền lợi quốc gia luôn là mục đích cốt lõi thì đối với Việt Nam – các lãnh đạo cộng sản vẫn cứng nhắc và tranh thủ giành riêng quyền lợi cho phe nhóm của mình. Chuyến thăm Hoa kỳ của ông Trọng cũng không ngoài mục đích tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với tính chính danh của đảng mà ông đang lãnh đạo. Thông qua những cuộc họp và trao đổi với các lãnh đạo quốc tế, giới lãnh đạo cộng sản muốn được khẳng định thể chế chính trị và vai trò độc quyền nhà nước của mình.
Tương tự, về kinh tế, một mặt giới lãnh đạo cộng sản chủ trương nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng lại muốn thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Những mâu thuẫn – dù được cân nhắc và tính toán – cho thấy lãnh đạo cộng sản không có lập trường và tầm nhìn chiến lược sâu rộng về quyền lợi cốt lõi của quốc gia.
Hợp tác song phương Việt–Mỹ hoặc Việt Nam gia nhập TPP đều là những chủ trương đúng đắn trong chiến lược ngắn hạn. Tuy nhiên, về khía cạnh chính trị và ổn định xã hội lâu dài thì đất nước cần một chính quyền chính danh để đại diện cho nhân dân Việt Nam nhằm đặt nền tảng bền vững trong các mối ban giao quốc tế.
Tính chính danh
Hoa Kỳ hay các chính phủ phương Tây không thể đơn phương làm cho chính quyền cộng sản tại Việt Nam được chính danh, mà chỉ có nhân dân Việt Nam qua lá phiếu trung thực và hiến pháp dân chủ mới tạo thế chính danh cho chính quyền.
Một chính quyền chính danh không những tạo dựng được sự tôn trọng của nhân dân trong và ngoài nước mà còn xây dựng niềm tin đối với các đối tác chính trị quốc tế.
Việc để người dân Việt Nam sinh hoạt trong môi trường chính trị không bị hạn chế cũng như tham gia các công đoàn độc lập không chỉ cho giúp đất nước và xã hội được ổn định và mạnh mẽ hơn, mà còn tăng cường tính chính danh và trách nhiệm của chính quyền.
Các bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là một cuộc bầu cử công bằng và hiến pháp dân chủ được nhân dân chuẩn thuận. Đó cũng là những đòi hỏi thiết yếu của một chính quyền của dân và là mục tiêu mà chính Đảng Cộng sản ViệtNam luôn đề cao.
Một đất nước Việt Nam thực sự được người dân làm chủ, nơi các quyền cơ bản được chính quyền tôn trọng, là cơ sở quan trọng cho mối quan hệ Việt–Mỹ và ổn định lâu dài trong khu vực. Đó cũng là lợi ích cốt lõi cùa đất nước.
Gốc rễ của sự nghi kỵ phần lớn do phía lãnh đạo cộng sản Việt Nam tạo dựng ra vì ý thức hệ và tư duy chiến tranh lạnh vốn đã không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Phá bỏ những rào cản nghi kỵ và ‘thảo luận cởi mở và thẳng thắn’ đòi hỏi tính chính trực và tính chính danh từ giới lãnh đạo cộng sản. Tự tôn trọng mình lẽ đương nhiên người khác sẽ tôn trọng mình.
Đó đồng thời là nền tảng ‘xây dựng niềm tin để tăng thêm thực chất và hiệu quả cho quan hệ lâu dài giữa hai nước’ và nhân dân Việt Nam .
Chuyến đi có lẽ làm nhiều người lạc quan rằng nó sẽ tạo mối quan hệ gần gũi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và thúc đẩy cơ hội cho Việt Nam thực hiện những thay đổi dân chủ rất cần thiết cũng như rút ngắn khoảng cách khác biệt giữa hai nước.
Võ Tấn Huân là bác sĩ dược khoa và Trưởng Ban Thường vụ Trung ương Đảng Dân chủ, một tổ chức hiện vẫn chưa được đảng cộng sản Việt Nam công nhận.
Võ Tấn Huân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét