Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2024

Nhà Thơ Nguyên Sa - Tám Phố Sài Gòn

Nguyên Sa Bài Thơ Tám Phố Sài Gòn

Vài nét về nhà thơ Nguyên Sa


Cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ Nguyên Sa – 
Tác giả của Áo Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba, Cần Thiết… 
CHUYỆN XƯA THI VĂN Trong thi đàn Việt Nam, 

        Nguyên Sa là một cái tên mang dấu ấn đặc biệt quan trọng, được nhiều người yêu mến và kính trọng bởi tài năng thơ ca thiên phú. Còn trong tân nhạc, Nguyên Sa cũng là cái tên quen thuộc khi rất nhiều bài thơ của ông đã được phổ thành những ca khúc bất hủ được nhiều thế hệ yêu thích. 
        Nhạc sĩ Song Ngọc là người đầu tiên phổ nhạc Nguyên Sa với ca khúc Tiễn Đưa,                Nhưng người nhạc sĩ nổi tiếng nhất với thơ Nguyên Sa là Ngô Thụy Miên với các bài hát quen thuộc: 
-    Áo Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba,
-    Paris Có Gì Lạ Không Em, 
-    Tháng 6 Trời Mưa. 
       Ngoài ra còn có nhạc sĩ Anh Bằng với 
-    Mai Tôi Đi, 
    Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm với 
-    Tháng Sáu Trời Mưa, Cần Thiết… 
        Dòng dõi danh gia vọng tộc Thi sĩ Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan, sinh ngày 1/3/1932 trong một gia đình tri thức khá giả tại Hà Nội. Cha Nguyên Sa là ông Trần Văn Chi, một thương nhân, mẹ là bà Đoàn Thị Xuân. 
        Nguyên Sa nguyên gốc là người Huế, ông cố là Thượng thư Trần Trạm, từng giữ tới chức Hiệp Tá Đại Học Sĩ (1 trong tứ trụ) dưới triều vua Tự Đức. Sau khi về hưu, ông cố Trần Trạm đưa cả gia đình về Hà Nội và phát triển gia nghiệp tại đây từ đời ông nội Nguyên Sa. 
        Gia đình vốn theo đạo công giáo nên ngay từ nhỏ, Nguyên Sa đã được gửi theo học tại trường dòng Puginier, nay là trường THPT Việt Đức. 
        Thi sĩ Nguyên Sa ở trên cùng Cuộc kháng Pháp bùng nổ, trường dòng Puginer bị đóng cửa một thời gian, Nguyên Sa theo gia đình tản cư đi Hà Đông và tiếp tục theo học tại trường Văn Lang. Đến năm 1946, khi mới 14 tuổi, 
        Nguyên Sa bị Việt Minh bắt giữ vì tội làm “Việt gian”. Tuy nhiên, theo hồi ký của Nguyên Sa, nguyên nhân là khi đó, cha ông đang làm việc trong ban kinh tài của Việt Minh. Vì lo sợ cha ông sẽ bỏ trốn nên họ đã giữ con trai để làm tin. Sau 8 tháng bị giam giữ, điều chuyển, Nguyên Sa được thả ra với lý do “bắt nhầm người”. 
        Năm 1948, cả gia đình Nguyên Sa trở về Hà Nội. Một năm sau, năm 1949, ông được gửi đi du học. Đến Pháp, 
       Nguyên Sa bắt đầu theo học lớp 11 tại trường trung học Coulommiers (Seine et Marne). Tuy nhiên, do tuổi trẻ ham chơi, lại xa gia đình không có người kèm cặp, Nguyên Sa liên tục bị ở lại lớp. 
       Gia đình phải chuyển ông qua nhiều trường khác nhau xa Paris để được học tiếp, từ Coulommiers sang trường Rambouillet, rồi trường Provins. Năm 1953, sau hơn 4 năm đến Pháp, cuối cùng Nguyên Sa cũng lấy được bằng tú tài và đăng ký vào khoa Triết học tại Đại học Sorbonne. 
        Cũng trong năm này, Nguyên Sa bắt đầu gặp gỡ, hẹn hò với vợ là bà Trịnh Thuý Nga. Ông sáng tác hai bài thơ đầu tay là Tôi Sẽ Sang Thăm Em và Tiễn Biệt. 


        Thi sĩ Nguyên Sa và bà Nga, hình chụp khi họ còn là học sinh ở Hà Nội .
Sau khi hoàn thành chương trình học và nhận bằng cử nhân Triết Học vào cuối năm 1955, Nguyên Sa cùng vợ lên tàu trở về Việt Nam. 
        Từ năm 1956, Nguyên Sa tham gia giảng dạy môn triết học tại trường trung học Chu Văn An ở Sài Gòn. Để lo kinh tế gia đình, ông còn dạy thêm cả môn Pháp văn và dạy Triết tư tại nhà. Một thời gian sau, Nguyên Sa được giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch mời về dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. 
        Ngoài ra, ông còn cộng tác giảng dạy ở nhiều trường tư thục khác ở Sài Gòn như Văn Lang, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Nguyễn Bá Tòng, Võ Trường Toản,… và cùng với vợ mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi. 
        Bà Nga khi là hiệu trưởng trường Văn Học ở Sài Gòn Năm 1960, Nguyên Sa thành lập tạp chí văn học Hiện Đại, một trong 3 tờ tạp chí nổi tiếng hàng đầu tại miền Nam khi đó. Ngoài thời gian tham gia giảng dạy, ông còn viết bài cho tờ Sáng Tạo của nhà văn Mai Thảo, nhật báo Sống của Chu Tử, tờ Trình Bầy của Thế Nguyên,… Năm 1966, khi đang mải miết với các hoạt động giảng dạy, sáng tác, Nguyên Sa bị gọi nhập ngũ. 
        Sau khi vào học tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ông được phân về làm việc tại cục quân nhu và giảng dạy tại trường Quốc Gia Nghĩa Tử trong gần 10 năm từ năm 1967 đến 1975. 
        Thời gian này, ông vẫn tiếp tục sáng tác thơ, viết văn viết báo. Do có hai người con đang du học tại Pháp vào thời điểm tháng 4 năm 1975, nên cả gia đình Nguyên Sa đã quyết định đến Pháp để đoàn tụ với con. 
        Ngày 24/4/1975, Nguyên Sa cùng vợ rời khỏi Việt Nam. Đến Pháp, hai vợ chồng Nguyên Sa cùng nhận được học bổng theo học lớp Cao học kinh tế tại Đại học Pháp. Thời gian này, ông cộng tác với nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhà văn Trần Tam Tiệp thành lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

Theo trang web chuyenxua net
https://www.yeubinhduong.com/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-thi-si-nguyen-sa-tac-gia-cua-ao-lua-ha-dong-tuoi-muoi-ba-can-thiet/

Cuộc Sống Thi Ca. Sưu tầm thêm cho bài viết này.


Bài thơ khắc trên mộ Nguyên Sa

Ðến mộ thi sĩ Nguyên Sa, dường như nghe thấy thầm thầm một câu hỏi dù câu thơ ấy đã được ghi khắc trên ngôi mộ một thi sĩ lớn:

“Nằm chơi ở góc rừng này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau?
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”

Vâng, biết đâu! Phải biết đâu chuyện ba trăm năm sau khi tấc lòng thi sĩ vẫn còn mãi mãi qua thăm thẳm thời gian những kiếp người?

Lúc còn sinh tiền, thi sĩ cũng đã có lúc làm thơ để nghĩ về chuyến ra đi của mình. Bài thơ Lúc Chết:

“Anh cúi mặt hôn lên lòng đất
sáng ngày mai giường ngủ lạnh côn trùng
mười ngón tay sờ sọang giữa hư không
đôi mắt đã trũng sâu buồn ảo ảnh
ở trên ấy mây mùa thu có lạnh
anh nhìn lên mái cỏ kín chân trời
em có ngồi mà nghe gió thu phai
và em có thắp hương bằng mắt sáng
lúc ra đi hai chân anh đằng trước
mắt đi sau còn vướng vất cuộc đời
hai mươi năm, buồn ở đấy, trên vai
thân thể nặng đóng đinh bằng tội lỗi
đôi mắt ấy đột nhiên buồn không nói
đột nhiên buồn chaỵ đến đứng trên mi
anh chợt nghe mưa gió ở trên kia
thân thể lạnh thu mình trong gỗ mục
anh chợt ngứa nơi bàn chân cỏ mọc
anh chợt đau vầng trán nặng đêm khuya
trên tay dài giun dế rủ nhau đi
anh lặng yên một mình nghe tóc ướt
nằm ở đây hai bàn tay thấm mệt
ngón buông xuôi cho nhẹ bớt hình hài
những bài thơ anh đã viết trên môi
lửa trái đất sẽ nung thành ảo ảnh”

Hết phần trích dẫn bổ túc thêm cho bài viết.


Nguyên Sa & Tám Phố Sài Gòn








Bài thơ Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường vào đầu thế kỷ XIX của khuyết danh chỉ đề cập tổng quát, được đề cập nhiều (Sau nầy có bài thơ của Nguyễn Bính nhưng không có gọi tên phố phường). Tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) ấn hành năm 1943 được phổ biến rộng rãi, được mọi người biết đến nếp sống, sinh hoạt… của Hà Nội xa xưa.

Bài thơ Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường trong tập thơ Lỡ Bước Sang Ngang năm 1940:

“Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
Lòng chàng có để một tơ vương.
Chàng qua chiều ấy qua chiều khác,
Góp lại đường đi: vạn dặm đường…
Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
Lòng chàng đã dứt một tơ vương,
Chàng qua chiều ấy qua chiều khác.
- Có một người đi giữa đám tang”.

Bài thơ chỉ là tâm trạng của chàng trai khi lang thang trên phố cổ, nếu không ghi “Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường” thì có thể nơi đó cũng gán cho cố đô Huế, phố cổ Hội An…

Bài thơ Hà Nội 36 Phố Phường của khuyết danh (?) in trong quyển Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của học giả Dương Quảng Hàm ấn hành năm 1942:

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem Hàng phố, thật là cũng xinh.
Phố hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”

Như vậy hình ảnh Hà Nội vào thập niên 1940’ tiêu biểu qua tùy bút của Thạch Lam và hai bài thơ.

Với Sài Gòn đã có nhiều tác phẩm trước năm 1975 như hồi ký Địa Danh Cũ Sài Gòn của Bình Nguyên Lộc, Đất Gia Định - Bến Nghé Xưa & Người Sài Gòn, Giới Thiệu Sài Gòn Xưa (300 Năm)… của Sơn Nam, Sài Gòn Năm Xưa của Vương Hồng Sển… nhưng ít được biết đến như tác phẩm của Thạch Lam.

Thi ca về Sài Gòn từ năm 1975 trở về trước cũng khá nhiều nhưng đặc biệt với bài thơ Tám Phố Sài Gòn của Nguyên Sa.

Trong thời kỳ Việt Minh Trần Bích Lan (Nguyên Sa) bị bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949. Năm 1953, ông đậu tú tài Pháp, học triết tại đại học Sorbonne, Paris. Năm 1955 lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga, gặp nhau trên đất Pháp năm 1953 (bà ở Hà Nội du học năm 1952). Đầu năm 1956, ông bà về sống tại Sài Gòn. Ông dạy triết tại Trường Trung học Chu Văn An, cũng có thời gian dạy triết tại Đại Học Văn khoa Sài Gòn. Ông mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi và dạy triết các trường trung học ở Sài Gòn. Năm 1960, Nguyên Sa thành lập tờ Gió Mới (cùng với Trần Dzạ Từ) và cùng năm Nguyên Sa ra đời tạp chí Hiện Đại nhưng chỉ “thọ” được 9 số.

Nguyên Sa - Trần Bích Lan đã ấn hành những tác phẩm, sách nhiều thể loại Biên Khảo, Truyện Dài, Truyện Ngắn, Bút Ký & Hồi Ký, Sách Giáo Khoa, Triết… nhưng thường gọi là nhà thơ Nguyên Sa với 4 tập Thơ Nguyên Sa (1957-1998). Thơ Nguyên Sa toàn tập (2000) và Nguyên Sa, Cuộc Hành Trình Trên Là Lục Bát do hiền thê của ông ấn hành. Với bút hiệu Hư Trúc (nhân vật trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung) qua các bài viết phiếm, bút chiến, không ân hành tác phẩm nào. Riêng tập thơ Những Năm Sáu Mươi trong thời gian nhập ngũ. Tập thơ nầy không được Bộ Thông Tin cấp giấy phép xuất bản, năm 1971 nhà xuất bản Trình Bày của Thế Nguyên in lén qua hình thức quay roneo, phổ biến hạn chế trong thân hữu.

Tháng 12/1966 ông động viên vào khóa 24 Trường Bộ Binh Thủ Đức và ở trong Ban Biên Tập SVSQ liên khóa 23 & 24 của nguyệt san Bộ Binh Thủ Đức (tôi biết ông khi ở trong BBT nầy). Ông phục vụ tại Trường Quốc Gia Nghĩa Tử cho đến tháng 4/1975 định cư ở Pháp, sau đó về định cư tại Little Saigon.
(Năm 1998, tôi viết bài Nguyên Sa: Lời Thơ Ý Nhạc... trên tờ Thế Giới Nghệ Thuật, trước khi ông qua đời, ghi rõ về cuộc đời nhà thơ và những bài thơ được phổ nhạc). Vì vậy trong bài viết nầy chỉ đề cập với bài thơ Tám Phố Sài Gòn bài thơ 8 khổ 32 câu vào năm 1965.

Trong Hồi Ký Nguyên Sa (Đời, 1998), gồm bốn phần, không theo trình tự thời gian, ghi chép lại những biến cố trong cuộc sống trải qua những biến động của xã hội cùng những nhân vật thời thế… Trong đó ông đề cập đến bài thơ Tám Phố Sài Gòn, theo ông ghi lại trong hồi ký thì bài thơ nầy xuất hiện trên Số Xuân năm 1965 của tờ Văn theo lời yêu cầu của ông Nguyễn Đình Vượng. (Tạp chí Văn, do Trần Phong Giao đảm nhận từ số 1 năm 1964 đến cuối năm 1971. Ông Nguyễn Đình Vượng mời hai nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và Mai Thảo thực hiện cho đến tháng 4/1975).

Tám Phố Sài Gòn
“Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh tay tà áo sát vòng eo
Có nghe đôi mắt vòng quanh áo
Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo
Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung
Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm
Tờ hoa trong sách cũng nằm im
Đầu thư và cuối cùng trang giấy
Những chữ y dài trông rất ngoan
Sài Gòn tối đi học một mình
Cột đèn theo gót bóng lung linh
Mặt trăng theo ánh đèn: trăng sáng
Đôi mắt trông vời theo ánh trăng
Sài Gòn cười đôi môi rất tròn
Vòng cung mầu đỏ, nét thu cong
Cầu vồng bắc giữa mưa và nắng
Hay đã đưa dần sang nhớ mong
Sài Gòn gối đầu trên cánh tay
Những năm mười sáu mắt nhìn mây
Chiếc tay tròn ánh trăng mười bốn
Tiếng nhạc đang về dang cánh bay
Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa
Thứ Bảy Sài Gòn đi Bonard
Guốc cao gót nhỏ mây vào gót
Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ
Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng
Vành môi nghiêng cánh xuống phân vân
Lưng trời không có bầy chim én
Thành phố đi về cũng đã Xuân”

Bài thơ cho báo Xuân mà chỉ có chữ Xuân cuối bài thơ. Sài Gòn tám phố, tuy có mười lần nhắc đến tên Sài Gòn và hình ảnh con đường Bonard vào thời Pháp thuộc đã đổi tên đường Lê Lợi sau năm 1954.

Lúc đó nhà thơ Nguyên Sa đã nổi danh nên không có ai nói tám phố Sài Gòn mà chẳng thấy hình ảnh tám phố thế nào (như bài thơ về Hà Nội của Nguyễn Bính), ít ra như Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn của nhà thơ Du Tử Lê:

“Đêm về theo bánh xe qua
Nhớ em xa lộ nhớ nhà Hàng Xanh…
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giản trưa hè Tự Do
Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường”

Bài thơ nầy được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc cùng tên và tôi đã viết vào năm 2007 khi uống cà phê với nhau, được Du Tử Lê chia sẻ.

Về địa danh, ngày 22/10/1956 của Tổng Thống VNCH ban hành sắc lệnh Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi thành Đô Thành Sài Gòn có 8 quận: Quận Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám.

Ngày 10 tháng 10 năm 1965, Tổng Long Vĩnh Hạ lại được tách khỏi quận Dĩ An, nhập trở lại quận Thủ Đức. Năm 1967 xã An Khánh được cắt khỏi quận Thủ Đức, nhập vào Quận 1 của Đô Thành Sài Gòn và được chia thành hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Sau, 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm lại được tách ra để thành lập Quận 9 của Đô Thành Sài Gòn. Tuồng cải lương “Ông Cò Quận 9” hay “Tuyệt Tình Ca” của Hà Triều - Hoa Phượng vào năm 1965, lúc đó chưa có quận 9 nên đặt tên để tránh sự đụng chạm.

Sau Tết Mậu Thân 1968, người dân tản cư về Đô Thành sinh sống rất đông vì vậy Tòa Đô Chánh Sài Gòn thành lập thêm hai quận nầy vào khoảng tháng 7/1969, nâng số quận tại Đô Thành thành 11 quận.

Với bài thơ Paris Có Gì Lạ Không Em? và Tám Phố Sài Gòn là hai địa danh qua dòng thơ Nguyên Sa trải qua nhiều thập niên vẫn được yêu thích. Với tâm hồn lãng mạn với hình ảnh giai nhân trong Tám Phố Sài Dài Gòn như: Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants. Có nghe hơi thở cài vương miện. Lên tóc đen mềm nhung rất nhung… Guốc cao gót nhỏ mây vào gót. Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ”. Trong khi Paris Có Gì Lạ Không Em với hình ảnh: “Anh về giữa một giòng sông trắng, Là áo sương mù hay áo em?... Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay. Tóc em anh sẽ gọi là mây… Vì em hay một vừng trăng sáng. Đã đắm trong lòng cặp mắt em?”có lẽ không dễ thương như bóng hồng ở Sài Gòn (?).

Tạp chí Văn Học số 99, ngày 15/12/1969 với chủ đề Nguyên Sa, thi sĩ của tình yêu. (Trong số nầy có cuộc phỏng vấn của Vũ Bằng, Thượng Sỹ, Phan Kim Thịnh với Nguyên Sa và nhà thơ nói đến quan điểm về thơ). Ngoài những nhà thơ từ thời tiền chiến, Nguyên Sa là một trong những nhà thơ trẻ ở miền Nam VN vào giữa thập niên 1950’ & 1960’ nổi bật về lãnh vực nầy. Tuy nhiên trong Hồi Ký Nguyên Sa “Tôi là người làm thơ, thơ tình, mà vẫn xúc động trước những khổ đau của quê hương, dân tộc tôi”

Những bài thơ tình lãng mạn của ông như “thông điệp tình yêu” (bài thơ Cần Thiết) của một thời sinh viên, học sinh đi vào lớp học “Không có anh lấy ai đưa em đi học về. Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học” hay “Thơ học trò anh chất lại thành non. Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu” và “Cả những giờ bên lớp học, trường thi. Tà áo khuất thì thầm: ‘chưa phải lúc...’. Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường”…

Bài thơ Buổi Sáng Học Trò với hình ảnh: “Trang sức bằng nụ cười phì nhiêu. Nhẩy bằng chân chim trên giòng suối cạn. Ấy là em trên đường đi buổi sáng. Trăng ở trên môi và gió ở trong hồn. Mái tóc mười lăm trên lá tung tăng. Em ném vào phố phường niềm vui rừng núi”. Nụ cười phì nhiêu không có trong tự điển và đây lần đầu tiên nhà thơ đề cập đến.

Bài thơ Áo Lụa Hà Đông với tuổi học trò mới chớm yêu mà “Gặp một bữa anh đã mừng một bữa. Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn. Thơ học trò anh chất lại thành non. Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu”. Nhiều bài thơ của Nguyên Sa đã được phổ nhạc, bài thơ nầy Ngô Thụy Miên phổ nhạc năm 1971 và sau nầy ở hải ngoại đến với nhau với nhiều tình khúc, điển hình như: Tháng Sáu Trời Mưa, Paris Có Gì Lạ Không Em, Tuổi Mười Ba, Cần Thiết… (Bài thơ Cần Thiết trước kia do Song Ngọc phổ nhạc, và nhạc sĩ Anh Bằng dựa theo ý thơ phổ thành ca khúc Nếu Vắng Anh vào năm 1971. Khi nhạc phẩm được ấn hành cũng là món quà của người lính tặng cho người yêu khi rời hậu phương).

Trong bài thơ Tám Phố Sài Gòn, nhà thơ không phải là người con của Nam Kỳ Lục Tỉnh mà viết “Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng”, chữ “cưng” là cách xưng hô quen thuộc, thân mật, trìu mến, thông dụng trong giao tiếp với nhau dù thân, sơ trong gia đình, ngoài xã hội của người miền Nam. Sau nầy rất phổ biến trong đôi lứa, bạn bè (nữ) và người thân. Trong các tác phẩm của Hồ Trường An thường dùng các gọi chữ “cưng” như “mèn ơi! Cưng”…

Nửa thế kỷ trôi qua, sống nơi xứ người, tuy không còn tên Sài Gòn nữa nhưng với nơi chốn đó “gọi nhau bằng cưng” cảm thấy như người thân.

Những lời ngắn ngủi, chân tình như: “Cưng ơi, chỉ dùm nhà của bà X… Chỗ này có ai ngồi không cưng?”, “Mua giùm dì đi cưng”... Khi thấy tai nạn xảy ra “Trời ơi, có sao hông cưng!”, “Tội nghiệp cưng quá”… Chỉ một chữ nhưng thể hiện nét đẹp trong văn hóa xử thế… Là dân Hà Nội, khi sống trong Nam, nhà thơ nhân cách hóa địa danh rất tuyệt.

Qua biến thiên của cuộc đời, nhà thơ Nguyễn Đình Toàn với nỗi niềm với Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên “Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên. Mất từng con phố đổi tên đường... Sài Gòn ơi! Tôi mất người như người đã mất tôi. Như trường xưa mất tuổi thiên thần... Còn gì đâu...”. Và nay, người con xa xứ vẫn coi nơi chốn nầy như câu thơ Nguyên Sa “Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng” khi nhà thơ nhân cách hóa rất tuyệt.

Sau thời gian lâm bệnh, sau khi giải phẫu, sức khỏe yếu kém, nhà thơ qua đời ngày 18/4/1998. Là nhà giáo, nhà văn với nhiều sách, tác phẩm nhưng thơ là tim, óc của Nguyên Sa, có lẽ bài thơ Sợi Tóc sáng tác cuối cùng như “di cảo” khắc trên mộ bia của nhà thơ ở Peek Funeral Home (Little Saigon) khắc 6 câu thơ lục bát:

“Nằm chơi ở góc rừng này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau?
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”

Nhà thơ Nguyên Sa của Sài Gòn năm xưa, khi định cư tại Paris có nhiều bạn bè, thân hữu nhưng bỏ “kinh đô ánh sáng” đến miền nắng ấm Nam California và an giấc nghìn thu tại nghĩa trang ở Little Saigon vĩnh viễn “Nằm chơi ở góc rừng này”. Trần Bích Lan trở về thuở nguyên sơ hạt cát (sa) nhưng hạt cát vĩnh cữu trong dòng sinh mệnh Văn Học Việt Nam.

Little Saigon, August, 2024
Vương Trùng Dương

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

Gìn Vàng Giữ Ngọc - Doãn Quốc Sỹ

DOÃN QUỐC SỸ | GÌN VÀNG GIỮ NGỌC 

XUẤT BẢN LẦN THỨ NHẤT TẠI VIỆT NAM NĂM 1959 
TÁI BẢN TẠI HẢI NGOẠI NĂM 2017 
GIA ĐÌNH TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN ALL RIGHTS RESERVED



Tập truyện ngắn gồm 7 tác phẩm:

1- Khu Vườn Bên Cửa Sổ
2- Căn Nhà Hoang
3- Tiền Kiếp
4- Cái Chết Cửa Một Người
5- Hương Nhân Loại
6- Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều
7- Gìn Vàng Giữ Ngọc

“Gìn vàng giữ ngọc cho hay ,
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.”
( Nguyễn Du , Truyện Kiều )

Nhận xét của Võ Phiến

Gìn vàng giữ ngọc - Doãn Quốc Sỹ Võ Phiến bảo truyện Doãn Quốc Sỹ đọc xong thấy thơm tho cả tâm hồn (xem Văn học Miền Nam).
Nhớ đâu đó ông Doãn có dùng cụm từ "hương nhân loại".
Giống người ta vốn vô số hương, ngửi được hương gì là do nơi cái mũi của người ngửi. Khứu giác Doãn Quốc Sỹ thiên vị thứ hương thơm.
Ngửi được thơm rồi, nhà văn bèn ra công "ướp" nó vào văn.
Thứ văn ướp thơm công phu như thế không phải chỉ để đọc thưởng thức văn chương đâu. Người viết có ý mong mùi thơm ở văn sẽ thấm vào tâm hồn người đọc, làm cho nó cũng hóa thơm!


Chuyển tiếp theo trang Việt Báo: 
https://vietbao.com/p301417a319760/truyen-dich-sang-tieng-anh-preserving-values-doan-quoc-sy-gin-vang-giu-ngoc-cho-the-he-con-chau

Truyện Dịch Sang Tiếng Anh Preserving Values (Doãn Quốc Sỹ): Gìn Vàng Giữ Ngọc Cho Thế Hệ Con Cháu
09/08/2024Việt Báo



Ảnh Doãn Hương

Quận Cam (VB) - Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”

Vào mùa hè năm nay, gia đình Doãn Quốc Sỹ vừa hoàn thành việc dịch sang tiếng Anh tập truyện ngắn Gìn Vàng Giữ Ngọc, lấy tên sách là Preserving Values. Cuốn sách này đã được in những bản đầu tiên để phát cho con cháu trong gia đình. Nhân dịp này, Việt Báo đã có dịp phỏng vấn chị Doãn Kim Khánh (DKK), thứ nữ của nhà văn, về công việc dịch thuật tác phẩm này.

VB: Vì sao gia đình quyết định dịch sách của Doãn Quốc Sỹ sang tiếng Anh?

DKK: Mục tiêu đầu tiên là nhắm đến thế hệ cháu nội ngoại của ông. Đứa nào cũng biết ông viết văn, nhưng không đứa nào biết rõ ràng ông viết gì. Vì tụi trẻ ở Mỹ, Úc bây giờ thích coi xi nê hơn đọc sách; và nếu đọc thì thích đọc tiếng Anh hơn tiếng Việt. Trách nhiệm của thế hệ các con là bắt đầu mở cánh cửa vào kho tác phẩm rất đáng kể của ông. Dịch sách trước tiên là để giới thiệu cho 16 cháu nội ngoại và 7 chắt trong đại gia đình; sau đó là cho độc giả trong giới bạn bè thân hữu của giới trẻ. Và sau nữa là cho giới độc giả bên ngoài, những người vẫn còn quan tâm đến văn học Việt Nam trước 1975.

VB: Vì sao chị lại chọn dịch đầu tiên tác phẩm Gìn Vàng Giữ Ngọc?


DKK: Lý do đầu tiên là vì dó là một tập truyện ngắn dễ đọc, dễ "dụ" đám con cháu đọc. Ba chủ đề Tình Yêu, Chết và Hương Nhân Loại được đề cập trong bảy truyện ngắn sẽ dễ được đám trẻ quan tâm.

Tựa đề "Gìn Vàng Giữ Ngọc” mang tính dân tộc, vì nó được trích từ câu "Gìn vàng giữ ngọc cho hay" của cụ Nguyễn Du như một lời nhắn nhủ của cụ cho thế hệ sau. Đối với các con của ông, những chữ này gợi hình ảnh Bố mình, một người hiền lành nhưng cương trực, một người yêu quê hương nồng nàn nhưng vẫn bị 12 năm tù cộng sản với tội danh "phản quốc". Sau 12 năm tù, các con không hề nghe ông than van, trách móc một câu nào. Chỉ thỉnh thoảng mới nghe Bố cười xòa nói "Bố 2 lần tù, một lần 4 năm, một lần 8 năm. Trả nghiệp thế là đủ rồi, nay vui với con cháu!" Khi qua được bến bờ tự do, Bố tuyên bố gác bút vì "những gì cần viết đã viết !" Bố quả hiểu tường tận được chữ “tri túc”, biết đủ là đủ. Với các con, Bố chính là viên ngọc. Khi chọn dịch "Gìn Vàng Giữ Ngọc", tôi hy vọng “dịch” được viên ngọc ấy.

VB: Chị có thể kể lại tiến trình dịch cuốn sách này?

DKK: Dịch Gìn Vàng Giữ Ngọc là một "team work" của các con cháu của Bố Sỹ và Bác Sỹ. Tôi là người phác bản dịch đầu tiên. Sau đó tôi chuyển sang chị Hai (trưởng nữ) để chị so hai bản Việt và Anh rồi chỉnh sửa những chi tiết cần thiết. Chị là cư dân Sydney, Úc, thỉnh thoảng qua Calfornia thăm Bố và các em. Trong thời gian tôi khởi dịch Gìn Vàng Giữ Ngọc, chị có mặt ở Mỹ. Hai chị em làm việc trực tiếp với nhau, rất hữu hiệu. Chị để ý chi tiết giỏi, và khen chê kỹ năng dịch của tôi theo tinh thần rộng lượng của chị Hai. Khi khen thì chị nói: "Mày dịch khúc này tao thấy trôi chảy, không có vấn đề!" Có khi chị la làng: "Trời, bà dì ơi, thiếu nguyên một câu nè!" Hoặc: "Trời đất! người yêu cũ" mà gọi là "old girlfriend" nghe có vẻ qua đường quá. Tao dịch là ‘former sweetheart’". Tôi một lòng tin tưởng vào hai ngôn ngữ Anh và Việt của chị, và cách chị am hiểu hoàn cảnh sáng tác của Bố. Tôi chấp nhận hầu hết các gợi ý của chị. Khi chị về lại Úc, hai chị em làm việc qua điện thoại.

Đứa em họ, con của cô tôi, cũng là một người góp công dịch đáng kể. Trong giai đoạn cuối cùng, một người Mỹ chính cống, partner của cô em họ nhận trọng trách gọt dũa tiếng Anh cho được tự nhiên. Với tâm tính đơn giản, tôi cảm thấy hài lòng với team work của chúng tôi.

VB: Kỷ niệm nào vui, đáng nhớ nhất trong tiến trình dịch?

DKK: Không có sự kiện vui đặc biệt nào. Chỉ có một niềm vui triền miên bàng bạc trong suốt thời gian làm việc với nhau. Làm để truyền bá tác phẩm của một ông già hiền lành, thanh thản và đức độ thì ai mà không vui? Chúng tôi đều đồng ý mình làm việc không công, nhưng tất cả đều "with love" thì vất vả biết mấy cũng xứng đáng.

Cuối cùng, khi cuốn sách ra lò, ông già Bụt của chúng tôi kịp ký tặng các con cháu. Chữ ký nguệch ngoặc thấy mà thương, nhưng các con cháu chỉ cần có thế.

VB: Chị có lời nhắn nhủ nào cho thế hệ con cháu, những người sắp đọc cuốn sách Preserving Values?

DKK: Xưa nay người ta vẫn biết con đường trung dung là con đường khó nhất nhưng đáng nể nhất. Ông già Bụt của chúng tôi vẫn bình tĩnh khi công an xông vào giữa đêm, lục tung các góc nhà rồi bắt ông đi. Khi được thả về lần thứ nhất vào năm 1980, ông không nhảy tưng với tự do vừa tạm được trả lại, mà bình tĩnh xếp hàng mua vé xe đò Pleiku-Sài Gòn khi đa số các vé đã bị dân chợ đen mua. Về đến hẻm nhà giữa đêm mà không tìm ra nhà mình, ông điềm tĩnh hỏi thăm một người trong một căn nhà còn đèn sáng. Các con hỏi chọc: "Có phải Bố hỏi 'Ông ơi, có biết nhà tôi đâu không?'” Ông già cười xoà đúng kiểu của riêng ông. Ông đúng là người đi con đường chính giữa. Các con cháu ông nếu thấm thía sự dung hòa ấy thì sẽ hưởng chút ánh sáng từ viên ngọc trong ông.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay! Nguyễn Du dạy thế. Bố Sỹ cũng dạy thế. (VB)

Độc giả muốn mua sách Preserving Values trên online, xin vào đường link:


Cuộc Sống Thi Ca
Lê Tuấn

Nghĩ Đời Thanh Cao - Đi Lang Thang - Lời Của Tâm Hồn - Ngôn Ngữ Mùa màng



Từ cuối tuần lễ tháng 7 cho đến cuối tuấn lễ tháng 8. Một tháng tôi đi ngao du qua vùng trời Miền Đông Nam Hoa Kỳ, qua nhiều Tiểu Ban, nhìn thấy nhiều điều thú vị, chợt nhận ra cuộc đời đôi lúc cũng thanh cao. 
Lê Tuấn




Nghĩ Đời Thanh Cao

Mặc dù chẳng có thanh cao
Nhưng đời cũng đủ tự hào phong lưu
Chạm lòng một thoáng ưu tư
Cho hồn mở cửa mời hư không về.

Lá sen sương đọng giọt mê

Nghiêng soi bóng nước chọn đề ý thơ
Đường đời lộng gió như mơ
Bài thơ lắng đọng trên tờ lá bay.

Nghĩ đời cũng đủ mê say

Trăm năm hoa nở trên tay người tình
Ngày sau vui hưởng thái bình
Về thăm chốn cũ lòng mình xôn xao.

Cuộc đời cũng lắm tự hào
Ngại chi ngưỡng cửa bước vào hư vô
Nhìn con sóng nước đẩy xô
Trải qua bao trận hải hồ gian truân.

Bốn mùa hoa cỏ xoay vần

Trăm năm thân phận cũng ngần ấy thôi
Nhìn xem thế sự mây trôi
Đêm trăng thao thức bồi hồi nhớ mong.

Tế Luân


Đi Lang Thang

Có những ngày đi đây đó
Tìm vùng đất mới chưa quen
Dấu chân dường như khựng lại
Xôn xao nhìn đóa hoa sen.

Có những ngày đi như thế
Một mình ta một hồn thơ
Chơ vơ đứng nơi đầu ngõ
Còn ai đâu mà đợi chờ.

Có ngày đón cơn mưa lạ
Nắng bên em chỗ anh mưa
Mây mưa là như thế đó
Biết nói sao tình đẩy đưa.

Có những nỗi buồn da diết
Tìm về từ nỗi nhớ xưa
Kỷ niệm trói trong ràng buộc
Thương nhớ nào đến cho vừa.

Có những địa danh thật đẹp
Nhìn trời bằng kính màu xanh
Thấy đời minh như sương khói
Biến tan dần trong nắng hanh.

Đã bao lần đi đây đó
Đời trôi dạt về nơi đâu
Để nỗi buồn vào nhung nhớ
Đêm mơ lòng cạn nỗi sầu.

Tế Luân



Ngôn Ngữ Mùa Màng


Bước chân trần hôn nhẹ trên mặt đất
Ngọc cỏ nằm im ve vuốt dấu chân
Bày chim sẻ xôn xao đều vỗ cánh
Bay qua cánh đồng hoa nở hương xuân.

Để lại tiếng kêu nhói đau tâm thức
Vần điệu thời gian thung lũng hoa vàng
Ngôn ngữ mùa màng cho vần thơ bất tử
Viết tặng riêng em dẫu có muộn màng.

Dưới bước chân cỏ đâm chồi nảy lộc
Tái sinh cuộc tình rực rỡ sắc màu
Nhìn vào mắt nhau thấy niềm hạnh phúc
Chạm môi nụ cười hiến tặng cho nhau.

Giai điệu mùa màng vuốt ve ngọn cỏ
Sức nóng mặt trời cháy nám dung nhan
Đêm ước vọng trăng khỏa thân tắm mát
Chuyện yêu đương kể mãi vẫn chưa tàn.

Tế Luân




Lời Của Tâm Hồn


Vạt áo bay theo gió chạm hư không
Úp tai xuống đất lắng nghe miên trường
Vó ngựa hoang sao lòng ta vẫn nhớ
Thuở xa xưa ngụp lặng cõi vô thường.

Lời của gió tiễn đưa chiều hoang tưởng
Lạc lối chạy quanh định hướng nào đi
Ta đi mãi vòng đời chưa đến đích
Mái đầu xanh bạc trắng tuổi xuân thì.

Ngây ngô trần truồng tắm dưới dòng sông
Mà lòng ta không vọng động sân si
Cờ bay, gió chuyển lòng ta bất động
Vận nước chuyển dời, tâm vẫn từ bì.

U uẩn đường chiều quên đi ngày tháng
Quay lại nhìn, ta là kẻ tha phương
Dựa vào hồn thơ dỗ dành thinh lặng
Dắt dìu nhau vượt qua những đoạn trường.

Tê Luân

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

Đôi Nét Về Lịch Sử Thành Phố Atlanta Georga.





Đôi Nét Về Thánh Phố Atlanta GA



        Trong chuyến đi về Miền Đông Nam Hoa Kỳ. Sau khi tham dự Ngày Đại Hội Thánh Mẫu Carthage Missouri. Chúng tôi đã theo xe của vợ chống cô em gái, đi về Thánh Phố Atlanta Tiểu Ban Georgia.

        Hai vợ chồng em gái của tôi, đã sinh sống tại tiểu ban này khá lâu, đã có một cơ ngơi thật ổ định, một căn nhà (single house) 4 phòng ngủ rộng rãi, phía dưới là một Basemen (Tầng hầm) rất rộng được chia thành hai phòng ngủ nhà vệ sinh, phòng xem phim hát karaoke, có cả một (bar rượu) nho nhỏ, diện tích toàn thể (basemen) khá rộng lớn, khi tôi ở trong căn nhà này tôi đã chọn ở dưới Basement.

        Từ basemen có một bưc tường cửa kính nhìn ra vườn, nơi đây có một bancony (mái hiên) ngồi đây ngắm cảnh đẹp sau vườn thì tuyệt vời, nghe tiếng chim hót, tiếng suối chảy và dạt dào ngọn gió thổi qua cây lá.

        Buổi sáng tôi thường dạy sớm pha một ly cà phề ra đây ngồi ngắm cảnh và nghe nhạc qua cái cell phone. Nơi đây rất thích hợp cho một tâm hồn thi nhân lãng mạn, sáng tác những vần thơ hay.

Tôi đã viết bài thơ 5 chữ tại nơi đây



Tôi Đến Thăm Vườn



Tôi hỏi hoa hồng nở

Màu hao sao rực rỡ

Tình cờ tôi gặp gỡ

Có xôn xao đợi chờ

Trong mảnh vườn nho nhỏ

Hoa cẩm chướng bâng khuâng


Mùa đổi mùa thay mới

Vấn vương chuyện xa gần

Tôi hỏi hoa cải vàng

Cánh hoa nhìn mong manh

Sao để ong hút mật

Thụ phấn hoa chuyển cành.

Trong khu vườn xinh xinh

Dòng suối chảy sau vườn

Bên ngôi nhà ấm cúng

Trầm ngâm cõi vô thường.

Những loài hoa biết nói

Tiếng nói từ tâm hồn

Cho tình yêu gần lại

Đời sống này ban ơn.



Louis Tuấn Lê

08-06-24


        Căn nhà xât cất trên một khu đất rộng gần nửa mẫu, phía sau vườn là một dòng suối chảy ngang, cây cối xanh tươi mát mẻ. Một vườn hoa được săn sóc chăm bón tỉ mỉ, những loài hoa nở thật đẹp.

        Chúng tôi lái xe chạy trên con đường rợp bóng mát, tôi nhận thấy Thánh Phố Atlanta rất đẹp, cây cối xanh tươi, khác hẳn với Miền Bắc California ít cây xanh, nhiều ngọn đồi cây cỏ vàng úa.

        Thành Phố Atlanta cũng rất sầm uất nhiều khu thương mại của người Việt Nam và Á Châu, những tiệm ăn, nhà hàng phở, bún, tất cả món ăn Việt Nam cũng khá ngon, mà rẻ hơn tại vùng San Jose CA.

        Tôi vẫn thường nghe nói Thành Phố Atlanta là thủ phủ của người da màu (Mỹ Đen) nhưng thực chất tôi ít thấy và đặc biệt không có Homless. (Người không nhà).


                                               Dòng suối sau vườn

         Từ suy nghĩ này tôi đã vào Google Search tìm hiểu về lich sử thành phố Atlanta Tiểu Ban Georgia.

        Atlanta là Thủ Đô đông dân nhất của tiểu bang Georgia, vùng đô thị lớn thứ 9 của Hoa Kỳ.

Thành Phố Atlanta Và Những Điều Thú Vị

Thánh Phố Atalnta là nơi khai sinh ra tác phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió” (Gone With The Wind) của bà Margaret Mitchell.


        Cuốn theo chiều gió (Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của  Margaret Mitchell, người đã giành  giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta,  Miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kì  nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh  Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành Phim năm 1937.

        Atalnta cũng là nơi đầu tiên phát minh ra Coca Cola một thức uống ngày nay phổ biến khắp thế giới.

Lịc Sử Thành phố Atlanta Georgia

        Thành phố được thành lập năm 1837 vào thời điểm mà tuyến đường sắt của hãng xe lửa Western And Atlantic Railroad hoàn thành nối liền các tiểu bang Đông Bắc xuống hướng Nam và trạm cuối cùng là tại Atlanta.

        Vì vậy tên đầu tiên của thành phố khi mới thành lập là Terminus. Ít lâu sau đó lại được đổi thành Marthaville lấy theo tên Martha con gái của thống đốc tiểu bang Georgia. Năm 1847 thành phố đổi tên là Atlanta dạng feminine (giống cái) của danh từ Atlantic (Đại Tây Dương).

        Trong thời chiến tranh Nam Bắc mà nguyên nhân là những tiểu bang nông nghiệp miền Nam không chấp nhận việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Vì họ cần người da đen để làm việc trong các nông trại trồng cây bông vải.

        Atlanta là căn cứ của chính quyền miền Nam Confederate. Họ chế tạo và tàng trữ vũ khí súng ống, đạn dược cung cấp cho chiến trường chống lại với quân đội của liên bang miền Bắc.

        Trong cuộc nội chiến Nam Bắc (Civil War) thành phố Atlanta là căn cứ và là bộ chỉ huy của quân đội Miền Nam (Confederate) và Atlanta là chiến trường cuối cùng trước khi thua trận với quân miền Bắc.



        Năm 1864 tướng William Tecumseh Sherman tư lịnh quân đội miền Bắc đánh tới Atlanta và bao vây thành phố trong 117 ngày. Sau khi Atlanta đầu hàng, ông ra lịnh cho dân chúng toàn thành phố di tản và binh lính dưới quyền ông phóng hỏa đốt thành phố. Có lẽ sợ binh sĩ miền Nam còn ẩn núp kháng cự. Hơn 4,500 dinh thự, cơ sở, nhà cửa bị thiêu rụi và sau cơn bão lửa Atlanta chỉ còn lại không đầy 400 ngôi nhà.

        Thành phố hồi sinh lại vào cuối thế kỷ 19 sau khi Hội Chợ Quốc Tế Bông Vải được tổ chức tại Atlanta năm 1881 và 1895. Kế tiếp là sáng chế ra thức uống Coca Cola đầu tiên được bán trong một tiệm thuốc Tây, trên đường Peachtree vào năm 1886.

        Địa Thế - Dân Số - Thời Tiết Thành Phố Atlanta


        Atlanta nằm trong dãy núi đồi trên cao độ 1,050 feet (320 mét cách mặt nước biển) thuộc vùng Tây Bắc của tiểu bang Georgia, Miền Ðông Nam Hoa Kỳ, với dân số ban đầu là 420,000 người.

        Sau thế vận hội mùa Hè 1996 thành phố phát triển nhanh và dân số gồm luôn vùng phụ cận ngoại ô thành phố Atlanta đã tăng đến 4 triệu 100 ngàn người.

        Từ ngày xưa Atlanta đã nổi tiếng về sản xuất bông vải, đậu phộng, trái cây vì khí hậu mưa nhiều lại không quá lạnh về mùa Đông. Mỗi mùa Đông tuyết chỉ rơi mỏng một vài lần. Khí hậu trung bình là 61 độ F (16 độ C) và ít khi nào nóng hơn 90 độ F (32 độ C).



Khu Thương Mại Á Châu



        Thành phố nhỏ Chamblee được thành lập vào năm 1907 trên đoạn đường hơn 2 miles này rất nhiều khu thương mại Á Châu kéo dài tới thành phố Doraville nơi xa lộ vành đai 285 chạy ngang qua.

        Khu thương mại này bắt đầu thành hình từ khoảng 1992 và càng ngày càng xây cất thêm nhiều khu chợ. Những cửa hàng ở đây gồm có nhiều sắc tộc Á Châu chen chúc lẫn lộn với nhau như Tàu, Ðại Hàn, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản.

        Ngoài những chợ Tàu và Ðại Hàn trong khu thương xá của họ, trước đây từ 1992 đã có những chợ VN mở rải rác trên đường Buford này như Hong Kong (nay đổi tên là Atlanta Supermarket), An Ðông, Khánh Tâm v.v…

        Ðến năm 1998 một khu thương mại VN là Asia Square do công ty 99 Ranch Market từ California qua đầu tư khiến khu VN tại đây càng thêm có nhiều cửa hàng và chợ 99 mở ra phục vụ khách hàng.

        Trên con đường này còn có nhiều tiệm phở và nhà hàng VN khác như Phở 79, Phở Tân Tân, Biên Thùy, Sông Hương Bella Restaurant, Thiên Thanh Restaurant, Song Long, Vietnam Cuisine, Com Vietnamese Grill, Bò Bảy Món, tiệm sách thấy có Lê Phan còn những cửa hàng dịch vụ khác cũng đầy đủ hết như bác sĩ, nha sĩ, tiệm kính mắt, luật sư, bán vé máy bay, tiệm hoa, chụp hình đám cưới, tiệm video phim bộ, tiệm cà phê, karaoke và có cả vũ trường.

        Trên những tường quảng cáo cũng dán những tờ bướm bướm đêm ca nhạc với những ca sĩ nổi tiếng từ Cali qua hát.

        Theo chủ nhân khu China Town thì quận hạt Dekalb và thành phố Chamblee đã có dự án thành lập một làng Á Châu lấy tên là International Village rộng 375 acres ngay tại khu vực này.

        Khu thương xá này cũng như khu thương mại người Việt rất tiện đường giao thông gần 2 xa lộ 285 và 85.

Người Việt ở Atlanta Georgia

        Theo ông Lê Ngọc Ðiệp đồng hương Trà Vinh cũng là chủ bán nguyệt san Rạng Ðông một tờ báo rất lâu đời của cộng đồng người Việt tại đây. Atlanta và vùng phụ cận hiện có khoảng 30 ngàn người Việt sinh sống và toàn tiểu bang có đến 85 ngàn người VN.

        Ða số người Việt ở Georgia là từ các tiểu bang khác di chuyển về đây và đông nhất là từ California vì nhà cửa quá đắt và Texas vì kinh tế trì trệ những năm đầu 1990 khiến một số người thất nghiệp.

Tại sao người Việt lại ở Atlanta nhiều?

        Công việc nhiều, cơ hội làm ăn dễ dàng, giá nhà rẻ, khí hậu ôn hòa khiến người VN kể cả người Mỹ và các sắc dân khác về đây ngày càng đông nhất là sau Thế Vận Hội 1996 người ta biết nhiều về thành phố Atlanta.

        Trước đây giá nhà vùng Atlanta khá rẻ, mấy năm gần đây người ta dọn về nhiều và những sắc dân Á Châu di dân qua đầu tư làm ăn. Chính vì thế mà ngày càng đông cộng thêm làn sóng giá nhà tăng trên toàn quốc khiến giá nhà Atlanta tăng nhanh, nhưng so với California hãy còn quá rẻ.

        Người Á Châu sinh sống rất đông trong đó có cộng đồng Việt Nam hoạt động đủ mọi ngành nghề trong đó ngành móng tay (Nail Salon) và trang điểm (Makeup) rất thành công.

        Mùa hè ngày dài thời tiết tiểu bang Atlanta rất mát mẻ và hoa cỏ tưng bừng nở rộ là dịp tốt nhất để chúng ta đến thăm Atlanta, thưởng thức những món ăn hải sản miền Nam Hoa Kỳ “Cajun” xuất xứ từ Louisana, nhiều gia vị cay nồng và đi thăm những di tích lịch sử cũng như các thắng cảnh thiên nhiên độc đáo tại nơi đây.

        Đặc điểm Atlanta nằm trong khu vực không bao giờ bị động đất (earthquake) do đó tôi không lấy làm ngạc nhiên khi nhận ra rất nhiều nhà được xây cất bằng gạc đỏ, nhìn rất chắc chắn mang một nét đẹp cổ kính.

        Cũng nhờ đặc điểm này Thành Phố Atlanta hiện nay đang xây dựng rất nhiều tòa nhà mới cao ngất ngưỡng kiểu cách Âu Châu rất đẹp, cửa kính xanh, mái chóp nhọn. Những tòa nhà cao ngất ngưỡng được xây cất rải rác khắp mọi nơi nhưng nhiều nhất là ở Midtown, Buckhead là khu thượng lưu của tiểu bang thành phố Atlanta.

Khách du lịch mỗi năm đến đây rất đông

        Du khách thường đến Atlanta qua ngõ phi trường Hartsfield Jackson International Airport cách trung tâm thành phố Atlanta 10 miles về hướng Nam, mỗi năm có 75 triệu hành khách bay những đường bay quốc nội và 5 triệu hành khách có chuyến bay quốc tế.

        Trong tương lai phi trường tiểu bang Atlanta sẽ được trùng tu và mở rộng hơn nữa như nối dài thêm phi đạo (runway) số 5. Xây dựng thêm một nhà ga hành khách là Terminal số 3, cải tiến đường xá trong phi trường và nới rộng các bãi đậu xe hiện có là 30,000 chỗ xe đậu.

        Du khách lái xe đến nơi đây thường đi qua xa lộ 85 đi về hướng Bắc để vào khu trung tâm Atlanta, hệ thống xa lộ ở đây khá hữu hiệu từ trung tâm thành phố lan tỏa ra như cánh hoa nở đi về 7 hướng khác nhau là các xa lộ 20 đi hướng Tây, 75 Tây Bắc, 19 Bắc, 85 Đông Bắc, 20 Đông, 75 Đông Nam và 85 Tây Nam.

        Nối liền 7 xa lộ đó với nhau là xa lộ vòng đai 285 hình tròn chạy vòng bên ngoài thành phố tạo thành hình giống như mạng nhện giăng.

Atlanta có 5 địa điểm du lich thăm viếng nổi tiếng

1- Trung tâm lịch sử Atlanta

        Một chuyến du lịch Hoa Kỳ hoàn hảo sẽ không thể nào thiếu Trung tâm lịch sử Atlanta, bởi lẽ đây cũng là nơi lưu giữ những bước thăng trầm của thủ phủ bang Georgia cho đến ngày nay. Bảo tàng lịch sử tại trung tâm sở hữu bộ sưu tập lớn nhất về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ gồm những lá cờ, nòng pháo. Hay ngay cả giai đoạn Atlanta đi tiên phong trong phong trào bình đẳng chủng tộc, đưa vùng đất này sang một trang mới cũng được giới thiệu đến du khách bốn phương trong vảo tàng này.

                                      

Ảnh: Nhà của nữ sỹ Margaret Mitchell, tác giả của cuốn tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió



2- Trụ sở chính của hãng truyền thông CNN


Ảnh: Bên trong trụ sở hãng truyền thông CNN ở Atlanta, Hoa Kỳ



        Với tốc độ phát triển vượt bậc nhất ngày nay thì không có gì ngạc nhiên khi Atlanta là nơi đặt tổng hành dinh của nhiều tập đoàn lớn, đặc biệt phải kể đến trụ sở truyền thông CNN. Trụ sở này nghiễm nhiên trở thành một trong những điểm thu hút du lịch chính của thành phố, đưa du khách đến với hậu trường phỏng vấn các ngôi sao nổi tiếng. Ngay giữa đại sảnh còn là hình ảnh ấn tượng của chiếc xe thiết giáp được CNN sử dụng để ghi lại tin tức tại chiến trường Iraq năm 2003.

3. Bảo tàng Coca Cola


            Ảnh: Bảo tàng Coca Cola đang trở thành một trong những 
                             điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Atlanta

        Nếu như tại trụ sở hãng CNN du khách được chứng kiến cận cảnh quá trình ghi hình phỏng vấn thì bảo tàng Coca Cola lại là nơi lưu giữ quá trình sản xuất của loại nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu thế giới. Bước vào bên trong, du khách dường như sẽ chóng mặt trước những dây chuyền đóng chai tự động của nhà máy. Trẻ em chắc chắn sẽ thích thú khi được chụp ảnh chung cùng chú gấu Bắc cực khổng lồ cao 2.1m tại đây. Và sau khi dạo một vòng trong bảo tàng, du khách sẽ được nếm thử hơn 60 loại hương vị Coca Cola từ khắp nơi trên thế giới. Bạn có sẵn sàng nếm thử không?


4. Thủy cung Georgia


       Ảnh: Thủy cung Georgia thu hút sự tò mò của không ít du khách nhí trên thế giới

        Du lịch Atlanta còn là điểm hẹn của nhiều bạn nhỏ để thỏa sức tìm hiểu về thế giới đại dương rộng lớn tại Thủy cung Georgia. Với diện tích rộng 13 mẫu Anh, cùng thế tích 10 triệu galon, nơi đây được mệnh danh là một trong những viện hải dương học lớn nhất thế giới. Thủy cung có sáu phòng triển lãm, từ các khu động vật nước lạnh như Cá voi trắng Beluga đến các bể chứa kín chứa cá đuối, cua và sao biển. Nhưng điểm thu hút lớn nhất chính là bể cá nước mặn khổng lồ, Ocean Voyager, nơi du khách có thể bơi cùng loài Cá nhám voi.

5. Nhà hát Fox Theater


Atlanta là thành phố ngập tràn kiến trúc mang phong cách và nét duyên dáng của miền Nam, nhưng để trải nghiệm thú vui những năm 1920, du khách hãy đến với Nhà hát Fox.


                Ảnh: Kiến trúc lộng lẫy của nhà hát Fox Theater ở Atlanta, Hoa Kỳ

        Giống như khung cảnh vào đêm ở Ả Rập, Fox Theater có trần nhà được khảm nhiều sao hơn cả những đêm không trăng tại Georgia. Atlanta từ lâu đã là một cộng đồng yêu thích nghệ thuật. Một trong những tác phẩm kinh điển nhất thế giới Cuốn theo chiều gió đã được viết và lấy bối cảnh tại đây.


Louis Tuấn Lê
Biên khảo dựa trên Google Search.
18-16-24








 
                                                Đài tưởng niệm tại thành phố Atlanta




Đi Lang Thang

Có những ngày đi đây đó
Tìm vùng đất mới chưa quen
Dấu chân dường như khựng lại
Xôn xao nhìn đóa hoa sen.

Có những ngày đi như thế
Một mình ta một hồn thơ
Chơ vơ đứng nơi đầu ngõ
Còn ai đâu mà đợi chờ.

Có ngày đón cơn mưa lạ
Nắng bên em chỗ anh mưa
Mây mưa là như thế đó
Biết nói sao tình đẩy đưa.

Có những nỗi buồn da diết
Tìm về từ nỗi nhớ xưa
Kỷ niệm trói trong ràng buộc
Thương nhớ nào đến cho vừa.

Có những địa danh thật đẹp
Nhìn trời bằng kính màu xanh
Thấy đời minh như sương khói
Biến tan dần trong nắng hanh.

Đã bao lần đi đây đó
Đời trôi dạt về nơi đâu
Để nỗi buồn vào nhung nhớ
Đêm mơ lòng cạn nỗi sầu.

Tế Luân
08-15-24




Cuộc Sống Thi Ca

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2024

Thánh Phố Mất Tên - Tôi Đến Thăm Vườn - Music City Tennessee

     Gần một tháng nay bắt đầu từ Ngày 4 tháng 7 năm 24, tôi nhận lời mời đến thăm Thánh Phố Arlington TX và tham dự Đại Hội Thánh mãu tại Thánh Phố Carthage Missouri. Tôi đã nhận lời đi cùng hai cô em gái, trong chuyến đi lần này tôi đi về hướng Miền Đông Nam Hoa Kỳ, nơi này tôi chưa hề đến. 

Tôi sẽ trở về nhà ngày 21 tháng 8 năm 24.

    Những nơi tôi đã đi qua: 

    Arlington TX - Houston TX - Missouri - Atlanta GA - Tampa Florida


    Tôi mang theo computer laptop do đó tôi có thể thực hiện một vài Video và viết Blog, làm thơ. Tôi đã thực hiện Video Clip (Phỏng vấn chủ trại gà) - Phỏng vấn chủ tiệm Việt Tofu - Ngày Đại Hội Thánh Mẫu 2024. Viết một bài tham khảo về: Lịch sử Dòng Đồng Công và Ngày Thánh Mẫu. Tôi cũng ngẫu hứng viết 3 bài thơ.

    Trên đoạn đường dài từ Missouri chạy về Atlantan GA.  Trên hệ thống free Way thẳng tắp con đường trải nhựa xe chạy thật êm, tôi hơi ngạc nhiên vì trên free way này thật vắng xe, đôi khi trên một đoạn dài hàng chục mile chỉ thấy một mình chiếc xe của chúng tôi, thỉnh thoảng thấy một xe chạy ngược chiều, điều này thật thú vị vì nó khác hẳn với những xa lộ đông đúc tại Tiểu Ban California.

    Xe chạy ngang qua Tiểu ban Tennessee, cậu em tôi nói sẽ ghé vào thăm thành phố Music City, quê hương của những thể loại nhạc (Country Music) nhạc đồng quê. Tôi nghe thật hấp dẫn, thế là xe từ từ chạy vào Thánh Phố Âm Nhạc và Rượu. Chúng tôi xuống xe đi dạo một vòng trên đường phố.

Tôi tìm hiểu thêm một chút trên Google

    Nashville là thủ phủ của bang Tennessee của Hoa Kỳ và là nơi có Đại học Vanderbilt. Các địa điểm tổ chức nhạc đồng quê huyền thoại bao gồm Grand Ole Opry House, nơi diễn ra chương trình phát thanh và sân khấu “Grand Ole Opry” nổi tiếng. Bảo tàng và Đại sảnh Danh vọng Nhạc Đồng quê cũng như Thính phòng Ryman lịch sử đều nằm ở Trung tâm thành phố, cũng như Quận, với những màn trình diễn nhạc sống hấp dẫn và Bảo tàng Johnny Cash, kỷ niệm cuộc đời của ca sĩ. ― Google

Phố phường thật nhộn nhịp khách du lịch, nơi đâu cũng có quán Bar và Phòng Trà Âm Nhạc.  Đặc biệt tôi chú ý đến những chiếc xe đạp (dành cho nhiều người cùng đạp) chạy trên đường cùng uống rượu vui chơi. Đây là dịch vụ thành phố cho pháp họ gọi là 

Keep Calm and Pedal Party Bike! About Music City Crawler

Giữ bình tĩnh và đạp xe đạp tiệc tùng!

Quý vị phải trả 40 đô để tham dự, chiếc xe đạp này chở 10 người vùa đạp xe vừa uống rượu hay bree ca háy trên đường phố, trong vòng 1 tiếng.














Vài hình ảnh chụp tại Thành phố Music City (Thành Phố Âm Nhạc)

Tiểu Ban Tennessee




Tôi Đến Thăm Vườn


Tôi hỏi hoa hồng nở
Màu hoa sao rực rỡ
Tình cờ tôi gặp gỡ
Có xôn xao đợi chờ

Trong mảnh vườn nho nhỏ
Hoa cẩm chướng bâng khuâng
Mùa đổi mùa thay mới
Vấn vương chuyện xa gần

Tôi hỏi hoa cải vàng
Cánh hoa nhìn mong manh
Sao để ong hút mật
Thụ phấn hoa chuyển cành.

Trong khu vườn xinh xinh
Dòng suối chảy sau vườn
Bên ngôi nhà ấm cúng
Trầm ngâm cõi vô thường.

Những loài hoa biết nói
Tiếng nói từ tâm hồn
Cho tình yêu gần lại
Đời sống này ban ơn.

Louis Tuấn Lê
Viết tặng hai em
Sinh Bùi & Thúy Linh
08-06-24


Ngày Thánh Mẫu Missouri



Ngày thánh mẫu hành hương hội ngộ
Cả vùng trời mừng rỡ reo vui
Đoàn con khắp hướng về sum họp
Cung kính dâng hương Mẹ Chúa trời.

Dâng lên Mẹ triệu đóa hồng thắm
Cả tấm lòng tôn kính yêu thương
Đầy hương hoa sắc màu ban phước
Ôi Nữ Vương rực rỡ thánh đường.

Mẹ thánh mẫu linh thiêng tế lễ
Một đời người tận hiến hy sinh
Mẹ dang tay ngước mặt lên trời
Đồng công cứu chuộc trên đồi Can vê.

Hạt mân côi nặng lòng dâng hiến
Lời nguyện cầu lần chuỗi trên tay
Nữ vương cao qúy đẹp thay
Hào quang rực rỡ mê say lòng người.

Triệu đóa hoa con xin kính tặng
Với tình thương lặng lẽ hy sinh
Maria thánh mẫu đồng trinh
Mẹ đầy ơn phước hiển linh trên trời.

Louis Tuấn Lê
Ngày Thánh Mẫu Missouri
08-01-24

Tôi rất thich viết theo phong cách Siêu Thực, nó gần như tự động phun trào "viết tự động" (automatic writing). Đó là khi muốn viết bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu mà không dừng lại hay sắp xếp suy nghĩ của mình. Chỉ cần thuận theo dòng chảy của tư tưởng và để mọi thứ tuôn trào ra trang giấy. Nhiều nghệ sĩ Siêu thực thích phong cách viết này vì họ cảm thấy rằng nó dẫn đến một hình thức biểu đạt tự phát hơn, chân thực hơn.
Sau đây là bài thơ tôi viết theo lối tự động trong suy nghĩ.



Thành Phố Mất Tên


Những chiếc xe lao vút trên đường
Những hàng cây vươn dài che mát
Những kiều nữ chân dài đón khách
Với má hồng môi đỏ gọi mời.

Tôi bước đi như người khách lạ
Lạc lõng bơ vơ ngay trên đất nước mình
Sức nóng mặt trời nung nóng mảnh ký ức
Thành phố được bao bọc bằng chiếc áo choàng hào nhoáng
Che dấu sự im lặng của những âm thanh vón cục trong lòng.


Thành phố giăng kín những bảng hiệu của lòng kiêu hãnh
Của những căm thù một đám kiêu binh
Những giọt nước mắt chảy thành sông của người dân khốn khổ
Mất phương hướng và cằn cỗi nám cháy dung nhan.

Tôi len lỏi trong những con phố hẹp đông người
Chợt giật mình dường như có người đang theo dõi
Lạc vào hành lang của những bóng hồng nấp trong bóng tối
Lời mật ngọt chết người những cám dỗ đầu môi.

Thành phố này đã mất tên gọi
Những hàng cây căng đầy những lời dối trá
Với những tiếng còi xe inh ỏi thay tiếng chim
Tôi bước đi có một người khác đang bước theo.

Tế Luân
08-13-24


Cuộc Sống Thi Ca
Louis Tuấn Lê