Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Sông Hằng thiêng liêng nhất của những người theo Hindu giáo

Nhiều người Ấn Độ coi sông Hằng là thiêng liêng và thường làm lễ hỏa táng bên bờ sông.

Con sông dài 2.500km đã bị ô nhiễm ghê gớm cho chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu từ các nông trang và nước cống.

*Đây là dòng sông thiêng liêng nhất của những người theo Hindu giáo, môt tôn giáo thờ "Bà mẹ sông Hằng
*Dòng sông bắt nguồn từ một hang đóng băng dưới núi đá Gangotri ở dãy núi Himalayas
*Nó là nguồn sống của hàng trăm triệu con người sống dọc hai bờ sông, mang lại cho họ nước dùng và các phương tiện tiêu thoát.
Xin mời quý vị thăm viếng sông Hằng và nhìn thấy những cảnh tượng rất rùng rợn trên dòng sông linh thiêng này,

Hơn 100 xác người ở sông Hằng

image
Đã tìm thấy hơn 100 xác người dưới sông Hằng tại khu vực bang Uttar Pradesh thuộc miền bắc Ấn Độ, khiến giới chức trách phải ra lệnh điều tra.
Tin tức cho hay những thi hài này của những người bị vứt xuống sông hoặc bị chôn ở bờ sông sau khi gia đình họ không có đủ tiền để hỏa táng đàng hoàng cho họ.

Nhiều người Ấn Độ coi sông Hằng là thiêng liêng và thường làm lễ hỏa táng bên bờ sông.

image
Con sông dài 2.500km đã bị ô nhiễm ghê gớm cho chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu từ các nông trang và nước cống.

Thủ tướng Narendra Modi quyết hứa sẽ làm sạch nước sông sau khi ông thắng cử vào năm ngoái.
Những thi hài này đầu tiên được phát hiện trôi nổi gần bờ sông Hằng vào hôm qua, thứ Ba tại huyện Unnao thuộc bang Uttar Pradesh.

image
Dân làng để ý thấy khi nhiều những thi hài này bị vướng ở bờ sông, và chó và diều hâu bâu lại xung quanh khu vực này.
Thêm nhiều xác người nữa được tìm thấy hôm thứ Tư và giới chức trách nói là cho tới nay đã vớt được 104 thi hài.
"Dường như là khi nước sông xuống, những xác người này đã lộ ra," hãng tin AFP trích lời một thẩm phán huyện này nói.
"Chúng tôi đang cố gắng tìm ra nguyên nhân. Chúng tôi đã cử một nhóm các bác sĩ tới đó để lấy mẫu xét nghiệm từ những thi hài này để điều tra."


Những điều khiến sông Hằng đặc biệt

image
* Đây là dòng sông thiêng liêng nhất của những người theo Hindu giáo, môt tôn giáo thờ "Bà mẹ sông Hằng"

* Dòng sông bắt nguồn từ một hang đóng băng dưới núi đá Gangotri ở dãy núiHimalayas.

* Nó là nguồn sống của hàng trăm triệu con người sống dọc hai bờ sông, mang lại cho họ nước dùng và các phương tiện tiêu thoát.

* Nhiều thị trấn linh thiêng đều nằm dọc bờ sông, trong đó phải kể tới Rishikesh, Haridwar, Allahabad và Varanasi.

image
* Tại Allahabad, sông Hằng hòa vào với sông Yamuna và con sông thần bí không nhìn thấy được Saraswati để tạo nên sông Sangam, nơi hàng chục triệu người cứ vài năm tụ tập một lần vào dịp lễ hội Kumbh Mela. Người Hindu giáo tin rằng xuống tắm ở con sông này sẽ gột rửa hết tội lỗi của họ.

* Nhiều người Hindu giáo đi tới Varanasi để chờ chết vì họ tin rằn nếu họ được hỏa táng ở đó thì họ sẽ rời bỏ vòng luân hồi và đạt tới niết bàn.

image
* Những người sùng đạo đi từ khắp Ấn Độ để xuống tắm ở sông Hằng; phần lớn đều lấy nước sông thiêng liêng đó đựng vào trong những chai nhựa hay bình nhựa để dùng cho các nghi lễ tôn giáo - trong những năm gần đây đã có lo ngại về tình trạng ô nhiễm, nhưng với những người sùng tín thì sông Hằng là thiêng liêng và thậm chí nước ô nhiễm được chấp nhận là sự chúc phúc của nữ thần sông.

image
Tại Delhi, Geeta Pandey, người ta nói thường thấy xác người trôi nổi trên sông Hằng nhưng trường hợp tìm thấy nhiều xác thi hài ở cùng một chỗ như vậy thì quả là hiếm.

image
Nhiều người theo Hindu giáo không hỏa táng những cô gái chưa kết hôn hay những chàng trai trẻ và nhiều người nghèo không có đủ tiền để hỏa táng cho người thân nên họ bọc thi hài lại bằng vải trắng và thả trôi sông, phóng viên BBC nói thêm.

image
Các nhà vận động cho biết việc phát hiện nhiều thi hài đã rữa như vậy tại cùng một chỗ là một hiểm họa nghiêm trọng về y tế.
Một sáng kiến nhiều tỷ đôla để làm sạch sông Hằng đã không thành công trong những năm qua, các nhà môi trường nói.

image
Họ cho biết con sông này là nguồn sống của hơn 400 triệu người và nếu không kiểm soát được tình trạng ô nhiễm không giảm bớt này thì cuộc sống của các cộng đồng sống dọc sông Hằng sẽ không thể tiếp tục tồn tại.

*****

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét