Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Những con đường đẹp và những khu chợ nổi đẹp như tranh vẽ

Những con đường đẹp như tranh vẽ.
Và những khu chợ nổi đẹp trên thế giới
Bất kỳ du khách nào cũng ước ao được thả bộ, thư giãn hay đắm mình giữa bầu không khí trong lành với khung cảnh tuyệt vời của những con đường hoa này.
Con đường phủ đầy hoa tím ở Molyvos nằm trong một ngôi làng du lịch thuộc đảo Lesvos, Hy Lạp. Ngôi làng ven biển lãng mạn này được rất nhiều cặp tình nhân lựa chọn để đi hưởng tuần trăng mật.
 
Thành phố Bonn, Đức sở hữu một con đường ngập tràn sắc hồng của hoa anh đào mỗi độ xuân sang. Vẻ đẹp lãng mạn của nó khiến bất cứ ai tới đây cũng phải nao lòng, tuy nhiên mỗi mùa hoa chỉ kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
 
Một tuyến đường phủ đầy hoa đem lại vẻ thơ mộng, yên bình và hiền hòa đến kỳ lạ cho thành phố Stockholm, Thụy Điển.
 
Vào mùa thu, lá cây bạch quả chuyển màu vàng sáng, sau đó trải đầy con đường ở Swann Street NW, Washington DC, Mỹ.
 
Những giàn hoa giấy leo kín và phủ sắc hồng rực rỡ cho một lối đi ở Valencia, Tây Ban Nha. Đây cũng là điểm hẹn ưa thích của những cặp tình nhân.
 
Con đường phủ một màu tím của hoa Jacaranda (phượng tím) ở Cullinan, Nam Phi.
 
Hai hàng hoa gạo trổ bông đỏ thắm cả một con đường dài ở Đài Loan.
 
Thành phố cổ Spello, Italy có một con ngõ nhỏ được trang hoàng bằng rất nhiều chậu hoa với đủ loại và màu sắc khác nhau.
 
Con đường được tô điểm bởi sắc hồng thắm của hoa những giàn hoa giấy ở Nafplio, vùng Peloponnese, Hy Lạp.

Những khu chợ nổi đẹp và sầm uất trên thế giới.

Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ, Việt Nam
Cái Răng là một trong số những chợ nổi lớn và sầm uất nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chợ bày bán rất nhiều sản phẩm nhưng chủ yếu vẫn là hoa quả và rau củ tươi từ chính các miệt vườn xung quanh.
 
Chợ nổi Damnoen Saduak, Ratchaburi, Thái Lan
Damnoen Saduak là một trong số những chợ nổi được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Không khí lúc nào cũng nhộn nhịp, sống động và nhiều màu sắc nhờ các hoạt động mua bán diễn ra liên tục của người dân địa phương.
 
Thuyền chở du khách tấp nập ra vào khu chợ nổi Damnoen Saduak. Ngoài các dịch vụ và sản phẩm bán cho khách du lịch thì Damnoen Saduak còn là thiên đường của các loại quả như xoài, chuối, dừa, nho, bưởi...
 
Những ghe hàng hoa quả tươi ở chợ nổi Damnoen Saduak. Kênh đào Khlong Damnoen Saduak, nơi đầu tiên mà chợ nổi này sinh hoạt, được xây dựng để nối nhánh sông Tha Chin với Mae Klong.
 
Chợ nổi trên sông Dal ở Srinagar, Ấn Độ
Không bày bán nhiều loại hoa quả giống như các chợ nổi của Thái Lan, những thuyền bán trên sông Dal ở thành phố Srinagar (Ấn Độ) tập trung chủ yếu là các mối hàng rau củ.
 
Chợ nổi ở quần đảo Solomon
Nằm ở phía đông bắc của Australia, phía đông của Papua New Guinea, Solomon có khu chợ nổi chỉ tập hợp các hàng bán nhỏ lẻ của người dân địa phương nhưng cũng rất đông đúc và nhộn nhịp.
 
Chợ nổi hồ Inle, Myanmar
Khu chợ nổi nằm ở hồ Inle họp 5 ngày quay vòng, chợ không cố định mà di chuyển đến các vị trí khác nhau vào mỗi ngày. Chợ được tổ chức ngay trên hồ Inle và mục đích chủ yếu là phục vụ du khách. 
 
Chợ nổi Taling Chan ở Bangkok, Thái Lan

Cách trung tâm thủ đô Bangkok 12 km, khu chợ trên sông ở Taling Chan nhỏ và bớt đông hơn ở Damnoen Saduak. Tuy nhiên đây cũng là một trong những điểm dừng chân thú vị của du khách bốn phương khi đến với Thái Lan.

Về Long Xuyên để khám phá chợ nổi còn nét nguyên sơ, đến Trà Ôn để thưởng bún bò viên rau chuối hay ghé Sóc Trăng nghe những câu vọng cổ đậm chất miền Tây.Dưới đây là 6 khu chợ nổi đặc sắc của miền Tây bạn nên khám phá nếu có dịp về vùng đất Cửu Long.

1. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là một khu chợ nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ vậy đây còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.

Chợ nổi Ngã Bảy, nét duyên của cô gái miệt vườn sông nước. 

1-1314-1418813599.jpg

Du khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo.
Có dịp đến đây du khách hãy thử lênh đênh trên mặt nước thưởng thức ly cà phê sóng sánh, nghe câu vọng cổ miên man và ngắm những tà áo bà ba nườm nượp mua bán trên ghe vô cùng thú vị.
2. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng
Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.
Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng, đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ thấy những cây bẹo treo lủng 
lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt…

2-6958-1418813599.jpg


Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.
Chợ nổi Ngã Năm vẫn còn mang nét nông thôn bình dị hấp dẫn, vẫn giữ được cái hồn đặc trưng của chợ nổi miền Tây trong những chiếc áo bà ba, những điệu hát ngọt ngào của ca cổ miền Tây, những câu nói thân thương đậm chất Nam Bộ.

3. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô thu hút đông đảo lượng du khách ghé đến mỗi khi có dịp du lịch Cần Thơ. Chỉ cách bến Ninh Kiều khoảng 4 km, du khách mất chừng 30 phút cho một hành trình bằng đường thủy từ bến Ninh Kiều.
DSC01638-JPG-8924-1418813599.jpg

Chợ nổi Cái Răng là điểm đến đặc biệt ở Cần Thơ. 

Chợ bắt đầu từ 5h sáng, đến 6h ghe thuyền các nơi đã đậu tấp nập và sầm uất. Nét đặc biệt ở chợ này chính là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng của vùng đất phương Nam từ bưởi năm roi Vĩnh Long đến quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…
Cũng như các chợ nổi khác người ta sẽ treo lên cây bẹo những loại hàng mà họ bán để du khách biết và mua. Đến đây du khách sẽ được hòa mình với thiên nhiên, sông nước, buổi sáng sớm bồng bềnh trên những chiếc ghe, ngắm bình minh lên dần sau những mái ghe và cảm nhận khung cảnh nhộn nhịp độc đáo của chợ nổi trên sông.
4. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.
4-1524-1418813599.jpg



Chợ nổi Cái Bè vựa trái cây của đồng bằng sông Cửu Long. : .
Khác với những chợ nổi bình thường chỉ họp buổi sáng, chợ nổi Cái Bè bắt đầu buôn bán từ lúc tinh mơ cho đến tối khuya. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc chợ nổi đã nhộn nhịn như một phố nhỏ trên sông. Những chiếc xuồng bán hàng rong như phở, hủ tiếu, bún, các loại tạp hóa…chạy luồn lách theo các mạn ghe, tàu trông rất sinh động. Ngồi trên thuyền lênh đênh, thưởng thức tô hủ tiếu hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng là một trải nghiệm khó tả.
Khi mặt trời khuất sau rặng cây đàng xa cũng là lúc “phố nổi” lên đèn, những ánh đèn lung linh đổ bóng làm cho cả một đoạn sông trở nên sống động, rực rỡ đầy sắc màu. Đến đây du khách chắc chắn sẽ cảm nhận được nhiều điều mới lạ của chốn sông nước miền Tây.
5. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2 km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.
5-JPG-1805-1418813599.jpg
Chợ nổi Long Xuyên, điểm đến cho những ai thích khám phá chợ  
Hàng hóa chủ yếu ở đây là các loại hoa màu như: rau, dưa, cà, cải, bí, khoai…và các món ăn vặt nổi tiếng của vùng đất An Giang như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn…
Điểm đặc biệt là hàng hóa mua bán không thách đố, trả giá, nói sao bán vậy bởi chợ nổi nơi đây còn ít du khách ghé thăm, người dân thân thiện, thật thà, không bị tác động bởi thương mại hóa du lịch. Do đó đây là nơi thích hợp cho các du khách muốn khám phá nét hoang sơ, nguyên bản trong những khu chợ nổi ở miền Tây.

6. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long
Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.
6-1317-1418813600.jpg
Chợ nổi Trà Ôn, ngôi chợ lâu đời và đậm nét văn hóa vùng sông nước. Ảnh:Blogspot.
Điểm đặc biệt của chợ nổi Trà Ôn là nhóm họp theo con nước, buổi sáng chợ đông đúc nhưng tấp nập hơn là lúc con nước bắt đầu lên, nước càng lớn thì ghe, thuyền càng đông.
Do đó du khách dễ dàng khám phá khu chợ này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đến đây du khách đừng bỏ quên món ăn đặc sản nổi tiếng là bún bò viên ăn kèm với rau chuối và nghe những điệu hát ngọt ngào củaTình anh bán chiếu, Dạ cổ hoài lang trên quê hương của nghệ sĩ lừng danh Út Trà Ôn.

Đồng Tháp Mười
Tháp Mười nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 130km về hướng nam, ngoài con đường quốc lộ 1A quen thuộc, đi theo cung đường N2 từ hướng An Sương - Củ Chi giúp lữ khách có thể ngắm nhìn những cánh đồng ngập nước hai bên đường vào mùa lũ.
dongsen-4190-1415615114.jpg
Cánh đồng sen rộng bát ngát hút hồn du khách. Ảnh: Phan Lộc
Chạy xe khoảng 3 tiếng thì đến trung tâm huyện Tháp Mười, tiếp tục đi theo con đường 845 thì sẽ gặp những cánh đồng sen bạt ngàn nơi đây. Xa xa là những cánh đồng sen hiện ra lung linh, lấp lánh dưới nắng với bạt ngàn những búp sen hồng phấn xen lẫn lá xanh tuyệt đẹp. Đến đây, lữ khách có thể đi ghe vào giữa đồng sen, hoặc người chèo hộ, để có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp giữa đồng sen bao la nơi đây.
Vườn quốc gia Tràm Chim
Sau khi nghỉ trưa tại đồng sen, từ Tháp Mười, chạy theo đường tỉnh lộ 844 khoảng 40km thì sẽ đến vườn quốc gia Tràm Chim.
Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp, với diện tích 7313 ha, nơi đây là nhà của hơn 130 loài chim quý. Tràm Chim đẹp nhất vào mùa nước nổi, khoảng tháng 11, 12, thời điểm từng đàn chim bay về kiếm ăn, săn mồi trên nhưng cánh đồng nước mênh mông được phủ một màu vàng của hoa điên điển, màu tím hoa sung, màu xanh rừng tràm… Lữ khách nên đến đây trước 4h, vì thời gian tham quan trên ghe cả đi và về mất khoảng 1 giờ đồng hồ.
tramchim2-8264-1415615114.jpg
Tràm Chim đẹp huyền bí khi trời chạng vạng. Ảnh: Phan Lộc
Đến với Tràm Chim vào lúc chạng vạng đem lại một trải nghiệm vô cùng thú vị, xen lẫn chút huyền bí khi đi ghe qua những khu rừng tràm nguyên sinh mênh mông, cùng những cánh đồng lúa ma và nghe sự tích hấp dẫn về loài lúa ma nơi đây.
Hai bên sông bạt ngàn lúa ma, hay còn gọi là lúa trời, giống lúa nuôi sống người dân đồng bằng Sông Cửu Long. Gọi là lúa trời vì đây là giống lúa tự mọc, nước dâng đến đâu lúa cao đến đó, lúa cho gạo đặc biệt thơm ngon hơn giống thông thường. Còn tên lúa ma là vì khi đơm bông, chỉ cần ánh sáng lóe lên là hạt rụng ngay, muốn thu hoạch chỉ có thể lặng lẽ về đêm, và cũng không thể gặt một lần như lúa nhân tạo thông thường mà phải dùng thuyền có mái đập dập lúa vào máng thuyền, hạt nào chín thì rụng, sống thì thu hoạch lần sau, lúa ma không chín 1 lần như bình thường. Để bảo tồn giống lúa quý này, Vườn quốc gia chỉ cho phép người dân nơi đây thu hoạch khi có đăng ký. Khách vãng lai có thể trải nghiệm thu hoạch lúa ma vào ban đêm, nghe đờn ca tài tử... sống như người dân sông nước thực thụ.
Búng Bình Thiên
Men theo quốc lộ 30 đi về hướng Hồng Ngự, rồi theo tỉnh lộ 841 chạy thẳng đến cửa khẩu Thường Phước, nơi này lữ khách có thể nhìn thấy đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia chìm ngập trong nước. Từ cửa khẩu Thường Phước, phải đi qua nhiều lần đò để đến Búng Bình Thiên, hay còn gọi là hồ Nước Trời, thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Truyền thuyết kể rằng, ở cuối thế kỷ 18, vào một mùa khô hạn, một viên tướng của nhà Tây Sơn đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất thì có một dòng nước trào lên đọng thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là Búng Bình Thiên hay còn gọi là Hồ Nước Trời. Cảm giác đi đò ở miền Tây cũng khá là thích thú xen lẫn chút mạo hiểm khi mỗi lần qua sông là dường như còn đò bị ngập lút trong nước, cứ như sắp chìm vậy. Dọc đường là hình ảnh của những cánh đồng ngập nước ngang thân cây vào mùa nước nổi.
Đồi Tà Pạ
Rời Búng Bình Thiên, cánh đồng Tà Pạ tại Tri Tôn, Tịnh Biên là điểm đến kế tiếp trong hành trình. Trên đường lữ khách sẽ bắt gặp những cánh đồng với hàng thốt nốt xanh mướt đặc trưng của xứ An Giang, màu vàng của nắng chiều còn le lói càng làm cho những cánh đồng trở nên lung linh, rực rỡ, một cảnh sắc mà không phải lúc nào cũng có thể bắt gặp.
Đồi Tạ Pạ nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 1km, đường lên đồi phải đi ngang qua một ngôi chùa Núi hay chùa Chưn Num theo tiếng Khơ me. Đồi Tà Pạ có độ cao 120m, mang vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá cao như bức tường thành, trên đồi là một hồ nước với cảnh quang lạ mắt, nước lúc nào cũng có màu xanh ngọc bích. Đi bộ ra chừng 50m, có thể thả tầm nhìn xuống dưới những cánh đồng Tà Pạ rộng miên man, với những hàng cây thốt nốt xanh rì.
Rừng tràm Trà Sư
Khám phá rừng tràm Trà Sư là một trong những điểm nhấn của hành trình. Với diện tích gần 850ha, rừng Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang.
Ngồi trên xuồng, lữ khách sẽ trầm trồ trước vẻ đẹp của khu rừng, xung quanh bốn bề được bao phủ bởi một màu xanh với vô số những hàng cây tràm thẳng tít, dưới nước được phủ kín bởi một lớp bèo cám li ti xanh nõn. Song song cùng với tiếng mái chèo rẻ nước là tiếng của những chú chim ríu rít đâu đó trên những ngọn cây tràm, cảm giác lúc này thật bình yên và êm ả.
trasu2-3867-1415615114.jpg
Du khách sẽ thích thú khi đi xuồng vào sâu trong rừng Trà Sư. 







Ảnh: Phan Lộc
Núi Cấm
Đi An Giang mà không đến núi Cấm sẽ là một thiếu sót lớn. Núi nằm cách Trà Sư khoảng 30 phút đi xe máy.
Một điều lưu ý là ban quản lý núi Cấm không cho phép việc tự chạy xe lên núi, nếu muốn thì phải đi xe ôm với giá 40,000 lượt đi, hoặc thuê xe du lịch đi theo đoàn. 
Núi Cấm, hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, có độ cao 705 mét, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn. Có nhiều giả thuyết về tên gọi núi Cấm, trong đó có giả thuyết ngày xưa Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải chạy vào núi này nương thân, vì muốn tông tích được giấu kín nên ra lệnh cho các cận thần phao tin trên núi có ác thú, yêu quái để cấm dân chúng vào núi. Hiện nay trên núi cũng có một đền thờ vua Gia Long, tức Nguyễn Ánh.
Chợ Tịnh Biên
Nằm ngay cửa khẩu biên giới với Campuchia, hàng hóa tại chợ rất phong phú và đa dạng. Các sạp bày bán đủ loại hàng hóa, quần áo, giày dép, mắt kính, đồ chơi…, hàng nội địa cũng như ngoại nhập, đa số từ Campuchia và Thái Lan, hoặc hàng xuất khẩu với giá rẻ hơn nhiều so với ở thành phố nhưng chất lượng rất đảm bảo. Du khách có thể tìm mua rất nhiều đặc sản địa phương như mắm cá linh, mắm thái, khô cá, khô rắn, khăn rằn…Ghé thăm vùng biên cương tây nam trù phú này của tổ quốc trên bước đường phiêu bạt cũng là một trải nghiệm khó quên với chúng tôi. 
Có nhiều người từng nói rằng miền tây du lịch không có gì hấp dẫn, chán lắm, nhưng miền tây có một vẻ đẹp giản dị, hiền hòa và mộc mạc mà lữ khách phải cảm nhận và “có duyên” mới thấy được.

Ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây

Đến xứ Tây Đô, ngoài trải nghiệm chợ nổi Cái Răng, dạo bộ bến Ninh Kiều... du khách không thể bỏ qua chuyến thăm ngôi nhà cổ Bình Thủy đã có trên 100 năm tuổi, được dùng làm bối cảnh của nhiều phim nổi tiếng
Nhà cổ Bình Thủy hiện thờ họ Dương, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 và tôn tạo lại vào giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà bề thế nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ. Bước qua rào cổng kiên cố bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp, bạn sẽ thấy một cổng phụ xây theo kiến trúc Á Đông với 4 cột tròn, mặt trước gắn bảng "Phước An Hiệu". 
Chủ nhân ngôi nhà là ông Dương Chấn Kỷ - một thương gia trí thức giàu có, đồng thời cũng là điền chủ có óc mỹ thuật. Ông rất thích tìm tòi cái mới, lạ của trào lưu Tây phương đang thịnh hành, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Chính vì vậy, du khách có thể nhận thấy sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây.
Ngôi nhà cổ được bao bọc bởi rất nhiều cây và hoa nở rộ bốn mùa làm  không gian vừa có sẵn nét cổ kính, vừa sống động, tươi mới. Để vào trong nhà, du khách phải đi qua cầu thang hình cánh cung tao nhã, trang trí hoa văn nối kết tòa nhà với khoảng sân rộng.
Ngay khi đứng bên trong sân và nhìn lên mặt tiền ngôi nhà cổ, du khách sẽ không khỏi trầm trồ vì vẻ đẹp tinh tế của những đường nét trang trí từ cột, vòm cửa sắt cho đến các họa tiết đắp nổi...
Nơi đây áp dụng kiểu xây dựng kết hợp Đông - Tây, "nội ứng ngoại hợp". Điều này có nghĩa bên trong ứng với mỹ thuật truyền thống và văn hóa phương Đông, còn bên ngoài hòa hợp với kiến trúc phương Tây và cảnh quan thiên nhiên.
Ngôi nhà nổi bật với ba bộ bàn ghế cổ đẹp và một chiếc sập gụ được trang trí bằng khảm trai tinh xảo cùng những đường nét trạm trổ mềm mại.
Nhà trước có 5 gian dùng làm nơi tiếp khách trong các nghi lễ quan trọng, trang trí theo phong cách Tây Âu. Nền nhà được lát gạch hoa nhập từ Pháp, đóng trần Plafond, trang trí hoa văn...
Kho đồ cổ của ngôi nhà còn bao gồm những nội thất đẹp như chùm đèn bạch đăng thế kỷ 18 hay cặp đèn treo thế kỷ 19...
Nhà thờ họ Dương là công trình kiến trúc cổ có giá trị và được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Dù việc xây dựng chịu ảnh hưởng không nhỏ của nghệ thuật phương Tây, nơi này vẫn không bị mất nét truyền thống dân tộc.
Nhà cổ Bình Thủy còn nổi tiếng trong và ngoài nước vì xuất hiện nhiều trên màn ảnh nhỏ với vai trò là bối cảnh chính của hàng chục bộ phim như Những nẻo đường phù sa, Người đẹp Tây Đô, Nợ đời. Riêng với phim Người tình, nơi này được dùng làm bối cảnh thay thế cho ngôi nhà Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng ở Sa Đéc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét