Ban Tôn giáo Chính phủ (viết tắt là BTGCP) Việt Nam sáng 3/6 tuyên bố cho biết ông
Lê Anh Tú (thế danh của sư Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc bộ hành khất thực, tuy nhiên hai vị sư đi theo trong đoàn tiết lộ điều hoàn toàn trái ngược.
Mất tích bí ẩn ngày 3 tháng 6 , 2024
"Khi con đang ngủ, các anh em trong đoàn đang ngủ thì họ vô cửa, họ ào vào một cái một rồi họ nắm tay mọi người ra.
Hai người kèm một người (trong đoàn bảy mươi mấy người thì chắc phải có 100 người đó) là họ kề ra xe, họ chở đi họ chở một hướng đi Nam một hướng đi Bắc nhưng mà không biết sư Minh Tuệ và mọi người đang ở đâu.
Thực hư việc Ban Tôn giáo Chính phủ nói sư Minh Tuệ "tự nguyện dừng bộ hành khất thực"
RFA
2024.06.03
Sư Minh Tuệ bị buộc lăn tay làm căn cước (ảnh trái) và các sư bị bắt lên xe thùng của công an biển số Thừa Thiên Huế
Mạng xã hội/ RFA edited
00:00/07:11
Ban Tôn giáo Chính phủ (viết tắt là BTGCP) Việt Nam sáng 3/6 tuyên bố cho biết ông Lê Anh Tú (thế danh của sư Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc bộ hành khất thực, tuy nhiên hai vị sư đi theo trong đoàn tiết lộ điều hoàn toàn trái ngược.
Cơ quan thuộc Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đăng tải bài viết trên trang web chính thức cho hay, ông Tú hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân, tự tu hành theo đạo Phật và đã đi bộ hành từ Nam ra Bắc và ngược lại nhiều lần.
BTGCP cho rằng, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ tư này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo sư Minh Tuệ gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường, trong đó có vụ một người đàn ông đi theo đoàn tên Lương Thanh Sơn đã bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong vào ngày 30/5/2024.
"Trước sự việc đáng tiếc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội.
Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực," cơ quan hành chính của Bộ Nội vụ viết.
TTXVN dẫn lời Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (Thừa Thiên Huế) là ông Lê Văn Thìn cho biết, tối 2-6, ông Lê Anh Tú và đoàn người đi bộ khất thực đã rời khỏi địa bàn xã; người dân đi theo cũng đã giải tán, không còn tụ tập.
Các sư bị công an bắt trong đêm, buộc viết cam kết dừng bộ hành
Trái ngược với tuyên bố của cơ quan Nhà nước, sư Minh Nhuận - người đi theo đoàn của sư Minh Tuệ nói trong một video được đăng tải lên Tiktok vào trưa 3/6, cho biết vào khoảng 1-2 giờ sáng cùng ngày khi đang nghỉ ở đỉnh đèo Hải Vân, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, thì có hơn mười chiếc xe 16 chỗ mang biển xanh 75 (biển số xe của tỉnh Thừa Thiên Huế) và một chiếc xe 24 chỗ (biển số xe tỉnh Gia Lai) chở người đến khống chế các sư. Ông nói:
"Khi con đang ngủ, các anh em trong đoàn đang ngủ thì họ vô cửa, họ ào vào một cái một rồi họ nắm tay mọi người ra.
Hai người kèm một người (trong đoàn bảy mươi mấy người thì chắc phải có 100 người đó) là họ kề ra xe, họ chở đi họ chở một hướng đi Nam một hướng đi Bắc nhưng mà không biết sư Minh Tuệ và mọi người đang ở đâu.
Con và các huynh đệ thì chở ra Hà Tĩnh vô công an phường (xã-PV) Kỳ Trung lấy lời khai làm việc, ký cam kết này nọ buộc con phải ký là không đi chung đoàn và không vi phạm pháp luật."
Sư Minh Nhuận cho rằng bản thân không vi phạm pháp luật và không làm gì sai trái nên đã không đồng ý hợp tác nên bị công an chở ra bãi đất trống xa trung tâm thành phố Hà Tĩnh và thả xuống.
Sư Phúc Giác (còn gọi là Kim Cang) trong một đoạn video khác cũng cho biết, khi sư Minh Tuệ đang ngồi thiền thì bị năm công an khống chế dí xuống đất.
"Một người tu đang ngồi thiền mà năm ông đè ra làm gì? Thầy đâu có chống cự đâu mà người tu lấy gì mà chống cự. Ban ngày mời mình lên trụ sở hỏi han thì được chứ nửa đêm mà bắt người ta trói tay vào thì sao được?" - vị sư xuống tóc nguyện đi theo sư Minh Tuệ khoảng hơn 10 ngày nay cho biết.
Cũng theo ông, có khả năng 71 vị đi theo đoàn đều được trả tự do rải rác ở các tỉnh thành, còn lại sư Minh Tuệ thì không biết tin tức.
Phóng viên gọi điện thoại cho Phòng tham mưu công an tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đoàn các sư nghỉ lại tối qua, để xác minh thông tin trên. Tuy nhiên viên công an trực máy khẳng định không biết sự việc và nói "trên mạng nói lung tung thôi, không đúng đâu".
Ngoài ra, hình ảnh của sư Minh Tuệ trên mình vẫn đang khoác y bá nạp, bị một người mặc sắc phục công an buộc lăn năm đầu ngón tay trong trụ sở để làm căn cước công dân, cũng được lan truyền trên mạng.
Phóng viên xác minh với công an huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai - nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của sư Minh Tuệ để hỏi về việc ông bị đưa trở về đây làm căn cước công dân, tuy nhiên người trực ban bắt máy từ chối trả lời và yêu cầu lên trụ sở gặp lãnh đạo để được cung cấp thông tin.
Một số sư bị đưa về Hà Tĩnh, buộc cởi y bá nạp và phải ghé quán ăn bên đường xin phở không ăn với nước tương. Ảnh Facebook
Người dân nói gì?
Một số video, hình ảnh khác cũng cho thấy khoảng năm vị sư trong đó có sư Kim Cang, sư Thích Tự Do... ghé vào quán Phở Hà Nội, ở cổng Formosa, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào trưa 3/6 để xin cơm chay.
Một người không nêu danh tính vì lý do an ninh đã gặp các sư ở quán ăn này khẳng định, các sư ăn bánh phở không với nước tương và tiết lộ bị công an buộc viết cam kết phải từ bỏ đoàn bộ hành trở về nhà. Người này khẳng định:
"Trước mắt các sư trở về nhà tiếp tục ăn chay, tu hành và chờ xem sư Minh Tuệ hiện đang ở đâu rồi tính tiếp."
Một người dân ở Sài Gòn muốn ẩn danh để bình luận một cách thoải mái, cho rằng chính quyền đã không thể kiểm soát được số người tin và bộ hành theo đoàn của các sư tu theo hạnh đầu đà nên đã đổ hết hệ thống công quyền ra để ngăn chặn dân chúng với lý lẽ thường thấy "không quản được thì cấm". Ông chia sẻ:
"72 vị khất sĩ cùng ngài Minh Tuệ đã không cánh mà bay hồi đêm qua... Nhưng ngọn lửa của chân pháp vẫn đang rực cháy. Có lẽ bấy nhiêu đó đã đủ cho thức tỉnh những người hữu duyên."
Một nhà quan sát về Phật giáo ở trong nước không nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho rằng có khả năng sư Minh Tuệ đã bị bắt làm biên bản cam kết từ bỏ việc bộ hành như trong sáu năm qua, rồi bắt làm căn cước như một lý do chính và quay phim lại, chờ dịp để phát lên truyền hình Nhà nước.
"Sự kiện ông Thích Minh Tuệ được báo chí Nhà nước đưa tin là 'tự nguyện' không đi nữa, cách diễn giải đó giống như chuyện tù nhân tuyệt thực trong tù vì chế độ hà khắc được đưa tin là 'tự nguyện' không ăn cơm.
Đây là một trong những biểu hiện cụ thể cho thấy rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam chỉ là cái bánh vẽ mà Hà Nội đưa ra để giới thiệu với thế giới," người này nhận xét đồng thời cho rằng sư Minh Tuệ từ giờ trở đi sẽ không được để yên để tu hành "cho đến khi về một chùa nào đó và chịu sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam."
Nhà quan sát này cho rằng, sở dĩ cơ quan công an phải hành động trước khi đoàn của sư Minh Tuệ đến Đà Nẵng và vào các thành phố lớn của miền Nam là do:
"Từ Huế, người ta thấy số lượng người đi theo sư Tuệ đã lên đến cả ngàn, và điều này đối với công an cũng như là Ban tôn giáo sẽ không thể cho phép sư Tuệ bước vào miền Nam và trở thành một cuộc diễu hành vĩ đại cho tự do tôn giáo được."
Xử lý các Youtuber đưa video về đoàn sư Minh Tuệ
Chiều 3/6, TTXVN cho biết cơ quan chức năng sẽ xử lý các trường hợp đưa thông tin sai lệch về trường hợp của sư Minh Tuệ.
Sở Thông tin truyền thông Thừa Thiên Huế trong cùng ngày đã làm việc với ông Nguyễn Văn Tý (sinh năm 1990, trú tỉnh Bình Dương, quản lý kênh Youtube "15s Bình Dương") về việc đăng tải các video có tiêu đề, ảnh bìa bị cho là thể hiện nội dung "giật tít", "câu view" với những thông tin sai sự thật về tình hình an ninh trật tự địa phương và gây hoang mang trong nhân dân.
Hãng thông tấn Quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam cho hay, sau buổi làm việc, ông Tý đã nhận thức được việc đăng tải các nội dung trên đã tạo sự hiếu kỳ, tò mò khiến người dân tụ tập đông người làm cản trở giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự.
Ông Tý đã viết bản tường trình và cam đoan không tái diễn việc làm tương tự; đồng thời, chịu mọi hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau đó, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu ông Tý gỡ bỏ các video đã đăng tải trên các kênh Youtube và mạng xã hội.
Chuyện sư Thích Minh Tuệ “tự nguyện” ngừng bộ hành, theo thông báo của Ban Tôn Giáo Chính Phủ trở thành sự kiện được bình luận xôn xao không kém như các chuyến đi của ông. Nhiều người nói, chính quyền nói ông “tự nguyện” là một cái kết độc đáo, phơi bày rõ bộ mặt của Hà Nội, vốn lâu nay vẫn rêu rao về tự do tôn giáo, bên cạnh việc nuôi dưỡng những con sâu tăng ni để đục ruỗng niềm tin Phật Giáo tinh khiết của người dân Việt Nam.
Dưới đây là vài ý kiến bình luận về cái kết của chuyến hành trình có một không hai của sư Thích Minh Tuệ, rất đáng để đọc, và giúp hiểu được điều gì đang diễn ra ở Việt Nam.
(Facebook)
Bác sĩ Võ Xuân Sơn: Ngài vẫn luôn hiện diện
Ngài không còn cái tôi. Ngài không còn sân hận. Ngài không có tài sản. Ngay cả cái mạng Ngài cũng không màng đến. Ngài coi mọi người đều là người thân, có nghĩa là Ngài chẳng có ai cả.
Muốn khống chế ai, muốn kềm toả ai, thì phải dựa vô điểm yếu của họ. Ngài không có điểm yếu. Nói cho đúng hơn, không có điều gì có thể lung lạc Ngài được. Cho nên, với Ngài, dù giày vò, giễu cợt, nhục mạ… cũng chẳng có ý nghĩa gì. Điều đó chỉ chứng minh tầm mức, tâm thức, và căn tính của những kẻ đối đãi với Ngài mà thôi.
Tôi tin là trong hơn một tháng qua, đã có nhiều người theo Ngài một cách đúng nghĩa. Tức là họ âm thầm thực hành tu giống như Ngài. Họ không cần xuất hiện bên Ngài. Họ không chạy theo Ngài, vì họ biết, Ngài đã đạt cảnh giới cao siêu, và họ cần có thời gian tu luyện để đạt được cảnh giới của Ngài. Họ có khả năng tự vạch ra con đường cho bản thân. Chỉ là chúng ta chưa biết đến họ, giống như chúng ta chưa biết đến Ngài nhiều năm về trước, mà thôi.
Trong số những người thực sự phát tâm đi theo Ngài trong thời gian hơn một tháng qua, tôi tin là một số người sẽ tiếp bước con đường của Ngài đã đi. Những người đó đã chứng thực cảnh giới của Ngài, và họ sẽ cố gắng để đạt được cảnh giới đó. Tuy họ không có khả năng tự vạch ra con đường cho mình, nhưng tôi tin, một số họ sẽ thành công. Trong thời gian ngắn ngủi vừa qua, họ đã chứng minh quyết tâm của họ.
Hơn một tháng qua, với sự xuất hiện của Ngài trên mạng xã hội, đã có không biết bao nhiêu cái mặt nạ rớt xuống. Mặt nạ mang hình cứu độ chúng sanh, mặt nạ mang hình tôn kính Phật, mặt nạ mang hình từ bi, mặt nạ mang hình độ lượng… và cuối cùng là tấm mặt nạ mang hình hỗ trợ, đã bị lột ra.
Hơn một tháng qua, với sự xuất hiện của Ngài trên mạng xã hội, chắc chắn đã có nhiều người noi gương Ngài. Dù ai đó có làm gì với Ngài, thì chắc chắn Ngài sẽ vẫn ở đâu đó xung quanh ta. Ngài vẫn luôn hiện diện trên cõi đời này.
Rfa Đài Á Châu Tự Do
Vì sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích Minh Tuệ?
2024.05.15
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-does-the-press-avoid-reporting-on-monk-thich-minh-tue-05152024124818.html
Sư Thích Minh Tuệ
Facebook Thinh Nguyen
00:00/05:28
Một vị sư với y áo chắp vá bằng những mảnh vải rách, cầm nồi cơm điện thay bình bát đi khất thực. Hình ảnh nhận diện ông là đầu trần, chân đất, ông phát nguyện bộ hành dọc đất nước để tập học Phật pháp, được người dân khắp nơi tôn kính, dõi theo. Đánh từ khóa “sư Minh Tuệ” trên google search chỉ có một bài viết trên VTCNews nhắc đến ông, với tựa bài “Hãy để cho sư Minh Tuệ được yên thân tu tập”, ngoài ra không thấy các trang web hoặc báo điện tử khác trong nước loan nhắc về ông.
Sư Thích Minh Tuệ trở thành hiện tượng
Ông xưng pháp danh là Thích Minh Tuệ, tu theo 13 hạnh Đầu Đà. Không tự nhận mình là sư thầy, không theo một giáo hội nào, cũng không thuyết pháp nhưng hành trình của sư đã thu hút được sự chú ý và mến mộ từ rất nhiều người dân trong nước.
Truyền thông Nhà nước không nhắc đến ông nhưng hàng chục YouTuber đã đi theo sư Minh Tuệ, ghi lại từng nẻo đường mà vị sư này đi qua. Do đó, nếu tìm kiếm trên mạng, nhiều người sẽ thấy hàng chục video về ông được các trang YouTube hoặc Facebook đăng tải, khiến ông đang trở thành “hiện tượng”.
Nói về sư Minh Tuệ, ông Thành Đỗ, từng là Trưởng ban nghiên cứu Phật học, giảng viên trường đại học Phật giáo ở Paris, giải thích tại sao vị sư chân chất này đang trở thành hiện tượng:
“Cái cốt lõi của đạo Phật, của một người tu sĩ là “Giới, Định và Tuệ”. Khi một người tu sĩ giữ chặt những giới luật của một người tu sĩ thì cái “Giới” sẽ sinh ra cái “Định” và cái “Định” sẽ sinh ra cái “Tuệ”.
Cái “Tuệ” khi mà đã có rồi thì giống như ngọn đèn được thắp sáng trong bóng đêm. Từ xa người ta nhìn thấy ngọn đèn đó sẽ tìm đến. Một vị sư mà giữ “Giới” thật là chặt thì tự nhiên sẽ tỏa sáng và mọi người sẽ đến với ông ta.”
Mất niềm tin với Giáo hội Phật giáo Việt Nam?
Một nhà báo trẻ trong nước, không muốn nêu danh tính, nói với RFA rằng đây là phản ứng của xã hội và nó cho thấy rằng người ta đã quá nhàm chán với các vị sư thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
“Các ông thầy ở Việt Nam được hậu thuẫn bởi Nhà nước, nói tầm bậy để thuyết phục cúng dường rồi vẽ ra những chuyện mê tín, điên khùng để thao túng người dân đi vào những hố sâu của mê muội. Cho nên, bản thân câu chuyện thanh bạch và đi hành đạo của thầy Thích Minh Tuệ cho thấy một sự khác biệt rất rõ.
Và cái sự ủng hộ đối với thầy Thích Minh Tuệ cũng cho thấy thái độ của người dân đối với Giáo hội Phật giáo Nhà nước quốc doanh Phật hôm nay là đã quá chán.”
Đồng quan điểm với nhà báo này, bà Tố Nga, nhận định thêm rằng sở dĩ sư Thích Minh Tuệ được dân chúng sùng bái là bởi:
“Có nhiều tăng ni trong hệ thống GHPGVN xảy ra tình trạng kêu gọi phật tử cúng dường quá nhiều nên khi sư Minh Tuệ không nhận tiền cúng dường thì người dân sinh lòng thần tượng.
Người dân sống trong một cơ chế chính trị độc tài, giáo dục xuống cấp, tôn giáo cũng bị nhà cầm quyền thao túng nên họ mất niềm tin vào tổ chức tôn giáo của nhà nước, nên khi sư Minh Tuệ xuất hiện với pháp tu tự do, không nhận tiền bố thí thì người dân cảm thấy thầy là chân tu.”
Nhà nước đang quan sát?
Dù đông đảo người dân chú ý và theo dõi hành trình của vị tu sĩ này khi mỗi video trên YouTube về sư Minh Tuệ có lượt view từ trăm ngàn cho đến cả triệu, nhưng hệ thống truyền thông chính thống nhà nước, cho đến ngày 14/5, vẫn rất hạn chế loan tải thông tin liên quan.
Lý giải cho điều này, một nhà báo trẻ giấu tên cho rằng:
“Việc từ chối tham gia một hệ phái do Nhà nước lập ra và thực hiện việc tu tập tự thân không có liên quan đến bất kỳ ai là một điều mà nhà nước hay là Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thích, không công nhận.”
Còn ông Thành Đỗ thì nhìn nhận rằng, chính quyền vẫn đang đứng ngoài cuộc quan sát. Bởi lẽ, theo ông Đỗ, vì số lượng người ái mộ sư Minh Tuệ quá đông nên chính quyền vẫn chưa có động thái ngăn chặn nào. Tuy nhiên, ông Thành Đỗ cho rằng, một khi các sư thầy bên Giáo hội Phật giáo Nhà nước mà lên tiếng thì tương lai sẽ khó khăn cho vị sư này:
“Tôi nhận thấy một điều là vừa rồi có những vị sư mà mình hay gọi là sư quốc doanh của Giáo hội Phật giáo Nhà nước bắt đầu đăng đàn và phán như là một bề trên phán xuống là thầy Minh Tuệ làm như vậy là đúng, là sai, là không được quyền, không được phép… Có một ông trắng trợn nhất là Thích Chân Quang còn kêu thầy là “thằng ba trợn”, thì những điều đó rất đáng lo ngại.
Nhà nước cho tới giờ này vẫn đứng ngoài đứng ngó thôi, nhưng mà khi bắt đầu có một áp lực là nó từ phía bên Phật giáo Việt Nam thì tôi e rằng sẽ dữ nhiều lành ít cho sự Minh Tuệ.”
Thượng toạ Thích Chân Quang, Phó trưởng ban Kinh tế Tài chánh trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Phật Quang từng phát biểu chỉ trích sư Minh Tuệ trong một bài thuyết pháp của mình, thậm chí còn nói rằng mọi người đang sùng bái một “thằng ba trợn mặc áo rách, ôm nồi cơm đi bộ hành”.
Phát biểu này ngay lập tức nhận được hàng loạt chỉ trích trên mạng xã hội khiến sư Thích Chân Quang phải gỡ bỏ video sau một ngày đăng tải trên YouTube của chùa Phật Quang.
Cuộc Sống Thi Ca chia sẻ bản tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét