Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2024

Vở Kịch Cuối Cùng Của Một Nghệ Sĩ

Tình cờ đọc một câu chuyện ngắn trên Facebook, tôi (save) lại. Hôm nay chia sẻ cùng qúy vị, một câu chuyện thật ngắn nhưng để lại trong tâm hồn nhiều ý nghĩa về cuộc đời.

"Khi bạn nhận biết được khái niệm “sân khấu cuộc đời”, niềm vui của bạn sẽ tăng lên gấp bội, và dĩ nhiên nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi rất nhiều".




Vở Kịch Cuối Cùng


Có một diễn viên già đã về hưu, sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp I trường làng.
Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng.
Ở đó, chiều nào ông cũng thấy một cậu bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
Cậu bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Cậu bé vụt đứng dậy và háo hức đưa tay vẫy với hy vọng mong manh rằng có một hành khách nào đó vẫy lại chú.
Nhưng hành khách – mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường – chẳng ai để ý vẫy lại cậu bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy cậu bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”
Và một ngày kia, người em thấy ông anh diễn viên giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên.
Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu…”
Tàu đi ngang qua thung lũng có cậu bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại cậu bé. Ông thấy cậu bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa, người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không lời thoại, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho cậu bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và cậu bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
Và, khi bạn nhận chân ra được khái niệm “sân khấu cuộc đời”, niềm vui của bạn sẽ tăng lên gấp bội, và dĩ nhiên nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi rất nhiều.


Cuộc Sống Thi Ca Sưu Tầm

Ngâm Thơ - Diễn Ngâm Nghệ Sĩ Hồng Vân

 Ngâm thơ Nghệ Sĩ Hồng Vân. Video editor Louis Tuấn Lê.

Xin mời thưởng thức.


Nghệ Sĩ Hồng Vân



Lối Cũ Vẫn Trong Tim
Thơ Yên Sơn
Diễn Ngâm Hồng Vân



Giới Thiệu Sách
Tác Giả louis Tuấn Lê


Chỉ Còn Một Trái Tim Khô
Thơ Yên Sơn
Diễn Ngâm Hồng Vân


Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2024

Chuyển tiếp Trang Long Hồ Vĩnh Long - Những bài viết của nhiều tác giả VBVNHN.


Chuyển tiếp trang Long Hồ Vĩnh Long. Những bài viết của nhiều tác giả VBVNHN sưu tầm trong tháng Sáu.



Bài Thơ Tháng Sáu

Tháng sáu chờ đêm. Đêm đẫm nguyệt
Hương say, rượu đắng. Trăng soi đường
Ngươi khóc ngày về. Thân khách lạ
Mà tình năm cũ. Lạnh đêm sương!

Tháng sáu mây che mờ đỉnh núi
Người về khánh kiệt cả tương lai
Gối mỏi giang hồ tìm điểm hẹn
Chân trời góc biển bóng thôn đoài.

Tháng sáu hoa sen đang nở rộ
Em khỏa thân tơ lụa chụp hình
Lá sen e ấp khoe hình chụp
Làm khổ người xem mãi đứng nhìn.

Tháng sáu chờ cơn gió thổi qua
Thổi bay vạt áo em chơ vơ
Ngày mai tình chết trong hoang dại
Ta hiện thân vào trong giấc mơ.

Tế Luân



Anh chị kính mến.
Kính gửi anh chị thưởng thức và chúc anh chị cuối tuần vui vẻ.

Ce N'est Pas Moi Qui Chante (Jacques Prévert )Không Phải Anh Hát(Tâm Minh Ngô Tằng Giao) - Chẳng Phải Tôi Hát(Lộc Bắc) (longhovinhlong.blogspot.com)

Nhớ Nụ Cười –Thơ: Lê Phạm Dĩnh - Nhạc: Văn Duy Tùng - Ca Sĩ: Lê Vũ Phương (longhovinhlong.blogspot.com)


Thơ Tình Mùa Hạ - Lê Mai Lĩnh (longhovinhlong.blogspot.com)

Mê Hồn Ru Thơ…- Luân Tâm (longhovinhlong.blogspot.com)

Trời Tháng Sáu - Lê Tuấn (longhovinhlong.blogspot.com)

Mochi - Nguyễn Đình Diệm (longhovinhlong.blogspot.com)

June -Tháng 6 - Thái Lan (longhovinhlong.blogspot.com)

Tháng 6 Của Cha - Nguyễn Thị Thêm (longhovinhlong.blogspot.com)

Giấc Hạ - Ý Nhi (longhovinhlong.blogspot.com)

Đêm Hạ Nồng - Hoàng Phượng (longhovinhlong.blogspot.com)

Tác Phẩm Thơ Ngày Vội Của Lê Mỹ Hoàn- Trịnh Bình An (longhovinhlong.blogspot.com)

Niềm Tự Hào - Kim Phú (longhovinhlong.blogspot.com)

Áo Rêu Xanh- Luân Tâm (longhovinhlong.blogspot.com)

Việt Nam! Việt Nam! - Hoàng Quân (longhovinhlong.blogspot.com)

Những Ánh Mắt Trẻ Thơ - Kim Loan (longhovinhlong.blogspot.com)

Bên Dòng An Giang*- Lê Mỹ Hoàn (longhovinhlong.blogspot.com)

Ba Tui - Nguyễn Thị Thêm (longhovinhlong.blogspot.com)


Lời Khẩn Cầu Của Cây - Dịch: Thái Lan (longhovinhlong.blogspot.com)

Ừ Thôi..! - Kim Oanh (longhovinhlong.blogspot.com)

Kim Oanh

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

Cuộc Mộng Liêu trai - Nhe Tâm Kể Chuyện - Bài Thơ Tháng Sáu



Thơ văn là chủ đề chính diễn đàn Cuộc Sống Thi Ca. 
Là của Văn Thơ của những tâm hồn thi nhân và nghệ sĩ.
Mỗi ngày tôi viết một bài thơ.
Lê Tuấn
một người thích viết những vần thơ cho vui.



Cuộc Mộng Liêu Trai


Ta cùng em cuộc mộng liêu trai
Lạc bước ngao du giấc mộng dài
Tay nắm tay nhau vượt giới tuyến
Cuối đời xích lại bóng tàn phai.

Dài thêm tóc trắng phủ ngang vai
Mỗi lúc hôn nhau vẫn nhớ hoài
Đã khép bờ mi che dấu thẹn
Mà sao người vẫn tặng hoa cài.

Người của riêng em để nhớ thương
Hoa vàng cỏ biếc nhạc du dương
Nghe tiếng thời gian trong cuộc hẹn
Đêm vui rượu thấm bóng vô thường.

Mai sau dẫu chẳng có tương lai
Trước mắt em còn buổi sớm mai
Một đoạn chen ngang đời trống vắng
Ngại ngần nghĩ đến phút thiên thai.

Nỗi nhớ tìm hương mùi nguyệt quế
Duyên tình quyến rũ lòng chơi vơi
Còn nhớ thương nhau xin nhắc khẽ
Ân tình mãi mãi ở trong đời.

Tế Luân
06-25-24




Bài Thơ Tháng Sáu


Tháng sáu chờ đêm. Đêm đẫm nguyệt
Hương say, rượu đắng. Trăng soi đường
Người khóc ngày về. Thân khách lạ
Mà tình năm cũ. Lạnh đêm sương!

Tháng sáu mây che mờ đỉnh núi
Người về khánh kiệt cả tương lai
Gối mỏi giang hồ tìm điểm hẹn
Chân trời góc biển bóng thôn đoài.

Tháng sáu hoa sen đang nở rộ
Em khỏa thân tơ lụa chụp hình
Lá sen e ấp khoe hình chụp
Làm khổ người xem mãi đứng nhìn.

Tháng sáu chờ cơn gió thổi qua
Thổi bay vạt áo em chơ vơ
Ngày mai tình chết trong hoang dại
Ta hiện thân vào trong giấc mơ.


Tế Luân
Bài thơ tháng sáu
06-26-24






Nghe Tâm Kể Chuyện


Lắng nghe thể xác phàn nàn
Cơn đau thấp khớp sương tàn nhói đau
Lại nghe tim đập nhịp mau
Qua bao lượng kiếp chờ nhau giấc thiền.

Nội tâm u uẩn thôi miên
Hồn trong bến đỗ những miền viễn du
Đời từng lỡ hẹn đường tu
Còn nghe âm vọng nhân từ trong tâm.

Bài thơ còn vọng tiếng ngâm
Nhịp nhàng giai điệu nghe âm nhạc chiều
Lạc vào mộng ảo liêu xiêu
Xác thân già cỗi cho tiều tụy thêm.

Nhạc khuya êm dịu trong đêm
Mùi hương trầm đốt thoa mềm vết son
Lời thơ là đọt lá non
Để cho âm điệu soi mòn nữ cung.

Mỗi câu từ mối tình chung
Dù sông núi cạn vẫn cùng lối đi
Tha hương cuối nẻo xá gì
Lắng nghe thân xác thầm thì mà thương.

Tế Luân
Nỗi buồn tuổi già
06-27-24


Hình ảnh phụ họa 





Cuộc Sống Thi Ca

Xin Mọi Người Ban Ơn





Chia sẻ bài viết này không thể hiện quan điểm của trang Blogspot Cuộc Sống Thi Ca. 

Xin Mọi Người Ban Ơn…

16/06/2024



Minh họa Đinh Trường Chinh

Thỉnh thoảng tôi vô nhà thờ, vô chùa như đi đường nắng quá thì bộ hành tìm một gốc cây để nghỉ chân giây lát, tôi dừng bước ta bà để nghe giảng Kinh thánh, giảng kinh Phật… như vịt nghe sấm chứ biết gì đâu. Người quen biết thấy rồi tự họ đoán già đoán non ra ý tôi là vịt biết trong trời đất có tiếng sấm và sấm cũng biết trong trời đất có con vịt. Thật là hoang tưởng mà nhớ câu nhìn bạn anh ta biết anh ta; trong mắt người điên là một thế giới điên loạn... nên chỉ có mấy thằng khùng chơi với nhau. Nhưng nói theo nhà Phật là duyên, tùy duyên gặp phải kỳ duyên, cười như con gà nuốt dây thun nên bỗng có cuốn kinh Phật hay Kinh thánh trong tay thì đọc, nhiều khi người khác lầm người cho thì cũng hãy cầm lấy cho vừa lòng nhau, làm vừa lòng cục đá nhô lên ở mặt đường bằng một cú vấp cũng thu hoạch được sự cẩn bước mà lâu nay thờ ơ, như không nhớ kẹp tiền trong cuốn sách nào trên kệ sách, đến lúc cần thì đi tìm, nhưng lại thấy cuốn kinh, tôi tin là bề trên sắp đặt nên tôi lật đại ra một trang, đọc đại một câu như bói Kiều xem sao?

Một lần còn nhớ tôi đọc được câu, “đời là bể khổ…” Ngẫm nghĩ khổ thật, tiền là vật dơ bẩn nhất, thứ đáng ghét và đáng quên nhất trên cõi đời thì người ta lại ôm chặt và nhớ nhất, nhưng dù có lật hết kệ sách cũng chỉ có những trang chữ thôi, có tiền dư để cất bao giờ mà đi tìm. Hiểu cao siêu hơn phàm đột xuất, đời là bể khổ thì tìm ra hay không cũng khổ, khổ từ quá khứ đi “tìm” khổ tới hiện tại là “thấy” hay “không thấy” đều khổ tới tương lai với tiền không thuộc về mình. Tiền là của vợ mình, việc của mình là kiếm ra tiền đem về nhà cho cô ấy cất giữ phòng thân chồng bị trời đánh chết bất tử, hay trót nghe theo lời u mê của con nhền nhện nào rồi… Tóm lại, muốn thoát khổ thì đừng tìm, nhất là tiền, là tiền thân của khổ mọi thời đại. Sống vô cầu ắt vô hoạ.

Nhưng gần đây có một hiện tượng sống vô cầu nhưng không có gì bảo đảm là vô hoạ đó là hiện tượng Thích Minh Tuệ nổi lên trong nước, nhanh chóng chiếm lĩnh hầu hết mọi trang mạng, cánh làm Youtube bu theo kiếm ăn, thiết kế thời trang cũng ăn theo cho ra mắt áo dài áo ngắn nhiều mảnh, nhiều màu. Đa số người Việt tự hào đó là tính nhanh nhạy, nắm bắt và sáng tạo của người Việt. Ở mặt thị trường không có gì sai nhưng đôi khi kiếm sống cũng cần ranh giới, sự tôn trọng tối thiểu với tâm linh người khác. Người ta có thể ăn cái bánh hình bông hoa, con rùa, con cá… không ai ăn cái bánh hình Phật bà Quan âm hay Đức Mẹ. Quẫy nhiễu người tu hành là tổn đức, mặc áo giả sư là ma tăng.

Hiện tượng Thích Minh Tuệ không còn là một phát hiện nhỏ lẻ của một người làm YouTube kiếm sống mà trở thành hiện tượng cả nước. Tôi theo dõi báo đài trong và ngoài nước, ngoài những người theo gót chân thầy để kiếm sống thì không trách họ được vì ai không phải kiếm sống, và họ có vi phạm pháp luật gì đâu như trộm cắp mà trách họ, chỉ xin họ đừng quấy rầy thầy Minh Tuệ tu hành quá đáng, thầy là tu sĩ, tu nhân thì cũng còn là người có thân xác cần nghỉ ngơi, cần yên tịnh để tu thiền. Xin người có tiền mua áo mốt nhất, đang cháy hàng ở Việt nam cũng nên chừng mực với bề trên, với tâm linh đại chúng, không có sự xúc phạm nào đáng trách hơn xúc phạm niềm tin của người khác.

Nhưng tôi để ý đến những người có tên tuổi trong và ngoài nước thì rất cân nhắc, kiệm lời khi nói đến thầy Thích Minh Tuệ bởi chê một nhân vật đang được quần chúng tôn sùng là tự khép án tử cho mình, mà khen thì không được gì ngoài tiếng đời thấy sang bắt quàng làm họ, hay xu nịnh bình dân từ hơn. Còn việc đáng lo là việc sụp hầm sụp hố bất tử theo nhân vật chính khi sự thật được phơi bày. Tôi không có thành ý hay ác ý gì với sư Minh Tuệ, nhưng thời gian là yếu tố quan trọng nhất của sự thật, chúng ta có hiện tượng chưa đủ để kết luận đó là sự thật, cần thời gian để hiện tượng hoá sự thật theo tự nhiên.

Lấy câu cao dao, “ớt nào mà ớt chảng cay…” hay câu, “mấy đời bánh đúc có xương…” là bằng chứng của hiện tượng đủ thời gian hoá sự thật, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ là gái không ghen chồng, mẹ ghẻ mà thương con chồng trong vũ trụ tương đối này, không có gì tuyệt đối. Tôi đã tìm đến một nhà sư khả kính ở hải ngoại để nghe chính kiến của ngài, nhưng thầy Thích Pháp Hoà cũng là trường hợp của một người có tên tuổi ở hải ngoại, không lên tiếng hay lên tiếng cũng có cái hay cái dở song hành nên thầy Thích Pháp Hoà chỉ giảng giải cho Phật tử nghe về phép tu Hạnh đầu đà của thầy Thích Minh Tuệ qua một buổi pháp thoại mà thôi, không có lời nào nói lên suy nghĩ riêng của thầy Pháp Hoà về thầy Minh Tuệ. Đừng tin vào chiêu thuật câu “view” trên Youtube cứ phán cái tựa đề “thầy Pháp Hoà đã lên tiếng về thầy Minh Tuệ…” hay “để đồng hành cùng chúng tôi, xin quý vị hãy nhấn “like” “share” và “surprise”… để không bỏ lỡ tin tức cập nhật về hiện tượng tâm linh chỉ có ở Việt nam…”

Một bất ngờ thú vị là tôi có cô cháu gái là một tín đồ Kitô Giáo thuần thành, lắm hôm thấy nó vừa đánh răng vừa ngủ gật để đi lễ sớm sáng Chủ nhật cho kịp về còn đi dũa neo kiếm thêm… Tôi nguyện Ơn trên cho cháu bớt khổ đời du sinh, Xin Thiên Chúa ban phước lành cho cháu và gia đình còn ở Việt nam được bình an, sức khoẻ hằng ngày để vượt qua khó khăn đời sống. Không ngờ một hôm cháu hỏi tôi rất bất ngờ, “Chú nghĩ sao về thầy Minh Tuệ?” Tôi không ngờ cô bé cũng quan tâm. Dĩ nhiên tôi thấy vui trong lòng với một người trẻ còn quan tâm đến việc đi lễ là không bỏ được, quan tâm đến việc tu hành, chùa chiền, nhà thờ… nên câu trả lời cũng cần hai yếu tố chính là không xúc phạm tới thầy Minh Tuệ và không làm nản lòng cô bé đi Nhà thờ, đi làm, đi học bù đầu nhưng tôi cũng có thấy khi rảnh rỗi đôi chút, cháu xem và nghe thầy Pháp Hoà thuyết pháp. Tôi nói, “con kiến đi tu cũng đáng chúc mừng thì nói gì con người, vì ít nhất con kiến cũng để cho con cá không may mắc cạn được siêu thoát tự nhiên thay vì con kiến bình thường như chúng ta sẽ nói, ‘cá ăn kiến ơi, hôm nay tới ngày kiến ăn cá… khà khà’. Chú không biết từ bao giờ trong văn hoá của người Việt có quan niệm trong gia đình có một người đi tu là vinh dự, vinh hạnh, phúc đức của gia đình. Gia đình thầy Minh Tuệ đã lên tiếng, cho biết thầy có căn tu từ nhỏ qua những biểu hiện, gia đình không ngớt lo lắng cho thầy rày đây mai đó, một nắng hai sương. Nhưng nay thấy thầy trên Youtube tuy gầy nhưng mạnh khoẻ, được đồng bào yêu thương là gia đình đã yên tâm và vui cho người con của gia đình đã và đang theo đuổi ước mơ trên con đường tự chọn… Nhưng chú thấy thầy không còn trẻ, không biết đã tu hành lâu chưa, chú thấy mắt thầy đã sáng quang minh nhưng hào quang còn yếu.”

“Con không hiểu ý chú!”

“Hào quang mà chú nói đây không phải là hào quang sân khấu của nam tài tử, nữ minh tinh đoạt giải Oscar. Hào quang chú muốn nói đến là con hãy quan sát một vị chân tu, ngoài sự bình thường, giản dị như người thường chúng ta nhưng sự xuất hiện của vị chân tu như có hào quang xung quanh người, mắt chúng ta không thấy hào quang lấp lánh như những tia sáng phát ra nhưng tâm chúng ta cảm nhận được sự sáng ngời của thiên sứ khiến ta ấm lòng tin tưởng, vui vẻ nghe và làm theo lời thiên sứ. Dù thiên sứ chưa nói với chúng ta lời nào để thuyết phục từng cá nhân nhưng cả tập thể đã có sự hưng phấn, lòng tự nguyện dẹp bỏ ham muốn cá nhân để hướng đạo. Kết quả là sau buổi thuyết pháp nhiều người thấy nhẹ lòng, bớt muộn phiền. Cái hào quang của một bậc chân tu là sự thu phục không lời chứ không phải sự thu hút bằng ngoại hình và tài ăn nói… Ông cha trẻ xuất hiện trên bục giảng, tín hữu phía dưới như được tiêm thuốc tăng lực tạo thành những cơn sóng nhỏ râm ran… nhưng vị linh mục già xuất hiện thì nhà thờ bao trùm trong im lặng, sự im lặng không mang tính chất sợ hãi mà thể hiện lòng kính trọng. Đó là hào quang của vị linh mục già, sự có được từ đức độ và lòng tín thác của ngài với Đấng Kitô. Dù ngài và linh mục trẻ cùng nói về một chủ đề, thuyết phục tín đồ sống đạo, kính Chúa. Sau buổi lễ người ta lại râm ran về ông linh mục trẻ mới về, tám ba trăm sáu độ quanh ông linh mục trẻ, bài giảng của cha tuột hạng thứ yếu mà chủ yếu là làm linh mục đâu cần phải đẹp trai quá khiến tín nữ phân tâm. Nhưng cũng sau buổi lễ, người ta suy nghĩ nhiều về lời vị linh mục già đã nói. Tự nhắc nhở mình là tự hứa với cha bao nhiêu lần rồi sao vẫn thế? Tự hứa thì phải giữ lời, hứa với những lời cha thành tâm kính Chúa sao mau quên? Không phải ta đã tự hứa sống thành tâm kính Chúa như cha xứ già nhưng… đã đến lúc ta phải tự trọng!


Chú có suy nghĩ từ khi còn trẻ, ở trong nước. Tiếp xúc với thầy Tuệ Sỹ, không cần nghe ngài nói gì, chỉ nhìn ngài ngồi thiền, ngồi kiết già bất động đã tự thấy xấu hổ trong lòng mình với sự thoát tục lan toả từ ngài, sao ta còn quá nhiều tham sân si trong lòng đã đủ xấu hổ. Đó là hào quang của ngài Tuệ Sỹ… Mẹ Teresa rất đỗi bình dân, giản dị như một bà già quê, nhưng có nguyên thủ quốc gia nào dám hỗn với bà? Con đừng hiểu ông ta sợ quần chúng phản kháng ông xúc phạm đức tin quần chúng mà hiểu hào quang của mẹ Teresa thu phục lòng người dù đó là nguyên thủ quốc gia hay một người bình thường, người ngoại đạo còn kính ngưỡng mẹ thì người có đạo tôn sùng mẹ là đương nhiên…”

“Chú thật sự chưa thấy hào quang như chú nói ở thầy Thích Minh Tuệ sao?”

“Tùy con tin hay không? Chú chỉ cảm nhận được đường tu hơi ngắn so với đường đời của thầy, không đi tu từ nhỏ như thầy Tuệ Sỹ mà chú kính ngưỡng. Điều chú quan tâm hơn là sự an toàn của thầy khi chú nghĩ đến những cáo buộc không cần minh chứng như làm mất trật tự công cộng, quấy rối trật tự trị an, tăng cấp lên âm mưu chống phá nhà nước, lật đổ chính quyền là toi mạng. Họ sẽ đem cất đi những tiếng nói có vạn người nghe để bảo toàn chế độ toàn trị của họ.”

“Chú giống ba con quá!”

“Cái gì cũng mặc áo chính trị vào sự việc…”

“Con không dám nói vậy…”

“Cái gì con nghĩ trong đầu là đã có một nửa. Nửa hành động còn lại không khó nữa, kẻ chủ mưu giết người đôi khi bị ông toà xử nặng tội hơn hung thủ., có phải hành động là sản phẩm, hệ lụy, tiếp diễn… của suy nghĩ?”

“Con thấy ở Việt nam bây giờ tu hành dễ mà, đâu ai làm khó người tu hành…”

“…”
Ngưng, có những chuyện không thể trò chuyện tiếp giữa hai thế hệ để giữ hoà khí trong nhà, ngoài xã hội. Nhưng vào hãng sáng sớm, gặp cô em mặc cái áo bà ba đẹp, nhưng không đơn giản dừng lại ở từ “đẹp” được vì nó “nhạy cảm” quá! Tôi chắp tay xá cô em một xá cùng lời khen thực lòng, “Mặc áo bà ba đẹp quá vậy ta? Áo đẹp nhờ người mặc, dứt khoát vậy đi. Nhưng hơi nhạy cảm nha em gái.”

Em tôi có tóc bạc rồi nên hiểu ý nhanh lắm! “Hôm nay hãng đãi tiệc Hợp Chủng Quốc, anh không thấy xà rông Ấn độ, áo thầy cúng châu Phi phơi phới rồi sao? Em mặc áo bà ba, đội nón lá cho ra Việt nam. Anh tưởng em không hiểu nhạy cảm mà anh nói hả, em không có bắt chước thời trang bắt chước thầy Minh Tuệ trong nước à nha. Cái áo này em có đã lâu rồi, nhưng hôm nay muốn thể hiện y phục truyền thống nên đành bó chả lụa đi trình làng quốc tế. Hơi chật nên trưa nay em ăn ít thôi…”

“Nếu vậy thì đẹp gấp đôi, người đẹp, áo đẹp. Anh cứ tưởng em nhanh nhạy quá sức tưởng tượng của anh, mới đây đã có áo bà ba Minh Tuệ trong nước gởi ra…”

“Ừ. Em ghét thiệt đó! Copy, bắt chước cũng chừa đạo ra chứ! Việt nam mình bây giờ giống Trung quốc quá, cái gì cũng bắt chước, copy, làm hàng nhái rồi tự sướng là thông minh, sáng tạo…”

“Em là phật tử đương nhiên rành hơn anh về thầy Minh Tuệ, nhưng anh lo ngại cho thầy bị tụi nó cất.”

“Sức mấy. Thầy đi tu chứ có đi chống phá nhà nước đâu. Ai muốn theo thầy là tự ý họ đi theo, ai muốn về nhà cũng tự ý trở về nhà họ. Thầy không kêu gọi ai theo, không trách ai bỏ về, không kích động biểu tình chống chế độ… ai làm gì được thầy?”

“…

Thêm một cô em đã có tóc bạc còn ngây thơ với cộng sản. Nhưng nói với thế hệ sau mình là đàn em, người đời sau là thế hệ con cháu có lời hay nhất là im lặng. Trong chế độ độc đảng thì người có lời nói được triệu người tin thì đó là hiểm hoạ của đảng. Người được quần chúng ngưỡng mộ hơn lãnh tụ là cái gai phải nhổ, đâu cần người đó có tội vì tội do nhà nước ban cho chứ người dân cũng đâu được tự thú tội của mình.

Nếu Việt nam có tự do tín ngưỡng thì có cái Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất để làm gì? Tại sao phải thay thế (xoá bỏ) Viện Hoá Đạo đã có từ trước, đạo không dính với đời thì dẹp bỏ chi? Tất cả là sau biến cố lịch sử, cụ thể là năm 1981 Hà nội mới quyết định thành lập Giáo hội Phật giáo Quốc doanh để trói tay sư, tăng chân đạo nên miềm man mới có cụn từ “sư quốc doanh” để chỉ những ông sư từ bỏ chánh đạo theo tà đạo, đảng đạo. Cái Giáo hội Phật giáo Quốc doanh đó, những người mặc áo tu làm việc đảng. Họ hoàn toàn trái ngược với thầy Tuệ Sỹ đã vẽ nên chân dung chế độ, thời mạt pháp của Phật giáo Việt nam qua chính hình ảnh thầy, “Người ở lại với bàn tay bạo chúa/ cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương…” Đến thằng nhóc của chế độ cũ đọc còn hiểu nhưng người lớn của chế độ mới chỉ là quá độ của bé quàng khăn đỏ, biết thế giới một chiều thôi, không có tư duy.

Sự im lặng là tử tế của người đi trước với người sanh sau đẻ muộn, họ sinh ra dưới vòm trời chỉ có cờ đỏ sao vàng huy hoàng thôi, lớp trẻ không biết lá cờ đỏ trong thơ Trần Dần, “tôi đi giữa phố phường/ chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ…” nên họ tin Việt nam tự do tôn giáo như thầy cô nói, không cấm tu hành, không bắt sư, giải cha xứ về nhà giam. Năm mươi năm là bao thế hệ trong trời đất Việt nam mang quan niệm sáu mươi cuộc đời? Đã đến lúc có thể trả lời được lịch sử: Việt nam Cộng hoà là một giai đoạn lịch sử trên trang sử, chấm hết.

Nhưng nhìn vào hiện tượng Thích Minh Tuệ xuất hiện, ngày càng được quần chúng ngưỡng mộ trên cả nước nói lên điều gì? Những sư hổ mang của cái Giáo hội Phật giáo Quốc doanh đã lộ nguyên hình ăn cơm Chùa làm việc đảng. Họ đã lặng lẽ giết chết Phật giáo Việt nam bằng hình ảnh những nhà sư sa đoạ, trụy lạc, phát ngôn bừa bãi làm quần chúng hao mòn niềm tin tới chán nản mà bỏ chùa bỏ đạo thì nay xuất hiện một vị chân tu như thức tỉnh lại đạo Phật trong lòng người dân Việt. Ô hô, phúc bất trùng lai hoạ vô đơn chí là ở đây, công lao vô thần hoá người dân của đảng đã trôi sông đổ biển cả rồi vì cái ông thầy tu chân đất áo vá. Tội có đáng chụp cho cái mũ gây bất ổn xã hội chưa?

Thầy Thích Minh Tuệ tiếp tục thân gầy như cọng lau nhưng bền bỉ với gió sương mưa nắng, con người đôn hậu, chất phác tiếp tục kiên trì tu tập theo Hạnh Đầu đà khổ sở đã sáu năm, thêm sáu năm, rồi sáu năm nữa… triệu con tim từ xúc động tới yêu thương kính ngưỡng ngài hiện tại cũng tăng lên sáu lần, rồi sáu lần nữa theo cấp số nhân thì ngài không phải tổng bí thư đảng nhưng một lời nói của ngài có thể xoá bỏ, lật đổ cái đảng bán nước hại dân. Ngài đủ tội lật đổ chính quyền, chống phá nhà nước chưa? Đừng khờ dại nghe những gì cộng sản nói, cố tổng thống Thiệu đã không vô cớ để lại di ngôn. Người đời sau lẽ ra thấy rõ những gì cộng sản làm để thực hiện di ngôn của cố tổng thống mới đáng chứ! Khắc tinh của Phật giáo Việt nam là ông trùm công an Mai chí Thọ từng nói với tu sĩ Phật giáo, đại khái là, “các thầy có hai chọn lựa, theo chúng tôi thì các thầy được hưởng nhiều ưu đãi; chống lại thì chúng tôi có đủ xe tăng, thiết giáp…” Từ đó Phật giáo Việt nam có hai phái theo và không theo nhà nước, theo thì thầy trụ trì chùa mặc áo gấm sang hơn hoàng thượng trong cung bên Tàu, không theo thì phải sống khó nhọc như thầy Tuệ Sỹ dưới bàn tay bạo chúa. Nay vui quá cho quê hương xa có vị chân tu xuất hiện Thích Minh Tuệ như điềm lành của Phật giáo trong người dân bị loãng đạo từ ngày mất nước, Xin Bồ Tát độ trì ngài Minh Tuệ giữ giới luật hạnh đầu đà của Phật dạy. Xin Bồ Tát thương ngài không nhà không cửa, không chùa viện, am thất, rày đây mai đó, ngày ăn một bữa, mặc y phấn tảo, ngủ dưới gốc cây, ngoài hoang dã, nơi nghĩa địa… sống đúng phẩm hạnh một vị tu sĩ Phật giáo, được người đời kính phục, noi theo, làm thức tỉnh phật tâm, niền tin và hy vọng trong muôn dân… Xin Bồ Tát phù hộ cho thầy Minh Tuệ không bị xe tông, côn đồ hành hung theo bàn tay lông lá của đảng chỉ đạo. Đã có dấu hiệu thủ tiêu ngài như tin từ RFA ngày 05 tháng 06, “Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại.”

Đó là tin giả hay thật vẫn tồn tại một sự thật đáng quan ngại là ngài không tuyên chiến nhưng quần chúng đã biến ngài thành đối thủ không đội trời chung với chủ nghĩa vô thần đảng trị. Và loài ma quái ngu si ấy cũng không bao giờ từ bỏ việc hủy hoại người mang chánh pháp trở lại cho người dân cả nước tin vào Phật pháp; người không vung đao to búa lớn mà chủ nghĩa vô thần chết tươi. Âu cũng là số phận của ngài và Phật giáo Việt nam. Phần ngài không cần chiếm lĩnh hết mặt báo, trang mạng xã hội để ngày càng trở thành cái gai to hơn, cần phải nhổ gấp trong lo sợ của đảng. Mong người dân và những người kiếm sống nhờ YouTube biết nghĩ cho ngài, cũng là cách giữ gìn Phật pháp qua ông Phật sống là tặng thưởng từ trời cho dân tộc Việt nam.

Cá nhân tôi tin thầy được tĩnh tu thì hào quang của ngài lan toả như những vị chân tu trong lịch sử Phật giáo của nước nhà. Tôi không mong chờ ngày thành tâm hướng về Việt nam, lạy bốn lạy tạ ơn thầy tử đạo Thích Minh Tuệ. Xin mọi người ban ơn…

Phan

Cuộc Sống Thi Ca
Chia Sẻ

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2024

Tại Sao Chúng Ta Làm Thơ?


Nhận thấy bài viết hay của tác giả Trịnh y thư đăng trên Vietbao.com.
Cuộc sống thi xin chia sẻ.
"Việc đọc sách là một trong những thứ bị vứt bỏ không thương tiếc đó, nhất là đọc thơ, làm thơ."
"Thơ ca trong thời hiện đại không còn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống con người nữa, chẳng có gì quá đáng nếu ta xem nó như là một di chỉ của nền văn minh nhân loại đã qua, nó đã trở thành cổ tích."



Tôi Muốn Thơ Tôi

Tôi muốn thơ tôi là nhánh sông
Chở đầy nỗi nhớ vào mênh mông
Thêm nhiều triệu đóa hoa hồng thắm
Tặng những đau thương một đóa hồng.

Tôi muốn thơ tôi lá mạ non
Cánh đồng lúa chín hạt ươm vàng
Ngôn tình rực rỡ thêm nguồn sống
Thổn thức trong thơ nét dịu dàng.

Tôi muốn thơ tôi những nốt nhạc
Du dương âm điệu vọng thiên thai
Tình yêu thổn thức lời âu yếm
Như lá thu rơi trải gót hài.

Tôi muốn tình yêu đầy ý thơ
Cả trong giấc ngủ vào đêm mơ
Nồng nàn quyến rũ nguồn ân ái
Buông thả hồn mơ đến bến bờ.

Tôi muốn thơ tôi chảy ngược dòng
Trở về tuổi trẻ lòng hoài mong
Thăm từng nỗi nhớ đời son trẻ
Những tiếng âm vang từ tấm lòng.

Tôi muốn thơ tôi vào cuộc sống
Chuyện vui buồn viết hết trong thơ
Để khi nhớ vẫn còn rung động
Giấc mộng vàng say đắm tuyệt vời.

Tôi muốn thả rơi lòng hận thù
Cuộc đời phiêu bạt lắm gian truân
Tám năm biệt xứ là vô tận
Trời đất xoay vòng chuyện thế nhân.

Tôi muốn thơ tôi những đóa hoa
Xuân về rực rỡ niềm đam mê
Lòng vui chất chứa đầy nỗi nhớ
Trong mối tình quê bước trở về.

Tế Luân

Tại sao chúng ta làm thơ?
14/06/2024Trịnh Y Thư
https://vietbao.com/a319302/tai-sao-chung-ta-lam-tho-




1. Thơ là biểu hiện và kết nối cảm xúc

Trước hết, về cơ bản, thơ ca cho phép các cá thể con người nói lên những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc nhất của họ. Nó có thể nắm bắt được các sắc thái cảm xúc của con người theo những cách mà các loại hình giao tiếp khác không thể làm được. Vay mượn câu nói của Milan Kundera, “có những điều chỉ tiểu thuyết mới nói được”, tôi có thể nói “có những điều chỉ thơ ca mới nói được.”
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà con người ngày càng xa cách, tách ly nhau; thơ ca là con đường cứu chuộc cuối cùng cho vấn nạn đó. Trong lúc sự hư ngụy, giả trá được tâng xưng lên làm chân lý, thì thơ ca vẫn lặng lẽ nói lên Sự Thật. Sự Thật của thơ ca là hy vọng cuối cùng cho con người tìm lại được sợi dây thắt buộc mình lại với nhau sau những phân liệt tranh chấp và hận thù.
Thơ ca mở rộng ngôn ngữ, cho phép nhà thơ giao cảm theo cách mà các hình thức khác – một cuộc trò chuyện thông thường, một câu chuyện kể bằng văn xuôi, v.v. – không mang lại được. Chúng ta có thể sử dụng thi ảnh và cảm xúc trong thơ để đạt đến mức độ giao cảm sâu sắc hơn, ngay cả khi thơ không chứa đựng những mật ngôn ẩn giấu, những ý nghĩa đa tầng.
Nhiều nhà thơ đương đại sử dụng tác phẩm của mình để nói lên các vấn đề công bằng xã hội, phân biệt giới tính, xu hướng tình dục, chủ đề chính trị và phê phán văn hóa. Thơ có thể nâng cao nhận thức, kích thích tư duy và truyền cảm hứng hành động cho những vấn đề quan trọng thuộc phạm vi chính trị-xã hội.
Thơ với tư cách là một loại hình nghệ thuật tiếp tục mang lại niềm cảm khoái thẩm mỹ. Việc sử dụng ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh và âm thanh có thể tạo ra vẻ đẹp và gợi lên cảm giác ngạc nhiên thích thú về nghệ thuật ngôn từ.
Thơ giúp bảo tồn di sản văn hóa bằng cách truyền lại những truyền thống, câu chuyện và giá trị qua nhiều thế hệ. Đồng thời, nó cũng cho phép đổi mới văn hóa, phản ánh bản sắc và trải nghiệm đang phát triển của con người trong một thế giới toàn cầu hóa.

2. Làm thơ là khám phá và bông đùa với ngôn ngữ

Thơ tự thân là một trò chơi ngôn ngữ, nó luôn tìm cách vượt qua những đường biên ngôn ngữ đời thường để khám phá những khả năng mới mẻ của ngôn ngữ. Thử nghiệm ngôn ngữ là phong nhiêu hóa ngôn ngữ và mở rộng sự hiểu biết cũng như cách sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ phải là một sinh ngữ nếu muốn tồn tại, nó luôn luôn biến đổi theo thời gian qua các thời đại, bằng không nó sẽ là một tử ngữ.
Thơ là một lối viết đặc biệt, khác rất nhiều so với các hình thức viết khác. Tuy nhiên, không có con đường đúng đắn duy nhất nào để trở thành một nhà thơ. Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam từ thời Trung đại, nhà thơ thường được xem trọng, vì giới sĩ phu đào tạo trong môi trường Khổng-Mạnh phần nhiều chỉ làm thơ. Nhưng bước sang thời cận và hiện đại, nhà thơ Việt Nam đã “thoát xác”, không còn mang nặng tâm thức “văn dĩ tải đạo” nữa mà ngày càng giống các đồng nghiệp Tây phương của mình.
Thơ đương đại, Việt Nam nói riêng hay thế giới nói chung, là một loại hình nghệ thuật cho phép người viết sáng tạo mà không phập phồng lo sợ phải làm thế nào cho hoàn hảo, nhà thơ không cần lo lắng, phân vân về ý nghĩa. Một trong những tính cách đặc thù của thơ là cho phép người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng, quan điểm ​​của mình bằng một đường lối trừu tượng, cách điệu hóa tối đa, nếu cần, và không tuân theo các quy tắc viết “truyền thống”. Một nhà thơ, nếu hắn làm đúng công việc của mình, sẽ khiến người đọc phải cố gắng tìm ra chính xác ý nghĩa, mục đích hoặc cảm xúc được truyền tải là gì. Đây là một trò chơi, trò chơi đoán xem cái gì nằm trong trí óc người làm thơ khiến hắn viết như thế, một trò chơi thú vị.
Khi làm thơ, cũng như hầu hết các nhà thơ, tôi bị cuốn hút vào một khoảnh khắc nóng bỏng với một tứ thơ nào đó. Cái gì thôi thúc tôi viết bài thơ, tôi không thể suy nghĩ rõ ràng, nhưng tôi cần thể hiện dòng ý thức của mình, càng nhanh càng tốt, và chính những điều này khiến bài thơ cuối cùng trở nên thú vị. Thơ Siêu thực, với “lối viết tự động” tuôn trào từ tiềm thức, vô thức, hay giấc mơ, đã đẩy thơ ca đến một biên vực mới lạ, đầy hào hứng.
Thơ là một hình thức cho phép người viết bày tỏ sự đau khổ, nỗi sợ hãi và lo lắng của mình mà không cần phải chuẩn xác, thậm chí không mạch lạc ngay lần viết thử đầu tiên. Thơ cho phép người viết thể hiện mọi điều nhỏ nhặt trong tâm trí mình trên giấy (hoặc màn hình máy tính), theo một cách tiếp cận đơn giản. Lúc đó, mối quan tâm duy nhất của nhà thơ là hiểu được suy nghĩ và xử lý cảm xúc của mình.
Sau khi làm xong một bài thơ, tôi thường có thói quen quên nó và đi làm chuyện khác, như ra ngoài đi bộ hoặc hẹn bạn bè đi quán uống cà phê. Sau vài ngày, đôi khi cả tháng, tôi xem lại bài thơ đó với một góc nhìn mới mẻ. Giờ đây, tôi có thể chỉnh sửa cho trau chuốt bài thơ, xóa bỏ sai sót, những sai sót tôi có thể mắc phải trong bản phác thảo đầu tiên lúc tôi viết nó trong cảm xúc nóng hổi.
Chỉnh sửa và biên tập xong, nhà thơ vẫn có thể giữ được giọng điệu nguyên thủy và duy trì đúng ý nghĩa của nó. Cảm xúc nằm trên giấy, nhưng bây giờ nhà thơ phải trau chuốt lại một số từ hoặc cụm từ nhất định để cảm xúc thực sự đến với người đọc.
Vẻ đẹp của thơ nằm ở chỗ hầu hết được sáng tác trong cơn đồng thiếp, ngẫu hứng, từ một phân cảnh đời sống buồn bã hoặc một nhận thức bất chợt tình cờ dẫn đến sự suy ngẫm, thậm chí một cơn phẫn nộ, giận dữ, một niềm vui sướng hạnh phúc dạt dào. Viết những câu chữ mạch lạc, như trong một bài nghị luận, đòi hỏi phải suy nghĩ và cẩn trọng nhiều hơn. Nhưng với thơ, mọi quy tắc ngữ pháp gần như bị bỏ qua, không có đường biên, không có giới hạn cho sự phá cách. Trong thơ, sẽ không hề chi nếu người đọc tác phẩm của bạn không hiểu rõ ý nghĩa bạn đang cố gắng truyền tải là gì. Thơ là một hình thức viết mà người đọc có thể chấp nhận việc rút ra kết luận của riêng mình và diễn giải tác phẩm theo cách riêng. Ở chừng mực nào đó, người đọc thơ tiếp nối sự sáng tạo từ người làm thơ, thậm chí phủ lấp người làm thơ.
Nói vậy bởi tôi đang nghĩ đến thơ của thi sĩ Nguyễn-hòa-Trước.
Thơ Nguyễn-hòa-Trước được đặc trưng bởi sự tập trung vào tính sáng tạo của ngôn ngữ, sự giải cấu trúc của cú pháp và ngữ pháp thông thường, đồng thời khám phá những hạn chế và khả năng cố hữu của chính ngôn ngữ.
Thơ ông thường sử dụng cú pháp rời rạc. Cấu trúc thơ phân mảnh, thách thức các hình thức biểu đạt tuyến tính và tự sự thông thường. Sự phân mảnh phản ánh sự hoài nghi đối với ý tưởng về một ý nghĩa mạch lạc, đồng thời nhấn mạnh quá trình đọc thơ như một tương tác tích cực với ngôn ngữ. Người đọc thơ cùng lúc sáng tạo với người làm thơ. Thơ có thể gãy đoạn, không dễ cảm nhận tức thời, không đi thẳng từ trái tim người làm thơ sang trái tim người đọc, nhưng đó là sự gãy đoạn có ý thức khơi gợi những khả thể mỹ học khác lạ trong một tương quan mở. Chính nhờ vậy, ngôn ngữ trong thơ ông không bị lệ thuộc vào cái nghĩa, tức là cái tư tưởng tiên nghiệm, để từ đó thơ thoát ra khỏi thân phận công cụ, không bị trì kéo bởi trọng lượng khôn kham của sứ mệnh, và trở thành cứu cánh của văn học, của mỹ học.
Là một thử nghiệm ngôn ngữ ở cấp độ vần/nhịp điệu, từ pháp, cú pháp và ngữ nghĩa, nhà thơ thường sáng tạo những từ mới, sử dụng cách chơi chữ và vận dụng ngôn ngữ để làm nổi bật những phẩm chất vật chất của nó. Sự đổi mới ngôn ngữ này nhằm mục đích phá vỡ các thói quen đọc và hiểu.
Bởi thơ Nguyễn-hòa-Trước xem ngôn ngữ như một đối tượng vật chất, có xu hướng khám phá tính chất vật thể của nó cũng như cách thức nó định hình nhận thức và trải nghiệm, nên nhà thơ quan tâm đến kết cấu, cú điệu và hình thức trực quan của các từ trên mặt dệt bài thơ cũng như bối cảnh văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng chúng.
Theo lời chính nhà thơ thì “Viết là để 'ngôn ngữ hóa' cảm xúc và tưởng tượng của mình; mà hai thứ này thì cứ thay đổi, biến chuyển tùy lúc. Do đó, chúng bắt buộc 'ngôn từ' phải tự biến hóa liên tục theo.”

3. Miêu thuật trong thơ

Thơ có cần miêu thuật một câu chuyện nào không? Nếu là thơ vô ngôn, mật ngôn – tôi đang nghĩ đến nhiều bài thơ của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn – thì không hề hiện hữu một tự sự nào, mà chỉ là tập hợp những từ chẳng liên quan gì đến nhau, cũng chẳng có ý nghĩa hữu cơ nào. Là người viết, chúng ta có khao khát muốn chia sẻ với độc giả những câu chuyện đời, từ những chuyện vụn vặt, vớ vẩn chẳng đâu vào đâu cho đến chuyện nói lên thân phận con người trong dòng chảy cuồng nộ của cái-gọi-là kiếp nhân sinh.
Nếu là thiên tài như Nguyễn Du, bạn cứ nhẩn nha viết bài trường ca trên ba nghìn câu lục bát miêu thuật một câu chuyện éo le, ngang trái nhiều nước mắt. Nhưng thật may mắn cho chúng ta, những kẻ hậu bối tầm thường, vẫn có nhiều hình thức và loại hình văn bản khác nhau có thể mang lại trải nghiệm, hoàn cảnh hoặc tình huống cho cuộc sống. Bạn khao khát muốn kể ra sự thật đầy cảm xúc của câu chuyện hằng ấp ủ trong lòng, bạn chỉ cần ghi lại những khoảnh khắc nhỏ và biến chúng thành những khoảnh khắc quan trọng. Bạn kể một câu chuyện mà không cần trau chuốt xây dựng từng chi tiết nhỏ. Đó là nơi thơ phát huy tác dụng.
Thơ có thể ngắn hoặc dài, tùy ý bạn. Bài thơ Trái đất của thi sĩ Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc chỉ vẻn vẹn có sáu từ. Tôi cũng nghe truyền tụng thi sĩ Nguyễn Đức Sơn có một bài thơ tổng cộng ba từ “Hột thì le!” Nếu đấy là sự thật thì bài thơ của Sơn Núi có lẽ là bài thơ ngắn nhất lịch sử thơ ca! Tuy rất ngắn, nhưng cả hai bài thơ của hai thi sĩ (nếu có thể gọi đó là “bài” thơ) đều trọn vẹn “miêu thuật” một cảnh huống hay một cảm xúc nào đó. Chưa bao giờ người đọc đóng vai trò quan trọng hơn, bởi người đọc phải tiếp nối, lấp đầy những phần trắng, phần trống, hở, của bài thơ. Các thể thơ haiku hay hokku của Nhật Bản cũng có tác dụng tương tự, nó yêu cầu sự tương tác giữa văn bản thơ và người đọc để bật lên những điều thú vị nằm bên ngoài thơ.
Điều khiến thơ ca trở thành một loại hình nghệ thuật thiêng liêng là những câu chuyện được kể có rất ít lời. Kỳ thực, kể một câu chuyện lý thú dưới ba trăm từ là một tài năng ít người có được.
Cổ nhân vốn chuộng quan niệm “ý tại ngôn ngoại” nên thường làm thơ ngắn, ít chữ, nhưng cũng có loại thơ gọi là “phú” với câu chữ dài hơn, còn truyền tụng đến ngày nay, điển hình như những bài phú của vua Trần Nhân Tông, của Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Huy Lượng, v.v.

4. Hình thức bài thơ

Không có một hình thức nào được xem là đúng nhất cho một bài thơ. Tuy vậy, hình thức bài thơ cho phép người đọc có cái nhìn thoáng qua về dòng ý thức của nhà thơ. Mỗi đoạn thơ đều góp phần truyền tải một ý nghĩa, cảm xúc sâu sắc nào đó. Mỗi khổ thơ, cách ngắt dòng, dấu chấm hay dấu phẩy, những ký hiệu, thậm chí những đường nét như tranh vẽ đều được dụng công góp phần tạo nên bức tranh lớn hơn của bài thơ. Cách thức một bài thơ được định dạng nói lên nhiều điều về giọng điệu hoặc tâm trạng mà nhà thơ có thể đang cố gắng truyền tải. Nhà thơ có thể truyền tải một tư duy phân tán bằng cách sử dụng ngắt dòng và nhiều khoảng cách giữa các từ. Hoặc, nếu muốn bài thơ có vẻ sâu sắc hơn, bạn có thể làm thơ vần và mỗi khổ thơ có số dòng như nhau.
Không giống như văn xuôi, thơ yêu cầu chúng ta chú ý đến ngôn ngữ không chỉ từng câu, từng chữ mà còn từng âm tiết, từng âm thanh. Chính nhịp điệu và âm nhạc của thơ đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe, mở rộng các giác quan và nhận thức cách chúng ta tiếp nhận ý nghĩa vào tâm trí mình.
Nhạc tính và những khoảng dừng (như những dấu lặng trong âm nhạc) được chủ ý xây dựng trong dòng ngắt quãng làm chúng ta chậm lại. Thơ yêu cầu chúng ta không nhảy về phía trước mà ngừng lại nuốt vào từng con chữ một để thẩm thấu trải nghiệm bàng bạc trong hồn thơ lai láng. Nó mời gọi sự hiện diện. Nó tiếc rẻ sao đêm chóng tàn.
Hình thức và nội dung không thể tách rời trong một bài thơ. Một bài thơ có ý nghĩa chính xác như những gì được biểu hiện trong hình thức của nó. Hình thức là nội dung và nội dung là hình thức. Điều này tương tự như tính lưỡng phân giữa tâm trí và thân thể con người.
Hình thức thơ của các nước Tây phương vào mấy chục năm giữa thế kỷ XX, nhất là thơ Mỹ, lâm vào tình trạng quá độ. Nó biến thành ký họa. Nhưng chỉ sau hai, ba thập kỷ tung hoành, nó lui vào bóng tối và ngày nay chỉ hiện hữu như một cước chú trong các giáo trình học đường cho các học sinh, sinh viên tìm hiểu về lịch sử thơ ca.
Sau khi bài thơ hoàn tất, nó có thể mang bất cứ ý nghĩa gì. Hãy để người đọc tự giải thích. Đó chính là điều khiến thơ trở thành một loại hình viết thú vị và bí ẩn. Thơ là phiên bản giấc mơ của nhà thơ. Qua thơ của mình, nhà thơ có thể tạo ra điều gì đó đẹp đẽ từ bóng tối mà họ có thể đang trải qua. Thơ mang lại cho người viết sự nhẹ nhõm và sự thú vị cho người đọc.

5. Mục đích của thơ là gì?

Đối với nhiều người, câu hỏi này thoạt đầu nghe có vẻ vớ vẩn, chẳng chút liên quan. Hoặc bạn thích đọc và làm thơ, hoặc thơ không có mối quan tâm đặc biệt nào đối với bạn, và trong cả hai trường hợp, lý luận trừu tượng về nó chỉ khiến bạn cảm thấy câu chuyện trở nên lạc đề. Nhưng ít nhất từ thế kỷ XVI bên Tây phương, các nhà thơ đã viết những chuyên luận về tầm mức quan trọng của thơ ca. Tập sách Apology for Poetry (Lời xin lỗi cho thơ ca) của Philip Sidney dựa trên khả năng của thơ trong việc hướng dẫn độc giả thông qua “niềm vui” và giúp họ đạt được các “thao tác đạo đức”. Vào đầu thế kỷ XIX, cuốn Defense of Poetry (Bảo vệ thơ ca) của thi hào Anh Percy Bysshe Shelley đưa ra lập thuyết dựa trên khả năng rèn luyện trí tưởng tượng của thơ. Theo ông, thơ ca “đánh thức và mở rộng tâm trí” con người.
Thi sĩ thường được xem là bậc thầy nhân loại, là nhà tiên tri, nhưng ngày nay, tính trung tâm văn hóa của thơ ca đã giảm sút đáng kể so với thời cách đây vài thế kỷ. Vào thời của họ, những thi sĩ như Shelley và Lord Byron có địa vị gần giống như các siêu sao nhạc pop, hay diễn viên điện ảnh thời nay. Nhưng những niềm vui và bài học từ thơ ca, nếu có, lại không giảm sút chút nào, và việc thể hiện rõ ràng lợi ích của thơ nhắc nhở chúng ta thơ là gì và chúng ta là ai, bởi thơ giúp chúng ta bộc lộ chính bản ngã mình.
Thơ hiện hữu trong mọi giai đoạn, mọi tâm trạng, mọi trải nghiệm của cuộc sống. Osip Mandelstam viết nguệch ngoạc những bài thơ trong ngục tù Gulag ở Siberia; Thanh Tâm Tuyền vừa lao động khổ dịch tại những trại tù cải tạo Bắc Việt vừa lẩm nhẩm cố ghi nhớ vào tâm khảm những câu thơ mà về sau được xem là trác tuyệt nhất của ông; Trần Mộng Tú vừa nấu cơm tối cho chồng con vừa bật ra trong đầu những vần thơ nền nã. Thơ đi cùng chúng ta, gặp chúng ta nơi chúng ta đang ở, dẫn chúng ta đến những bước tiếp theo. Trong cuộc đời tôi, tuy viết văn xuôi nhiều hơn là thơ, nhưng thơ luôn là người bạn đồng hành. Tôi đã viết những bài thơ trong những khoảnh khắc đen tối nhất và hạnh phúc nhất đời mình.
Tôi nghĩ chừng đó thôi đã đủ cho thơ ca có một chỗ đứng trang trọng và viên mãn trong tâm hồn chúng ta.

6. Tại sao chúng ta làm thơ?

Khi chú ý đến ngôn ngữ, chúng ta thấy rằng ngôn ngữ mang ý nghĩa trong mối liên hệ với truyền thống, nhận thức, kinh nghiệm. Một từ có nghĩa là một cái gì đó khác so với các từ khác; cú điệu chỉ được hình thành trong mối quan hệ với các cú điệu và âm thanh khác. Thông thường, tâm-thân được xem là hai thực thể tách rời, riêng biệt, nhưng xuyên qua nhận thức của chính chúng ta, tâm-thân chỉ là những từ nói lên những phần trải nghiệm của chúng ta mà trên thực tế, không thể tách rời nhau. Tương tự, ý nghĩa của bài thơ xuất phát từ những mối quan hệ được hình thành giữa thế giới sống, giữa các từ trên trang giấy, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với chính người đọc. Nghề đọc, nghề làm thơ, do đó, gắn liền với thực tế sống.
Dù đôi khi thấy khó khăn, chúng ta vẫn thấy được mối liên hệ giữa cái cụ thể và cái thiêng liêng, giữa cái nhỏ nhoi và cái to lớn, cái gì chúng ta có thể biết và cái gì chúng ta không thể lĩnh hội. Khi chú ý đến những mối quan hệ này, chúng ta cũng chú ý đến những khoảng trống giữa các sự vật, giữa các từ, cái không gian im lặng, cái không gian bí ẩn nơi những khả thể có thể xảy ra.
Không gian của khả năng này chính là không gian của năng lượng sáng tạo, của tia lửa thiêng lóe sáng lên trong một giây phút bất chợt, phù du. Và mặc dù chỉ đọng lại trong tâm tưởng ta không quá một sát-na, nó chỉ hướng cho ta đến không gian mà nó mời gọi, nơi sự sáng tạo thành hình. Đó là lúc thần trí tưởng tượng dịch chuyển từ não thùy bên trái sang não thùy bên phải, thâm nhập vào không gian của sáng tạo. Đây là không gian của giấc mơ, của tiềm thức, của thần thoại, của thần cảm. Và không gian đó cũng là không gian diễn ra sự thay đổi. Nó là không gian của tiếng khóc nguyên sơ nhất của chúng ta – nỗi đau buồn, chấn thương, niềm đau thể xác – tất cả đều là một phần của không gian này và thường nằm ngoài ngôn ngữ. Đó cũng là không gian của niềm vui lớn nhất, ham muốn tình dục, tình yêu, và là không gian của chính sự thiêng liêng, của sự thần bí và kính sợ.
Điều thú vị là những trải nghiệm cao độ nhất đưa ta ra ngoài ngôn ngữ. Và nghịch lý thay, sự chú ý rất chặt chẽ đến ngôn ngữ mà thơ ca tạo ra lại đưa chúng ta vào trạng thái phi ngôn ngữ. Nó là khoảng không trống rỗng giữa các từ, trí tuệ của phi ngôn ngữ, cái mà nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh gọi là “phút mong manh giữa những từ”.
“Hãy nói lên Sự Thật nhưng hãy nói một cách nghiêng lệch.” Nữ sĩ Emily Dickinson thốt câu nói nổi tiếng đó. Thường thì chính sự nghiêng lệch của một bài thơ có thể đi đến sự thật một cách chính xác hơn. Mọi sáng tác đều là một quá trình khám phá, đặc biệt là thơ. Chính hình thức này đã cho phép chúng ta buông bỏ những cách nói hoặc suy nghĩ có tính thiên kiến, định sẵn về sự vật và thử nghiệm những hình thức mới, ý nghĩa mới. Chúng ta học hỏi thông qua quá trình đọc và viết của chính mình.
Một lý do ta làm thơ là để tuôn ra từ sâu thẳm bản ngã một số suy nghĩ, cảm xúc, hiểu biết, câu hỏi, thậm chí một giai điệu nào đó mà bạn không biết là có trong bạn hoặc được ai trên thế giới nói đến hay chưa. (Hãy quay lại câu nói của Milan Kundera.) Các hình thức viết khác, như báo cáo khoa học, phân tích chính trị, thị trường chứng khoán, báo chí, phần nhiều cố gắng nắm bắt và thông hiểu những điều đã biết. Thơ là sự khai phóng cái gì đó trước đây chưa từng được biết đến và đặt nó vào thế giới hữu hình. Bạn viết để mời gọi điều đó, để biến cái vô minh thành một tập hợp những điều bất ngờ, và với may mắn, những điều không thể ngờ tới.
Hấp lực của thơ thu hút những gì sâu sắc và những khả thể của thơ. Thơ cung cấp khả năng mở rộng khẩu độ và tăng phạm vi tiếp cận. Chúng ta thường sống trong tình trạng chính mình bị che khuất khỏi những người khác bởi những yếu tố cô lập mang tính xã hội: quy ước, phép lịch sự; và cá nhân: rụt rè, tự sợ hãi hoặc mù quáng, mệt mỏi. Bước vào một bài thơ là chấp nhận rủi ro, chấp nhận cho bản ngã chui ra khỏi cái vỏ bọc kín bưng xưa nay nó nằm bất động. Việc làm thơ sẽ loại bỏ mọi biện pháp bảo vệ, để xem những bước tiếp theo sẽ như thế nào. Thơ là thủ thuật của ngôn ngữ, trong đó nhà thơ vừa là ảo thuật gia vừa là khán giả. Làm thơ có nghĩa là khám phá những điều mới mẻ trong cảm xúc và ý tưởng. Thơ thúc đẩy sự biến đổi của hiện hữu. Trật tự cũ, dù thế nào chăng nữa, một bài thơ sẽ thay đổi nó.
Thay đổi như thế nào thì chẳng hề có một công thức hay phương trình cho ta tính toán những con số để xem đáp án sau cùng là gì. Mỗi nhà thơ là một cá thể con người. Tôi không giống Khế Iêm hay Vương Ngọc Minh, tôi không có sự táo bạo, liều lĩnh, “dám chơi dám chịu” như hai anh, và chắc chắn phong vị thơ tôi không giống thơ hai anh. Sự thật là mỗi nhà thơ có một phong khí (mượn chữ của nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc) khác nhau, không ai giống ai, và đó chính là nét đẹp của thơ ca.
Yêu cầu cốt lõi của nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng, về hình dạng, tính đặc biệt của trải nghiệm, được định vị bởi tâm hồn và trải nghiệm sống của người sáng tạo ra nó. Cái tôi là, tôi sẽ chẳng bao giờ biến đổi được. Và điều tôi luôn tâm niệm trong khi làm thơ là, “Hay mở cửa sổ rộng hơn vài phân cho thoải mái”.
Những gì chúng ta khao khát từ nghệ thuật là những điều còn thiếu sót trong cuộc sống mà chúng ta đang cố sống sao cho ý nghĩa. Luôn luôn thiếu một cái gì đó, và bởi thế việc sáng tạo nghệ thuật là vô tận. Nghệ thuật là con đường xuyên vũ trụ, không bao giờ đến đích. Người làm thơ, hơn ai hết vốn biết rõ điều đó, nên hắn chẳng bao giờ quan tâm đến sự thành công hay thất bại của mình.
Ngoài ra còn có vấn đề kết nối. Bạn không thể dựng một thi ảnh, một ẩn dụ, một câu chuyện, một cụm từ mà không nghiêng sâu hơn một chút vào thế giới được chia sẻ, mà không nhận ra rằng sự cô độc được cho là của bạn ở mọi điểm trong chu vi của nó đều chạm vào một số điểm khác. Sự hiện hữu của con người là một hữu-thể-tại-thế như triết gia Martin Heidegger nhận định. Bạn không thể đọc một bài thơ, nhất là một bài thơ hay, của người khác mà không nhận ra khuôn mặt của chính bạn trong trải nghiệm của họ. Nghệ thuật cho phép chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc, chính xác và trìu mến hơn những gì hiện hữu xung quanh. Và nó mở rộng điều đó, mở rộng chúng ta.

7. Tại sao chúng ta vẫn làm thơ, khi không còn ai đọc thơ nữa?

Hy vọng tôi đã trả lời thỏa đáng phần nào câu hỏi “Tại sao chúng ta làm thơ” do bạn đưa ra, nhưng hình như bạn chưa chịu buông tha cho tôi mà còn bồi thêm một câu hỏi khác hóc búa hơn. Chính cái vế thứ hai của câu hỏi khiến tôi nhức nhối, và bởi sự thật quá phũ phàng nên cho dù trả lời khéo léo đến đâu chăng nữa, tôi vẫn để lộ ra tính ngụy biện trong câu trả lời.
Vâng, chúng ta đang sinh sống trong một thời
đại mà mọi thứ di chuyển với tốc độ ánh sáng. Con người ngày càng bị cuốn hút vào cái “hố đen huyền tẫn” không có lối trở ra, và các thứ không thiết yếu cho cuộc sống tất bật với nhịp độ chóng mặt đều bị bỏ rơi lại đằng sau, thậm chí bị ném vào bãi phế thải.
  Việc đọc sách là một trong những thứ bị vứt bỏ không thương tiếc đó, nhất là đọc thơ, làm thơ.
Ngày nay con người chỉ đọc những thông tin trên mạng, mà nội dung những thông tin ấy không lưu lại trong bộ nhớ của mình quá mươi giây đồng hồ để nhường chỗ cho những thông tin khác khẩn thiết, nóng bỏng hơn. Thơ ca trong thời hiện đại không còn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống con người nữa, chẳng có gì quá đáng nếu ta xem nó như là một di chỉ của nền văn minh nhân loại đã qua, nó đã trở thành cổ tích.
Chưa hết, chúng ta còn đang sống trong một thời kỳ mà các cuộc khủng hoảng trên thế giới hình như liên tục tiếp diễn: chiến tranh; khủng hoảng kinh tế, chính trị; các băn khoăn về môi trường và biến đổi khí hậu; thậm chí cả những thảm họa từ thiên nhiên như động đất và thời tiết cũng được khuếch đại trong mối tương tác với một môi trường vốn từ lâu đã bị con người tha hóa biến đổi theo chiều hướng xấu. Toàn những vấn nạn to lớn cho con người và thế giới tương lai. Giữa bối cảnh đó, bạn có nghĩ rằng thơ ca và nghệ thuật nói chung có vai trò trong phản ứng của chúng ta trước những điều này và trong tiến trình biến đổi lớn hơn của xã hội?
Ở Việt Nam tôi thường nghe người ta tranh luận về sứ mệnh thơ ca, nhưng đó là thứ sứ mệnh làm thế nào để cõng “sông núi trên vai” (mà họ dịch là “mountain river on the shoulder” [sic]) hầu đưa đất nước tiến nhanh tiến mạnh lên Xã hội chủ nghĩa, chứ ít nghe ai nói về những vấn nạn của thế giới bạn nêu trên. Thực chất, ở ngoài này, từ lâu đã xảy ra những cuộc tranh luận về các vấn đề này.
Thế nhưng mục đích của nghệ thuật có phải là thực hiện những công việc to tát nằm ngoài sự tồn tại của chính nó không? Nghệ thuật có thay đổi điều gì bởi sự tồn tại hay không tồn tại của nó? Có nên để nghệ thuật khoác chiếc áo sứ mệnh nặng khôn kham lên thân thể ốm yếu, còm cõi đến thảm thương của nó không? Câu trả lời chung chung là, dù nhìn dưới lăng kính nào chăng nữa, tôi đều cho rằng nghệ thuật, nếu thực sự là nghệ thuật, phải là động lực hướng tới những cái tốt đẹp.
Nhưng nghệ thuật hoàn toàn mang tính vị lợi sẽ không phải nghệ thuật nữa, mà là quảng cáo hay tuyên truyền. Thơ Chế Lan Viên viết vào thời kỳ chiến tranh Nam-Bắc khích động thanh niên miền Bắc vào Nam chiến đấu “chống Mỹ cứu nước” là những văn bản tuyên truyền, không hơn không kém! Không phải thơ, thậm chí, không phải vè.
Nói cho cùng, nghệ thuật, nhất là nghệ thuật thơ ca, sau khi mọi chuyện ồn ỹ lắng đọng, vào cuối ngày chỉ để lại chút niềm vui nho nhỏ trong lòng người làm thơ và người đọc thơ. Một chút giao cảm nào đó dấy lên, và đó là hạnh phúc. Nhưng ngay cả niềm vui vô ích cũng không phải là tầm thường. Niềm vui chẳng có ý nghĩa trọng đại và không “đạt được” gì cả, nhưng lại là sự mở rộng thước đo không thể thiếu trong bất kỳ cuộc sống nào. Tại sao chúng ta muốn công lý, hay giảm bớt đau khổ, nếu không phải vì sự gia tăng chút hạnh phúc đơn giản mà nó mang lại?
Nghệ thuật không hẳn chỉ là vấn đề đáp ứng được cái đẹp, đem đến sự an ủi hay tìm lòng bình yên, mặc dù điều đó có thể xảy ra và có thể được hoan nghênh. Nghệ thuật cũng không hẳn để chỉnh đốn tính cách khiến cho cuộc sống tốt đẹp hơn, mặc dù điều đó đã xảy ra ở chừng mực nào đó trong lịch sử loài người, có thể đang xảy ra và tương lai vẫn có nhiều hứa hẹn. Tôi chỉ có thể nói một cách hết sức giản dị rằng nghệ thuật tốt là nghệ thuật có khả năng điều chỉnh lại tầm nhìn hầu làm giảm bớt sự loạn thị trong mắt chúng ta, giúp trái tim chúng ta đập cùng một nhịp đập với thiên nhiên và người bạn đồng hành. Điều này tôi không giải thích được mà chỉ cảm thấy trong mạch đập của mình khi đọc những bài thơ hay.
Tôi không nghĩ thơ ca sẽ biến mất khỏi mặt địa cầu, mặc dù ngày nay nó co cụm lại thành những cái “túi nhỏ”, trong đó các thi sĩ vẫn đắm chìm trong chữ nghĩa của mình để bày tỏ điều gì đó, không nhất thiết phải bày tỏ với ai, mà với chính mình. Những người làm thơ của thời đại hôm nay là những kẻ cô đơn, họ tự chọn đứng bên lề xu hướng thời đại, và cương quyết không chịu từ bỏ quan niệm cố hữu vốn xem mục đích của thơ ca bao gồm nhiều chức năng khác nhau, phản ánh khả năng thích ứng và sự phù hợp lâu dài của thơ trong cuộc sống.

– Trịnh Y Thư



Nỗi Buồn Chữ Nghĩa


Chữ nghĩa càng nhiều càng thêm bối rối

Trí tuệ cạn cùn hấp hối nhanh hơn

Vì sợ cõi này cô đơn lẻ bóng

Chỉ mình ta đơn điệu bóng cô đơn.



Sách sếp đầy ngổn ngang trên kệ gỗ

Bụi bám nhện giăng nhiều chỗ không sờ

Chỉ sợ rằng giấc mơ đời chưa hết

Lại bơ vơ lạc lõng đến bao giờ.



Gặp lại Nguyễn Du ngàn câu lục bát

Nàng Kiều gian truân tan nát đời hoa

“Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa”
“Cung Oán Ngâm Khúc” xót sa phận người.



“Chinh phụ ngâm” Đặng Trần Côn bật khóc

Ngọn đèn dầu thấp thoáng bóng chinh phu

“Nhẽ trời đất nổi cơn gió bụi
Khác má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Tế Luân

 

Cuộc Sống Thi Ca

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024

Hồ Xuân Hương - Triết Lý Phồn Thực - VTLV Mạn Đàm


Tìm lại ngày tháng cũ, một thời nổi bật của ban truyền thông Văn Thơ Lạc Việt. Tôi đã biên soạn một số những tài liệu hội thảo cho các Nhân Văn nổi tiếng một thời trong văn Học Việt Nam.

Như Chinh Phụ Ngâm - Cung Oán Ngâm Khúc - Hồ Xuân Hương - Đọan Trường Tân Thanh "Nguyễn Du". Lục Vân Tiên - Bà Huyện Thanh Quan - Hồn Bướm Mơ Tiên. Và còn nhiều đề tài khác nữa.

Hôm nay xin chia sẻ những Video clip mạn đàm về Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương



Tiếp nối bằng những phân đoạn "Mạn đàm về nữ sĩ Hồ Xuân Hương". Anh em chúng tôi xin cống hiến quý vị một loạt video clips "Mạn đàm về nhà thơ Hồ Xuân Hương" một trường phái thơ mới bằng chữ Nôm, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã sáng tạo nên một trường phái thơ rất phóng khoáng sử dụng từ ngữ rất táo bạo, đã bộc lộ rõ con ngưới của bà, tự tin, đa tài và cũng đa tình. 

Hồ Xuân hương đã biết sử dụng một cách khéo léo và tài tình của sự duyên dáng nơi phái yếu, để bênh vực cho người phụ nữ và nâng cao những giá trị đạo lý của phụ nữ, một lòng chung thuỷ sắc son bên chồng con. 

Hồ Xuân Hương còn bày tỏ một thái độ coi khinh, bất kính bằng cái nhìn không kính trọng đối với những kẻ tầm thường đạo đức giả. Rất mong quý vị xem và phổ biến. Văn Thơ Lạc việt trân trọng.

"Những suy tư, tình cảm được Xuân Hương giải phóng trong thơ cũng là những thứ hiện diện ngấm ngầm trong tâm tưởng nhân dân. Nguyễn Tuân gọi những thứ được phản ánh trong thơ Xuân Hương là “cái hiện thực đa âm đa dương,” tiệm cận với chủ nghĩa nhân văn và ý thức nữ tính hiện đại" 
Sự phô bày thân thể một cách vô ý và tự nhiên, nửa kín nửa hở nhưng không hề lõa lồ mà có phần tinh nghịch, duyên dáng. “Lược trúc biếng cài,” “yếm đào trễ xuống” làm lộ ra “gò Bồng Đảo,” “lạch Đào Nguyên” khiến người quân tử chẳng màng lời dạy của Nho gia, cứ “dùng dằng” ngắm mãi cái đẹp trời cho này."

"Xuân Hương biết rằng cái đẹp, nhất là cái đẹp thân thể của phụ nữ, rất mỏng manh và thoáng chốc nên đã đặt cái hữu hạn đó cạnh bên những gì vĩnh cửu, trường tồn để ngợi ca vẻ đẹp của con người, đồng thời thể hiện nỗi băn khoăn khi đối diện với thế giới. Trong thơ Xuân Hương, thân thể và số phận của người phụ nữ thường gắn với thiên nhiên và vũ trụ, phổ biến hơn cả là vầng trăng".

Triết học tự nhiên của Hồ Xuân Hương đặt trọng tâm vào tín ngưỡng.
Phồn Thực, đề cao sự sinh sôi nảy nở, đề cao sức sống, sự trường tồn. Theo triết lý tự nhiên, con người phát triển theo thiên hướng riêng nhưng không tách rời khỏi thiên nhiên, cộng đồng. Và triết lý phồn thực là cách hiểu triết lý tự nhiên của Hồ Xuân Hương.

Lê Tuấn



Hồ Xuân Hương Phần 1


Hồ Xuân Hương Phần 2



Hồ Xuân Hương Phần 3


Hồ Xuân hương Phần 4
Hết

Cuộc Sống Thi Ca