Những Nẻo Đường Du
Xuân
Năm Giáp Ngọ 2014
Ngày
đầu năm dương lịch (New Year 2014) vừa bước qua, chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho
chuyến đi về thăm quê hương vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014. Gia đình chúng tôi đã
mua vé trước cả tháng, giá vé máy bay về VN vào dịp Tết hơi đắt, mỗi người phải
trả 1,400 dollars (round trip) giá vé này bao gồm 5 năm Visa vào VN.
Chuyến đi lần này gồm
có vợ chồng tôi và cô con gái lớn Kim Khánh, ngoài ra còn có thêm hai cô em gái
của tôi cùng về VN ăn Tết.
Hai
vợ chồng đã bàn thảo về hành lý mang theo, cũng như qùa cáp sẽ mua những gì để
làm quà vào dịp tết, lúc đầu chúng tôi định mang theo hành lý cho gọn nhẹ, bởi
vì chuyến đi này, chúng tôi sẽ đi theo Tour từ miền Nam ra miền Bắc, tour du
lịch này chúng tôi đã (book) trước, sẽ đi gần như hết chiều dài của bờ biển VN,
do đó hành lý cần phải gọn nhẹ, nhưng cuối cùng vẫn cồng kềnh, bao gồm hai vali
lớn, và hai thùng giấy carton cở lớn, do tôi đóng gói, có làm thêm hai quai
sách để dễ khiêng.
Tôi
đã cân đo hành lý trước khi đóng gói, cho đúng tiêu chuẩn quy định là 50 lb
(khoảng 25 ký) cho một thùng hàng ký gửi.
Mọi việc diễn tiến
theo đúng trình tự của nó, rồi cũng đến ngày khởi hành ra phi trường San Fracisco,
con trai tôi cháu Khoa và Jose, người bạn của cháu Kim, đã chuẩn bị
hai xe van, đủ chỗ chở hành lý và mọi ngườn đến San Francisco air port.
Trong
lòng tôi tràn đầy một cảm giác, vừa (Exciting) phấn kích, vừa (nervous)
bồn chồn, bởi vì đối
với tôi đây là lần đầu tiên, sau 21 năm xa quê hương, trở về thăm lại VN, một
thời gian quá dài, chắc chắn đã làm thay đổi rất nhiều, về cảnh vật và cả con
người, dĩ nhiên tôi sẽ ngỡ ngàng và mất phương hướng khi đến Sài Gòn, rất khó
để nhận ra nơi chốn cũ, riêng tâm trạng của con gái tôi thì không cần bàn đến,
bởi vì cháu sẽ như một người Mỹ lần đầu tiên đến thăm vùng đất xa lạ VN.
Mải
suy nghĩ miên man, thì xe đã chạy vào cổng phi trường, cháu Khoa cho xe dừng
lại ngay tấm bảng Eva airline, mọi người đem hành lý xuống và chất lên chiếc xe
đẩy của phi trường. Chúng tôi xếp hàng theo đoàn người đến trước để chờ (check
in) và gửi hành lý, nhờ chuẩn bị trước nên hành lý của chúng tôi đều đúng theo
tiêu chuẩn quy định, sau khi nhận vé máy bay, chúng tôi mỗi người còn lại một
vali nhỏ (carry on) lên máy bay, riêng tôi đeo một pack fact (kiểu như tây ba
lô) vả đeo thêm một túi đựng máy hình Canon và máy quay phim (Sony full HD
1080P) loại nhỏ cầm theo trên tay rất gọn, trong suốt hành trình từ nam ra bắc,
tôi đã xử dụng máy quay phim này để ghi lại những hình ảnh rất đẹp.
Chúng
tôi đi qua cổng an ninh phi trường, tất cả hành lý và con người đều phải đi qua
máy scan, một chút phiền toái bắt buộc cho sự an toàn.
Tôi quay người nhìn
lại, và vẫy tay chào cháu Khoa, trong lúc cháu cũng đang vẫy tay chào chúng
tôi. Đoàn người chúng tôi đi về phía phòng đợi, bây giời là 10:30 tối, sẽ còn
hơn một giời nửa để ngồi chờ, tại nơi này có nhiều gian hàng bán đủ thứ, nếu
mua sắm trong khu vực này sẽ được miển thuế, và mang lên máy bay thoải mái,
cũng có một vài hành khách mua sắm thêm vào giờ chót.
Mọi
người lần lượt lên máy bay, tiếp viên phi hành đa số là những cô gái rất trẻ
đẹp người Đài Loan, họ rất nhã nhặn và lịch thiệp, có vài cô nói tiếng Việt rất
thông thạo, có lẽ hãng Eva đã tuyển thêm nhân viên biết nói tiếng Việt để dễ
giao dịch, vì họ thấy hành khách Việt nam rất đông. Sau khi đã ổn định chỗ
ngồi, nhân viên phi hành hướng dẫn quy định trên phi cơ, bằng 3 ngôn ngữ,
English, China và Việt Nam. Máy bay từ từ tiến ra phi đạo, và tăng tốc độ cất
cánh rất êm, bỏ lại phía sau thành phố San Francisco lộng lẫy với ánh đèn ban
đêm, một thành phố nổi tiếng nằm trên bờ Tây của vùng biển Thái Bình Dương.
Máy
bay đã bình phi trên một cao độ nhất định, tôi nhìn trên màn hình TV nhỏ, gắn
trên lưng ghế phía trước mặt của mỗi người, đường bay đang hiển thị, cho chúng
ta biết đầy đủ chi tiết của chuyến bay, như một Pilot đang điều kiển máy bay,
hành khách có thể theo dõi, độ cao, tốc độ bay, hướng bay, vị trí, và thời tiết
bên ngoài, cùng với giờ hiện tại và giờ dự trù đên nơi.
Trong
thời gian này các cô tiếp viên đang phục vụ bữa ăn đầu tiên trên máy bay,
thường là thực đơn có hai loại cho quý khách lựa trọn, ví dụ như thịt gà hay
thịt heo, nước trà hay cà phê, nước ngọt hay nước lọc. mỗi phần ăn đựng trong
một cái khay nhựa, trên đó bao gồm đủ thứ rất tiện dụng.
Mọi
hoạt động vẫn diễn tiến theo tuần tự trên máy bay, riêng tôi vẩn tó mò theo dõi
về hành trình chuyến bay, con tầu đang lao về phía trước với một tốc độ chóng
mặt 875 km/h, nhiệt độ bên ngoài là -56 độ C, với nhiệt độ này nếu ta đổ một ly
nước ra ngoài, cả ly nước sẽ đóng đá ngay lật tức. Trên màn hình tôi thấy hiển
thị một đường bay vòng theo hướng bắc cực, từ SF bay dọc theo bờ biển về hướng
Seattle, Canada, vùng biển Alaska, bay dọc theo bờ biển nước Nga, đến Trung
Hoa, đến nước Nhật rồi mới đến Taiwan, mặc dù là đường bay vòng nhưng con tầu
vẫn nằm trên vùng bay quốc tế và trên bờ của Thái bình dương.
Tôi
cũng hơi thắc mắc, tại sao không bay thẳng từ SF ngang qua biển đông đến Taipei
có phải là gần hơn không. Tôi tự trả lời có lẽ đây là quy định theo đường bay
quôc tế, có thể đây là một giải pháp an toàn cho máy bay, bay theo đường viền
của thềm lục địa, vì khi máy bay bị trục trặc, có thể đáp khẩn cấp tại một phi
trường nào đó gần bờ nhất, đây cũng là suy nghĩ vớ vẩn của tôi mà thôi.
Hành
trình của chuyến bay dài 14 tiếng, từ vùng tối của nửa vòng trái đất này, bay
đến vùng sáng của nửa vòng trái đất bên kia nước Mỹ, tôi xem lại hành trình của
chuyến bay trở về Mỹ, mới thấy được sự khác biệt lý thú này, Từ VN máy bay khởi
hành lúc 12:30 pm (trưa ngày 18 tháng 2, 2014) xuống phi trường Taipei chuyển
tiếp máy bay từ Taipie về đến phi trường San Farncisco lúc 2:50 pm (trưa ngày
18 tháng 2, 2014)
Như
vậy tính ra cùng trong một ngày 18 tháng 2, 2014, thời gian bay chỉ có 2 tiếng
10 phút là đến nơi, nhanh gấp trăm lần một phản lực cơ tối tân nhất thế giới.
khi đi là ngày 18, về đến nơi cũng là ngày 18, tuy cùng một ngày, nhưng thật ra
là hai ngày khác nhau của hai múi giờ, khác nhau trên trái đất, bởi vì chúng
tôi đã có một hành trình đi ngược lại thời gian trong vòng 14 tiếng.
Tôi
bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, tôi nhắm mắt lại và cố gắng chập chờn trong giấc ngủ,
nghẹo đầu nghẹo cổ, hết gật bên này lại gật bên kia, đôi lúc muốn duỗi thẳng
đôi chân cho thoải mái một tí, thì bị kẹt cứng bởi hàng ghế phía trước, tôi cố
tìm giấc ngủ một lúc nhưng không tài nào được, vậy mà tôi đã nghe, có người đã
cất tiếng ngáy khò khò, có tiếng ngáy như đang kéo một hơi thuốc lào, một vài
tiếng ho của các vị bô lão, thỉnh thoảng lại có người hơi khó chịu, vì phải
đứng lên cho người ngồi bên trong đi tiểu, rồi lại phải đứng lên lần nữa cho họ
trở về chỗ ng
Tôi
vẫn không ngủ được, hết xem phim lại nhìn vào màn hình theo dõi đường bay, cuối
cùng trời cũng hừng sáng, ánh sáng ban mai chiếu xuyên qua khung cửa kính của
thân máy bay, đem lại một ngày mới, cho những hoạt động rất quen thuộc của nhân
viên phi hành đoàn, các cô tiếp viên lại bắt đầu phục vụ cho hành khách một bữa
điểm tâm, với hương vị quen thuộc của một ly café sang, đã làm cho đầu óc thêm
sảng khoái, với những ý nghĩ sắp về đến Sài gòn.
Tiếp
tục theo dõi hành trình chuyến bay trên màn hình, tôi thấy máy bay đang bay
ngang qua Đại Hàn, một phần đất, có một đầu dính kết với thềm lục địa Trung
Hoa, và một nửa chạy ra biển Thái bình dương, cái nửa dính liền với Trung Cộng,
đang bị cai trỉ bởi bàn tay sắt máu của Cộng sản Bắc Hàn, dưới triều đại của
Kim Jon Un một ông vua cộng sản, không ngồi trên ngai vàng như những vị vua của
thời xa xưa, mà ngồi trên đầu trên cổ của nhân dân Bắc Hàn. Một nửa nằm trên
biển thài bình dương, lại là một đất nước tự do, một Nam Hàn với nền kinh tế
thịnh vượng và vững mạnh, ngang hàng với Nhât Bản.
Máy
bay tiếp tục bay dọc theo chiều dài của những hòn đảo Nhật Bản, hường về Đài
Loan, một đảo quốc nhỏ bé nhưng đủ sức ngăn chận sự xâm lấn của chủ nghĩa Cộng
Sản. Từ cửa sổ của thân máy bay, tôi đã nhìn thấy Taiwan, trông như một củ
khoai lang nhỏ bé, nằm bên ngoài cái đĩa bàn ăn thật lớn đó là Trung Cộng, đã
nhiều lần Trung Quốc muốn gắp nốt củ khoai này nhưng không được, vậy mà đảng
cộng sản VN sẵn sàng dân hiến quần dảo Hoàng Sa cho quan thầy Trung Cộng, để
đổi lấy sự bảo vệ những chiếc ghế ngồi, của những ông trùm, trong bộ chính trị
đảng cộng sản VN.
Máy
bay từ từ hạ thấp độ cao, con tầu đảo một vòng trên bầu trời Taipei, tiếp viên
hàng không liên tiếp nhắc nhở hành khách (seat bell), tắt những dụng cụ điện
tử, máy bay chuẩn bị hạ cánh (landing), bánh xe máy bay vừa chạm mạnh trên bề
mặt của phi đạo, con tầu hơi lắc mạnh một chút rồi giảm dần tốc độ, con tầu giờ
đây như là một chuyến xe khổng lồ đang chạy về phía sân ga, trả hành khách và
những hành lý cồng kềnh xuống sân ga, để rồi lại tiếp tục cho một hành trình
mới vào ngày hôm sau.
Cuộc sống của những
cánh chim sắt là như vậy, nó vẫn kiên nhẫn làm nhiệm vụ kết nối của hai nửa
trái đất đến gần nhau hơn. Phi cơ trưởng đọc lời cám ơn và chúc khách hàng
thượng lộ bình an.
Tại
phi trường Taipie, lúc này là 6:30 sáng ngày 19 tháng 2, đoàn người
chúng tôi tiếp tục đi đến cổng số 5 (gate 5) nơi ngồi chờ đợi trong 3 tiếng để
chuyển tiếp máy bay vế Sài gòn, tại đây có nhiều gian hàng để mua sắm và ăn
uống, nhất là hệ thống WiFi để hành khách có thể kết nối vào mạng Internet, qua
cell phone (I-4) chúng tôi đã liên lạc, nói chuyện trực tiếp và nhìn thấy nhau
với con trai tại Mỹ, đúng là thời đại của tiện nghi (High technology).
Đi
bộ lên xuống theo hành lang mua sắm cho thư giãn, thời gian qua nhanh, chúng
tôi lại tiếp tục xếp hàng lên máy bay chuyển tiếp về Sài Gòn, cũng vẫn là hãng
hàng không Eva airline, lần này đường bay ngắn hơn, máy bay khởi hành lúc 9:10
am và đến Sài gòn lúc 11:30 am cùng ngày, ngồi hơn 2 tiếng trên máy bay, với
một tâm trạng nôn nao, với bao nhiêu điều muốn biết về nơi chốn cũ, mặc dù tôi
vẫn thường xuyên theo dõi, và đọc tin tức trên internet.
Máy
bay hạ thấp dần cao độ, tiếp viên hàng không đã thông báo máy bay chuẫn bị hạ cánh,
tôi nhìn qua khung cửa sồ, thành phố Sài gòn đang hiện ra, dòng sông Sài Gòn
như một con rắn uốn mình trên những thảo nguyên mầu xanh, những khu dân cư nằm
rải rác bên bờ của dòng sông, độ cao xuống thấp hơn nữa, mặt đất như dâng cao
lên, những con đường và những khu đô thị hiện rõ, làm sao tôi có thể biết nơi
đấy là nơi nào, cho đến khi bánh xe máy bay chạm mạnh xuống phi đạo, tôi mới
biết chắc chắn đây chính là phi trường Tân Sơn Nhất, vậy là chúng
tôi đã về đến VN.
Ra
khỏi phi cơ, tất cả hành khách cùng đi đến khu vực nhận hành lý, lại một cảnh
nhốn nháo chen lấn, đứng chung quanh vòng quay băng chuyền nơi hành lý chạy ra,
ai cũng muốn nhận hành lý của mình càng sớm càng tốt, đại đa số vali đều mầu
đen nằn sát nhau rất khó nhận biết cái nào của mình, đôi khi phải lật vali để
nhận dạng, cuối cùng tôi cũng nhận lại đầy đủ hành lý, sau khi nhận hành lý
xong, mọi người phải đi qua khu vực kiểm tra của hải quan VN.
Đây
mới là giai đoạn quan trọng nhất, trước khi ra khỏi phi trường, tôi đã nghe rất
nhiều về những mẩu chuyện, liên quan đến hải quan phi trường, nếu hành khác
muốn nhận được sự dễ dãi thì nên lì xì trước, cứ làm như vô tình kẹp vào
passport 20 đô là êm chuyện, tôi cũng làm như vậy, vì không muốn phiền toái
khai báo lung tung, lý do trong hành lý của tôi có vài chai rượu Martel, và máy
móc như laptop, máy chụp hình máy quay phim, nếu họ muốn gây khó cho mình, họ
có quyền yêu cầu mình mở ra kiểm tra và khai báo, cũng như xác nhận có mang vào
thì phải mang ra, bởi vì những máy móc có giá trị cao.
Chính
vì nguồn lợi tiền lì xì, nên khi vừa đến khu vực máy scan, nhân viên hải quan
đã ngoắc tay, mời chào mình đến máy scan của họ, vì tại đây có 3 line, họ không
muốn nguồn thu nhập của mình kém hơn line bên kia, gần giống như cách mời gọi
khách tại những gian hàng trong khu shopping. Nhò tiền lì xì mà hành lý của tôi
đã chui qua máy scan quá nhanh, để rồi tôi bị thất lạc một vali hiệu Samsonice,
đựng quần áo và những vật dụng linh tinh cần thiết cho chuyến đi.
Câu
chuyện là như thế này, khi gia đình chúng tôi vừa đến khu vực máy scan, tôi như
bị khựng lại vì tại đây có 3 line, chưa biết đến line nào thì có hai cô hải
quan lên tiếng:
-
Anh đẩy hành lý đến đây này.
Hàng bên cạnh một anh
hải quan vửa nói vửa ngoắc tay:
-
Đến đây này.
Tôi bị khựng lại vài
giây rôi quyết địng trọn hướng gần nhất, là máy scan của 2 cô hải quan lên
tiếng đầu tiên. Tôi đưa passport mà bên trong đã vô tình để quên 20 đô, rất
nhanh cô hải quan lật ra và hơi gật đầu về phía cô bạn đứng đối diện, cô lên
tiếng:
-
Chào ông Lê, để hết hành lý lên trên này.
Tôi và bà xã, hai
người khiêng hành lý đặt lên băng chuyền của máy scan, cứ thế hành lý chạy qua
rất nhanh, chúng tôi đặt hết hành lý lên và vội vàng chạy qua bên kia nhận lại
hành lý tirếp theo, tôi nghe bà xả tôi nói to lên:
-
Có người lấy mất vali của mình rồi.
Bà xã tôi vừa nói vừa
chạy theo ra cửa, tôi vội chạy theo và hỏi:
-
Em thấy ai lấy.
- Em
thấy chiếc xe vừa đẩy ra tức thì, bà xã tôi vừa trả lời vừa chỉ tay ra cổng.
Tôi vội chạy theo, vửa
ra khỏi cổng tôi đả khựng lại bởi một rừng người, đang nhốn nháo bao quanh khu
vực, lối ra khỏi phi trường, chiếc xe đẩy hành lý chen khuất vào đám đông, tôi
hoàn toàn chịu thua vì không cách gì chen qua đám đông, hơn nữa tôi còn hành lý
bên trong chưa nhận hết, tôi vội quay lại khu vực máy scan, khiêng hết hành lý
còn lại lên xe đẩy, chúng tôi là người cuối cùng trên chuyến bay lấy hành lý,
tôi nhìn thấy một Vali mầu đen, cùng kích thước với vali đã bị mất của tôi, tôi
và bà xã cùng có chung một ý nghĩ:
-
Hay là họ đã lấy lộn vali của mình.
Tôi quyết định thật
nhanh, họ lấy vali của mình thì mình lấy vali của họ.
Tôi khiêng cái vali
rất nặng này, chất lên xe và đẩy ra khỏi cổng phi trường.
Bây
giờ là 1:00 pm trưa ngày chủ nhật 19 tháng 2, chúng tôi đi qua một hành lang
rất đông người, đang chen lấn sát hàng rào cản của an ninh phi trường, tiếng la
hét gọi nhau, chen lẫn tiếng cười vui reo hò gặp thân nhân, một cảnh tượng thật
hỗn độn nhốn nháo mà đã lâu lắm rồi tôi chưa gặp lại, sự ồn ào hỗn độn này, hòa
cùng không khi nóng bức của một buổi trưa nắng nóng Sài gòn.
Chúng
tôi đứng cùng với đám đông nhốn nháo này để đợi xe đến đón về khách sạn, tôi
vẫn hậm hực vì có người lấy lộn hành lý, với một tâm trạng rất buồn và chán
nản.
Tôi có một cảm nghĩ,
hình như mình không có một cái duyên nào đó gần gũi với thành phố Sài Gòn, vừa
đặt chân xuống vùng đất này, đã gặp ngay điều phiền toái, giờ đây tôi chỉ còn
duy nhất một bộ quần áo mặc trên người, bởi vì tất cà đồ dùng cá nhân của tôi
đã để hết vào vali bị mất.
Tôi
chợt hồi tưởng lại cách đây 21 năm về trước, cũng vào những ngày giáp Tết năm
1993, cả gia đình tôi đã đến nơi này để ra đi định cư tại Hoa Kỳ theo chương
trình HO 20. Chúng tôi ra đi với hành lý rất gọn nhẹ là 2 vali quần áo, một của
vợ chồng tôi và một của hai cháu nhỏ, hành lý của vật chất là như thế, nhưng
hành lý của tâm hồn tôi lúc bấy giờ, là nỗi đau vừa mất quê hương, và chen lẫn
một niềm vui, vì từ nay chúng ta đã thoát khỏi sự kềm tỏa của cộng sạn. Tôi còn
nhớ hôm ấy khi vửa bước qua cổng hài quan VN, để lên máy bay, tôi đã hết hồn
khi nghe một tiếng quát của một cô gái với giọng miền bắc rất nặng nề.
-
Bò chứng minh nhân dân lại.
Tôi vội vàng đưa chứng
minh nhân dân.
- Cô
ta quát
- Đưa
đây, ngay bên cạnh bàn làm việc của cô có một thùng rác nhỏ đề bên cạnh, có một
số giấy tờ vứt bên trong, cô ta vứt chứng minh của tôi vào thùng rác và nói
- Bỏ
nước ra đi còn giữ làm gì.
Tôi lặng lẽ cùng với
gia đình đi lên máy bay, trên máy bay toàn là gia đình sĩ quan chế độ cũ, đi
theo diện HO 20, chúng tôi nhìn nhau mỉm cười và nói nhỏ.
-
Vẫn chưa thoát đâu vì đây là máy bay của hàng không Việt Nam air
line, họ có thể lôi mình xuống máy bay bất cứ lúc nào.
Tất cả anh em chúng
tôi ngồi im lặng, cho đến khi máy bay cất cánh và đáp xuống phi trường Hong kong.
Chúng tôi ra khỏi máy
bay air VN, lúc đó mọi người mới thở phào nhẹ nhõm, vì từ nay chúng ta đã thoát
khỏi bàn tay sắt máu của cộng sản.
Vậy
mà ngày hôm nay tôi lại trở về nơi này, để rồi ngay bây giờ tôi cũng chỉ còn
một bộ quần áo mặc trên người, tôi tự hỏi điều gì đã lôi kéo những người Việt
định cư ở nước ngoài trở về thăm lại VN, phải chăng đó là tình yêu quê hương,
tình cảm thiêng liêng còn gắn bó nơi chôn nhau cắt rún, hay những tình cảm
quyến luyến, của những người thân còn ở lại Việt Nam, rất nhiều người trở về
quê hương vì, cha mẹ, anh chị em đang còn ở lại, do đó những ngày Têt, tất cả
những Việt kiều ở khắp nơi trở về (ăn Tết) rất đông.
Tôi
nghe văng vẳng từ xa, âm thành của bài hát quê hương mà nhạc sĩ Giáp văn Thập
đã viết:
“ Quê hương là chùm
khế ngọt
cho con trèo hái mỗi ngày…
quê hương là bờ tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che…..”
Tôi
về đến khách sạn Osca nằm ngay trên đường Nguyễn Huệ, nơi đang được thành phố
ngăn lại để chuẩn bị tạo dáng cho đường hoa Nguyễn Huệ.
Tôi
trình bày với nhờ nhân viên khách sạn, về việc tôi bị mất hành lý, nhờ họ liên
lạc với “văn phòng mất hành lý của phi
trường”, tôi cho họ biết những chi tết, về
chuyến bay và tên họ, cũng như số hành lý ký gửi.
Nhờ
họ liên lạc với phi trường, nhân viên khách sạn cho tôi biết, chú nhờ thì tụi
con làm thôi, tuy nhiên để tìm lại hành lý thì rất khó.
Tôi
trả lời: chú cũng nghĩ vậy, nhưng dù sao có báo còn hơn không.
Nhân
viên phục vụ đã mang hành lý của chúng tôi lên phòng.
Ngay
buổi chiều hôm ấy, tôi nhờ một người quen lái xe Honda, chở tôi lên phi trường,
để trình bày việc mất hành lý, lúc ấy vào khoảng 3 giờ chiếu cùng ngày, có
nghĩa là tôi mới ra khỏi phi trường hơn 2 tiếng, phi trường lúc này vẫn đông
ngẹt người vì mới có thêm chuyến bay, đem việt kiều về quê ăn tết.
Tôi
đi thẳng vào bên trong nơi có nhân viên an ninh đang đứng, tôi trình bày với họ
là bị thất lạc hành lý, người ta lấy hành lý của tôi và tôi lấy hành lý của họ.
Nhân
viên an ninh này nói.
- Hành lý đâu đưa đây cho tôi.
- Sao tôi phải đưa hành lý cho anh, khi tôi
chưa lấy lại hành lý của tôi, tôi trả lời.
- Anh cứ đưa cho tôi, khi nào thấy hành lý của
anh, tôi sẽ đưa lại, anh ta nói thế.
- Tôi trả lời.
- Không được, nếu tôi đưa cho anh, hành lý bị
mất thì tôi đòi ai.
Tôi
vẫn giữ hành lý của người này và tôi sẽ để lại số phone và địa chỉ để liên lạc.
Anh
ta thấy tôi nói cứng quá nên quay sang hỏi tôi.
- Hộ chiếu đâu.
- Tôi đưa cho anh xem USA Passport. Nhìn thất
hộ chiếu Mỹ, anh ta hơi khựng lại, và anh ta nói với tôi.
- Anh đi vào trong kia mà trình báo.
Tôi
đi thẳng váo bên trong khu vực hải quan, hỏi thăm về nơi báo mất hành lý, cuối
cùng tôi cũng tìm đúng nơi.
Tại
phi trường luôn có một văn phòng để giải quyết, nhũng trường hợp hành lý bị
thất lạc, tôi đã tiếp súc với một nhân viên rất lịch sự, người thanh niên này
đã giúp tôi, ghi lại tất cả nhưng thông tin cần thiết đề liên lạc, anh ta còn
nói với tôi.
-
Chú hãy thử tìm trong
đống hành lý này có cái nào của chú không.
Tôi
nhìn thấy có khoảng trên 20 hành lý nằm ngổ ngang tại đây, tôi cố tìm xem cái
nào hơi giống, tôi đều lật lên xem bảng tên, nhưng không có.
Nhân viên ờ đây đưa
cho tôi một tờ giấy báo mất và số phone để liên lạc, anh ta
xin số phone của tôi.
Tôi
nói hiện nay tôi đang ở khách sạn Osca trên đường Nguyễn Huệ, tôi không có số
phone riêng, tôi vừa đến VN hơn 3 tiếng.
Tôi
nói với anh ta là, cho tôi chạy ra ngoài xin số phone của anh bạn, có gì anh cứ
liên lạc với người này thì tôi sẻ nhận được, thế là tôi phải chạy ra ngoài đám
đông tìm anh bạn, sau khi ghi lại số phone.
Tôi
quay lại đi vào bên trong, khi ngang qua ngưới an ninh tôi gặp lần đầu, anh ta
nhìn tôi và không cần hỏi passport.
Sau
này tôi mới biết những người đứng gác an ninh cổng ngoài, chỉ là những anh bảo
vệ, nếu tôi đưa hành lý cho nhóm người này, thì chỉ còn nước (vác thang lên hỏi
ông trời …) họ sẻ lấy mất ngay.
Cũng
nhờ tôi lanh trí và để lại số phone của anh bạn, mà qua ngày hôm sau tôi đã tìm
lại được hành lý, qua hình thức trao đổi (như trao đổi tù binh).
Ngày
hôm sau 20 tháng 2, như đã dự tính theo tour đã sắp xếp từ trước, sáng sớm xe
và người hướng dẫn du lịch (tour guy) đã đến khách sạn, đưa gia đình chúng tôi
đi du ngoạn miền Tây sông nước, bước lên xe tôi đã nhờ Hùng (tên của hướng dẫn
viên) tôi nói
-
Hùng cho chú đến một khu shopping nào thuận tiện nhất, đề mua bộ quần áo, vì
hành lý của chú đã bị thất lạc.
-
Con sẽ đưa bác đến một shopping tại Phú Lâm, vì xe mình cũng phải đi ngang qua
nơi này, giờ này trong thành phố bị kẹt xe giữ lắm. Hùng gọi tôi bằng bác xưng
con, kể ra thì cũng đúng vì ba của Hùng còn ít tuổi hơn tôi.
Chiếc
xe Van hiệu Hundai, tôi thấy người Việt tại Sài Gòn, đi xe Hundai rất nhiều, kề
cả loại xe chở hành khách, xe chạy vòng trong thành phố, qua nhiếu con đường
tôi không nhớ tên, xe chạy ngang qua một dòng sông khá đẹp, hai bên là hai bờ
kè lót đá, chạy dọc theo là một thảm cỏ màu xanh, như một công viên nằm ven
sông, tôi hỏi Hùng đây là đâu.
-
Hùng trả lời. Đây là con sông Nhiêu Lộc.
Tôi
chợt nhớ đến con sông (kinh nước đen) hôi thối ngày xưa, những khu nhà ổ chuột
nằm chen lấn trên con kinh này, tất cả rác rưởi và mọi thứ chất thải đều đổ xuống
dòng sông này, dòng sông đã trở thành một vũng bùn lầy nước đọng, nước sông trở
nên đen thui, hôi thối vô cùng, không có một loài cá nào có thể sống được, nó
đã thành nơi hội tụ của dòi bọ và ruồi muỗi, mùi hôi thối nồng nặc, dưới cái
nắng như thiêu đốt. Tất cả cư dân sống nơi đây, trong những căn nhà lợp tôn
siêu vẹo trên bờ sông này đã được giải tỏa.
Thành
phố đã cho nạo vét dòng sông để trả lại sự trong sạch cho môi trường, bây giờ
dòng sông đã dần hồi sinh, bắt đầu có cá sinh sống. Đây là một việc làm rất
đáng khen của chính quyền hiện tại, họ đã làm được rất nhiều việc mang lại tiện
ích cho người dân, cái gí đúng thì phải thừa nhận là đúng.
Xe
dừng lại trước một siêu thị nằm ngay ngã tư Phú Lâm, chúng tôi vào bên trong,
tôi mua một bộ quần áo, và thêm quần đùi áo lót mặc tạm, mua thêm ít bánh kẹo
và café đá mang đi. Chiếc xe bắt đầu chạy về vùng Đồng Tháp miền tây sông nước.
Trên
đường đi gần đến Vĩnh Long, thi tôi nhận được phone cho biết hành lý của tôi đã
tìm lại được rồi, hiện đang nằm tại khách sạn.
Tôi
hỏi đầu đuôi câu chuyện như thế nào, thì được biết như sau.
Người lấy nhầm hành lý
của tôi là một cô gái, sinh sống tại San Jose về VN ăn Tết, cô đi cùng một
chuyến bay với gia đình tôi, khi xuống phi trường, cô đã nhờ xe của phi trường
đưa về Long An, vì là xe của nhân viên phi trường, nên họ đã vào tận bên trong
để lấy hành lý cho khách hàng, chính những người này đã lấy nhầm hành lý của
tôi, vì hai vali đều mầu đen và cùng cỡ (same size).
Qua
hôm sau cô gái này mới mở hành lý ra xem, thì phát giác bị lấy lộn, cô này gọi
phone lên phi trường thông báo. Tại đây nhân viên phòng hành lý, đã cho cố ấy
số phone mà tôi đã để lại, cô ta đã gọi và liên lạc với bạn tôi, sau khi xác
nhận lại, cô gái này đã đem hành lý của tôi, từ Long An lên Sai gon, và họ đã
trao đổi tù binh cho nhau tại nhà người bạn của tôi.
Tôi
đã nhận ra một vài điểm thiếu xót trong chuyến đi này, để rồi hiểu biết thêm
một vài kinh nghiệm cho lần sau, nếu có. Xin được chia sẻ với quý vị như sau
1- Trước khi đóng gói
hành lý, nên cân trước ở nhà, mỗi thùng hàng chỉ được
50 lbs (khoảng 25 kg)
nên cân yếu đi 2kg, vì bàn cân nơi phi trường, thường không đúng. Nhất là ờ VN,
tất cả những sân bay, bàn cân đều bị khấu trừ 2kg.
Một người quen làm cho
một hãng hàng không tại VN, đã cho tôi biết điều này. Nếu mình cân đúng 25kg
tại nhà, thì tại phi trường VN sẽ là 27kg.
Mỗi ký lô dư ra sẽ bị
tính tiền 15 đô cho một ký. Tôi ví dụ trong thùng này có vài cuộn giấy vệ sinh,
trọng lương là 2kg, vậy thì bạn phải trả thêm 30 dollars cho những cuộn giấy vệ
sinh này, bạn nghĩ có nên hay không, tốt nhất là bớt đi 2kg cho chắc ăn.
2- Tất cả hành lý nên có
bảng tên ghi rõ tên họ, địa chỉ, Email và số phone.
Địa chỉ email cũng rất
quan trọng, vì khi bị thất lạc, người giữ hành lý của bạn, sẽ dễ liên lạc hơn. (dĩ
nhiên đối với người ngay. Cũng như câu nói “Ổ khóa là để khóa người ngay”) Như
trường hợp vali bị thất lạc của tôi, tôi chỉ ghi tên họ và địa chỉ, không ghi
số phone và email, làm sao người ta có thể liên lạc với mình.
Một
điểm rất quan trọng nữa là, tất cả hành lý phải làm một dấu hiệu nhận dạng
riêng, nên cột theo hành lý những mảnh vải, hay nilon với mầu sắc dễ nhìn nhất
(xanh, đỏ, tím, vàng…). Để khi hành lý chạy ra theo băng chuyền, mình sẽ dễ
nhận diện, bởi vì đa số vali đều mầu đen và hơi giống nhau rất khó nhận biết,
tôi đã làm như vậy cho chuyến đi về lại Mỹ, nhờ thế từ xa tôi có thể nhận ra
vali của mình.
3- Thêm một kinh nghiệm
nữa cho quý vị nào về VN, mà ở khách sạn cũng như hay
đi lại bằng xe Taxi.
Phải đổi tiền Đô ra tiền VN đồng, khi đổi tiền, thường là họ đưa cho quý vị tờ
500 ngàn, như vậy 100 đô quý vị sẽ có 4 tờ 500 ngàn và 1 tờ 100 ngàn (100 đô
tương đương 2 triệu 100 ngàn đồng việt nam).
Quý
vị nên đổi ra tiền lẻ, cần nhất là tờ 20 ngàn, 50 ngàn, 100 ngàn, quý vị nên
nhớ là 1 dollars tương đương 21 ngàn tiền Việt. Số tiền lẻ này để làm tiền
(tip), cho người phục vụ tại khách sạn, và tiền đi Taxi, (đa số taxi đều nói là
không có tiền thối lại).
Tại
Sài Gòn hiện này có rất nhiều Taxi, hãng Taxi an toàn nhất là hãng Son. Những
ngày đầu ở tại Việt Nam, tôi bị lẫn lộn vể tiền VN rất nhiều, nhất là 10 ngàn
và tờ 100 ngàn, cũng như tờ 20 ngàn và tờ 200 ngàn, (sự lầm lẫn của tờ 20 ngàn
và 200 ngàn, có nghĩa là sự lầm lẫn của 1 đô la và 10 đô la) tôi đã bị rồi.
4- Nên cẩn thận khi ăn
uống, đừng coi thường cục nước đá lạnh, vì nguồn nước để
làm ra nước đá rất
bẩn, nếu không biết rõ nguồn gốc cục nước đá, thì nên uống nước ướp lạnh, cầm
luôn chai nước mà uống. vấn đề rau sống cũng thế, rất khó phân biệt. Mấy ngày
đầu về VN, tôi đã bị đi nhanh về chậm, mất mấy ngày bận rộn với toilet. Chính
vì điều này đã làm tôi phải hủy bỏ, chuyến đi Vũng Tầu về thăm lại nơi chốn cũ.
Sau
21 năn định cư tại Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên tôi trở về VN ăn Tết năm Giáp
Ngọ 2014, cũng là vui thăm gia đình và cho cháu về thăm bà ngoại, đã ngòai 90
tuổi.
Những nẻo đường du
xuân Giáp Ngọ 2014.
Louis Tuấn Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét