Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Người Tù Cải Tạo Và Lon GUIGOZ


Người Tù Cải Tạo Và
Lon GUIGOZ
AET. Lê Tuấn

Tôi nhớ vào khoảng thời gian năm 1979,  khi quân Trung cộng chuẩn bị (Dậy cho Việt Cộng một bài học) Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Cộng đem quân tấn công trên toàn biên giới phía bắc Việt Nam, đây là một cuộc chiến ngắn nhưng rất tàn khốc. Cuộc chiến kết thúc khi Trung cộng tuyên bố hoàn thành, và rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên giới phía bắc Việt Nam.
Trước khi cuộc chiến xẩy ra, tất cả những trại tập trung cải tạo nằm rải rác vùng Hoàng Liên Sơn, đã chuyển trại đi về vùng Liên khu 4 (Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh), về gần miền trung phần Việt Nam.
Trại 6 Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ Tĩnh, là trại tù, tập trung rất đông thành phần sĩ quan, thuộc ngành tâm lý chiến của QLVNCH.
Mùa đông năm 1980 một ngày cuối tuần nghỉ lạo động, một số anh em tù gom lại nói chuyện tại hội trường của trại giam. Hội trường trại giam là căn nhà lợp lá rất lớn, với nhiều cột chống đỡ, không có vách ngăn, để mỗi khi tập trung tù cải tạo ngồi nghe cán ngố, nghêu ngao như một cuộn băng cassette, bị nhão vì thâu đia thâu lại nhiều lần, người tù phụ trách trông coi hội trường là Hoạ sĩ Phạm Hoàng, anh được lệnh vẽ lại tất cả những cấp bậc trong QLVNCH. Anh hỏi chúng tôi:
-        Cấp bậc cao nhất trong Quân Đội là Thống Tướng phải không anh em?
-        Đa số anh em trả lời là đúng, chúng ta có Thống Tướng Lê Văn Tỵ
-        Tôi vừa cười vừa nói, vần còn một lon nữa cao hơn.
-        Phạm Hoàng hỏi lon gì
-        Tôi trả lời anh cứ vẽ cái lon guigoz thật to lên trên là đúng nhất
-        Cả đám cười ầm lên.

Guigoz là lon sữa bột của nước Hòa Lan sản xuất. Hầu hết trước năm 1975, nhiều gia đình dùng loại sữa này, và cái lon đựng sữa trở nên rất thông dụng để đựng những thứ lặt vặt. Ngày 27 tháng 6 năm 1975 theo lệnh Uỷ Ban Quân Quản cộng sản. Tất cả sĩ quan cấp úy, đi học tập cải tạo 10 ngày, đó là ngày tôi khăn gói qủa mướp, đi trình diện tại trường
Đại Học Bách Khoa, nằm trên đường Nguyễn Văn Thoại đối diện cư xá Lữ Gia. Khi ấy tôi không biết rằng cuộc đời tù tội, của tôi phải trải qua 8 năm trời, lận đận ra tận vùng rừng núi Việt Bắc, và cuộc sống trong tù luôn gắn liền với cái lon guigoz.
Tại nơi tập trung tạm thời, trong khu trường Đại Học Bách Khoa, tất cả anh em rất bỡ ngỡ, bán tín bán nghi “không biết bị giam 10 ngày hay 10 năm không chừng”.
Buổi sáng hôm sau khi thức dậy tìm trong balô hành trang, là nhận ra ngay một vật rất cần thiết, đó là cái lon guigoz, trong đó có sẵn bàn trải và kem đánh răng, mang ra vòi nước đánh răng rửa mặt, khi ấy tôi vẫn chữa ý thức được, công dụng thiết thực nhất của cái lon guigoz, thật là tiện lợi khi dùng nó vì nó chứa được nhiều nước.

 Ngày 29 tháng 6 năm 1975
     Một buổi chiều, khi ánh hoàng hôn vừa chợt tắt. Chúng tôi nhận thấy có một đoàn xe Molotova bít bùng, tiến vào khuôn viên trường. Chúng tôi được lệnh mang theo hành trang và tập trung dưới sân, chia theo từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm lần lượt lên xe Molotova, mỗi xe có hai người bộ đội, cầm súng AK 47 ngồi hai bên.
    Đoàn xe từ từ ra khỏi cổng. Việt cộng luôn luôn di chuyển tù nhân vào ban đêm, để tránh cái nhìn sói mói từ dư luận,.
    Tất cả tù nhân được chở trên những chiếc xe Molotova của Nga sản xuất, chiếc xe căng bạt bít bùng, anh em chúng tôi chỉ đoán đi về hướng Tây, thật ra không biết đi đâu, bởi vì cách thức làm việc của việt cộng luôn luôn vào ban đêm, họ di chuyển anh em chúng tôi vào buổi tối để tránh sự dòm ngó của dân chúng miền nam, mà đa số thân nhân của họ cũng đang bị đi tập trung theo lệnh của ủy ban quân quản.
Đoàn xe di chuyển từ Sài Gòn về hướng Tây Ninh, khi xe chạy ngang bưng Mũi Lớn, đoạn đường giữa Hốc Môn và Củ Chi, đoàn xe dừng lại bên vệ đường, cho anh em tù xuống xe đi tiểu, đây là lúc duỗi tay chân cho thoải mái một chút, vì ngồi bó gối trên xe đã lâu,  anh em ngồi bệt xuống đường nhựa, hơi nóng của mặt đường, vẫn còn toả hơi ấm như hương vị của Sài Gòn thân yêu, đang xoa dịu nỗi buồn của những người chiến sĩ.
     Tôi nhìn quanh khu vực và nhận ra bưng “Mũi Lớn”, vì nơi đây chính là trận chiến đầu tiên mà tôi tham dự trong chiến dịch trực thăng vận vào mùa đông năm 1970, một tiểu đội du kích đã bị phơi thây.
           Sau khi định hướng anh em nhận ra họ đang đưa chúng tôi đi về hướng Tây Ninh, cho đến khi xe dừng lại một khu xóm nhỏ, vùng kinh tế mới gần bìa rừng, chúng tôi mới được dân chúng cho biết địa danh nơi đây là KaTum, một vài anh em rỉ tai không lẽ Việt Cộng nó đem chúng ta đến đây rồi bắn chết hết, giống như những phim chiến tranh thời Đức Quốc Xã.
Xe dừng lại giữa một trảng (khoảng trống giữa rừng gọi là trảng), anh em chúng tôi xuống xe, lần lượt đi theo mũi súng của những tay du kích (Bộ đội). Họ phân chia chúng tôi ra thành từng đội, mỗi đội 50 người chia làm 5 tổ “tiểu đội” và dẫn đến những tròi tranh ở tạm.
Chúng tôi bầu chọn một đội trưởng, đội phó và tổ nấu nướng, trại tù phát cho mỗi đội một cái chảo gang thật lớn, rồi đi lãnh thực phẩm, là vài ký gạo mục, ba gói mì gói hiệu 3 con cua, đem về tự nấu cơm và ra hố bom múc nước, rồi bỏ mì gói vào làm canh, phân chia cho một đội 50 người, đây là bữa ăn đầu tiên, nó cũng là một sự khởi đầu, cho những ngày tháng tù tội, ở dưới đáy của tầng địa ngục, tôi liên tưởng đến câu chuyện.
“Tầng đầu địa ngục” của nhà văn Nga Alekxandr Solzhenisyn (1918-2008)
Tầng đầu địa ngục là một tác phẩm nối tiếp tập Hồi ký của Dostoevsky. Trong thời gian chế độ Xô Viết ngự trị trên đất Nga, chúng ta có một chuỗi dài vô tận, những tiết lộ bi thảm về những trại giam tù chính trị.
Cũng giống như Dostoevsky, Solzhenitsyn là người sống sót, một người trở về từ địa ngục lao tù. Ông từng sống nhiều năm trong tù ngục và lưu vong. Những người đàn ông, đàn bà trong tác phẩm của ông đều là những nhân vật bằng xương, bằng thịt, họ yêu, họ ghét, họ thù, họ thương, họ cười, họ khóc, họ trò chuyện, họ ước mơ, để từ đó chúng ta hiểu rằng lao tù, khủng bố, sa đọa và tàn ác, chỉ làm trong sạch thêm tinh thần con người.
Cuối cùng, không phải tù nhân là những kẻ bị tiêu diệt, dù rằng họ có thể bị mất đời sống. Kẻ bị tiêu diệt chính là những tên cai ngục. Bọn đàn áp chính là bọn thất bại. 
Ngày 29 tháng 6 năm 1975, tôi đến trại tù ở Katum Tây Ninh. Thị trấn Kà Tum là trung tâm của xã Tân Đông, cách biên giới Campuchia khoảng 10 cây số về phía đông bắc.
Kà Tum là trung tâm của ngã ba tỉnh lộ 785 đi Tân Châu và đường 794 đi Bình Phước, hướng Suối Ngô. Thị trấn KaTum là cách nói trên bản đồ, vì nơi chúng tôi đến chỉ là một khu vực hoang sơ, khỉ ho cò gáy, một cánh đồng cỏ tranh, sen kẽ trong một khu rừng tan hoang bị cầy sới bởi bom đạn, vì nơi đây trong chiến tranh là một vùng oanh kích tự do, đầy những hố bom, đây chính là một mật khu của Việt Cộng, chỉ còn xót lại vài láng trại, lợp lá đơn sơ nằm rải rác.
Từng trung đội bộ đội, cầm xúng AK 47, dẫn đường cho từng đội tù, đi đến láng trại. Đội chúng tôi khoảng 50 người, được chỉ định ở trong một căn tròi lá rất nhỏ, không vách che thật đơn sơ. Anh em chúng tôi, tự đi tìm những khoảng trống quanh căn tròi, hay tìm những bụi cây có thể căng poncho, và giăng võng nằm, giống như đi cắm trại.
Sau khi điểm danh và phân chia chỗ ở xong, việc đầu tiên của hầu hết anh em, là xách chiếc lon guigoz đi tìm nước uống, và nhân tiện tìm kiếm thêm thứ gì có thể ăn được, hoàn toàn không có gì có thể ăn được, anh em chúng tôi đun nước sôi uống nước cho đỡ đói, dĩ nhiên chúng tôi đun nước bằng cái lon guigoz, bắt đầu từ đó cái lon trở thành một vật dụng vô cùng cần thiết cho một người tù.
Những tháng ngày tập trung tại Katum là những bài học bằng xương máu, những dự trữ dinh dưỡng trong cơ thể con người, đã bị hao mòn vì phải bù đắp, cho những thiếu hụt, mất cân bằng của cuộc sống, cái đói đang hành hạ người tù một cách khủng khiếp, vì tại nơi giam cầm này, bọn việt cộng đã cho chúng tôi ăn những loại gạo (gạo ẩm, gạo mục) loại gạo chôn dấu dưới lòng đất từ thế kỷ nào, chúng lấy ra phân phát cho Tù ăn, mỗi khi lãnh gạo về, anh em nhà bếp chỉ đổ nước vào rồi khoáng sơ sơ, cho những con mọt gạo nổi lên, rồi chắt bỏ đi, nếu vo gạo lâu thì hạt gạo sẽ vỡ tan ra, ăn loại gạo này thì không còn chất gì, người tù sẽ bị bệnh phù thũng và chết dần chết mòn.
Chỉ một tháng sau trại Katum đã có một số anh em ta hy sinh, đội của tôi có anh bạn (lâu ngày không nhớ tên) mới đến đây anh là người rất to con, bắp thịt cuồn cuộn như một vận động viên thể dục, anh chính là người hy sinh đầu tiên, vì không chịu nổi những cơn đói hành hạ, nên ăn bậy và chết.
Từ đó cái lon guigoz của anh em trở nên rất hữu hiệu, nó được làm thêm quai để sách, buộc thêm dây để làm gầu múc nước giếng, đựng nước uống khi đi lao động, cắt cỏ tranh về lợp nhà, chặt thêm cây rừng về dựng nhà, quốc cỏ dại trồng rau, trồng bắp, trồng khoai mì, khoai lang, đi đâu người tù cũng mang theo cái lon guigoz, nó là vật dụng mà nhiều anh em không có rất muốn sở hữu, có khi phải đổi cả quần áo, hay thuốc lào để sở hữu một cái lon, anh em nào không có, thì phải tự gò cho mình một cái lon bằng nhôm, sau này ở lâu trong tù, tôi đã trở thành một chuyên viên đồ nhôm, vì khéo tay hay làm, tôi đã sản xuất những vật dụng bằng nhôm khá đẹp.
Những ngày đầu tập trung tại Katum anh em còn tỏ ra lịch sự, mỗi khi nhận phần ăn, đem về thì để ra ăn chung, nhìn nhau mà ăn, nhưng càng về sau thì tình trạng này càng trở nên hỗn độn, tổ của tôi có tay (biệt danh là Hiệp nuốt) vì hắn không nhai mà chỉ nuốt thôi, do đó hắn múc cơm nhiều hơn mọi người, tình trạng này không thể kéo dài thêm, anh em đi đến quyết định chia đều phần cơm, lúc đầu chia đều nhưng chỉ một thời gian ngắn, anh em nhận thấy vẫn không công bằng vì khi múc cơm (ấn mạnh hay ấn nhẹ là số lượng cơm nhiều ít khác nhau) do đó mọi người đồng ý đi đến quyết định chia cơm đều cho mỗi phần, rồi sau đó bắt thăm, ai trúng phần nào thì nhận phần đó, đây chính là giải pháp công bằng, giải pháp này được lưu truyền mải trong thời gian bị tù.
Tôi quên kể cho quý vị nghe về ngày đầu tiên ở trại Katum, hoàn toàn không có điện, ban đêm chỉ thắp bằng đèn dầu (trại sẽ phát mỗi đội một lon sữa bò dầu hôi đề thắp đèn) vì trại tù là một mật khu cũ, do đó không có láng trại, không có hàng rào ngăn tù vượt ngục, chỉ là một tròi lá nhỏ đủ cho vài người giăng võng nằm, do đó chúng tôi phải chia ra thành từng nhóm nhỏ (bạn bè) tìm chỗ ở quanh cái tròi lá “tạm gọi là bộ chỉ huy đội tù”.
Tôi và hai người bạn là Tân và Ngọc ba đứa chúng tôi căng ba cái võng quanh một gốc cây, và căng poncho che sương đêm hay mưa, chúng tôi cũng tạo thêm một vài tiện nghi ở quanh chỗ ngủ, như làm thành một bếp lửa đun nước, làm thêm chỗ treo ba lô hay quần áo.
Tiếp theo là những ngày lên lớp tập trung nghe cán bộ (cán ngố giảng về chủ nghĩa xã hội) hay (chủ nghĩa xếp hàng cả ngày) đám người rừng này thích nói nhiều, nói dài nói dai, chúng nói về những điều hoang tưởng như một con vẹt, tôi có cảm tưởng đầu óc những tên cán ngố này, như một cuộn băng nhựa thâu đi thâu lại nhiều lần do đó bị nhão, rồi phát thanh tầm bậy tầm bạ, nếu những loại cán ngố này còn tồn tại đến hôm nay, thì họ sẽ nhận ra chủ nghĩa không tưởng cộng sản, đã sụp đổ hoàn toàn.
Tôi nhớ có một câu nói:
“Trên thế giới này, mọi con đường đều đông đúc. Chỉ riêng con đường chủ nghĩa cộng sản là, vắng bóng người, còn lại ngo ngoe vài đứa”.
Cho đến thời đại hiện tại, tất cả những đảng viên cộng sản, chúng đã trở thành những loại tư bản đỏ, tham nhũng hối lộ bán cả đất nước để làm tay sai cho bọn giặc tầu Trung Cộng.
Những tên cán ngố này nghĩ rằng những sĩ quan chế độ cũ, đang bị giam cầm nơi đây không biết gì cả, không quen lao động, cán bộ hướng dẫn, chỉ cách cho anh em chúng tôi, làm nhà bằng cây rừng, bằng tre nứa, lợp nhà bằng cỏ tranh hay lá dừa.
Họ không ngờ rắng, trong số những sĩ quan tập trung nơi đây, có những kỹ sư, có những  kiến trúc sư xây dựng, có bác sĩ quân y, có rât nhiều những nhân tài, ngoài ra những anh em trong binh chủng Công Binh, đều có khả năng xây dựng.
Không bao lâu sau, anh em chúng tôi đã xây dựng, thành những láng trại rất khang trang, và dựng thành một hội trường rộng lớn bằng tre nứa rất đẹp. Sau này bọn cán ngố phải tâm phục khẩu phục, về khả năng sáng tạo của những sĩ quan QLVNCH.
Thấm thoát đã vài tháng qua đi, con số 10 ngày theo quy định ban đầu của Ban Quân Quản Việt cộng, chỉ là trò lừa bịp, tất cả anh em chúng tôi cũng nhận ra điều này.
Đã có biết bao lời thì thầm (trốn trại) nhưng từ nhà tù nhỏ, bỏ trốn đi đâu? Hay quay về nhà, ngôi nhà tù lớn hơn, đó là xã hội cộng sản.
Mặc dù trại không có hàng rào, nhưng chốn khỏi nơi này cũng không dễ, vì khoảng cách đi ra đường lộ rất xa, và nhiều đơn vị bộ đội, cũng như dân phòng canh chừng, còn đi qua Miên (Campuchia) lại khó hơn, vì thời gian này (Khờ Me Đỏ đang nắm quyền) chúng bắt được là chỉ có chết.
Tuy nhiên cũng có vài anh em bỏ trốn thành công, có lẽ những anh em này đã được thân nhân sắp xếp cho vượt biên. Về sau cán bộ trại đã bắt anh em chúng tôi làm hàng rào tre quanh trại, để tự giam mình.


Mọi sinh hoạt trong trại, đi dần đến ổn định, nhưng đời sống của anh em thì càng thê thảm hơn vì đói, vì bệnh phù thũng, do ăn gạo mục, khẩu phần ăn là một bát cơm gạo mục, và một bát canh mì gói (có thêm vị mặn của muối), nói là một chén mì gói (cho oai), thật ra chỉ có 3 gói mì gói, nấu một nồi canh cho 50 người ăn, thì quý vị nghĩ xem (canh này là canh gì, hay chỉ là loại canh nước muối).
           Cái lon guigoz trở nên hoạt động tích cực hơn, nó được dùng để đun nấu đủ thứ, ếch nhái, chuột, cào cào châu chấu, lá khoai, măng tre rừng, lá rau tầu bay (lá rau tầu bay tôi không ăn được, vì có lần tôi ăn xong thì bị nôn ói ghê lắm), nói chung là nấu bất cứ thứ gì có thể ăn được, anh em đi đào rễ cây “Hà Thủ Ô” cây “Mật Nhân” về nấu nước uống.
Có một hôm đội của tôi đi vào rừng chặt cây, phát hiện một cây ăn trái (loại như qủa trám, hạt to hai đầu nhọn, ruột thì ít mà rất chua), anh em hái ăn cho đỡ đói, có anh bạn nuốt luôn cả hột, mà lại ăn nhiều vì đói, do đó mấy ngày sau đau bụng sút chết, vì bí ỉa (phải chổng mông nhờ bạn bẻ lấy cây moi ra từng hạt) may mà không chết.
Đi lao động trong rừng Katum rất nguy hiểm vì dễ bị đạp phải mìn, nhất là loại Bom Bi do quân đội Mỹ thả còn sót lại, đã có một bạn tù đạp phải loại bom này, may không chết chỉ bị gẫy chân, đem về bệnh xá cưa chân, câu chuyện này được anh em tù kể cho nhau nghe.
Tại bệnh xá cũng có một tay bộ đội, bị cưa chân nhưng, vì được ưu đãi, cho ăn nhiều thịt và đường sữa, do đó vết thương mưng mủ không lành, dẫn đến tử vong, trong khi người tù ăn uống kham khổ, thì vết thương lại mau lành không chết.
Có một hôm vào ngày nghỉ (chủ nhật) không biết chuyện gì xây ra mà hai anh tù đánh nhau, anh em xúm lại xem đông gây ồn ào, trong lúc cao hứng, anh Hội (sĩ quan quân y).  
-        Hội cao hứng hô to
-        (Không có gì quý hơn đập lộn tự do)
câu nói này vừa thốt lên làm anh em cười ầm, tiếng cười chưa dứt, thì khoảng vài phút sau, một tiểu đội bộ đội với súng AK 47 lên đạn lách cách, chạy rầm rập chĩa súng bao vây anh em tù, “sau này mới biết có kẻ muốn lập công nên báo cáo cho VC biết.
-        Cán bộ trại lớn tiếng:
-        Anh nào giám phỉ báng lời Bác
-        Thưa cán bộ Tôi Anh Hội đứng ra nhận tội
-        Ngay lập tức hai tên bộ đội lôi cổ anh Hội, và trói ngược hai tay ra sau, chúng kéo anh
Hội đi như muốn xử bắn ngay, về sau được biết chúng lôi anh Hội, lên ban chi huy, rồi nện cho anh một trận đòn, nhốt anh xuống một cái hố sâu (như chuồng cọp).
Qua sự kiện này anh em tù bị lên lớp học tập mấy ngày liên tục, và bị răn đe cảnh cáo ngăn cấm, không được phỉ báng lời của lãnh tụ, nhất là lời của bác Hồ, lời bác nói “Không gì quý hơn độc lập tư do” thế mà các anh dám nói là “Không gì quý hơn đập lộn tự do” thật láo lếu quá. Bác đang được liệng cống “lộng kiếng” tại Ba Đình, nếu nghe được thì bác vặn cổ các anh đấy. Đây cũng là một câu chuyện cười ra nước mắt.
Trong tù vậy mà cũng có nhiều chuyện buồn cười lắm lắm, ví dụ như câu chuyện, phải hô to báo cáo khi đi đái vào ban đêm, lệnh của trại là mỗi khi người tù ra khỏi láng đi đái vào ban đêm (đêm trong rừng trời rất tối, ngoại trừ sáng trăng)
Phải hô to cho bộ đội gác đêm biết, là mình đi đái, người tù vừa đi vừa hô to “báo cáo cán bộ tôi đi đái” có nhiều anh còn ngái ngủ nên nói nhỏ, nhưng đánh rắm thì to, vừa đi vừa bịp “bắn liên thanh” do ăn khoai sắn không nấu chín.
Khi lên lớp học tập, vấn đề này cũng được nêu lên
-        Cán bộ nói: Ban đêm các anh ra ngoài báo cáo thì nhỏ, mà đánh rắm thi to, thế là cả trại cười ầm lên.
Câu chuyện về trại Katum nếu mà kể hết thì dài lắm nên tôi xin dừng lại.

Gần cuối năm 1975, sau vài tháng tập chung tại KaTum, chúng tôi được lệnh chuyển trại, tôi nghe nhiều nguồn tin cho biết, sẽ chuyển một số anh em về Biên Hòa, một nơi có đèn điện, nghĩa là sẽ được nhìn thấy ánh đèn điện, của một thế giới văn minh hơn.
Đến ngày chuyển trại, tôi cũng được đọc tên lên xe, từ Katum chuyển về Trung Tâm An Dưỡng Biên Hoà nằm phía sau, chu vi vòng đai của phi trường Biên Hoà.
Chuyến đi lần này cũng di chuyển vào ban đêm “VC là một loại ma cà rồng thích hút máu vào ban đêm” chuyến đi này, những chiếc xe Molotova chở chúng tôi phủ bạt che nhưng không bít bùng, xe chạy qua đường phố từ hướng Tây Ninh về Biên Hoà.
Đã mấy tháng sống trong rừng, hôm nay được nhìn lại khung cảnh thân quen, được nhìn lại cuộc sống ngoài đời, mà lòng thấy xôn xao với nỗi buồn vô tận, tôi thấy người dân đi trên đường phố, với một sắc màu thật ảm đạm, tôi thấy cảnh hàng quán thắp đèn dầu ngồi bán bên vệ đường, tôi thấy những thiếu phụ ngồi ôm con, tôi thấy những đứa trẻ con chạy theo xe tù cải tạo, như đang muốn tìm gặp lại người thân, tìm gặp người cha của mình, hiện đang phải tù tội trong các trại tập chung, mà việt cộng dùng từ ngữ (mị dân) hay đánh lừa dư luận quốc tế bằng tên gọi (Học tập cải tạo).
Thật đau buồn cho một dân tộc, một đất nước đã bị bần cùng hoá trong một chủ thuyết không tưởng (Cộng Sản)
Ở trại An Dưỡng so với trại Katum có phần văn minh hơn, vì có đèn điện và ở trong một dẫy nhà lợp tôn nhưng rất nóng bức, chỗ nằm thì mỗi người, được khoảng trống từ 3 đến 4 gang tay, do đó rất dễ lây bệnh, ăn uống thiếu thốn, điều kiện vệ sinh hoàn toàn không có, sức khỏe người tù càng ngày càng suy yếu, không lâu sau, từ khi chúng tôi chuyển từ trại Katum về nơi đây, đã xẩy ra một trận dịch tả khủng khiếp, làm chết rất nhiều anh em ta.
Trại An Dưỡng gợi nhớ nhiều kỷ niệm cho đời lính hơn, cũng tại nơi đây không đầy 2 năm trước là nơi an dưỡng, nghỉ ngơi của các chiến sĩ QLVNCH. Bây giờ nó đã trở thành nơi giam cầm những người lính thua trận, ở quanh doanh trại này là những hàng rào cọc sắt kẽm gai, những bao cát, những lô cốt, những container còn in hàng chữ của quân đội Mỹ. thật đau buồn cho một quân đội hùng mạnh như thế, mà bị bức tử trong một bàn cờ chính trị quốc tế.
Trại An Dưỡng các tù nhân được phân phát những bữa ăn bằng loại gạo mục, gạo hẩm mốc từ lâu đời, do đó sức khoẻ của anh em càng xuống cấp một cách trầm trọng, việc (Ca Cóng) hay từ ngữ VC là (Cải thiện) được đun nấu lén lút rất thường xuyên, bây giờ công dụng của cái lon guigoz mới được tận dụng hết công xuất, từ công việc dùng làm gầu múc nước dưới giếng, cả mấy trăm người tù chen nhau một cái giếng khá sâu, mực nước thì luôn luôn cạn vì không đủ cung cấp, ăn ở như vậy rất thiếu vệ sinh, ruồi nhặng nhiều, tạo thành một trận dịch tả khủng khiếp, người này lây lan qua người kia, gây tử vong rất nhiều, thuốc của trại cấp phát thì toàn là (xuyên tâm liên) loại thần dược trị trăm thứ bệnh do VC tuyên truyền.
Anh em viết thư xin gia đình gửi thuốc kiệt lỵ nhưng không đủ thuốc, một số anh em mang theo thuốc ký ninh “chroroquine” (viên màu đỏ) và (viên thuốc màu đen) than hoạt tính, nói một cách đơn giản nhất là (viên đen - viên đỏ) do quân đội, thường phát cho lính chiến uống ngừa sốt rét rừng. Tôi thường uống loại thuốc này, có lẽ nhờ viên thuốc màu đen (than hoạt tính) mà tôi không bị kiết lỵ.
Trận kiết lỵ lan rộng tại trại An Dưỡng và nhiếu trại tù khác, đã giết chết rất nhiều anh em tù cải tạo. Không gì khủng khiếp hơn là bệnh kiết lỵ, vì nó hôi thối vô cùng, nhiều anh em không còn đủ sức đi đến nhà vệ sinh, nên ngồi tại chỗ dính bê bết vào quần áo, nước giếng thì cạn khô, không đủ nước, mà người bệnh thì còn sức đâu để múc nước, do đó trận dịch càng lan rộng số người chết càng nhiều.
Cán bộ trại cũng bắt đầu quan tâm vì con số người chết càng ngày càng nhiều, do đó họ cũng cấp thêm thuốc trị bệnh kiết lỵ, và cho thêm đợt gửi qùa, nhờ sự tiếp tế từ gia đình bệnh kiết lỵ cũng thuyên giảm dần.

Công việc lao động tại trại An Dưỡng là cuốc đất, đào sới những sân trải nhựa. Nơi đây trước kia là căn cứ không quân Hoa Kỳ, do đó những con đường quanh khu vực trại, thường trải nhựa, để xe dễ dàng di chuyển và làm bãi đáp trực thăng.
Việt cộng đã biến nơi này thành một trại giam khổng lồ, sức chứa vào khoảng 2 ngàn người, chia ra làm nhiều khu trại. Những tên bộ đội coi tù, họ không cần biết lợi ích, của những con đường trải nhựa quanh khu vức vành đai phi trường, là để bảo về phi trường Biên Hòa. Những tên cán ngố này muốn biến khu vực phi trường, thành một nông trại trồng rau, để tạo màu xanh cho khu vực quanh phi trường Biên Hoà “nói theo cách VC là tăng gia sản xuất, trồng rau, khoai, sắn).
Họ bắt người tù phải nhổ những cây cọc sắt, hàng rào kẽm gai, rồi đập dẹp đi một đầu làm cuốc, đây là một công việc khổ sai dưới cái nắng gay gắt của mùa hè.
Mỗi buổi sáng toàn bộ trại tù, đứng xếp hang tập chung riêng từng đội, hầu hết tù nhân đều mặc những quần áo lính cũ bạc mầu, có người dùng bao cát may thành áo để mặc, người nào cũng cầm trên tay, hay vác trên vai một cây cuốc làm bằng cọc sắt, lâu ngày bị rỉ xé, tạo thành màu sắc, nâu xậm hoen rỉ, hòa nhập vào những bộ quần áo bao cát, trông như một đống rác đang tập họp lại.
Có người bạn tù, hình như cùng suy nghĩ như tôi, anh ấy nói hơi to trong hàng.
-        Tụi mình trông giống như một đống rác biết đi.
Anh nói khá to, khiến mọi người cùng quay lại nhìn và mỉm cười như là sự đồng tình.
Dưới cái nắng gay gắt, những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt, người tù vẫn phải đứng trong hàng để nghe cán bộ lải nhải những điều, phi lý về chủ nghĩa xã hội “không tưởng”.
Đây cũng là một cực hình đối với người tù. Sau khi phân công, khu đất (đường nhựa), anh em tù xếp hàng ngang, bắt đầu cuốc đường nhựa, mỗi nhát cuốc bổ xuống mặt đường nhựa, là bàn tay ê ẩm, vị độ cứng của nhựa trộn đá răm, vậy mà cứ ngày này qua ngày khác, anh em tù cũng lột bỏ lớp nhựa đường, tạo thành một khu đất trồng rau (bạc hà) loại rau hung quế, và hung lủi.
Thượng úy bộ đội, trên đầu đội cái nón cối, che khuất tạo thành một khoảng tối trên mặt, hắn nói luyên thuyên, chúng tôi chỉ thấy cái hàm răng hô (cán cuốc) đập lên xuống trong cái mồn cá ngão, nhìn thấy gớm. tay cán bộ này nói với chúng tôi.
-        Chúng ta sẽ trồng rau bac hà, dùng để chưng cất thành loại dầu bạc hà.
Tôi sẽ mời một kỹ sư “bạc hà” từ miền bắc xã hội chủ nghĩa vào đây để hướng dẫn các anh.
Anh em chúng tôi cười thầm, khi nghe “cán bộ ngố” giới thiệu chức vụ (kỹ sư bạc hà) đây cũng là lần đầu nghe đến loại kỹ sư này, chắc chỉ có ở miền bắc xã hội chủ nghĩa, mới có chức vụ (nổ như bom tấn).
Sau này anh em cũng được biết ông kỹ sư, thật ra chỉ là anh nông dân trồng rau, cùng quê với ông cán bộ. Ông cán bộ muốn nổ cho oai.
Qủa nhiên khoảng một tuần sau, anh ta dẫn đến một ông “kỹ sự bạc hà” cán bộ nói:
-        Giới thiệu với các anh đây là cán bộ, kỹ sư, sẽ hướng dẫn các anh trồng bạc hà.
Sau những lời thuyết giảng dài dòng văn tự (mà không hiểu gì hết). Cán bộ kỹ sư, nông dân, cũng hướng dẫn, cách trồng bạc hà, gọi là bạc hà, thật ra là rau húng quế và loại húng lủi, hai loại rau thơm này dung để chưng cất thành dầu bạc hà.

Dưới cái nón cối che khuất gương mặt den sám, nhô ra hàm răng lưỡi cầy, hoen vàng
vì khói thuốc lào. Ông kỹ sư nói sùi cà nước bọt:.
-  Đất phải sới đều, phải sử dụng phân bón tự nhiên.
Phân bón cho các loại rau là (phân bắc), cứt đái lấy từ các thùng phi, hứng dưới nhà cầu, đem ra hoà với nước tưới cây, theo cán bộ cho biết đây là loại phân quý giá lắm đấy, họ còn bắt anh em chúng tôi phải dùng tay không, bóp đất chung với loại phân này, thật là khủng khiếp vô cùng, đây có lẽ là đỉnh cao trí tuệ, của những con người mới tiến hóa từ loài khỉ đột.
Nói đến loại phân bón này, tôi lại nhớ đền câu chuyện. Khi ấy chúng tôi đang bị lưu đầy tại trại 6 Nghệ Tĩnh, một buổi lao động, trồng rau xanh, anh em tù phải sử dụng 3 loại phân bón:
-        Phân Bắc “cứt người”
-        Phân chuồng “cứt trâu bò”
-        Phân xanh “cây lá chặt nhỏ ra làm phân”.
Trong lúc làm việc cao hứng, anh Hậu cất tiếng hát bài (Áo lụa Hà Đông) nhưng anh
sửa lời lại thành, loại nhạc chế. Anh Hậu hát thật to, giọng anh vang và ấm.
-        “Áo nàng vàng anh về yêu phân bắc.
-        Áo nàng xanh anh mến đống phần chuồng
-        Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương.
-        Anh thêm đạm cho đượm màu nhớ thương.”
Anh Hậu dáng người gầy cao, có giọng hát hay, tiếng hát của anh vang vọng cả khu vực đồi núi, tình cờ một vài cô gái ở nông trường trồng trè gần đấy đi ngang, họ đứng lại lắng nghe và khen hay quá, bài hát thật có ý nghĩa “tăng gia sản xuất”.
Các cổ hỏi chúng tôi.
Bài này tên gì mà chúng em chưa bao giờ được nghe.
Anh em chúng tôi cười và nghĩ thầm (loại nhạc vàng này làm sao các em nghe được) mà các em có biết, lời do các anh chế ra không?
Anh Hậu là giảng viên trường Sinh Ngữ Quân Đội, anh chơi thân với tôi trong tù, sau này khi ra tù về Sài Gòn năm 1983 tôi gặp lại anh.
Anh Hậu dậy sinh ngữ tại tư gia cho nhiều học sinh, vì giai đoạn này rất nhiều người muốn học tiếng Anh, để tìm đường vượt biên.
Thật là đau thương, khoảng vài tháng sau, tôi nhân được tin anh Hậu qua đời. Anh Hậu chết tại bệnh viện (có lẽ một loại bệnh ung thư nào đó) tôi không rõ. Anh chết để lại vợ và 3 người con, tang lễ của Anh Hậu, tôi có tham dự, tiễn đưa anh lần cuối cùng trở về cõi vô thường.

Trở về câu chuyện của trại An Dưỡng, một nơi mà người tù, luôn luôn cảm thấy sự ngột ngạt của cái nóng gay gắt, và sự ăn ở thiếu vệ sinh, cái đói và suy dinh dưỡng, sinh ra bệnh phù thũng, chân tay sưng to đi đứng khó khăn, nhưng biết làm sao bây giờ, thôi thì “hãy cố quên đi mà sống”
Anh em tù tại trại An Dưỡng, đã sáng tạo ra nhiều thứ vật dụng, từ những thứ vứt đi của quân đội, đa số anh em nhặt bao cát (có hai loại bao cát, một loại bằng vải bố và loại bằng nilon mài xanh đen) cà hai loại đều có công dụng, lấy về may áo (loại áo khóac có nhiều túi đựng) và may túi sách, bao đựng hành trang, ngoài bao cát còn nhiều thứ như, ống trái sáng, ống nhôm, cà men bằng hy nóc (stainless steel), tất cả được gò để làm thành những vật dụng như, nồi nấu nướng, cà men, lược trải tóc, lắc đeo tay, trâm cài tóc tặng vợ hay người yêu, hộp đựng thuốc, ống điếu thuốc lào, trạm trổ đánh bóng rất đẹp, có người sáng tạo làm cả một cây đàn Guitar, lấy tôn gò thành thùng đàn, gỗ thông gọt đẽo thành cần đàn, giây đàn là những sợi dây diện thoại, dây đồng, tự cuốn lại chế biến thành các loại dây đàn, sau khi hoàn tất, cây đàn guitar thùng bằng tôn gò, đã tạo thành những âm thanh nghe rất hay.
Từ những sáng tạo này, đã làm cho thời gian qua mau, quên đi thân phận của một người tù không bản án, các tên “quảng giáo, cán bộ” 2 từ ngữ của VC để chỉ những tên cai tù, họ thường nói (các anh học tập tốt thì về) biết thế nào là tốt hay sấu, họ thường rêu rao.
-        Các anh thấy không. bác và đảng cũng mong các anh về, nhân dân cũng mong các
anh về với gia đình… vân vân….
-        Anh em chúng tôi thường nói thâm.
-        Vậy thì địt mẹ nó, đứa nào vẫn giam cầm các ông ở đây”.
-        Trong khi chính Ủy ban Quân Quản, chính quyền lừa bịp đã tuyên bố.
Cấp Tá học tập một tháng. Cấp úy học tập 10 ngày. Đến thời điểm này đã 2 năm qua đi, biết bao giờ mới được thả.

Bản án tập trung cải tạo:

Cộng sản miền bắc, áp dụng một bản án vô nhân đạo và tàn ác tột cùng, bản án không cần xét sử, và cho quyền kết án rộng lớn từ cấp xã, có quyền ra lệnh tập trung cải tạo bất cứ người dân nào. đó là bản án (Tập trung cải tạo) cứ mỗi lệnh án tập trung, là thời gian 3 năm, hết 3 năm, lại thêm 3 năm tiếp theo, cứ thế mà kéo dài, đây là bản án (dây thung) kéo cõ nào cũng đước.
Một bản án không có (văn bản, án lệnh) vì không ra tòa, không định dạng tội gây án, chỉ biết là (án tập trung). Sau này khi anh em chúng tôi, bị chuyển trại, lưu đầy ra miền bắc, gặp những người tù hình sự, họ cho biết các anh (sĩ quan chế độ cũ) bị bản án tập trung 3 năm, còn lâu mới được thả.
Những người tù hình sự, khi bị án tập trung, họ cố tình gây án trong tù, hay bỏ trốn ra ngoài xã hội gây án (buôn lậu, cướp giưt) để bị bắt, đem ra tòa xét xử, khi ấy họ có bản án của tòa án quyết định, họ an tâm ở tù hết án thì được về, còn hơn án cao su (Tập trung cải tạo) không có ngày về.
Trong thời gian này họ vẫn thường xuyên bắt anh em chúng tôi (lên lớp) ngồi nghe họ nói về sự sáng tạo, của chủ nghĩa xã hội, của những con khỉ tiến hoá lên làm người, nghe mà chán ngấy, cho những cán ngố, tất cả có chung một luận điệu tuyên truyền, như một cuộn băng casset được thâu lại rồi phát ra.
Tôi nghĩ sau này họ cũng nhận biết đảng cộng sản bán nước. Chính Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Văn Linh, đã tuyên bố:
-        “Tôi cũng biết dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất đảng.”
Đảng cộng sản, xem tổ quốc Việt Nam, xem nhân dân Việt, như là một công cụ, để bảo vệ đảng, nghĩa là bảo vệ cái ghế mà họ đang ngự trị, bảo về quyền lợi của bè lũ đảng viên. Thật ra họ không yêu thương gì dân tộc này. Thật tội cho những người bộ đội chân chính, họ đã lầm tưởng, đi theo một đảng cướp, lừa bịp người dân, một chế độ bán nước cầu vinh.
Chính quyền cộng sản Việt Nam, đã dâng hiến đất nước vào tay Trung Cộng qua (Hội Nghị Thành Đô) còn gọi là (Mật Ước Thành Đô) vào tháng 9 năm 1990. Tổng Bí Thư đảng cộng sản VN do Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đã ký kết với Giang Trạch Dân và Lý Bằng của Trung Cộng.
Theo mật ước Thành Đô. Năm 2020 Việt Nam sẽ chính thức trở thành một chư hầu của trung Cộng.  Ông Nguyễn Cơ Thạch, nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị - Bộ trưởng Bộ ngoại giao lúc ấy đã nhận định về thỏa thuận Thành Đô 1990 rằng 
"Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự."
Mỗi lần ngồi nghe cán ngố lên lớp, nói luyên thuyên, hoang tưởng. Tôi ngồi cạnh một người bạn, trước kia anh làm trong nha quân pháp (vì anh là luật sư), vóc dáng thư sinh, đeo cặp kính cận thị, anh thường nghêu ngao bài hát nhạc ngoại lời việt (do anh sửa lời), giọng hát nhỏ nhẹ, vừa dủ vài người ngồi gần nghe. Anh cất tiếng hát:
-        Biết mà mình đéo nói…. Mình đéo nói.. thì nó nghĩ rằng .. là mình không biết..”

Tại trại An dưỡng, cán bộ quản giáo, bắt buộc mỗi đội phải củ vài người đi, để chứng kiến vụ sử án.
Anh Hùng Nguyễn Ngọc Trụ, đã bị hy sinh bị (xử bắn) tại Trại An Dưỡng Biên Hòa. Anh Nguyễn Ngọc Trụ đã đỗ bằng Cao Học Ban Công Pháp Quốc Tế (International Laws).
Anh cũng đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ trong một thời gian. Cấp bậc cuối cùng là Thiếu Úy Giảng Viên, môn công pháp quốc tế, tại Trường
Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt,
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, anh cũng như các sĩ quan khác phải ra trình diện chánh quyền cộng sản, để đi học tập cải tạo.
Khi lên hội trường, ngồi nghe cán bộ chính trị, giảng về chủ nghĩa xã hội, cán bộ chính trị, tỏ ra dân chủ trong khi thảo luận, đã yêu cầu mọi người tham gia góp ý kiến. Anh Trụ đã đứng lên giữa hội trường, cả ngàn người, phản bác lại lý thuyết sai lầm căn bản của Karl Marx, Lenin và Hồ Chí Minh.
Cán bộ chính trị, hoảng hốt, vì những lý luận hung hồn và sắc bén của Nguyễn Ngọc Trụ, đã ra lệnh cho bộ đội, bắt nhốt anh vào thùng sắt (connex) mà quân đội thường dùng để chứa đạn, ngày thì nóng khủng khiếp vì cửa bị đóng kín, đêm thì lạnh vì VC chỉ cho mặc 1 cái quần đùi trên người, phần ăn bị cắt giảm, còn một nửa bát cơm và vài viên muối hột.
VC đã ghép tội anh là phản động, chống lại đảng, nhà nước, vì dám phản bác lại những điều đảng dạy. Nhiều lần cán bộ ép cung. Anh Trụ cương quyết không nhận tội, vì theo anh, chính cán bộ chính trị viên, đã mời tham gia ý kiến, thì tôi phát biểu ý kiến riêng của tôi.
Anh Trụ cương quyết không nhận tội. Việt cộng đã quyết định xử bắn Nguyễn Ngọc Trụ, người thanh niên trí thức, tuổi đời còn quá trẻ, khoảng 25 hay 26 tuổi.
Tại Trại An Dưỡng Biên Hòa. Cái chết của anh, để lại một nỗi đau lòng, cho toàn dân Miền nam Việt Nam. Dường như ở mỗi trại giam. Việt Cộng thường xử bắn một người để răng đe

Câu chuyện thứ hai, tôi được chính nhân chứng là Thiếu úy nhảy dù Hà Minh Hùng kể lại. Hùng và hai người bạn trốn trại (vượt ngục), chưa ra khỏi trại giam thì bị phát hiện, bộ đội trại giam bắn xối xả vào nhóm người vượt tù, 2 người chết, riêng Hùng nấp sau cánh của sắt (connex), Hùng bị bắn trọng thương, thủng bụng, bị bắt nhốt vào connex, không băng bó, hay thuốc men, không cho ăn uống, mục đích của họ là muốn cho Hùng chết.
Hùng nằm mê man, bất động trong thùng sắt, nóng gay gắt dưới cái nắng như thiêu đốt. Trong cơn mê man, tưởng như sắp chết.
Hùng mơ màng nhận ra có một ánh hào quang rực rỡ hiện ra, trong ánh hào quang, Hùng nghĩ là Phật Bà Quan Âm, vì Hùng theo đạo Phật, nhưng Hùng chợt nhận ra, một chuỗi tràng hạt có Thánh Giá, đeo một bên, Hùng nhìn kỹ lại và nhận ra đây là Đức Mẹ Maria, khi vừa nhận ra Đức Mẹ, tiếng nói vang lên:
-        Con hãy yêm tâm, con không chết đâu, ta sẽ cho người đến cứu con.
Âm vang tiếng nói như trên khung trung vọng xuống, mà chỉ riêng Hùng có thể nghe được. Sau câu nói luồn ánh sánh chợt vụt tắt.
Tự nhiên có một luồn sức mạnh vô hình, khiến cho Hùng bừng tỉnh, một lúc không lâu sau, bên ngoài connex có tiếng gõ nhẹ vào cửa sắt và nói nhỏ:
-        Anh Hùng đừng sợ, tôi là bộ đội canh gác hôm nay, tôi sẽ tiếp tế thuốc trụ sinh và
cơm nước cho anh, xin anh đừng cho bất cứ ai biết, mỗi khi đến ca gác, tôi sẽ tiếp tế cho anh.
Hùng chết lặng người, khi nghe tiếng bộ đội nói như vậy, anh không tin vào chuyện này, Hùng cố nhìn qua kẽ hở của cửa sắt, chỉ thấy bóng dáng người bộ đội canh gác, mà không nhìn rõ mặt, Hùng trả lời một cách yếu ớt:
-        Xin cám ơn anh.
Chỉ vậy thôi, mỗi ngày Hùng nhận được ít thuốc trụ sinh và một phần ăn.
Hùng chợt nghĩ, có lẽ Đức Mẹ đã sai khiến, người lính bộ đội thật nhân từ này, để thực hiện lời hứa, của Đức Mẹ hiện ra nói với anh.
Từ đó Hùng vững đức tin nơi Đức Mẹ, và anh xin rửa tôi theo đạo Công Giáo.
Hùng bị giam cầm bỏ đói gần 2 tuần sau, cán bộ trại xuống mở cửa phòng giam, để xem Hùng chết chưa, những tên cán bộ trại, tròn xoe đôi mắt ngạc nhiên vì Hùng không chết mà vẫn mạnh khỏe như không hề bị thương tích, họ nói với nhau:
-        Cái thằng ngụy này sao nó khỏe thế, nhịn đói hai tuần mà không chết, vết thương
chảy máu nhiếu thế mà tự nhiên lành, thật là vô lý.
Sau thời gian biệt giam, Hùng bị chuyển trại lưu đầy ra miền bắc, khi xuống tầu, tại bến tân Cảng, Hùng vẫn còn cuốn băng quanh bụng, vì vết thương vẫn còn rỉ máu.
Tôi đã viết tiếp câu chuyện này với tựa đề (Đội Đập Đá – Trại 6 Nghệ Tĩnh)

Tô xin dành riêng vài hàng cuối của câu chuyện để vinh danh cái lon Guigoz, nó chính là cứu tinh, là vật dụng cần thiết nhất, là người bạn đường thân thiết và gần gũi nhất, của người tù, tôi xin cám ơn cái lon Guigoz, và không quên cám ơn đất nước Hoà Lan, nơi đã sản xuất ra lon sữa Guigoz, tôi tin chắc rắng người Hoà Lan không thể nào biết hết được, những công dụng của cái lon Guigoz.

AET. Lê Tuấn
Nhân chứng trở về từ những
trại tập trung của cộng sản VN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét