Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Thời trang Hồi giáo đang thành mốt?

Quý vị nghĩ sao về thời trang phụ nữ theo phong cách Hồi Giáo.
Như hiện nay đang phát triển một dòng sản phẩm thời trang giản dị, bao gồm khăn trùm đầu và kebaya, một loại váy truyền thống.
Xu hướng mốt thời trang mang tính truyền thống hơn của phụ nữ Hồi giáo ở ngoài Trung Đông và Nam Á đã thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm khăn trùm đầu.


Thời trang Hồi giáo đang thành mốt?

love girl girls red white

Cô là một nhân vật nổi tiếng ở Malaysia, có hàng triệu người hâm mộ.

Mỗi khi cô xuất hiện trên màn ảnh, người hâm mộ ngay lập tức đổ đi mua những gì cô chọn mặc ngày hôm ấy, kể cả khăn trùm đầu.

Cô là Noor Neelofa Mohd, còn được gọi là Neelofa.

image
Gương mặt nổi tiếng của Malaysia, Neelofa choàng chiếc khăn Naelofa

Noor, 26 tuổi, người Hồi giáo, là nữ hoàng sắc đẹp, diễn viên và người dẫn chương trình.

Cô có 1,4 triệu người theo dõi trên Twitter và 2,2 triệu trên Facebook. Cô cũng là một doanh nhân và là khuôn mặt đại diện của hãng thời trang Naelofar Hijab, do gia đình cô làm chủ.

image
Chỉ trong một năm, công ty này đã trở thành thương hiệu khăn trùm đầu lớn nhất của Malaysia và họ đang có tham vọng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

Đế chế thời trang Hồi giáo


image
Malaysia, đất nước với 60% dân số là người Hồi giáo, không phải là nước duy nhất đang chứng kiến nhu cầu về thời trang cho phụ nữ Hồi giáo tăng vọt.

Thị trường này được ước tính có trị giá 230 tỷ đôla trên toàn cầu vào năm 2014 và dự kiến sẽ đạt 327 tỷ đôla vào năm 2020.

Nhu cầu đối với khăn trùm đầu, hay còn gọi là hijab, đang ngày càng tăng do ngày càng có nhiều phụ nữ Hồi giáo muốn dùng khăn che kín đầu.

image
Với nhiều nước có đa số dân theo Hồi giáo, nhiều phụ nữ cũng choàng khăn hijab nhằm thực hiện lời răn dạy trong Kinh Koran theo đó nói cả phụ nữ lẫn đàn ông cần 'che mình và sống giản dị'.

Chiếc khăn này không những là một biểu tượng tôn giáo, nó còn đang trở thành một món vật dụng thời trang - và nhu cầu ngày càng tăng đối với thời trang khăn trùm đầu đã tạo ra một ngành công nghiệp phát triển.

Doanh số của Naelofar, nơi mà chiếc khăn trùm đầu đắt nhất có giá chỉ 24 đôla, đã đạt đến 50 triệu ringgit (11,8 triệu đôla Mỹ) trong năm nay, cao gấp đôi so với chỉ tiêu của gia đình Noor.

image
Dian Pelangi, người Indonesia, là nhà thiết kế thời trang hàng đầu trong việc tung ra các mẫu giản dị.

Công ty này đã bán các sản phẩm thông qua các cửa hàng của chính mình và thông qua mạng lưới 700 cửa hàng phân phối trên cả nước.

Họ bán trên mạng và giao hàng đến bất cứ nơi nào trên thế giới.

Với các cửa hàng phân phối ở Singapore, Brunei, London, Úc, Hà Lan và Hoa Kỳ, mục tiêu của hãng là trở thành một thương hiệu toàn cầu.

"Chúng tôi choáng ngợp và rất ngạc nhiên," Noor Nabila, 30 tuổi, chị của Neelofa và là giám đốc điều hành của NH Prima International, tập đoàn đứng đằng sau Naelofar, nói.

"Chúng tôi không thể ngờ rằng chúng tôi nhận được sự phản hồi như vậy."

image
Những khách hàng của hãng, những người mua các sản phẩm khăn trùm đầu sành điệu, thậm chí còn được gọi với biệt danh hijabista.

Xu hướng mốt thời trang mang tính truyền thống hơn của phụ nữ Hồi giáo ở ngoài Trung Đông và Nam Á đã thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm khăn trùm đầu.

image
Mariah Idrisis trở thành người phụ nữ đầu tiên choàng khăn trùm đầu trong quảng cáo của H&M

Xu hướng này đã bắt đầu từ 30 năm nay, trong lúc tôn giáo này được diễn giải theo hướng bảo thủ hơn ở nhiều nước.

Alia Khan, từ Islamic Fashion Design Council, tin rằng 'cần phải quay về những giá trị cũ'.
Hội đồng này có khoảng 5000 thành viên, một phần ba trong số này là các nhà thiết kế từ 40 nước.

"Nhu cầu về thời trang [giản dị] trên toàn cầu là khổng lồ," Khan nói.

Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường lớn nhất đối với thời trang Hồi giáo.

Thị trường tại Indonesia cũng phát triển rất nhanh và nước này muốn dẫn đầu thế giới trong ngành công nghiệp này.

image
Dian Pelangi, nhà thiết kế người Indonesia được đào tạo tại Paris, với 2,5 triệu người theo dõi trên Instagram, gần đây được đưa vào danh sách 500 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực thời trang của tạp chí Anh Business of Fashion. Bà có 14 cửa hàng phân phối tại Indonesia và một tại Malaysia.

image
Dàn người mẫu trên sàn diễn tại buổi trình diễn Mimpikita trong Tuần lễ Thời trang London 20/9/2015

Những phụ nữ đeo khăn trùm đầu đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở những quốc gia phương Tây nơi người Hồi giáo là thiểu số.

image
Vào tháng Chín 2015, người mẫu người Anh Mariah Idrissi đã trở thành phụ nữ đầu tiên đeo khăn trùm đầu trong một quảng cáo của H&M, nhà bán lẻ thời trang lớn thứ nhì thế giới.

Tại Tuần Lễ Thời Trang ở London năm 2015, ba chị em đằng sau hãng thời trang của Malaysia Mimpikita đã tổ chức show diễn đầu tiên và thu hút được nhiều sự chú ý nhờ những chiếc khăn trùm đầu họ đang quấn.

image
Các nhà thiết kế phương Tây cũng đã tỏ ra quan tâm đến thời trang dành cho phụ nữ Hồi giáo. Vào năm 2014, DKNY đã tung ra bộ sưu tập Ramadan.

Các thương hiệu lớn khác của phương Tây cũng nhanh chóng làm theo - Tommy Hilfiger và Mango đã bán thời trang Hồi giáo trong tháng Ramadan, và hãng thời trang Nhật Bản Uniqlo đã hợp tác với nhà thiết kế người Anh Hana Tajima để tung ra một dòng sản phẩm thời trang giản dị, bao gồm khăn trùm đầu và kebaya, một loại váy truyền thống.

image
Tại Tuần lễ Thời trang London 2015, ba chị em của hãng thời trang Malaysia Mimpikita đã có buổi trình diễn đầu tiên.

"Mỗi người đều muốn có phong cách," Zulfiye Tufa, một blogger người Úc và thiết kế thời trang, nói tại Diễn đàn Kinh tế Hồi giáo Toàn cầu diễn ra hồi tháng 11/2015.

"Có thể họ không hẳn là muốn những thứ thời thượng, nhưng họ chắc chắn là muốn bắt kịp xu hướng thời đại. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của họ trong mắt người khác, nhất là ở phương Tây."

image
Vivy Yosof, 27 tuổi, từ Malaysia, đã bắt đầu đeo khăn trùm đầu từ hai năm trước sau khi sinh con. Vì không thể tìm ra những loại khăn trùm đầu sành điệu mà cô muốn, Vivy đã quyết định tự thiết kế, chú trọng vào loại vải chất lượng cao và thiết kế hiện đại để phù hợp với phụ nữ làm việc ở công sở, và cả những phụ nữ không theo đạo Hồi.

Cô đã đặt tên cho thương hiệu là dUCk, theo tên gọi nhóm bạn của cô ở trung học, và thương hiệu này đã ra mắt vào tháng 5/2014.

"Việc tìm cho được một thương hiệu có sức hấp dẫn quốc tế là điều rất khó," cô nói. "Rất nhiều thương hiệu nhắm vào lượng khách hàng đại chúng. Tôi muốn tạo ra một thứ gì đó cao cấp hơn và muốn chứng minh rằng việc đeo khăn trùm đầu là một điều đặc biệt."

image
Vivy Yusof là một trong những gương mặt tạo ra trào lưu thời trang trong thế giới Hồi giáo.

Những thiết kế mới của cô bán hết hàng ngay khi chúng được tung ra trên mạng và các chị em xếp hàng rồng rắn để mua mỗi khi chúng được bán ở các cửa hàng tại thủ đô Malaysia.

Vivy không nói rõ về doanh thu nhưng cho biết công ty đã bắt đầu kiếm được lời.

Mạng xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quảng cáo của hãng - các mẫu mới cũng như các đợt hàng về đều được thông báo đến 110.000 người theo dõi trên tài khoản Instagram của công ty, trong khi bản thân Vivy có 356.000 người theo dõi cũng trên Instagram.

Tại cửa hàng chính của Naelofar Hijab ở Kuala Lumpur rất đông người, những phụ nữ lớn tuổi đi cùng chồng và những đứa bé trên xe đẩy, những phụ nữ trẻ mặc quần jean bó - đang ngó qua các mặt hàng, dưới tiếng nhạc của Katy Perry.

Noor Nabila, người mà bản thân cũng không đeo khăn trùm đầu, đang nhìn vươn ra bên ngoài Malaysia, Singapore, Brunei, và quyết tâm muốn đưa Naelofa trở thành thương hiệu khăn trùm đầu hàng đầu thế giới.

"Khi người ta nói đó là một thị trường chưa được khai thác, nó thực sự là một thị trường chưa được khai thác," cô nói.

image
"Mạng xã hội đang thay đổi tất cả. Ngày nay, những người quấn khăn trùm đầu không chỉ là những người sống ở sa mạc hay các làng quê. Họ có thể là những người nổi tiếng, thành đạt, và vẫn quấn khăn trùm đầu."



Kate Mayberry

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét