Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

12 LOÀI HOA TUYỆT ĐẸP nhưng có chất kịch độc chết người

Chúng ta nên biết qua những tác hại của các loài hoa kiểng trồng quanh nhà.
Như chúng ta vẫn nghĩ cây Nha Đam (Lô Hội) là mát là rất tốt, nhưng hãy coi chừng nó.

Cây Nha Đam (Lô Hội) Nhựa lô hội nếu dùng liều cao có thể gây ngộ độc, ngứa sần da, choáng váng, xuất huyết tiêu hóa.

12 LOÀI HOA TUYỆT ĐẸP 
nhưng có chất kịch độc chết người

                                      

1. Hoa dạ hương. 
Hoa dạ hương trong đêm sẽ phát tán ra rất nhiều các hạt nhỏ có tác dụng 
kích thích khứu giác, người ta thường trồng một bụi nhỏ hoa này quanh nhà 
vì chúng có tác dụng đuổi muỗi. 
Tuy vậy, nếu ngửi quá nhiều và quá lâu mùi hoa dạ hương thì sẽ làm cho những người bị cao huyết áp 
và người bị bệnh tim cảm thấy chóng mặt hoa mắt, khó chịu, thậm chí còn có thể làm cho bệnh tình trở nên 
nghiêm trọng hơn. Loại hoa này có chứa một loại chất kiềm độc, 
nếu tiếp xúc với hoa quá lâu sẽ làm cho tóc bị rụng nhanh.

2. Hoa chùm pháo (mao địa hoàng). 
Đây là một loài hoa đẹp với những chùm hoa chĩa thẳng lên trời 
như một ngọn tháp. Loài hoa này cũng là nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim 
và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. 
Nhưng nếu ăn tươi, chúng có thể gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội.

3. Hoa thụy hương. 
Thụy hương là một loại cây bụi để trang trí trong vườn nhà rất được ưa thích ở châu Âu, 
gần đây đã du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều trong khuôn viên các căn biệt thự. 
Tuy nhiên, đây là một loại cây độc hại vô cùng với chất mezerein có độc tính rất cao. 
Nếu vô tình ăn phải lá hay quả cây thì triệu chứng lúc đầu là buồn nôn và ói mửa dữ dội, 
theo đó là xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

4. Hoa cần nước. 
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ thì cây độc cần nước là loại thực vật độc hại nhất 
ở Bắc Mỹ. Hoa và thân cây thì an toàn nhưng phần rễ cây lại chứa chất nhựa chết người 
dù chỉ hấp thụ một lượng rất nhỏ, với thành phần chính là chất cicutoxin 
gây nên chứng co giật, tai biến mạch máu não.

5. Hoa ngoắt nghoẻo.
Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác 
mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, 
nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

6. Trúc đào. 
Là loài hoa có độc tính rất cao, rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Chất độc này có mặt trong cây, 
lá, hoa, trái, hạt trúc đào. Triệu chứng xuất hiện sau khi ăn phải 10-15 phút sau ăn với biểu hiện 
buồn nôn ói dữ dội, lơ mơ, nhức đầu, mệt lả, tiêu chảy liên tục, loạn nhịp tim nghiêm trọng. 
Nếu không được cứu chữa kịp thời có thể trụy tim mạch, không đo được huyết áp dẫn tới tử vong. 
Ở nhiều nơi, cành lá và hạt trúc đào được giã nát để làm thuốc trừ sâu bệnh rất hiệu quả.


7. Lô hội (nha đam)
Đây là loài cây rất quen thuộc, được dùng rộng rãi để chăm sóc sắc đẹp, nấu chè v.v… 
Tuy nhiên, loại cây này được các thầy thuốc Đông y xếp vào loại thuốc tẩy xổ, trục thủy. 
Những người bị bệnh tim không nên dùng lô hội vì sẽ có nguy cơ gây loạn nhịp tim. 
Nhựa lô hội nếu dùng liều cao có thể gây ngộ độc, ngứa sần da, choáng váng, xuất huyết tiêu hóa. 
Đặc biệt phụ nữ có thai không nên sử dụng lô hội vì nó tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai.

8. Hoa rum. 
Lá và củ của hoa rum có chứa nhiều chất độc đường ruột calcium oxalate. 
Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, 
bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.

9. Hoa cẩm tú cầu (hoa đĩa). 
Hoa cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu màu hồng, trắng, xanh rất đẹp 
ta vẫn thấy được trồng làm cảnh thật ra không phải là loài cây hiền lành. 
Cả lá và hoa cẩm tú cầu đều có chứa độc tố. 
Trong lịch sử, nữ hoàng Cleopatra đã từng ép người hầu tự tử bằng loài hoa này. 
Do đó, nếu sơ ý ăn phải độc tố này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi 
và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.

10. Muồng hoàng yến (hoa bò cạp vàng, hoa osaka).
Cũng là loài cây hoa cảnh họ đậu, muồng hoàng yến là cây thân gỗ, tán tròn. 
Hoa nở vàng thành từng chùm rực rỡ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. 
Chùm hoa dài, rủ xuống, dài 20-40 cm, cụm hoa lớn. Trái muồng hoàng yến dài, 
trong có hạt hình trái xoan. Cả hoa, lá, quả và hạt muồng hoàng yến đều có chất độc, 
nếu ăn phải sẽ gây ngộ độc.

11. Hoa tử đằng (đậu tía). 
Là loài hoa họ đậu, dây leo, hoa thành từng chùm màu tím rất đẹp, 
được trồng làm cảnh phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… 
Hoa tử đằng vừa đẹp, vừa có mùi thơm. Tuy nhiên hạt hoa tử đằng rất độc. 
Nếu ăn phải sẽ bị trúng độc, nôn ói, chuột rút và tiêu chảy.

12. Hoa loa kèn (kèn của thiên thần, hơi thở của quỷ).
Nhìn bề ngoài, những bông hoa loa kèn màu trắng hoặc vàng, trắng pha hồng, đỏ này dường như vô hại. 
Nhưng đây lại là loài cây có độc tố rất khủng khiếp. 
Xuất xứ từ colombia, loài cây này được gọi với tên gọi “hơi thở của quỷ”.
Chỉ cần ngửi hoa, nạn nhân sẽ lập tức rơi vào tình trạng vô thức, không kiểm soát được hành vi, 
nói năng lảm nhảm. Chất chiết xuất từ hoa này được cho là phương tiện để bọn tội phạm thôi miên, 
đầu độc nạn nhân để lừa lấy tài sản hoặc hãm hiếp phụ nữ mà nạn nhân không hề hay biết.





Suối nguồn AET sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét