Sư đoàn 18 bộ binh của VNCH dưới sự chỉ huy của dũng tướng Lê Minh Đảo đã chiến đấu thật kiên cường và đẩy lui những đợt sóng tấn công ào ạt của địch hoàn thành sứ mạng bảo vệ Xuân Lộc.
Nhưng rất tiếc đây chỉ là một chiến thắng quá ngắn ngủi như một ngôi sao vừa vụt sáng trên bầu trời thì đã bị bóng mây đen che kín.
Xuân Lộc: một chiến thắng ngắn ngủi
Xuân Lộc là một thành phố chính yếu của tỉnh Long Khánh, có vị trí cách thủ đô Sài Gòn khoảng 60km về hướng Đông Bắc. Ở vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam thì trận đụng độ tại nơi này giữa quân đội Bắc Việt và VNCH được coi như là một trận chiến khốc liệt nhất trước khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị thất thủ.
Đây là trận chiến duy nhất mang tính cách quy mô toàn diện trong giai đoạn cuối của kế hoạch xâm chiến miền Nam, qua đó quân Bắc Việt đã tận dụng hết toàn bộ lực lượng quân chính quy với những hỏa lực hùng hậu nhất nhằm tấn công triệt để quân đội VNCH hầu tạo thế quyết định chiến trường.
Phù hiệu SĐ18BB
Nhưng có một điều mỉa mai và đau lòng đối với chính quyền Sài Gòn là qua trận chiến ác liệt này mặc dù sư đoàn 18 bộ binh của VNCH dưới sự chỉ huy của dũng tướng Lê Minh Đảo đã chiến đấu thật kiên cường và đẩy lui những đợt sóng tấn công ào ạt của địch hoàn thành sứ mạng bảo vệ Xuân Lộc trong một chiến thắng oanh liệt cũng như chiến thắng này đã đưa tên tuổi của tướng Lê Minh Đảo trở thành một vị anh hùng trong quân sử VNCH, nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi sau đó chính quyền Sài Gòn phải sụp đổ tan tành.
Tướng Lê Minh Đảo
Thành phố Xuân Lộc có khoảng 100 ngàn dân cư, được những đồn điền cao su dày đặc bao bọc xung quanh. Trong thành phố, người ta thấy có rất nhiều tiệm buôn nho nhỏ xen kẽ với nhà cửa dân chúng và sự nổi bật của những ngôi nhà thờ nghiêm trang, cung kính như làm tăng thêm phần thanh nhã, êm đềm vốn là đặc tính của phong cảnh nơi này. Tôi cũng đã có nhiều dịp dùng xe đi ngang thành phố Xuân Lộc mỗi khi phải thực hiện phóng sự tại các tỉnh cao nguyên Trung phần và các thị trấn ven biển của miền Trung.
Mức độ tấn công của quân Bắc Việt vào Xuân Lộc đã thực sự trở nên ác liệt từ ngày 9/4/1975, tức thời điểm trước khi Sài Gòn thất thủ đúng 3 tuần lễ.
Đầu tiên, để uy hiếp và trấn áp tinh thần của sư đoàn 18 bộ binh VNCH, quân Bắc Việt đã dùng loại pháo 130 ly liên tục pháo kích vào những cứ điểm đóng quân của sư đoàn này và hầu hết những địa điểm trong ngoài thành phố Xuân Lộc. Loại pháo 130 ly này có xạ trình đến 27 km do Liên Xô và Trung Quốc phối hợp chế tạo và là một trong những vũ khí có sức công phá dữ dội nhất của quân Bắc Việt.
Sau khi Sài Gòn bị rơi vào tay quân đội Bắc Việt, tôi đã được chúng kiến tận mắt loại pháo 130 ly này với một số lượng không sao đếm hết. Đồng thời, với kích thước to lớn của nó, cũng đã cho thấy phần nào hỏa lực hùng mạnh của quân Bắc Việt.
Đại bác 130 ly của CSBV
Với chiến thuật vừa pháo kích, vừa cho xe tăng bộ đội xâm nhập vào Xuân Lộc, cộng sản Bắc Việt trong chiến lược tấn công nơi này đã sử dụng toàn bộ lực lượng binh sĩ thuộc quân đoàn 4. Đây là một quân đoàn được hình thành từ việc sát nhập 3 sư đoàn quân Bắc Việt gồm sư đoàn 6, sư đoàn 7 và sư đoàn 341. Quân đoàn 4 của Bắc Việt có vị trí đóng quân tại những vùng phụ cận biên giới Campuchia, nằm về hướng Bắc của thủ đô Sài Gòn.
Qua việc tận dụng cả lực lượng chính quy của quân đoàn 4 trong mục tiêu đánh chiếm Xuân Lộc đã cho thấy phía Bắc Việt rất coi trọng địa điểm này trên quan niệm vị trí chiến lược xung yếu. Đó là, nếu chiếm được Xuân Lộc thì những lộ quân của Bắc Việt xuất phát từ đây sẽ dễ dàng phối hợp cùng những tuyến quân xâm nhập từ phía Đông Nam để chọc thủng các hàng rào phòng thủ cuối cùng quanh thủ đô Sài Gòn.
Từ đó, Xuân Lộc đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiếc lược tấn công của Bắc Việt. Mặt khác, nếu nhìn từ Sài Gòn ta sẽ thấy Xuân Lộc quả thật là một thành trì quan trọng nằm ở hướng Đông, có khả năng che chở cho cả thủ đô vì nó là giao điểm của quốc lộ số 1 dọc theo các bờ biển Trung phần và quốc lộ số 2 từ các tỉnh cao nguyên miền Trung. Nếu cho quân thẳng tiến vào Nam thì phải đi theo 2 tuyến đường quốc lộ nói trên nên Bắc Việt có nhu cầu phải giải tỏa nút chặn chiến lược trọng yếu Xuân Lộc. Cũng vì vậy mà lúc đương thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hạ lệnh cho quân đội VNCH phải tử thủ Xuân Lộc bằng mọi giá.
Từ đó, Xuân Lộc đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiếc lược tấn công của Bắc Việt. Mặt khác, nếu nhìn từ Sài Gòn ta sẽ thấy Xuân Lộc quả thật là một thành trì quan trọng nằm ở hướng Đông, có khả năng che chở cho cả thủ đô vì nó là giao điểm của quốc lộ số 1 dọc theo các bờ biển Trung phần và quốc lộ số 2 từ các tỉnh cao nguyên miền Trung. Nếu cho quân thẳng tiến vào Nam thì phải đi theo 2 tuyến đường quốc lộ nói trên nên Bắc Việt có nhu cầu phải giải tỏa nút chặn chiến lược trọng yếu Xuân Lộc. Cũng vì vậy mà lúc đương thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hạ lệnh cho quân đội VNCH phải tử thủ Xuân Lộc bằng mọi giá.
Sau khi chịu đựng những đợt pháo kích liên tục như bão táp mưa sa của quân Bắc Việt, lực lượng phòng thủ sư đoàn 18 VNCH với tương quan quân lực kém hẳn địch thủ là 1 đối 3 bắt đầu tổ chức những đợt phản công đánh trả lại một cách hữu hiệu. Và thật đáng kinh ngạc, những chiến sĩ sư đoàn 18 đẩy lui không biết bao nhiêu đợt tấn công xâm nhập vào Xuân Lộc của địch với gần 1000 xác quân Bắc Việt và mấy chục chiến xa phải bỏ lại tại thành phố đầy lửa đạn này.
Trong tình thế liên tiếp mấy ngày liền bị vây hãm như vậy, chính quyền Sài Gòn đã phái một số quân tinh nhuệ thuộc Sư đoàn Nhảy Dù lúc đó đang đóng tại phía Bắc Sài Gòn, dùng trực thăng đến Xuân Lộc để tiếp ứng.
Dưới sự chỉ huy tài tình của dũng tướng Lê Minh Đảo, những chiến sĩ VNCH đã kiên cường cố thủ cũng như phản kích mạnh mẽ. Đối với họ, sự nhận thức về Xuân Lộc là một cứ điểm vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thủ đô Sài Gòn đã tạo nên một tinh thần quyết tử cao độ.
Kết quả, sau ba ngày tấn công tới tấp vào Xuân Lộc, quân Bắc Việt đã bị nhiều tổn thất nặng nề nên đành phải ngưng chiến. Liên quan đến sự kiện này, tướng Văn Tiến Dũng của Bắc Việt, tổng tham mưu cuộc tấn công Xuân Lộc, đã viết: “Tại Xuân Lộc, lần đầu tiên quân đội ta chạm phải một đội quân quyết tử của địch. Tuy quân ta đã nhiều lần xâm nhập được vào trong thành phố và tạo được thế uy hiếp mạnh mẽ nhưng đều bị đánh lui trở lại. Điều này chứng tỏ quân đoàn 4 của ta đã không lượng định được chính xác sức đề kháng kiên cường của địch”.
Chiến lợi phẩm của CSBV bị tịch thu
Tù binh CSBV tại Xuân Lộc tháng Tư 1975
Thế là phía Bắc Việt đã thú nhận sự thất bại qua cuộc công kích vào Xuân Lộc lần đầu tiên và ngược lại đối với quân VNCH thì đây là trận chiến thắng mang nhiều ý nghĩa to lớn trong việc củng cố niềm tin của dân chúng miền Nam. Do đó, chính quyền Sài Gòn đã truyền đạt và phổ biến rộng rãi đến các cơ quan truyền thông ngoại quốc cũng như người dân miền Nam về chi tiết trận chiến thắng ở Xuân Lộc
Dĩ nhiên là người dân Sài Gòn rất hoan hỷ và càng tăng niềm hy vọng, tin tưởng nơi khả năng chiến đấu, bảo vệ lãnh thổ của quân đội VNCH.
Sau chiến thắng tại Xuân Lộc, tôi đã có dịp gặp hai viên sĩ quan trẻ tuổi phụ trách việc thông tin cho sư đoàn 18 tại văn phòng hãng thông tấn UPI ở Sài Gòn. Hai viên sĩ quan này vừa đưa tôi xem những hình ảnh của trận chiến Xuân Lộc vừa nói: “Sư đoàn 18 Number One!”,vì họ đã đánh lui được một phần lớn quân cộng sản Bắc Việt.
Tại thành phố Sài Gòn, không khí thật náo nức và nhộn nịp trong nỗi hân hoan chào mừng chiến thắng Xuân Lộc, một sự chiến thắng không ngờ. Với thắng lợi này, đa số dân chúng thủ đô đều nghĩ rằng quân Bắc Việt sẽ mỏi mệt và cần một thời gian khá dài để dưỡng sức, nhất là nếu có tướng Lê Minh Đảo thì Sài Gòn sẽ bình yên vô sự.
Cho đến này 13/4/1975 thì sinh hoạt tại Xuân Lộc đã tương đối trở lại bình thường với đường phố tấp nập xe cộ, người qua lại đông đúc. Cảnh mua bán rộn rịp, tưng bừng hẳn lên, hầu như họ đã quên rằng cách đó chỉ mấy chục cây số, quân Bắc Việt vẫn còn đóng chốt và chuẩn bị cho những cuộc tấn công khác.
Quả nhiên, quân Bắc Việt sau một thời gian ngắn ngủi tạm ngưng chiến đã dồn hết nỗ lực để bao vây chặt chẽ các khu vực chiến lược xung quanh Xuân Lộc tạo thế cô lập đối phương bằng cách cắt đứt các tuyến đường tiếp vận huyết mạch.
Lúc này, 3 sư đoàn thuộc quân đoàn 2 Bắc Việt đã từ những vùng ven biển miền Trung kéo quân tiến đến Xuân Lộc để tăng cường thế công và tổng cộng có 3 sư đoàn của phía Bắc Việt với quân số đầy đủ vây hãm duy nhất một sư đoàn 18 của VNCH.
Sau đúng một ngày cầm cự, chịu đựng không nổi trước chiến thuật áp đảo của địch, sư đoàn 18 VNCH đã bắt đầu triệt thoái khỏi thành phố Xuân Lộc vào ngày 20/4/1975. Sau đó, sư đoàn này được tái tập trung và đóng quân phòng thủ ngay sát nách Sài Gòn về phía Đông, nhưng đã quá muộn màng vì quân Bắc Việt gỡ được nút chận Xuân Lộc và các tuyến quân Nam tiến của họ đã tựa như thế chẻ tre tiến công ào ạt về Sài Gòn khiến cho quân đội miền Nam bị tan rã thành từng mảnh, từng mảnh.
Dũng tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh sư đoàn 18 cùng các binh sĩ của ông chiến đấu đến giờ phút cuối cùng nên bị quân Bắc Việt bắt giữ. So với một số tướng lãnh VNCH đã tháo chạy từ những ngày trước đó, tướng Lê Minh Đảo đã được dân chúng ngưỡng mộ và ca ngợi tinh thần dấn thân vì nước của ông.
Tướng Lê Minh Đảo
Sau ngày miền Nam sụp đổ, tướng Lê Minh Đảo cũng như đa số sĩ quan cao cấp của VNCH đã bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ tại các trại tù khổ sai, cưỡng bức lao động. Kết cuộc, nhờ vào sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, sau mười mấy năm tù đầy, tướng Lê Minh Đảo đã được sang Mỹ để đoàn tụ cùng gia đình vào năm 1994.
Người Hùng Xuân Lộc năm nào nay đã trở thành người hùng cô đơn với nhiều tâm sự mà ít người thấu hiểu.
suối nguồn AET
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét