Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Những ngôi chùa độc đáo tại Việt Nam

Những ngôi chùa độc đáo ở Việt Nam

Chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) tọa lạc trên ngọn núi có hình thang cân trông như chiếc ấn soi bóng xuống dòng sông thơ mộng, người xưa gọi là Thiên Ấn niêm hà, tức ấn trời triện trên sôngalt
Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự 
Đây là ngôi đại tự có nhiều công trình quy mô và hiện đại nằm trên địa phận ấp Quảng Phú, huyện Tân Thành, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nói đến chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, những kỷ lục về Phật giáo được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập cũng xuất hiện. Một số danh hiệu gồm chùa có ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam (năm 2006), nhiều tượng Phật nhất (năm 2007), tượng Bồ tát Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam (năm 2007)...
 
Chùa Hang 
Chùa ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, tuổi đời khoảng 300 năm, nổi tiếng với những cảnh đẹp như tranh vẽ làm mê hoặc lòng người. Nơi đây có tên chữ là "Thiên Khổng Thạch Tự" (chùa do trời sinh ra). Ngôi chùa chính là một hang đá sâu 24m, rộng 20m và cao hơn 3m với nhiều ngóc ngách bên trong. 
 
Phía trước chùa là pho tượng Quan Thế Âm Bồ tát to lớn hướng ra biển cả như luôn che chở và phù hộ những chuyến đi biển bình an.
 
Chùa Phật Lớn
Chùa có tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, tọa lạc trên núi Thiên Cấm, cao hơn 710 m so với mực nước biển, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
 
Nằm trong quần thể chùa Phật Lớn có tượng Phật Di Lặc cao gần 34 m, đặc tả rõ nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả. Năm 2013, tổ chức kỷ lục Châu Á đã công nhận đây là tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á.
 
Chùa núi Châu Thới
Nằm trên ngọn núi Châu Thới cao 82m so với mặt nước biển, bốn phía chùa là đồng bằng với nhiều hồ nhân tạo rất nên thơ. Ngôi chùa cách thành phố Biên Hoà (Đồng Nai) khoảng 4 km và TP HCM khoảng 24 km, thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương,
Hơn 300 năm trước, thiền sư Khánh Long trên bước đường hoằng dương chánh pháp lên núi Châu Thới thấy cảnh non nước hữu tình đã cất một thảo am nhỏ đặt tên là chùa Hội Sơn, sau đổi thành chùa núi Châu Thới. Nơi đây ghi nhận là ngôi chùa xưa nhất ở Bình Dương.
 
Chùa Thiên Ấn 
Chùa Thiên Ấn tọa lạc trên thế đất thiêng, thuộc núi Thiên Ấn cao hơn 100 m so với mực nước biển tại Quảng Ngãi. Nhìn từ xa theo bốn phía, ngọn núi có hình thang cân trông như chiếc ấn soi bóng xuống dòng sông Trà thơ mộng nên người xưa gọi là Thiên Ấn niêm hà (ấn trời triện trên sông). 
 
Trong khuôn viên chùa có chiếc giếng Phật linh thiêng sâu 2m cho những dòng nước mát trong được đào từ khi khai sơn phá thạch. Giai thoại về giếng còn lưu truyền trong dân gian và được gìn giữ lại trong các thư tịch cổ.

Dưới đây là 10 ngôi chùa bạn không nên bỏ qua trong mùa xuân này.
1. Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
DSC-0267-JPG_1423147588.jpg
Ngôi chùa có hơn 70 pho tượng gỗ được tạc trong tư thế khác nhau. Ảnh: Vy An
Tọa lạc ở bên đê sông Đuống trên địa bàn xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp sở hữu nhiều kiệt tác điêu khắc cổ quý giá, trong đó nổi bật nhất là bức tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 2,35 m (tính từ đài sen đến đỉnh đầu tượng), 11 đầu, 42 cánh tay lớn và hơn 900 cánh tay nhỏ.  Ngoài ra, nét độc đáo không thể bỏ qua của bức tượng là Phật Bà và tòa sen được đỡ trên đầu rồng. 
2. Chùa Hương, Hà Nội
Dong-Huong-Tich-Nguyen-Hung.jpg
Động Hương Tích trong mùa lễ hội thu hút hàng ngàn Phật tử đến chiêm bái. Ảnh:  Nguyễn Hưng
Tuy không có quy mô hoành tráng nhưng quần thể chùa Hương lại nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa không chỉ nổi tiếng với Nam thiên đệ nhất động mà còn nhờ pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm tọa sơn bằng đá xưa nhất Việt Nam. Tượng cao 1,12 m đặt trong động Hương Tích. Mùa lễ hội ở đây bắt đầu từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
3. Chùa Quan Âm, Hà Nội
Chua-Quan-Am-Vietkings-JPG_1423146614.jp
Tượng được làm bằng đá trắng nguyên khối lấy từ Nghệ An. Ảnh: Vietkings
Cao 5,7 m và nặng 37 tấn, pho tượng Bồ tát bằng đá trắng đặt tại sân chùa Quan Âm, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Bức tượng mô phỏng Quan Thế Âm tọa trên tòa sen, trước và sau có khắc kinh Phật sơn vàng. Ngoài tượng Phật, chùa Quan Âm còn là một trong số ít những ngôi chùa du khách có thể cùng chiêm ngưỡng tượng mẫu và tượng tổ.
4. Chùa Bái Đính, Ninh Bình
Chua-Bai-Dinh-Huong-Chi.jpg
Tượng Phật Thích Ca được đặt trong điện Pháp Chủ. Ảnh: Hương Chi
Nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình, đây là một trong những ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục. Trong đó, đáng chú ý là bức tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Tượng cao 10m, nặng 100 tấn đặt trên bệ cao 1,5m. Ngoài ra, trong chùa còn đặt bức tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang La Hán dài nhất châu Á, chuông đồng và giếng ngọc lớn nhất Việt Nam... Lễ hội chùa Bái Đính khai mạc từ mùng 6 Tết.
5. Chùa Linh Ứng, Đà Nẵng
Chua-Linh-Ung-Son-Tra.jpg
Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Ảnh: Lê Duy Hưng
Từ thành phố Đà Nẵng nhìn thẳng ra hướng bán đảo Sơn Trà ai nấy đều trầm trồ trước bức tượng Phật Quan Thế Âm trắng muốt tọa lạc tại chùa Linh Ứng. Đây được xem là tôn tượng Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam với 17 tầng cao 67 m. Trong đó, đường kính tòa sen rộng 35m và đường kính lòng tượng rộng 17m. Đặc biệt, du khách có thể ngắm toàn cảnh xung quanh từ đỉnh đầu tượng.
6. Chùa Linh Phước, Đà Lạt
Chua-Linh-Phuoc-Quoc-DUng.jpg
Chùa Linh Phước còn được gọi là chùa Ve Chai vì trong sân có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai bia. Ảnh: Quốc Dũng
Sở hữu bức tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam, chùa Linh Phước là điểm du lịch tâm linh lý tưởng ở Đà Lạt. Bức tượng cao 7,5m được tạc từ gốc thân của một cây sao trên 300 năm tuổi. Ngoài ra, trong chùa còn có bức tượng Quan Thế Âm bằng hoa lớn nhất châu Á, kết từ 700.000 bông bất tử. Để đến chùa, từ trung tâm thành phố, bạn đi khoảng 8 km về hướng Đông Nam theo quốc lộ 20.
7. Chùa Linh Sơn Trường Thọ, Bình Thuận
Linh-Son-Truong-Tho-TRuong-Van-Trai.jpg
Chiều dài 49m tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập Niết bàn. Ảnh: Văn Trãi
Đến núi Tà Cú, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, du khách không khỏi ngạc nhiên trước bức tượng Phật trắng với tư thế nằm nghiêng, dài 49m đặt sau chánh điện chùa Linh Sơn Trường Thọ. Nằm trên độ cao khoảng 400m so với mặt nước biển, pho tượng này đã được công nhận là tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi dài nhất châu Á. Bạn có thể chọn cách đi bộ hoặc cáp treo để lên núi Tà Cù vãn cảnh và chiêm bái.
8. Chùa Hội Khánh, Bình Dương
Chua-hoi-khanh-binhduong-gov-vn_14231275
Chùa cách TP HCM khoảng 30 km. Ảnh: binhduong.gov.vn
Cũng sở hữu pho tượng nằm độc đáo nhưng chùa Hội Khánh ở Thủ Dầu Một, Bình Dương lại đón nhận kỷ lục về tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái dài nhất châu Á. Với kích thước dài 52m, cao 12m nằm cách mặt đất 24m, đây cũng là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Chùa không chỉ là nơi thờ tự mà còn là trung tâm tu học Phật giáo trong vùng.
9. Chùa Tây Tạng, Bình Dương
Chua-Tay-Tang-wiki.jpg
Chùa nằm trên một ngọn đồi, toạ lạc số 46B Thích Quảng Đức, xã Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một. Ảnh: lucbat.com
Cũng nằm ở Thủ Dầu Một, Bình Dương, chùa Tây Tạng lại thu hút du khách bằng bức tượng Đạt Ma Sư Tổ tết bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 2,32 m, được tạo chủ yếu từ tóc của Phật tử, mật rỉ đường và vôi vữa. Điểm đặc biệt của bức tượng còn nằm ở vẻ ngoài đậm chất Việt Nam khi Đạt Ma treo nón lá trên đòn gánh.
10. Chùa Phật Lớn, An Giang
Chua-Phat-Lon-Gia-Bao.jpg
Tượng được xác lập kỷ lục vào năm 2013. Ảnh: Gia Bảo
Để chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, bạn hãy đến chùa Phật Lớn ở núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tượng cao gần 34m, màu trắng sáng, đặc tả rõ nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Từ vị trí đặt tượng, du khách có thể ngắm toàn cảnh cánh đồng trù phú xung quanh phía dưới.

Ba ngôi chùa nổi tiếng cùng tên trong một thành phố

Tại Đà Nẵng có ba ngôi chùa trùng tên là Linh Ứng, nằm tại bán đảo Sơn Trà, đỉnh Bà Nà và Ngũ Hành Sơn, tạo thành một tam giác du lịch tâm linh lý thú.
 Tham quan ba chùa Linh Ứng là dịp để bạn tìm thấy những phút giây tĩnh tại trong tâm hồn khi có dịp đến Đà Nẵng.
Chùa Linh Ứng tại bán đảo Sơn Trà
Chua-Linh-Ung-Son-Tra-2.jpg
Đường lên chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Lê Duy Hưng
Ngôi chùa Linh Ứng được biết đến nhiều nhất tại Đà Nẵng nằm trên bán đảo Sơn Trà. Từ trung tâm thành phố, du khách có thể đi qua cầu sông Hàn rồi rẽ trái hoặc theo hướng cầu Thuận Phước khoảng 10 km về hướng đông bắc là tới. Chùa tọa lạc tại vị trí rất đẹp, trên một ngọn đồi ở độ cao gần 700 m, sau lưng là cánh rừng nguyên sinh và hướng mặt ra biển.
Du khách đến chùa sẽ không thấy kiến trúc rêu phong, cổ kính, mà thay vào đó là những công trình quy mô, hiện đại. Ấn tượng nhất là bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 67 m sừng sững trên một tòa sen khổng lồ. Bên trong tượng có 17 tầng tháp, du khách có thể đi lên để ngắm toàn cảnh chùa với 18 bức tượng La Hán dưới sân, hay phóng tầm mắt ra xa thưởng ngoạn vẻ đẹp hội tụ giữa đất trời và biển cả.
Chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà
Chua-Lunh-Ung-ba-na-NTran-Le-Anh-Dung.jp
Tượng Đức Bổn Sư trong chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà. Ảnh: Trần Lê Anh Dũng
Chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà nằm ở độ cao gần 1.500 m. So với công trình ở bán đảo Sơn Trà, chùa ở đây có phần cổ kính hơn, gợi nhớ hình ảnh của đền chùa Bắc Bộ với mái ngói vút cong, khoảng sân rộng lát đá phía trước và những hàng cột hoa văn rồng cuốn.
Tuy nhiên, chùa cũng có nhiều điểm khác biệt và ấn tượng. Đầu tiên là cây thông có ba loại lá khác nhau trước cửa chùa, sau là bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi màu trắng cao 27 m trong khuôn viên chùa. Tượng được tạc với dáng ngồi thiền trên tòa sen, khuôn mặt từ bi. Đi cáp treo lên đỉnh Bà Nà, du khách sẽ dễ dàng nhận ra bức tượng trắng muốt nổi bật trên nền trời xanh thẳm, xung quanh là những đám mây bồng bềnh như chốn thiên thai.
Chùa Linh Ứng tại Ngũ Hành Sơn
Chua-Linh-Ung-Non-nuoc-sotaydulich.jpg
Không gian thanh tịnh trong chùa Linh Ứng Non Nước. Ảnh: sotaydulich
Ngôi chùa thứ ba mang tên Linh Ứng nằm ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trên đường từ Đà Nẵng đi Hội An. Chùa còn được biết đến với tên gọi chùa Ngoài, đối lại chùa Tam Thai - chùa Trong cùng tọa trên hòn Thủy Sơn. Dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đến nay chùa vẫn giữ được vẻ đẹp linh thiêng in đậm dấu ấn thời gian.
Cũng như hai ngôi chùa trên, trong khuôn viên chùa Linh Ứng cũng đặt một bức tượng Phật trắng muốt, lưng tựa núi, hướng mặt về phía chùa, tạo nên một không gian thanh tịnh. Đặc biệt, tại đây còn có một tháp Xá lợi đặt thờ hàng trăm tượng Phật, Bồ Tát, La Hán.... Trong đó, tầng 7 thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng.
Tuy khó có thể tham quan ba ngôi chùa Linh Ứng trong cũng một ngày, nhưng mỗi ngôi chùa là một điểm dừng chân thú vị với nhiều điểm đến xung quanh. Bạn có thể kết hợp vãn cảnh chùa với khám phá bán đảo Sơn Trà, đỉnh Bà Nà hay làng đá mỹ nghệ Non Nước ở Ngũ Hành Sơn. Tất cả sẽ làm nên một chuyến đi khác biệt nhưng đầy ý nghĩa tại thành phố biển Đà Nẵng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét