Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Ngày xuân đi chợ Tết


Ngẫu hứng vào một ngày sắp Tết, tôi chợt nghĩ đến những ngày chuẩn bị đón tết ở vào những thời gian xa xưa, khi tuổi đời còn qúa ngây thơ, như một đứa trẻ mới chập chững bước những bước đi đầu tiên trong đời, khi tâm hồn tôi còn tràn ngập niềm vui, tung tăng chạy nhảy trong bộ quần áo mới và khoanh tay đứng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, để chờ đón những bao lì xì, quấn qúit bên áo mẹ để được nếm thử những bánh mứt mẹ vừa nấu xong. Rồi lớn hơn tí nữa thì lại chơi với những thú vui khác như lắc bầu cua cá cọp, và cứ thế dòng đời trôi đi theo năm tháng, cho đến khi trưởng thành đi vào quân đội, lòng lại bồi hồi mỗi khi nghe những ca khúc mừng xuân, (nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa) rồi xuân này con không về, chiến tranh triền miên, tiếng bom đạn rền vang trong đêm trừ tịch thay cho tiếng pháo giao thừa. Khi chiến tranh vừa kết thúc lại tưởng rằng, thôi thì phó mặc theo vận nước, bất quá vài ba tháng học tập rồi được về nhà, nhưng không ngờ (bên thắng cuộc) lừa vào trong rọ, lại tiếp tục thưởng thức những ngày tết trong lao tù, trong đọa đầy tủi nhục. Cứ tưởng rằng xác thân này sẽ vui chôn nơi rừng thiên nước độc, nào ngờ vận trời vẫn còn may, những thế hệ của (bên thua cuộc) lại trở thành người thắng cuộc, bởi vì cả thế hệ con cháu của những người lính trong QLVNCH vẫn là những nhân tài sẽ làm vang danh người Việt Nam sau này. 
Điều này khiến tôi lại liên tưởng đến cảnh lụn tàn của ông đồ xưa, mà bây giờ lại trở về bầy mực tầu giấy đỏ bên phố đông người qua, và ông đồ ngày nay đã múa bút viết lên những thư pháp bằng tiếng quốc ngữ, nét chữ như rồng bay phượng múa. Đúng là người muốn không bằng trời muốn,(bến thắng cuộc) làm sao có thể bằng anh em chúng ta, những người lính chiến năm xưa vẫn ngạo nghễ bên trời Tây, sống vui sống mạnh trên một đất nước hùng mạnh nhất và tự do nhất thế giới. 
Tôi viết đoạn văn ngắn này gửi đến toàn thể anh em chúng ta những người lính QLVNCH.
Xin mời quý vị thưởng thức hai bài thơ 5 chữ (Ngày xuân đi chợ tết) và bài (Ông Đồ)

tranh vẽ minh hoạ theo ý thơ

Ngày xuân đi chợ Tết

Nắng đùa trên mái tóc
Gió đùa vạt áo bay
Em cười vui trong nắng
Cánh hoa hồng trên tay.

Năm nay em mười tám

Tuổi trăng rằm ngây thơ
Mẹ hỏi em có muốn
Lấy chồng sớm hay chờ.

Em còn đang dệt mộng
Trong lứa tuổi xuân thì
Mẹ hỏi em kỳ quá
Lấy chồng sớm làm gì.

Mỗi lần em ra phố

Nhiều chàng trai đứng chờ
Trên đường đi rất ngượng
Em đang tuổi mộng mơ.

Ngày xuân đi chợ Tết
Em gặp chuyện bất ngờ
Một chàng trai tuấn tú
Tặng em một bài thơ.

Bài thơ vần lục bát

Ôm ấp một tình yêu
Lời thơ như gợi nhớ
Kim Trọng gặp Thúy Kiều.

Từ dạo đó em nhớ
Ngồi ngắm mình trong gương
Tô thêm bờ môi đỏ
Em vẫn đợi người thương.

Một hôm Mẹ lại hỏi

Bao giờ cô lấy chồng
Em thẹn thùng ấp úng
Trời đã vào cuối đông.

Gia đình chàng đến hỏi
Em đứng nép bên thềm
Mẹ gật đầu ưng thuận
Em thao thức thâu đêm.

Cuối năm làm đám cưới

Em một lòng thủy chung
Chồng em người lính chiến
Thiếu Sinh Quân. Trai Hùng.


Lương Thúy Dung (bà xã Aet. Lê Tuấn)
Bài thơ này xin gửi tặng tất cả phu nh
ân của
Những người lính chiến, Thiếu Sinh Quân VNCH.

H
ôm nay ngẫu hứng tôi lại đề cập đến những vần thơ 5 chữ trong bài thơ (Ngày xuân đi chợ Tềt) bài thơ này đã đăng trong ĐS/NTD năm Giáp Ngọ 2014. Một khi đã nhắc đến chữ Tết va ngày xuân thì lại bồi hồi nhớ đến Ông Đồ Già của 
Vũ Đình Liên, một nhà thơ tiền chiến, cũng đã dùng loại thơ ngũ ngôn được phân đoạn thành 4 câu để diễn tả một hoài niệm về Ông đồ ngồi viết câu đối vào dịp Tết giữa cảnh tàn lụn của Nho học. Bài thơ Ông đồ đã trở thành một tác phẩm văn học về niềm hoài cổ. Có người cho rằng, nếu Vũ Trọng Phụng là ông “vua cười” (cười bật máu ra đầu ngòi bút phóng sự) thì Vũ Đình Liên phải là ông “vua khóc” (khóc tuôn ra từ những ý thơ làm lay động cả những tâm hồn vô cảm nhất).
Nhưng ngày nay hình ảnh của Ông Đồ bầy mực tầu giấy đỏ lại tái xuất hiện khi mỗi độ xuân về, chữ Nho lại được tái xuất hiện trên những tờ giấy đỏ với mực tầu, nhưng ngày nay người Việt đã chuyển hóa từ hình thức viết chữ nho để chuyển đổi thành loại thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ rất đẹp như rồng bay phượng múa. Đây là một nét văn hóa rất đẹp cho ngày xuân

  
phố Ông Đồ tại Hà Nội vào ngày tết.ngồi viết thư pháp.                   Bà Đồ

  
      
xuân đáo bình an tài lộc tiến                       chữ Mẹ                                                          chữ Nhẫn

Ông Đồ Gìa

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Vũ Đình Liên
Chữ giời ở đây tôi giữ nguyên theo bản gốc vì không muốn đổi thành chữ trời.

Đặc điểm của Gmail.

10 đặc điểm của Gmail

image
Là một công cụ giao tiếp trong công việc khá phổ biến hiện nay, thế nhưng không phải ai cũng biết tận dụng hết các tính năng vô cùng tiện lợi mà Gmail đang có. Hãy xem bạn dùng Gmail “pro” cỡ nào nhé!Quay ngược thời gian

Sau khi cẩn thận, trau chuốt soạn thảo một bản e-mail mất cả tiếng đồng hồ, bạn hít một hơi dài và bấm gửi đi cho sếp để rồi nhận ra mình đã viết sai họ của sếp cũng như quên luôn việc đính kèm tập tin vào đấy. Ôi không! Ước gì Gmail có nút để chặn ngay bản e-mail chưa hoàn chỉnh đó.

image 
Vâng, Gmail có đấy. Việc bạn làm bây giờ là nhìn phải góc phải của hộp thư. Chọn biểu tượng bánh răng – Settings – Labs – sau đó kéo hết xuống dưới đến khi bạn thấy khung “Undo Send” - bật chế độ này lên. Từ đây về sau, mỗi khi bạn gửi e-mail, bạn sẽ thấy nút “Undo Send” ngay bên trên màn hình trong vài giây, giúp bạn ngăn chặn ngay lập tức những sai lầm có thể gây phiền toái cho mình từ bản e-mail bất cẩn kia.

image

Dán nhãn cho thư

Mỗi ngày có thể bạn sẽ nhận được hàng trăm bức e-mail nhưng không phải cái nào cũng quan trọng đáng để đọc. Do vậy, việc phân loại thư bằng cách gắn các label (nhãn) cho chúng sẽ giúp cho bạn sàng lọc dễ dàng hơn.


Xổ bảng điều khiển bên tay trái của hộp thư ra, bạn sẽ thấy phần “Categories”. Bạn tạo nhãn mới bằng cách bấm vào “Create New Label”. Từ đấy bạn có thể tự tạo ra hàng loạt các tên để gắn nhãn cho các e-mail sau này, chẳng hạn như “Gấp!” hay “Không cần quan tâm”, hoặc những nhãn đặc biệt riêng cho bạn bè, người thân.

image 
Lần tới khi bạn nhận được e-mail cần phải trả lời nhưng chưa rảnh ngay, hãy mở nó ra và chọn vào biểu tượng Labels phía trên thanh công cụ (trông giống như cái tag giá). Chọn nhãn mà bạn muốn gắn cho e-mail đó. Những e-mail sau này từ cùng người này gửi sẽ tự động được gắn nhãn và bạn có thể coi tất cả thư cùng nằm trong mục đặc biệt này bằng cách chọn tên của mục nằm trên thanh công cụ bên tay trái.Tìm kiếm chi tiết

Người đồng nghiệp đã gửi cho bạn một tập tin từ lâu lắm rồi và giờ bạn muốn kiếm lại. Nhưng hỡi ôi gần cả nghìn e-mail làm việc trong cả năm qua làm sao mà lùng ra cho hết? Giờ đây thành công cụ tìm kiếm trên góc màn hình sẽ thay bạn thực hiện công việc khó khăn đó, còn bạn chỉ cần nhớ một vài lệnh cơ bản.

image 
Ví dụ như muốn lọc ra e-mail có file đính kèm, bạn dùng lệnh “has:attachment”; tìm những thư chưa đọc trong hộp thư đến “in:inbox is:unread”; tìm từ một người gửi xác định “from:tên người gửi”; tìm trong một khoảng thời gian nào đó “newer_than:” hoặc “older_than:”… Quá tiện lợi phải không? Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các lệnh khác ...Hộp thư bí mật

image 
Bạn có biết rằng bạn có thể biến một địa chỉ Gmail nào đó thành cả trăm cái khác nhau? Gmail không nhận diện được dấu chấm và dấu cộng, nhưng bạn có thể sử dụng chúng khi trao đổi địa chỉ e-mail với những người khác. Ví dụ, e-mail của bạn là abcd@gmail.com, bạn có thể đưa cho khách hàng tiềm năng của mình thành ab.cd@gmail.com. Tất nhiên bạn vẫn sẽ nhận được tất cả thư như bình thường nhưng giờ bạn có thể dễ dàng lọc các e-mail đặc biệt đó ra để sử dụng khi cần thiết.Câu trả lời lười biếng

image 
Bạn gửi e-mail mỗi ngày và thường xuyên sử dụng một đoạn trả lời, hoặc một câu nào đó trong mỗi thư gửi đi? Gmail có một tính năng giúp bạn lưu sẵn những đoạn quen thuộc mà bạn có thể thêm vào trong e-mail, tiết kiệm thời gian không phải gõ lại từ đầu.

image 
Để tạo những câu trả lời sẵn của mình, bạn chọn biểu tượng bánh răng bên tay phải hộp thư – Settings – Labs – bật chế độ “Canned Responses”.

image
Sau này khi bạn soạn e-mail trả lời, một dấu hiệu mũi tên nhỏ sẽ hiển thị ở cuối phần soạn tin. Bạn bấm vào nó để thêm vào những câu đã có sẵn.

Kết hợp lịch làm việc

Bạn sẽ không cần phải chuyển qua lại giữa hai ứng dụng Gmail và lịch làm việc nữa vì bạn có thể kết hợp chúng vào làm một.

image 
Chọn biểu tượng bánh răng bên góc phải hộp thư – Settings – Labs – bật chế độ “Google Calendar Gadget” lên và thế là xong. Từ nay bên cột trái của hộp thư sẽ hiển thị lịch làm việc của bạn.Tạo danh sách việc cần làm

Bạn có một ông sếp thích gửi hàng đống e-mail yêu cầu mỗi ngày? Hãy ghi nhớ chúng bằng cách tạo nên danh sách việc cần làm ngay trong hộp thư của bạn.

image
Khi bạn mở thư ra, xổ nút “More” trên thanh công cụ ra, chọn “Add to Tasks”. E-mail này sẽ được thêm vào danh sách những thứ bạn cần làm trong ứng dụng Gmail. Truy cập vào danh sách bằng cách xổ biểu tượng “Gmail” bên góc trái hộp thư và chọn “Tasks”.Tìm đường nhanh

Một trong những tính năng tuyệt vời của Gmail giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc xác định được nơi mình đến. Để hiển thị bản đồ Google của bất kỳ địa chỉ nào được gửi đến bạn qua e-mail, bạn chọn biểu tượng bánh răng bên góc phải hộp thư – Settings – Labs – bật chế độ “Google Maps previews in mail”.

image
Những e-mail sau này nếu có đính kèm địa chỉ, Gmail sẽ tự động nhận diện, tìm kiếm và hiển thị cả bản đồ cho bạn trong nội dung e-mail.Nút “snooze” cho e-mail

image 
Đôi lúc những bức thư rất quan trọng nhưng lại đến trong thời điểm không mấy hợp lý, nút “snooze” ra đời để giúp cho bạn hoãn chúng lại và báo hiện thị lần nữa vào lúc thích hợp hơn. Có tin đồn rằng Google sẽ sớm ra mắt nút “snooze” riêng cho Gmail, trong lúc chờ đợi đó, bạn có thể sử dụng một plug-in tên là Streak trên máy tính hoặc ứng dụng Mailbox trên điện thoại để dời những e-mail quan trọng đó hiện lên vào lúc tiện lợi khác.Lưu trữ danh dạ

image
Bạn có một công việc mới? Chúc mừng bạn! Nhưng hẳn là bạn cũng không muốn mất đi những thứ quan trọng lưu trong e-mail cũ. Rất đơn giản, hãy sao lưu tất cả thông tin đó lại bằng cách đăng nhập vào e-mail cũ, vào Google Takeout, bấm vào nút “Create Archive” để tạo ra bản sao lưu cho tất cả danh bạ, e-mail và thậm chí cả thông tin trong Google Drive của bạn nữa.

E-mail là một cách để giao tiếp và quản lý công việc khá hiệu quả. Bạn thấy những “chiêu” này có hữu dụng với mình hay không? Cùng chia sẻ thêm những điều hay ho mà bạn biết nhé!


image



Nghe tiếng xuân về bỗng xôn xao

Trời đã vào tháng giêng, không gian buốt giá của mùa đông vẫn còn, hoa tuyết vẫn rơi phủ trắng cả một khung trời ở những nơi gần phương Bắc. Một năm mới dương lịch vừa bước qua, cái không khí vui tươi của năm mới như gợi nhớ cho mùa xuân sắp trở về và trong mỗi tâm hồn người Việt, dường như bỗng xôn xao vì ngày TẾT sắp đền, người Việt Nam có duyên may là vui hưởng hai cái tết gần kề nhau, điều này cũng mang đến cho tâm hồn người Việt nét phóng khoáng vui tươi, bớt đi nỗi âu lo phiền muộn của đời sống hiện tại. Hãy tạm quên đi những phiền muộn, hãy quên đi những giận hờn, hãy quên đi những diễn tiến phức tạp của tình hình thế giới. Và nhớ mở cửa tâm hồn của chính mình để đón nhận một luồn gió mới của mùa xuân đang trở vế.  
Tháng giêng tôi ngồi nhìn trời đất và chợt nhớ đền ngày Tết sắp đền, tư nhiên thấy lòng sôn sao. Tôi đã nhân cách hoá mùa xuân trở thành người tình và tôi đã viết bài thơ (Nghe tiếng xuân về bỗng xôn xao) 
Gửi đến quý vị để thay cho món quà đầu năm. Tôi cũng hy vọng bài thơ này như một luồn gió xuân, vừa thổi về làm sống lại không khí ngày Tết săp đến. 
Gửi tặng quý vị 3 bài thơ của tôi để tạo cho diễn đàn suối nguồn AET một nét lãng mạn nên thơ.
Thân chúc toàn thể quý vị có thật nhiều niêm vui đề chuẩn bị vui đón Tết Ất Mùi 2015 nói nhỏ thôi nghe (tết của sư phụ đấy)
Ha ha ha.....






Nghe tiềng xuân về bỗng xôn xao

Tháng giêng em đến thăm tình cũ
Đời vẫn còn dư đoạn chia ly
Mắt môi quyến luyến lần từ biệt
Cho nỗi u buồn trải lối đi.

Tháng giêng nao nức ngày sắp Tết
Hoa nở ngoài sân chim én bay
Bước chân em đến chiều chưa tắt
Làm cánh hoa rơi nhẹ trên tay.

Tháng giêng em đền, đêm trừ tịch
Tôi với em ngồi ánh lửa khơi
Nồi bánh lá xanh mùi nếp chín
Và tiếng em cười đỏ trên môi.

Tháng giêng huyền diệu xuân vừa đến
Chiếm cả hồn tôi bao khát khao
Nỗi nhớ ùa vào hồn mở cửa
Nghe tiếng xuân về bỗng xôn xao.

Tháng giêng 2015
AET. Lê Tuấn

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Văn hóa chửi của Việt Nam

Jan 06.2015
Suối nguồn AET xin gửi đến quý vị một tiểu luận ngắn về (Văn hoá chửi) đây là một bài viết do tôi sưu tầm và viết lại, như một thể loại văn học nghệ thuật dân gian rất thú vị, trong kho tàng (văn hóa chửi) vẫn còn bao la và rất phong phú. 
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi không thể nêu lên hết những tính chất và sự khác biệt văn hoá giữa ba miền đất nước VN. Với bài viết này tôi chỉ nêu ra một phần nào (văn hoá chửi) trong dân gian, nhầm giúp vui đem lại nụ cười trong những ngày chuẩn bị đón mừng Tết con Dê (Tết của sư phụ). Tôi thích những bài thơ chửi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhưng vẫn còn đang sưu tầm thêm.
Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho quý vị nụ cười, và bây giờ xin mời quý vị đọc cho vui.
AET. LT
Văn Hoá Chửi Của Việt Nam
Sưu tầm và viết Aet. Lê Tuấn

Đã từ lâu tôi có ý định sưu tầm tài liệu để viết một tiểu luận ngắn về Nghệ thuật chửi của người Việt.
Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm. chắc có lẽ không có một dân tộc nào trên thế giới lại có một phong cách chửi giống như người Việt, chửi có vần có điệu có bài bản có văn tự, chửi mà đi vào văn học, thế mới gọi là tài. 
Tuy nhiên trên thê giới hiện nay có Ukraine. (văn hoá chửi để nâng cao lòng yêu nước)
Ukraine hiện tại có cả cuộc thi chửi được tổ chức hàng năm có mục đích để thanh niên làm quen với văn hóa chửi của dân tộc và nâng cao tình yêu nước. Cuộc thi chửi được tiến hành theo hình thức hai người bước ra sàn đấu, lần lượt chửi nhau và bất cứ ai muốn đều có thể tham gia. Người dự thi có thể trích dẫn những câu nói từ văn học cổ Ukraine bao hàm các câu chửi rủa đậm màu sắc dân tộc. Người thắng cuộc là người có vốn từ vựng phong phú.

Thật ra văn hoá chửi cũng chưa hẳn là một loại văn hoá độc đáo của người Việt Nam. Trong bộ truyện Tam Quốc Chí đã nêu rõ tính chất nổi bật của các (Mạ Thủ) trước khi dàn trận đôi bên đánh nhau, các tướng thường sử dụng quân mạ thủ, tiến lên phía trước cất cao tiếng và bắt đầu chửi. Những người lính trong đội quân này phải là những người có chất giọng thật tốt, nói thật lớn và nói thật rõ từng lời từng chữ và phải thật cong cớn, ngoài ra phải có trình độ về văn phong và am hiểu tình hình đối phương mới có đủ trình độ đứng lên tuyến đầu để mà chửi chọc tức địch quân.
Khổng Minh Gia Cát Lượng từng đích thân dùng thứ vũ khí này, ông đã dùng lời đanh đá cay độc mắng chết Tư Đồ Vương Lãng học máu chết ngay tại mặt trận. 
Xin mở ngoặc ở đây (trong tập thể Anh Em Ta cũng có đạo quân này đấy, không ai giậy bảo cả, hoàn toàn tự phát nhưng rất đa tài có thể gọi là siêu M Thủ)



Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm  có đoạn: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. 
Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm. 
Bên cạnh chửi tục, người ta còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa kinh khủng mà người ta cũng gộp luôn vào, mở rộng thuật ngữ chuyên “chửi”. 
Chúng ta cũng cần phân biệt giữa “chửi thề” và “chửi”
Chửi thề là văng tục, chửi vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào - kể cả lúc vui, chửi mà không có dụng ý bôi nhọ, không nhằm đối tượng nào. 
Riêng Chửi thường bộc phát ra trong lúc giận dữ và có nhắm đích danh đối tượng nào đó.


 

Cách chửi thay đổi rất nhiều, tùy theo từng 
vùng, từng miền và văn hóa. 
Tại Việt Nam do địa thế và lịch sử. VN đã hình thành một nền văn hoá cách biệt giữa ba miền Bắc - Trung - Nam. 
Người miền Bắc có cách chửi khác người miền Trung và khác người miền Nam. 
Ngày nay đôi khi người ta quá lạm dụng "nghệ thuật" chửi, công cụ chửi, người ta chửi chỉ cốt để chứng tỏ mình chửi giỏi, người ta nói mát, nói mỉa, nói xéo người khác dù người đó chẳng làm gì mình, chỉ cốt để sướng miệng mà không hề nghĩ đến tác dụng độc địa của “lời nói - đọi máu”. 
Bàn về văn hóa chửi sẽ luôn là một đề tài thú vị và chắc hẳn cũng sẽ gây nhiều tranh cãi.



Xin mời quý vị cùng (nghe chửi) xin lỗi mới quý vị cùng đọc những bài chửi

Bài chửi mất gà trong "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan:

Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, mó bặt mất của tôi, thì buông tha thả nó ra, không tôi chửi cho đơới! 

Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mã thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh mỏ đỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem. 

Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra. Ơi cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia...."

Chửi mất gà nhưng vần điệu như một bài vè:

Tổ cha mày
Cái đứa đen lòng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Rình ngang rình ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
Là cú là cáo
Là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày.



Chửi mất gà ở Huế:
Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội, họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà lên, trên thiên đàng xếp hàng mà đi xuống, bay hãy vén mái tai, gài mái tóc đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây nè:

Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn hết của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bay ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp, ăn một lần một chục rưỡi con gà. Bay ăn cho chồng bay sợ, cho con bay kinh, bay ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ngồi đó mà ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm… bay ăn mần răng mà hết chục rưỡi con gà?”

Một biến thể khác của chửi mất gà ở miền Trung:
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
Con gà nổ khoan lông
Nó nấu nồi đồng
Nó nấu nồi đất,
Nó ăn lật đật
Nó trật xương quai
Nó lòi bản họng
Mà nó cứ tọng vô mồm
Cái mồm thối mồm tha
Mồm ma mồm quỷ
Mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!

Một bài khác ở Huế
Hôm qua tau mất con gà mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con gà mái nổ khoang bông. Con mô bắt là gái trốn chúa lộn chồng. Thằng mô bắt là ba đời đi ở đợ...Tụi bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi... 
Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh. Bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ăn"

Chửi theo cách miền Bắc
Bố cái thằng chết đâm, cha cái thằng chết xỉa. Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà, này bà bảo cho chúng mày biết: Con gà nó ở nhà bà, nó bị bắt trộm về nhà mày thì nó thành con cú, con cáo, con "thành đanh mỏ đỏ", nó mổ mắt xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái nhà mày đấy. Ấy...ấy...ửi 
Mày ăn thịt con gà nhà bà thì mày ăn một miếng, chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa và ăn cả con gà đó sẽ chết cả ổ nhà mày.

Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn mang trả ngay con gà đó cho tao, kẻo không tao đào mồ, quật mả cao tầng tổ khảo, cao tằng tố tỉ, thúc, bá, huynh, đệ, cô, dì, tỉ muội nhà mày đấy.

Chửi tiếp theo
Tao hú ba hồn bẩy vía thằng đàn ông, ba hồn chín vía con đàn bà bắt con gà nhà tao. Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cờ đỏ đứng sau nhà, ông cờ vàng dựa bên hữu, ông cờ trắng nghiêng bên tả, yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì dám cả gan ăn con gà mái nhà tao.

Ngày mai chửi tiếp (nghỉ sả hơi)
Hôm nay tao chửi một, ngày mai tao chửi hai, tao chửi cho chúng mày hóa điên hóa cuồng, tao rủa suốt tháng liên miên không ngừng, năm này qua năm nọ. Bây giờ tao mệt quá rồi, tao vào lo cơm nước, muốn sống thì phải thả gà tao ra, lạy tao hai lạy, tao tha cho mày. Nếu không, ngày mai tao tế sống chúng mày cho mà biết, chúng mày hãy vén màng tai, gài mái tóc, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi: Bớ con nào bắt gà nhà tao thì đẻ con không có lỗ đít. Bớ.

Môt cách chử bằng phương pháp toán học.
Đây là cách người chửi phải có trình độ toán học thiên tài

       
Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà.
Gà ở nhà bà là con công, con phượng. 
Gà về nhà mày thành con cáo, con diều. 
Bà... bà... bà... U cho con xin chén trà để con chửi tiếp... (chửi có uống nước giảo lao)

Bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá... 


Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc, bà khai căn cả họ nhà mày... 

Bà rủa mày ăn miếng rau, mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao, mày chết chìm trong chậu... 

Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ, ông nội, 
cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần. 

Ái chà chà...mày tưởng à. 

Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò 
"cộng trừ âm dương" trên giường với nhau à...

Bà cho trị tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày. 

Cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, 
không duy trì được nòi giống nữa thì thôi... 

Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng
sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng. 

Cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm... 

Ờ nhỉ, hôm nay thứ 7, bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp. (weekend b
reak time)

À, mày chơi toán học với bà à...U cho con xin thêm chén nuớc ạ... (uống nước lấy hơi)

Thằng khốn ấy nó là tiến sĩ toán, không chửi bằng toán học thì không xong với nó U ạ..

Vâng, vâng, U rót cho con đầy đầy vào, nữa đi... để con lấy hơi chửi tiếp, 
con sẽ chửi từ số học lên tích phânxuống đại số rồi sang hình học cho U xem... 

Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng? 

Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,... 

Mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày. À..., à..., mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. 

Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toác, 
nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, 
rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ... thôi con ạ...




Đúng là thiên tài toán học. 
Nhà bác học Einstein có sống lại cũng xin bái phục.
Jan 06. 2015
Aet. Lê Tuấn sưu tầm
Thân chúc quý vị có thật nhiều niềm vui.

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Những bài chửi "mất gà" độc đáo



Những bài chửi "mất gà" độc đáo của người đàn bà nông thôn Bắc Bộ Việt Nam

"Hương xưa" - thiếu nữ Việt Nam
Chửi đến mức đó ta dám nghĩ rằng chẳng người nào chửi văn chương, nghĩa lý, đau thương, uất hờn bằng người đàn bà Việt Nam bị mất gà! Chả biết có nên... hãnh diện không? (ảnh không liên quan đến bài viết)
Bài số 1:
Đất Bắc từ thuở xa xưa vốn sống bằng nghề nông, gia súc gia cầm trong nhà kể cả con gà là một tài sản quý giá của dân quê. Gà, nhất là gà mái rất quý vì vừa cho thịt vừa đẻ trứng cho chủ, gà trống còn quí hơn vì vừa là vật gây giống vừa là đồng hồ báo thức cho con người. Nhà có sân to, vườn rộng hay mái tranh vách đất cũng thường nuôi thêm một hay vài con gà. Cái lợi là mỗi khi có khách quý phương xa hay lúc giỗ chạp Tết nhất thì trước nhất có thịt để cúng ông bà hay đãi khách, sau là thịt thà cả nhà cùng hưởng. Vì thế kẻ nào nỡ lòng muốn ăn mà không chịu nuôi, bắt trộm hay đánh cắp con gà của người ta sẽ khiến chủ nó rất căm giận.
Mỗi chiều khi rải thóc ra sân, đếm gà thấy lạc hay mất một con, bà chủ bầy gà thường lịch sự lên tiếng rao,vọng sang hàng xóm:
- Nhà tôi vừa lạc con gà trống, ai thấy xin đuổi giúp về cho tôi!
Buổi tối vẫn không thấy về. Sáng sớm hôm sau, bà chủ gà lại rao rất lễ độ lần nữa. Rao đến ngày thứ nhì, đã thấy khó tìm được con gà rồi, bà ta lại rao gắt gao hơn nữa:
- Con gà của tôi nuôi bằng gạo, bằng thóc, mất tiền mua. Vậy ai bắt con gà xin trả lại, không thì tôi chửi đấy nhé!
Rao như thế hai lần nữa không thấy gà về, là chiều hôm ấy bắt đầu bà con láng giềng được nghe trọn vẹn bài ca mất gà. Bài chửi kẻ trộm hay ăn cắp gà có vần có điệu hẳn hoi khiến lời chửi tiếng rủa trở thành một áng văn chương dân gian độc đáo được truyền tụng đến tận hiện giờ, này nhé:
“Cha tiên sư cao tằng, tổ khảo, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỉ muội thằng cha mày đã bắt con gà nhà tao!
Con gà ở nhà tao là con gà, con qué. Nó về nhà mày là con cú, con cáo. Nó mổ gan, lòi ruột những đứa ăn miếng thịt gà nhà tao. Nó là thần nanh, đỏ mỏ rút gan, rút ruột nhà mày ra. Mày không thả con gà nhà bà ra, bà đóng ghế ba tháng mười ngày, buổi sáng bà chửi, buổi tối bà chửi, buổi trưa bà hú, bà nguyền, bà rủa cho cây vàng lá, cho quả chột thui, cho thần Trùng đến rút từng khúc ruột của cha ông, vợ con nhà mày ra!
Tao hú ba hồn, bảy vía thằng đàn ông, ba hồn chín vía con đàn bà đã bắt con gà nhà tao. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cầm cờ đỏ đứng sau nhà, ông cầm cờ vàng bên hữu, ông cầm cờ trắng bên tả yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì đã dám ăn con gà nhà tao!...”.
Chửi đến mức đó ta dám nghĩ rằng chẳng người nào chửi văn chương, nghĩa lý, đau thương, uất hờn bằng người đàn bà Việt Nam bị mất gà! Chả biết có nên... hãnh diện không?
-Ăn xong khéo dính... chửi...!!!
Bài số 2:
Có thể ít nhiều trong chúng ta đã nghe qua giai thoại về “chửi mất gà”.
Chửi ra ngô ra khoai, chửi lên bờ xuống ruộng, chửi ra tấm ra món, chửi thành lớp thành lang, chửi thành bài, thành vở đàng hoàng phải dùng đến cả một nền văn hóa - "văn hóa chửi" - chứ không dễ gì mà tự nhiên biết được. Nó không hẳn có thực trong đời thường, nhưng cũng không hoàn toàn là hư cấu, bởi nó phản ánh được phần nào nếp sống và một góc tính cách của người dân Việt Nam thời xưa sau lũy tre làng. Kính mời các bác  "thưởng thức" tiếp:
“Ới... làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái vàng. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe đấy… ấy… ấy...!!!
Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thần đanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái nhà mày đấy… ấy… ấy...!!!
Mày mà ăn con gà nhà bà thì ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa, ăn cả con gà đó sẽ chết cả nhà cả ổ nhà mày ra.
Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá! Mày gian tham đã ăn trộm, ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, bàn chân ra trước đầu bước ra sau, để sót nhau, chết mau, chết sớm, chết trẻ, đẻ ngang nhá...
Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày đấy!
Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a… Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày”...!!!
"Đấu bò" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Bài số 3:
Nói thật với các bác, cả đời em chả dám chửi ai câu nào. Mình muốn yên bình, hòa hoãn với nhau. Nhưng nhiều lúc, có những việc nhăng nhố quá, trơ tráo quá, gian manh quá... mình cũng buột miệng ra chửi thề. Bản năng đấy, gay thế!
Nhưng kiểm lại vốn từ chửi bới của mình hóa ra quá nghèo nàn. Chợt nhớ hồi còn nhỏ ở quê, nghe các bà chửi thật "đã". Xin ôn lại, biết đâu sẽ phải dùng tới.
Một bà hàng xóm nhà em mất có con gà, thế mà suốt nửa tháng cứ 5 giờ sáng, cả xóm đã phải nghe chửi, bà ấy đi dọc đường, vừa đi vừa chửi như hát:
"Con gà nó ở nhà bà nó là con gà, nó về nhà mày nó hóa cú, hóa cáo. Mày ăn con gà của bà thì cả nhà mày đinh chân đinh tay, chết trùng tang trúng táng, từ đứa bạc đầu đến đứa tập đi, đứa ấy khiêng ra đứa khác nằm xuống, đi sông đắm đò, đi bộ kẹp xe... Cha tiên nhân bố tổ sư mày"... Cứ thế bà chửi hết bài, rồi điệp khúc mới lại bắt đầu...
Thiếu nữ thành phố - ảnh Việt Nam xưa


Bài số 4:
"Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi… bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Bà có con bà mái xám mới ghẹ ở, nó mới lạc ban sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ tay đánh cắp con gà mái ghẹ của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây này…
Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẫn còn. Sáng hôm nay con bà gọi nó, nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia. mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh rút ruột mày ra...
Mày dám xơi thịt con gà mái yêu của bà í à? Bà là bà rủa cho mày ngóc đầu lên không được đấy con ạ.
Cái con gà nó ở nhà bà á, thì nó là con công con phượng, chứ nó về đến nhà mày rồi í, thì nó thành con cú, con quạ, con cáo, con thần nanh mỏ đỏ, nó mổ chồng, mổ cha, mổ tiên sư ông bố, ông cụ nội mày ra thành trăm mảnh. Bà là bà vứt xuống ao cho cá nó rỉa, rồi bà lại đem lên bờ cho chó nó liếm đấy con ạ.
Bà rủa cho mày á là… mày ngủ giường: giường sập, mày ngủ võng: võng đứt, mày thức mày cũng mơ thấy ma móc mắt mày ra, mày tắm trong thau mày chết chìm trong chậu, rồi mày đi ra đường xe bò cán mày bẹp đầu, mày đi trên lề đường cây khô rớt xuống gãy cổ, mày uống được ngụm nước vào mồm í thì máu đỏ mày phọt ra đằng mũi, máu trắng mày tuồn ra đằng tai, mày ăn miếng rau mày nôn ra miếng thịt. Mày dám đớp thịt con gà của bà hở? thì ối giời ơi tóc tai lông lá mày rụng sạch. Bà cuộn lại thành chổi bà quét hố xí.
Mày không thả con gà nhà bà ra, bà đóng ghế ba tháng mười ngày, buổi sáng bà chửi, buổi tối bà chửi, buổi trưa bà hú, bà nguyền, bà rủa cho cây vàng lá, cho quả chột thui, cho thần Trùng đến rút từng khúc ruột của cha, ông, vợ, con nhà mày ra!
Tao hú ba hồn, bẩy vía thằng đàn ông, ba hồn chín vía con đàn bà đã bắt con gà nhà tao. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cầm cờ đỏ đứng sau nhà, ông cầm cờ vàng bên hữu, ông cầm cờ trắng bên tả yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì đã dám ăn con gà nhà tao...!!!”.