Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2024

Câu chuyện con rồng Tết Giáp Thìn 2024

Tết Giáp Thìn 2024.
Tân Mão đã qua, Nhâm Thìn đang đến. Mèo Tân Mão 2023, sắp bàn giao cho Rồng Nhâm Thìn 2024
Tết Giáp thìn 2024 rất thuận lợi cho những người Việt tại Hải ngoại đang còn phải đi làm, vì ngày Tết âm lịch, rơi đúng vào cuối tuần (weeken).

Đón giao thừa đúng vào ngày thứ sáu tức ngày 9 tháng 2, 24 (dương lịch) ngày mùng một Tết đúng vào ngày thứ Bảy 10 tháng 2, 24


Giáp Thìn 2024 (năm con Rồng)

Năm 2024 theo lịch phương Đông là năm con Rồng hay còn được gọi là năm Giáp Thìn. Năm này bắt đầu từ ngày 10 tháng Hai năm 2024 và sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng Một năm 2025 theo lịch Dương.
        Dựa trên lịch vạn niên, năm 2024 là năm của Thiên can Giáp và Địa chi Thìn.
Những người thuộc tuổi rồng thường sở hữu khát vọng mạnh mẽ và đặt ra những mục tiêu vĩ đại. Trong truyền thống văn hóa của các quốc gia phương Đông, hình tượng con rồng đại diện cho quyền lực và khao khát thống lĩnh. Ngoài ra, rồng cũng là biểu tượng của sự thiêng liêng và tâm linh. Do đó, người tuổi Thìn thường được mô tả là có sự năng lượng cao và mạnh mẽ, thu hút, lôi cuốn cũng như sở hữu quyền lực và sang giàu.

        Chúng ta cũng nên điểm lại giai thoại của Rồng, dân Việt mình vốn giòng dõi "Con Rồng cháu Tiên" , nói về rồng thì vô số các biểu tượng tốt đẹp mượn danh rồng, ai viết mà nét chữ đẹp thì được gọi là " Nét bút đẹp như rồng bay phượng múa", những người tài hoa mà gặp nhau thì thiên hạ cho rằng "Rồng mây hội ngộ". 
        Rồng là một con vật trong tứ lính được trưng bày trong thờ cúng ngày xưa là " Long, Lân, Quy, Phụng". Còn để ví và so sânh giữa người Khôn và người ngu thì dân gian mình có câu:
" Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu bực mình".

        Dân gian mình từ ngàn xưa mỗi khi di chuyển trên vùng sông nước thì dùng ghe xuồng tàu bè. Còn các bậc đế vương thì như trên chiếc thuyền rồng có đội nhạc lễ theo giúp vui cho vua chúa giải trí khi thả thuyền trên sông, ngày nay nơi cố đô Huế các bô lão cho phục dựng lại các con thuyền rồng để phục vụ cho du khách, các nghệ sỹ múa tách uống trà rất điêu luyện, trên tay họ là những tách trà nhỏ, các tách trà này nằm trên những ngón tay, họ gỏ nhịp theo cung đàn của các nghệ sỹ khác ngồi chung quanh, rồi các cô cất liên những điệu hò Máy đẩy, Nam ai V.v..nghe qua các câu hò này khiến hồn du khách như đang quay về thời vài trăm năm trước, lúc thì thật bị ai sầu thảm, cũng có lúc réo rẳt mê hồn, rồi thỉnh thoảng gió thổi từ mặt sông Hương lên, tưới mát tâm hồn du khách, khiến bao nhiêu phiền muộn tan biến tự bao giờ.

        Ngày xưa khi sỹ tử lên kinh đô ứng thí, các anh học trò nào làm bài tốt được chánh chủ khảo chấm đậu coi như " Cá chép vượt vũ môn hoá rồng".

        Rồng biểu tượng cho sự cao quý của các vương quyền ngày xưa, chỉ có vua chúa mới được tôn vinh là "Rồng" , dân chúng mà lạm dụng hình ảnh con rồng chắc chắn sẽ bị mang tội khi quân có khi gây hoạ cho tam, cữu tộc.

        Khi chế độ quân chủ lập hiến suy tàn, dân gian mới được hưởng ké hình hài con rồng, các nhà đòn họ trang trí chiếc xe đưa đám tang chạm khắc đôi rồng vàng rất đẹp trải dọc hai bên thân xe, chiếc xe nhà vàng này đưa tiễn những ai tạ từ dương thế, ngồi trên chiếc xe nhà vàng cùng cổ quan tài của người quá cố cũng " ớn chè đậu" lắm, vì có dạo họ dùng những chiếc xe quá đát, lắp thêm cái nhà vàng và cặp rồng vô và trang trí thật bắt mắt với cả một khối vàng choé, di chuyển chậm chậm thì không sao, nhưng một khi di quan về tỉnh, đường xa dịu vợi thì nguy hiểm vô cùng, đó xe chạy tốc độ nhanh họ đạp thắng gắp thì cả cái giàn nhà vàng trên theo quán tính nó rời các "sắt xi" của chiếc xe mà lao xuống ruộng khiến cho người chết hai lần, thịt đã nát tan y như bài hát của ông Trịnh Công Sơn sáng tác, còn thân nhân hên thì xây xát xui thì có khi đi thăm ông bà ông vãi luôn không chừng.

        Rồng theo truyền thuyết là con vật được con người tưởng tượng ra, chưa ai chứng kiến con rồng ở ngoài đời thường, có chăng trên phim ảnh, trên các đèn chiếu 3D trong thời buổi kỹ thuật điện tử lên ngôi.

        Thôi thì rồng có hay không cũng không sao, vì nó đã hiện diện trong tâm trí con người từ lâu lắm rồi, mình là người Việt thuộc con rồng cháu tiên như cha ông mình từng nói, mình phải hãnh diện với điều này, nên gát lại những tị hiềm khác biệt, thật lòng đối đãi tôn trọng nhau để cùng đưa Việt Nam mình cất cánh bay cao, để sánh vai cùng các quốc gia giàu mạnh , hy vọng đất nước mình hoá rồng thật sự trong tương lai, mong lắm thay.

Nói tới rồng thì thường nhắc đến mây. Hình như con Rồng làm nên mây
Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa.
Cho nên chúng ta không lạ gì trong nghệ thuật tạo hình dân gian, làm nền cho rồng là những cụm mây. Như vậy, Rồng đem lại hy vọng về mây mưa để cho dân cư làm ruộng sinh sống.

Bài ca dao nói về rồng - mây:
Mấy khi rồng gặp mây đây
Để rồng than thở với mây vài lời
Nữa mai rồng ngược mây xuôi
Biết bao giờ lại nối lời rồng mây.

Hoặc:

Tình cờ anh gặp mình đây
Như cá gặp nước, như mây gặp rồng
Rồng gặp mây, bán văn bán vũ
Cá gặp nước, con ngược, con xuôi
Chồng Nam, vợ Bắc anh ơi
Sao anh chẳng lấy một người như em?

Nhìn chung, rồng là quý, là đẹp. Vì thế ai sinh vào năm rồng, có tuổi rồng thì được coi là tốt số, cuộc đời sẽ có nhiều cơ hội bay nhảy và thành đạt.
Ai mà có “mả táng hàm rồng” thì thật là phúc to bằng cái đình, tha hồ mà sung sướng, giàu sang, phú quý. Nhưng nếu chẳng may “long mạch” (mạch đất tốt, theo hướng rồng nằm) mà bị động, thì đời thật là khốn đốn đủ điều.

Tản mạn rồng Việt Nam
Người Việt hãnh diện là "con Rồng cháu Tiên". Truyền thuyết kể: Lộc Tục, con vua Đế Minh, lên ngôi vua và lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi vua xưng hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, đẻ ra một cái bọc chứa một trăm quả trứng, nở ra một trăm người con.
Ngày kia, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ. Ta là dòng dõi Long Quân, tức là Vua Rồng. Còn khanh là dòng dõi thần tiên. Cả hai ăn ở lâu với nhau e rằng không ổn. Nay được một trăm đứa con, khanh hãy đưa năm mươi con lên núi, còn trẫm sẽ dẫn năm mươi đứa xuống biển.

Từ truyền thuyết này mà người Việt Nam tự hào có "long phụ tiên mẫu".

Sưu tầm trên google Search.


Lê Tuấn kính chúc toàn thể qúy vị
Văn Thi Hữu. Một năm mới sức khỏe dồi dào, tâm hồn tươi vui trong sáng.
Hồn thơ lai láng văn chương chữ nghĩa như rồng múa phượng bay.
Xuân sang cội phúc thêm cành lộc
Tết về phúc đức nở thêm hoa.

Kính chúc qúy vị An Khang thịnh Vượng – Vạn Sự Như Ý.

Trân Trọng
Louis Tuấn Lê
Xuân Giáp Thìn 2024.


Sưu Tầm trên google.






Cung chúc tân xuân

Cung nữ khoe sắc mỹ miều
Chúc xuân vui bước đường chiều lả lơi
Tân niên hoa bướm tuyệt vời
Xuân khoe sắc mới rạng ngời hoa tươi.

Vạn lời nói, vạn tiếng cười
Sự đời lắm lúc rối bời đau thương
Như mây giăng mắc khói sương
Ý trời trong lẽ vô thường hiện sinh.

Yêu đi cho hết chân tình
Nếu mai hai đứa chúng mình xa nhau
Thì đời buồn lắm cơn đau
Ngày xuân xin hãy, cho nhau nự cười.

Tình đời cứ thế đầy vơi
Ân tình trả mãi, vạn lời ước mong
Cuộc đời vẫn mãi thong dong
Xuân về hoa nở, cõi lòng hân hoan.

Lê Tuấn




Xuân về trên thảo nguyên

 

Thảo nguyên xanh ngát cánh đồng

Hoa vàng lấp lánh tình nồng men say

Lòng xôn xao hương gió bay

Ngày xuân vừa đến trên tay nhẹ nhàng.

 

Nắng hong khô sợi tơ vàng

Nghe bâng khuâng nhớ mơ màng ý xuân

Bên đời một bóng giai nhân

Lãng du mấy độ phong trần ước mơ.

 

Đời chia đổi hướng hai bờ

Nghìn trùng xa cách hững hờ chia ly

Quê hương độ tuổi xuân thì

Bây giờ tóc bạc xá gì dáng xưa.

 

Hồn đau biển gọi cơn mưa

Bờ xa còn đợi đò đưa người về

Khi xưa để mất câu thề

Lời thơ ngưng đọng bộn bề suy tư.

 

Tâm vừa nhập bóng thiền sư

Hồn đang trong giấc mời hư không về

Thảo nguyên xanh ngát dòng mê

Gió xuân mang đến hương quê chân tình.

 

Tế Luân

Mùa xuân trên thung lũng hoa vàng

San Jose 12-30-23



Xuân nhớ


Chim trời ríu rít gọi nhau

Khúc giao mùa đã đổi màu sang xuân

Rộn ràng lòng thấy bâng khuâng

Nghe như hơi thở tình nhân tìm về.


Bồi hồi nhớ cảnh Tết quê

Nhớ thời son trẻ đam mê tình đầy

Mới ngày nào tuổi thơ ngây

Hồn xuân hớn hở xum vầy vui chơi.


Bên hiên nghe tiếng Mẹ cười

Nụ cười Mẹ chứa cả trời gian nan

Bên Mẹ nồng ấm chứa chan

Mùa xuân có Mẹ lòng tràn đắm say.


Ngậm ngùi sợi tóc màu mây

Mẹ về sương núi đồi tây hững hờ

Chiều nghiêng bóng nguyệt đêm mơ

Vô thường nhân thế xóa mờ ước mong.


Con thuyền buông lái bến sông

Dòng xuôi gợn sóng mây hồng giăng ngang

Bãi sông một nhánh mai vàng

Mùa xuân chợt đến huy hoàng chiêm bao.


Ước gì Mẹ hóa vì sao

Từng đêm con ngủ rơi vào giấc mơ

Cho con tìm lại tuổi thơ

Mùa xuân bên Mẹ. Bài thơ ân tình.


Tế Luân

01-02-24




Mơ Ước Ngày Xuân


Đóa hoa chớm nở lá xanh

Giọt sương còn đọng long lanh sắc màu

Đêm qua sương lạnh trăng thâu

Em vào múc cạn mạch sầu đổ đi.


Ngoài sân bãi cỏ xanh rì

Có loài cỏ lạ xuân thì nở hoa

Tóc dài hương gió bay xa

Em thay áo mới bóng tà huy bay.


Đóa hồng hoa nở trên tay

Ngây thơ chờ đợi đến ngày xuân sang

Trước sân cúc nở hoa vàng

Đào, mai, rực rỡ huy hoàng đón xuân.


Sao em ngơ ngẩn bâng khuâng

Như chờ như đợi đường trần nối duyên

Trong mơ em thấy bà tiên

Mong sao gặp được người hiền thi nhân.


Bao giờ em gặp người thân

Tình chàng ý thiếp đường trần thênh thang

Bài thơ ngôn ngữ nhẹ nhàng

Tình thơ ý đẹp ngập tràn yêu thương.


Xôn xao tiếng gọi bên đường

Mơ xuân hiện hóa thiên đường rong chơi

Tơ hồng giăng mắc ý trời

Em mong xuân đến một đời bình an.


Tế Luân

Mùa xuân miền bắc California
02-03-24


Bài thơ này đã được 
Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến phổ nhạc




Những vần thơ mùa xuân



Khai bút đầu năm

Đầu năm khai bút viết vần thơ

Đất Trời rực rỡ đẹp như mơ

Hồn xuân phơi phới! Già . . . mặc kệ

Sức khỏe bình an. Tình vẫn chờ.

Chúc mừng bạn hữu ở gần xa

Rộn rã niềm vui tiếng xuân ca

Văn thơ trào phúng vui ngày Tết

Vạn Sự Bình An đến mọi nhà.

Sức khỏe, tuổi già đẹp lão ra

Xuân về dạo khúc nhạc tình ca

Đón chào năm mới. Tình xuân mới

Vui với nàng thơ tuổi không già.

Chúc xuân
AET. Lê Tuấn



Mùa xuân mở cửa

Xuân vừa mở, ngày vui về đón Tết

Vẫy chào nhau, tay nắm lấy bàn tay

Xin chúc nhau trăm tuổi trời xuân mộng

Cùng chung vui nâng chén vị men say.

Gió xuân nào vang tiếng nhạc du dương

Cho âm điệu lãng quên cõi vô thường

Ta lại say với muôn ngàn cung điệu

Để hồn thơ tuôn chảy suối vấn vương.


AET. Lê Tuấn


Đời Đã Quen

Đời đã quen rồi sống tha phương
Quê người chợt nhớ đến quê hương
Những buổi chiều thu mây đỉnh núi
Như khói lam chiều, toả hơi sương.

Lặng lẽ ngày đi, gió mưa tan
Ta ở nơi đây trọn kiếp tàn
Tóc bạc theo từng năm Tết đến
Mà mùa xuân qua, tình chứa chan.

Hoa cúc nở vàng trên lối đi
Một nhánh đào khoe nét xuân thì
Tình xuân duyên đỏ thêm sắc thắm
Tiếng nhạc còn vang khúc biệt ly.

Đời như thoáng hiện bóng hư không
Ta đã quên rồi chuyện viễn vông
U uẩn niềm đau về qúa khứ
Trời đất mùa sang, vẫn quay vòng.

Em có nghe xuân đến nơi đây
Điểm dáng hồng thêm, nét thơ ngây
Thương nhau giữ trọn hương tình ấm
Đừng để tình xuân vội xa bay.

Lê Tuấn
Ngày xuân trên thung lũng hoa vàng



Xin bấm vào link anyflip.com để đọc trang thơ mừng xuân
Văn Bút VN Hải Ngoại

https://anyflip.com/almib/jfvm/










Ngày xuân xin mời thưởng thức ca khúc
Xuân Vẫn Mang U Hoài



Nhạc và lời Lê Tuấn. Đây là ca khúc tôi viết năm 1979
trong thời gian này chúng tôi đang bị tù tập trung tại trại 6
huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ Tĩnh
Đây là mùa xuân thứ 4 trong tù. 
Do đó tất cả anh em đếu có một tậm trạng chung đó là 
(Nỗi nhớ gia đình)






Cuộc Sống Thi Ca




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét