Tuyển Tập Thơ
Lời Của Dòng Sông
Lời Của Dòng Sông
Trong
năm 2023 tôi có ý định ấn hành tác phẩm thứ
7, đó là tuyển tập những bài thơ, tôi mới viết trong năm vừa qua, gom lại thành
một tập thơ.
Lúc
đầu tôi có ý định lấy tựa đề “Lời Của Đá’ rồi đổi thành “Lời Của Gió” nhưng cả
hai tên gọi này cũng đã có tác giả lấy tên và in thành sách.
Tôi
viết bài thơ “Lời Của Dòng Sông” và tôi quyết định lấy tên gọi này đặt tên cho
tuyển tập thơ.
Tôi
lên Google search thử tìm hiểu, có tựa đề nào trùng tên hay không, tôi nhận ra
tác phẩm “Câu Chuyện Dòng Sông” của Hermann Hesse
Hermann
Hesse là nhà văn người Đức, ông đã viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về Ấn
Độ lấy tựa đề “Siddharta” vào năm 1922. Câu chuyện được chuyển dịch
qua Việt Ngữ với tựa đề Câu Chuyện Dòng Sông
Tác
giả viết về một câu chuyện ở thời điểm Đức Phật còn tại
thế và lồng vào trong đó những giá trị của triết lý phương
Đông.
Tôi
tìm hiểu thêm vài trang khác trên internet, bất chợt đọc qua bài viết của Hòa Thượng
Thích Nguyên Siêu ông viết về cảm nghĩ qua tác phẩm (Câu Chuyện Một Dòng Sông).
Hòa
thượng đã viết:
“Cả hai đều lắng nghe
dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là,
tiếng nói của cái sắp là.”
Cùng một tâm trạng như vậy, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu viết rằng:
“Ngồi một mình trên tảng
đá, bên cội tùng bờ sông. Nhìn dòng nước lặng trôi. Êm đềm, không mảy động. Ngồi để nghe dòng sông nói.”
“Triết lý khô như vách đá. Thi ca ướt như sương đẫm. Vách đá nhuốm hơi sương. Sương đẫm tươi vách đá, cả hai hỗ tương nhau tạo thành sức sống như năng lượng phù trầm, tương dung tương nhiếp, một mực không rời.”
Tôi
miên man suy nghĩ về những tư tưởng cao siêu này. Cuộc đời của chính tôi như một
dòng sông trôi đi, trôi đi mãi chưa bao giờ dừng lại.
Khi
dòng sông dừng lại thì lúc đó sông không còn được gọi là dòng sông. Khi cuộc sống
dừng lại thì lúc đó cuộc sống đã chết.
Phải
chăng đây là triết lý của đời sống.
Có những nơi chốn tôi đã đi qua trong suốt hành trình của đời mình, rất nhiều nơi chốn không để lại trong tâm trí tôi một điều gì? Bởi vì tôi đến và đi như những người lữ hành vô cảm, gót chân phiêu du của tôi không để lại dấu tích nào.
Tuy
nhiên có một điều may cho tôi, vì tâm hồn tôi luôn luôn tiềm ẩn một nguồn ân sủng
từ thi ca. Chính nàng thơ đã gợi lại trong tôi những xao xuyến, những rung động.
Nét
đẹp của thiên nhiên của cảnh trí, đã liên kết tâm hồn tôi với rung động của thi
ca, khơi dậy một niềm giao cảm thâm sâu từ trong tâm hồn để tôi viết thành những
vần thơ.
Như
vậy thế giới vây quanh tôi không phải thế giới của vô ngôn, mà thế giới ấy chính
là dòng suối tinh khiết chảy tràn ngập trong tâm hồn thi nhân.
Có
một dòng suối của tuổi trẻ, nó luôn ở trong tâm hồn bạn, tài năng của bạn, sự sáng
tạo bạn mang đến cho cuộc đời thông qua những năng khiếu nghệ thuật của bạn.
Khi
bạn học được cách lấy nước từ nguồn suối này, bạn sẽ thực sự đánh bại tuổi tác.
Tâm hồn của bạn sẽ trẻ mãi theo thời gian.
“Không
có thi nhân, không có nghệ sĩ, con người sẽ chán ngấy vì sự đơn điệu của tự
nhiên.” Danh hoạ Vincent Van Gogh.
Trân trọng
Louis Tuấn Lê
Lời Của Dòng Sông
Tôi
ngồi lặng lẽ bến sông
Nghe
dòng nước chảy khơi lòng hư vô
Bên
tảng đá một nấm mồ
Nghe
sông kể chuyện hải hồ gian truân.
Mưa
bay mù lối phù vân
Hạt
mưa vỗ nhẹ đá tần ngần say
Lê
chân mỏi gót phương này
Ngắm
sông mây nước trải bày tình riêng.
Hàng
dừa xanh mái chùa nghiêng
Khói
trầm hương toả trong miền sương lam
Lang
thang vào động mây ngàn
Bên đường cỏ mộ hoá vàng khói hương.
Cánh
hoa còn ngậm hạt sương
Long
lanh như ngọc tà dương chốn nào
Rừng
cây che dấu cành đào
Gió
lay cánh trắng bay vào hư không.
Âm
ba sóng vỗ mặt sông
Nước
xuôi chảy mãi theo dòng xuân thu
Cây
xanh rợp bóng mù u
Chiều
về nghe tiếng lời ru vọng buồn.
Tiếng
chuông vang ngọn gió luồn
Ta
nghe sông kể cội nguồn từ đâu
Ngàn
năm sông nước thiên thâu
Nhìn
theo dòng chảy bên cầu hoa trôi.
Tế
Luân
Nghe
dòng sông kể chuyện
Lời Của Gió
Gió
đem mây ve vãn bóng chiều tà
Nâng
vạt áo lụa là em thướt tha
Ta
nghe gió nói những lời tha thiết
Có
phải em buồn nên gió xót xa.
Ta
để lại cho em chút gì không?
Ngồi
bên tảng đá, lối cỏ ven sông
Chạm
hồn nhau lòng nhớ thương ngày ấy
Đặt
nụ hôn đầu in dấu môi hồng.
Gió
lướt nhẹ trên dòng sông im lặng
Lục
bình trôi xanh màu lá mạ non
Em
đã cho ta những ngày gần gũi
Những ngày bên nhau sưởi ấm tâm hồn.
Con
thuyền ai trên dòng sông thả lưới
Bóng
cá vừa nhào lộn bọt nước tan
Em
khúc khích miệng cười tươi rực rỡ
Cánh
chim bay xa tận chốn mây ngàn.
Em
muốn nói gì không hãy lên tiếng
Sao
ta nghe tiếng gió nhớ dâng đầy
Vi
vu gió thổi lùa qua ngực áo
Em
ngượng ngùng che đôi má đỏ hây.
Ta
cám ơn lời tình thơ của gió
Dòng
sông quê vỗ sóng dạt đôi bờ
Mai
sau có xa phương trời đất lạ
Gió
hãy nhắn lời về những giấc mơ.
Tế
Luân
Cảm
nhận lời của gió
Lời Của Đá
Ta
nghe hồn đá nỉ non
Theo
dòng sông chảy bên cồn nước xuôi
Ngàn
năm chỉ một dòng thôi
Nghe
sông kể chuyện một đời hợp tan
Bên
đời Nhật Nguyệt mây ngàn
Theo
mây đùa gió lang thang cuối trời
Đá
mang theo trái tim người
Ngày
sau sỏi đá một đời bên nhau.
Vòng
tay ôm mối thương đau
Xót
xa tiễn biệt mai sau nhớ lời
Tình
là tơ sợi rối bời
Cho nhau nỗi nhớ một thời mê say.
Rót
đầy thêm chén rượu cay
Tưới
lên tảng đá chúc ngày hợp duyên
Ta
và đá cùng lời nguyền
Ngàn
năm hồn đá trinh nguyên một lòng.
Ta
hỏi đá có hồn không?
Mặc
khải đá nói hồn trong tim người
Thế
của đá điểm sáng ngời
Vân
của đá là hồn trời ban cho.
Ta
hỏi em có buồn lo
Qua
sông người lại giục đò muốn sang
Em
về kể chuyện đá vàng
Chuyện
dòng sông chảy với ngàn tích xưa.
Vỗ
trên mặt đá hạt mưa
Đê
mê từng lúc gió lùa hương hoa
Hồn
đá ôm mối thiết tha
Lời
của đá nói hạt sa nồng nàn.
Tế
Luân
Thổi
chút hồn người vào tảng đá
Cảm
Nghĩ
Nếu cuộc sống thiếu đi
những nét đẹp của thi văn, thì đời sống sẽ rất buồn chán và tẻ nhạt.
Người nghệ sĩ sẽ không
còn điểm tựa nào cho tâm hồn, để được tỏ bày dòng suy tư, chỉ có sự lãng mạn
trữ tình trong thơ mới đủ sức chứa những suy tư của người nghệ sĩ, vì ngôn từ
của thơ là một sự cô đọng tuyệt vời nhất của tư tưởng mà người nghệ sĩ ao ước được
trải bày.
Thơ rất cần được sự
chia sẻ cho nhiều người đọc nếu không thơ sẽ trở thành, cô đơn buồn chán
vô cùng, bởi vì thơ cần một sự đồng cảm của những tâm hồn có chung một tần số
rung động.
Xin chia sẻ cùng quý
vị tuyển tập Lời của dòng sông
Trân
trọng
Lê Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét