Theo truyền thống, thực khách thường phải che đầu bằng khăn ăn khi thưởng thức chim họa mi nướng, để né tránh khỏi đôi mắt của Chúa về hành động của mình.
Món ăn ngon nhất nước Pháp
Chim Họa Mi hót trên cành
Chim họa mi kiểu Pháp được chế biến cầu kì. Làn da bóng như vỏ ô liu, thịt thơm ngọt vì được ướp trong rượu Armagnac. Họa mi nướng vẫn giữ nguyên độ căng tròn béo núc, thể hiện trình độ đỉnh cao trong chế biến và lựa chọn nguyên liệu của người Pháp.
Thưởng thức chim họa mi không phải theo cách thông thường là xẻ nhỏ với dao và nĩa.
Chim họa mi là nguyên liệu cho một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp (Ảnh: istock)
Thưởng thức chim họa mi không phải theo cách thông thường là xẻ nhỏ với dao và nĩa.
Thực khách sẽ ngậm trọn thân con vật sao cho phần đầu hướng ra bên ngoài. Từ từ, từng chút một, họ nhai trọn vẹn (bao gồm cả nội tạng) của một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp.
Chim họa mi nướng kiểu Pháp được coi là cách thưởng thức chất béo tinh tế và cầu kì bậc nhất thế giới.
Chuyện những chú chim họa mi sống trong tối và chìm trong rượu
Khi thưởng thức chim họa mi, thực khách phải dùng khăn ăn trùm kín đầu (Ảnh: MAXPPP)
Theo truyền thống, thực khách thường phải che đầu bằng khăn ăn khi thưởng thức chim họa mi nướng,để né tránh khỏi “đôi mắt phán xét” của Chúa đối với cách thưởng thức có thể đem lại khoái cảm kỳ lạ, nhưng cũng vô cùng tàn nhẫn. (Theo Telegraph)
Bởi cách thức thực hiện chim họa mi béo kiểu Pháp, từ những bước đầu tiên, đã gây nhiều tranh cãi về sự nhẫn tâm.
Chuyện những chú chim họa mi sống trong tối và chìm trong rượu
Họa mi không được gây giống nhân tạo mà hoàn toàn săn bắt từ tự nhiên rồi trải qua điều kiện nuôi nhốt từ 12-28 ngày để vỗ béo. Số chim đã bắt bị can thiệp gây mù mắt mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoặc lèn chặt cứng trong lồng hoàn toàn tối tăm, nơi chúng được cho ăn kê liên tục, bất kể có nhu cầu hay không. Một số được vỗ béo đến tận lúc bị ăn thịt, một số dừng lại hai ngày trước 'giờ phán quyết'.
Việc vỗ béo chim thực hiện trong điều kiện chật chội tối tăm, trước khi chúng bị nhúng ngập trong rượu Armagnac và nướng chín. (Ảnh: Geekandsundry)
Thông thường, đến lúc chế biến, họa mi đã tăng 2-4 lần kích cỡ ban đầu. Chúng bị ngâm chìm trong rượu armagnac hoặc nhỏ từng giọt rượu qua họng (cũng gây tử vong). Phần lông còn lại được rút cẩn thận để đảm bảo những chất béo tốt nhất không thể thoát ra ngoài. Chỉ cần thêm 5-7 phút nướng nhiệt độ cao là câu chuyện về tấm khăn ăn che mắt Chúa đã thực sự bắt đầu.
Luật sống
Từ cuối những năm 1970, chính phủ Pháp đã ban hành đạo luật cấm săn bắn, bán hoặc ăn chim họa mi, vì số lượng loài trên lãnh thổ Pháp đã ngấp nghé mức tuyệt chủng.
Tuy nhiên, lệnh cấm không được thực thi nghiêm chỉnh. Theo công bố chính thức, lượng chim họa mi đã giảm đến 30 phần trăm chỉ trong mười năm (1997-2007).
Người ta vẫn còn truyền tai nhau về câu chuyện bữa ăn cuối cùng của tổng thống Pháp Mitterrand năm 1995.
Trong bữa tiệc linh đình đêm giao thừa, ông đã ăn 30 con hàu Marennes, gan ngỗng, gà trống thiến,
uống rượu vang đỏ địa phương trước khi ăn không phải một mà là hai con chim họa mi nướng.
Vài ngày sau, tổng thống qua đời vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
mới thật sự được siết chặt trên toàn lãnh thổ Châu Âu (Ảnh: Express.co.uk
Sự thật, dù không công khai, rất nhiều nhà hàng Pháp trước thời điểm 2007 đều phục vụ món chim họa mi. Mặc dù dưới hình thức săn trộm, nguồn cung họa mi luôn dồi dào và dễ dàng tìm kiếm. Chim họa mi vẫn chết và chết nhiều hơn, dù lệnh bảo vệ chúng còn hiện hữu.
Chỉ đến khi các đạo luật được siết chặt hơn từ năm 2007, bất cứ hành động nào liên quan đến việc săn bắn và ăn chim họa mi đều bị phạt rất nặng hay thậm chí đối diện án tù, lệnh cấm có hiệu lực trên toàn bộ khu vực liên minh châu Âu EU, những 'kẻ che mắt Chúa' chừng như mới chùn bước chân.
Lệnh cấm săn bắt và ăn thịt chim họa mi đã có từ cuối những năm 1970 nhưng đến năm 2007
mới thật sự được siết chặt trên toàn lãnh thổ Châu Âu (Ảnh: Express.co.uk
Sự thật, dù không công khai, rất nhiều nhà hàng Pháp trước thời điểm 2007 đều phục vụ món chim họa mi. Mặc dù dưới hình thức săn trộm, nguồn cung họa mi luôn dồi dào và dễ dàng tìm kiếm. Chim họa mi vẫn chết và chết nhiều hơn, dù lệnh bảo vệ chúng còn hiện hữu.
Chỉ đến khi các đạo luật được siết chặt hơn từ năm 2007, bất cứ hành động nào liên quan đến việc săn bắn và ăn chim họa mi đều bị phạt rất nặng hay thậm chí đối diện án tù, lệnh cấm có hiệu lực trên toàn bộ khu vực liên minh châu Âu EU, những 'kẻ che mắt Chúa' chừng như mới chùn bước chân.
Nhiều đầu bếp hàng đầu tại Pháp đang đấu tranh để đưa lại món chim họa mi
vào thực đơn các nhà hàng sang trọng (Ảnh: New York Times)
Nhưng chỉ mới gần đây, một nhóm các đầu bếp hàng đầu nước Pháp, bao gồm Alain Ducasse, người sở hữu 18 ngôi sao Michelin đã vận động chính phủ Pháp hủy lệnh cấm giết và chế biến chim họa mi để bảo tồn nét văn hóa lâu đời. Câu chuyện về sự sống còn của những chú chim họa mi vẫn còn tiếp tục.
Ranh giới nào cho món ăn tuyệt đỉnh tinh tế và tàn bạo tận cùng
Người Pháp sở hữu nền văn hóa ẩm thực đáng tự hào trên thế giới, nhưng cũng là điểm khởi đầu cho những tranh cãi về nhân tính không ngớt. Từ câu chuyện rùng mình về loài ngỗng bị cưỡng ăn qua ống kim loại cứng luồn thẳng vào cổ họng nhằm có buồng gan lớn, đến những chú chim họa mi căng phồng không tự chủ,... tất cả đều để phục vụ thú ăn chơi xa hoa luôn song hành cùng những lời khen ngợi hoa mỹ về sự tinh tế trong thưởng thức.
Ngoài chim họa mi, cách thức thực hiện gan ngỗng béo của người Pháp cũng gây nhiều tranh cãi về nhân tính
Chính sự chênh vênh trong quan điểm của nhiều người về khái niệm món ngon kiểu Pháp đã góp phần khiến gan ngỗng béo, hay chim họa mi nướng trở nên đầy li kì và thu hút.
Lại nói về tấm khăn ăn che mắt Chúa, một truyền thuyết độc đáo, một quan điểm nhân đạo lạ lùng. Phải chăng dù mang niềm tin vào tín ngưỡng tôn giáo, nhưng một món ăn gây tranh cãi về nhân tính cũng khiến con người phải tự dằn vặt lương tâm?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét