Nguợc về thời gian
trước năm 1975. Khi chính quyền VNCH còn làm chủ vận mệnh đất nước dưới lá cớ vàng
ba sọc đỏ còn tung bay trên bầu trời trong xanh của Miền Nam tự do. Ngoài chiến
trường Quân lực VNCH vẫn làm chủ mọi tình hình chiến sự, vẫn bảo vệ từng tấc đất
trước làn xóng xâm lăng của Cộng quân.
Người lính chiến xa nhà với
cái radio bé nhỏ mang theo, bật hết volume để nghe đài phát thanh Quân Đội, qua
chương trình “Binh Méo – Cai Tròn” một chương trình phát thanh thật vui nhộn, nhưng
luôn luôn đề cao tinh thần Huyn Đệ Chi Binh.
Mở đầu cho tiết mục này đó
là bài hát “Huynh đệ chi binh” của nhạc sĩ Anh Bằng.
-Huynh đệ chi binh là gì đó
anh hai ?
Một câu hỏi được đặt ra, rồi
những câu trả lời tiếp theo.
-Huynh đệ chi binh là mình
cùng chung đời lính, thương nhau khác chi nhân tình.
-Từ người Đơ zem cùi bắp rồi
thì đi lên Đại tương đều là huynh đệ chi binh.
-Lúc sướng co nhau là HĐCB
-Lúc khó có nhau là HĐCB.
Ý tưởng này không phải dừng
lại ở mức độ sướng và khổ, mà nó còn đi xa hơn nữa cho đến tận cùng sự sống chết
của người chiến sĩ đó là sự hy sinh ngoài chiến trường.
-Lúc sống có nhau là HĐCB
-Lúc chết có nhau là HĐCB.
Sự sống chết luôn cận kề với
người lính nơi chiến trường, tôi đã chứng kiến rất nhiều những trường hợp, những
bối cảnh xẩy ra trong lúc giao tranh với địch quân, những người lính gắn bó với
nhau như anh em ruột thịt, họ đã thật sự hy sinh cho nhau tại mặt trận, người lính
chiến đã quên đi sự nguy hiểm của chính bản thân mình, nhào người lên phòng tuyến
phía trước, vượt qua những lằn đạn của địch quân để giải vây cho đồng đội, đôi
khi họ đã phải hy sinh chính sương máu của mình hay nhận lấy những thương tích
trên da thịt, nhưng họ đã không màng nghĩ đến vấn đề này, bởi vì tình “Huynh Đệ
Chi Binh” qúa vĩ đại nó chính là động lực gắn bó những người lính cùng đơn vị liên
kết với nhau như anh em ruột thịt.
Có biết bao những tình huống
rất cảm động rất thật đã xẩy ra trong chiến tranh, tình huynh đệ chi binh được
đặt lên hàng đầu bởi vì tính thiên liêng và sự vĩ đại, nó đã hiện diện trong đời
lính bất kể ở bên chiến tuyến nào, hay thuộc quân đội của quốc gia nào. Huynh đệ
chi binh chính là tinh thần của quân đội và chỉ có đời lính chiến mới thể hiện
hết được tính chất của tình cảm thiêng liêng và cao thượng này. Trong chiến
tranh càng khốc liệt bao nhiêu thì tình huynh đệ chi binh càng cao cả bấy nhiêu,
bởi vì huynh đệ chi binh là một tình cảm tự nhiên, nó tự sinh trưởng và nẩy mầm
trong tâm trí của mọi người lính chiến, nó trở nên thân thiết và gắn bó với
nhau, sự gắn bó này sẽ được cộng hưởng thêm lên đối với những người bạn ở cùng
chung một tiểu đội hay một đơn vị.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
là một quân đội chính quy, quân đội này đã được thành lập theo tiêu chuẩn quốc
tế, bởi vì lịch sử của QLVNCH được bắt đầu bởi hai cường quốc số một thế giới đó
là Nuớc Phát “French” và Hoa Kỳ “USA”. Một
ưu điểm mà ít ai để ý đến:
QLVNCH chúng ta đã thừa hưởng
một nền văn minh qúa lớn của hai cường quốc Pháp và Hoa Kỳ. QLVNCH có đầy đủ các
quân binh chủng “ Hải - Lục – Không Quân “ ngoài ra chúng ta còn sáng tạo thêm
những binh chủng đặc biệt cho phù hợp với tình huống của chiến trường như:
Biệt Động Quân - Nhảy Dù - Thủy quân lục chiến - Thiết giáp - Lực Lượng Đặc Biệt - Biệt Kích Dù – Lôi Hổ - Người Nhái - Địa Phương Quân , Nghĩa
Quân và còn nhiều nữa…. ngoài ra chúng ta còn thành lập những đơn vị bán quân sự
như: Lực Luơng Cảnh Sát Quốc Gia – Xây Dựng Nông Thôn vân vân.
Hầu hết quân nhân các cấp
đều được đào tạo từ những quân trường theo tiêu chuẩn quốc tế như: Trung tâm huấn
luyện Quang Trung - Hạ sĩ Quan Đồng Đế - Sĩ Quan Thủ Đức - Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt
– Không Quân - Hải Quân - Chiến Tranh Chính Trị - Trung tâm huấn luyện Cảnh Sát
-Trường Thiếu Sinh Quân. Và còn nhiều nữa.
Mỗi trung tâm huấn luyện
chúng ta đều trải nghiệm qua tình đồng đội đó chính là HĐCB.
Mỗi binh chủng chúng ta đều
thể hiện một tinh thần đồng đội đó cũng là HĐCB.
Bởi vì: Huynh đệ
chi binh là mình cùng chung đời lính, thương nhau khác chi nhân tình.
Sau ngày mất
nước 30 tháng 4 năm 1975. Anh em chúng ta những người lính QLVNCH chúng ta đã bị
bức tử bởi bàn cờ chính trị, miền Nam VN đã rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt, cả một
quân đội đã bị phân rã, một số lớn thành phần sĩ quan”những người lính ưu tú của
quân lực đã phải vào tù, đã phải lưu đầy biệt xứ” một số ít chạy thoát ra hải
ngoại. Tình HĐCB đã bị quên lãng theo thời gian, cho đến khi chúng ta bắt đầu hội
tụ lại trên vùng đất tự do, điển hình nhất là tại Hoa Kỳ, chúng ta bắt đầu tổ
chức lại thành hội đoàn, chúng ta bắt đầu thành lập Hội để gợi nhớ lại những
binh chủng từng vang bóng một thời, hay để gợi nhớ lại quân trường xưa nơi chúng
ta đã từng thụ huấn. Cũng bắt đầu từ đó Tình Huynh Đệ Chi Binh như đang hồi sinh trở lại, tình cảm thiêng liêng này lại
có dịp len lỏi vào tâm hồn chúng ta (Những người lính chưa có lệnh giải ngũ)
Mỗi lần chúng ta tham dự họp
mặt, gặp lại những người bạn cùng khoá, cùng lớp, cùng đơn vị và ngày nay chúng
ta còn có thêm một điểm đồng thuận nữa đó là cùng chung một trại tù, cùng ở
chung với nhau trong trại tù cải tạo (đây cũng là một loại tình cảm rất đặc biệt
và đôi khi rất mật thiết không thua gì tình HĐCB)
Thật tình cờ tôi có
đọc qua một bài viết ngắn của anh Tôn Thất Đàn, anh kể lại một sự kiện chính
anh đã chứng kiến một biểu tượng của tình Huynh đệ chi binh và anh đã viết:
“Thế
rồi trong một lần tham dự ngày “Diễn hành văn hóa quốc tế” 2012 tại New
York do “Cộng Đồng người Việt Quốc gia” tổ chức, tôi đã mục kích một
cảnh rất cảm động giữa hai người cựu TSQ gặp nhau trên Đại lộ 5 của thành phố
hoa lệ Nữu Ước. Đó là một cựu TSQ già tàn phế ngồi trên chiếc xe lăn, trên ngực
mang phù hiệu TSQ, đang lăn theo đoàn diễn hành. Trong lúc đó có một cựu TSQ
khác cũng mang phù hiệu TSQ trường Mẹ Vũng Tàu, hai người không
quen biết nhau, thế mà khi nhận ra nhau qua phù hiệu TSQ thôi,
anh bạn kia đã chạy đến ôm chầm cả người lẫn xe lăn của ông ta mà khóc trong sự
vui mừng, mặc dầu hai người không cùng một lớp, không chung một đại đội, chỉ biết
xuất thân từ trường mẹ TSQ/VN thì đó là anh em một nhà rồi!”
Tôi cũng được nghe kể lại
một câu chuyện như sau, trong một nhóm người vượt biên bằng đường bộ đi từ Tây
Ninh VN qua biên giới Miên (Kampuchia) nhóm người này dự định vượt qua biên giới
Thái Lan thì không may bị lính Khờ Me Đỏ (thời Ponpot) bắt giữ khoảng 4 người
VN trong đó có một người Việt đeo một phù
hiệu AET (trường TSQ) trên ngực áo, thật bất ngờ từ trong nhóm lính Khờ Me đỏ có
một người dường như anh ta là cấp bậc chỉ huy tiến đến bên nhóm người Việt mới
bị bắt, anh ta nhìn một cách chăm chú vào phù hiệu AET đeo trên ngực áo của tù
nhân người Việt.
-Anh ta chỉ vào phù hiệu đeo
trên ngực áo tù nhân người Việt, rồi hỏi một cách rất cộc lốc AET.
-Tù nhân Việt gật đầu.
-Đi theo tôi người lính Khờ
Me đỏ ra lệnh
-Hai người đi đến một chỗ
khuất, người lính Khờ Me dừng lại, một lời nói có vẻ thân thiện hơn phát ra từ
bộ mặt lạnh lùng của người lính Khờ Me đỏ.
-Anh xem này, người lính
Khờ Me vừa nói vừa mở ngực áo ra, trên ngực anh có xâm một biểu tượng đó là phù
hiệu AET. Anh ta vỗ vai người tù Việt và nói
-Anh trốn ngay đi, nếu không
sẽ bị bắn chết.
Người tù Việt Nam vội bỏ
trốn trong nỗi sợ hãi mà quên cả lời cám ơn.
Họ là hai kẻ hoàn toàn xa
lạ không hề quen biết nhau và chắc chắn chưa một lần gặp gỡ, thế nhưng điều gí đã
gắn bó họ với nhau, đó chính là tình (Huynh Đệ Chi Binh) họ đã nhận ra nhau qua
phù hiện AET, một phù hiệu trường Thiếu Sinh Quân của người Pháp, nhưng nó cũng
chính là phù hiệu mang tính chất Quốc tế cho toàn thể anh em cựu TSQ trên toàn thế giới nhận ra nhau.
Người viết bài
này không có ý định so sánh hay đo lường mức độ tình cảm HĐCB giữa các quân
binh chủng hay các quân trường, bởi vì mỗi tổ chức, mỗi quân trường đều có cái
hay cái đẹp riêng biệt, tất cả đều có mặt sấu và mặt tốt, sự đối nghịch giữa cái
tốt và cái sấu nó cũng như hai mặt của một đồng tiền, nếu thiếu đi hai mặt thì
đồng tiền sẽ trở nên vô giá trị.
Qua bài viết thật ngắn gọn
này tôi nêu ra hai trường hợp tiêu biểu cho tinh thần huynh đệ chi binh, tôi
thiết nghĩ trong quân lực VNCH không có một đơn vị nào hay một quân trường nào
lại thể hiện tình cảm anh em “huynh đệ chi binh” một cách mạnh mẽ và thân tình
như anh em cưu TSQ, khi họ gặp nhau ở bất cứ nơi đâu, mặc dù không cùng chung một
lớp, một đội hay cùng năm học với nhau, thậm chí có những anh em cựu TSQ dù đã
theo học tại các trường TSQ khác nhau, nhưng khi đã nhận ra nhau là một cựu TSQ
thì họ đều xem nhau như anh em một nhà.
Tình cảm huynh đệ chi binh
của anh em cựu TSQ/VNCH đã trở nên một truyền thống (Traditional) bất khuất,
truyền thống này sẽ không bao giời thay đổi.
Trong QLVNCH chúng ta có rất
nhiều những truyền thống tốt đẹp, như truyền thống của trường Võ Bị Thủ Đức – Không Quân - Hải Quân hay Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và còn nhiều
nữa. Tuy nhiên cách thể hiện tình huynh đệ chi binh của các quân trường này
mang tính chất cá biệt cho từng khoá hay từng đội, anh em cùng khoá với nhau họ
có thể thành lập hội ái hựu riêng để tạo một sự liên hệ trong tình HĐCB, nó không
mang tính chất đồng bộ thành một khối như cách thức thể hiện tình cảm của anh em
Cựu TSQ.
Đối với anh em CTSQ dù là
binh nhì hay Đại Tướng một khi đã xuất thân từ trường TSQ thì đều là anh em, được
phân định (niên trưởng) theo năm ra trường, anh em CTSQ luôn luôn chân quý tình
cảm thiêng liêng này. Đúng như lời bài hát HĐCB.
-Huynh đệ chi binh là mình
cùng chung đời lính, thương nhau khác chi nhân tình.
-Từ người Đơ zem cùi bắp rồi
thì đi lên Đại tương đều là huynh đệ chi binh.
Tôi kết thúc bài viết
này ở đây xin gửi đến cùng toàn thể quý vị Cựu chiến sĩ QLVNCH.
Mắc dù chúng ta đã trải
qua 40 năm kể từ ngày đau thương 30/4/1975. Chúng ta đã già đi theo năm tháng,
nhưng tâm hồn chúng ta vẫn còn xanh như mầu lá mạ non. Tóc chúng ta đã bạc trắng
như vôi, nhưng Tình Huynh Đệ Chi Binh
của chúng ta sẽ không bao giờ bạc, khối tình vĩ đại này sẽ trường tồn mãi mãi
trong tinh thần đoàn kết của tập thể
Cựu Thiếu Sinh Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Califronia, Mùa đông năm 2014
Trân trọng kính chào
CTSQ Lê Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét