Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Van Gogh và bức tranh Hoa Diên Vĩ

Bí ẩn quanh các bức Hoa Diên Vĩ (Irises), lẫy lừng của Van Gogh.

image
Tình cờ một ngày cuối đông tôi ghé thăm Viện Bảo Tàng Getty ở Santa Monica, Hoa Kỳ. Tôi có cơ hội đối mặt với một trong những bức vẽ hoa Diên Vĩ “Irises” nguyên thủy (original) của danh hoạ Van Gogh. Bức này là bức đắt giá thứ ba của ông, so với bức “Dr. Gachet” là một trong những bức tranh đắt giá nhất thế giới. Bức chân dung bác sĩ Gachet là người chăm sóc ông trước khi ông qua đời được bán đấu giá năm 1990 với giá 82.5 triệu đô.

image
Bức “Irises” hiện nay thuộc sở hữu của Getty Museum. Đứng trước bức tranh nguyên thủy nổi tiếng này, tôi tự hỏi không biết nó đẹp và hay ở chỗ nào mà lại đắt giá đến vậy. Tôi hỏi người hướng dẫn, hiện tại nó trị giá bao nhiêu? Bà ta từ chối trả lời mà bảo, nó “vô giá”. Đó là một cách trả lời khôn ngoan nhất của Getty Museum. Từ xưa tới nay, Getty luôn luôn dấu kín giá của những sưu tầm có được, kể cả các báu vật quý hiếm. Nếu chúng ta tò mò muốn biết giá phỏng chừng của nó trên thương trường, ta có thể phỏng đoán từ sự kiện nó được đem ra đấu giá năm 1987. Cách đây 26 năm nó đã được Alan Bond, một nhà buôn tranh mua với giá 53.9 triệu đô và sau đó Getty là một bảo tàng viện giàu nhất trong các bảo tàng viện thế giới bí mật mua lại với 1 giá kinh khủng nào đó không ai biết. Phải nói là, những tác phẩm nghệ thuật đối với khách thưởng ngoạn nếu không biết và hiểu thì nó chẳng có giá trị gì, nhưng với người yêu thích mà am tường thì nó quả vô giá. Do đó Getty không bao giờ tiết lộ cái giá họ trả vì cho dù nếu họ mua quá đắt hay quá rẻ, cả hai điều này đều vô nghĩa với giá trị nghệ thuật chân chính của tác phẩm đó.

image
Bức “Irises” này được Van Gogh thực hiện năm 1889 trong dưỡng trí viện Saint Paul-de-Mausole ở Saint-Rémy-de-Provence, France, một năm trước khi ông qua đời năm 1890. Nó được ông vẽ trước khi bị đột quỵ nên người ta có thể nhận ra sự tĩnh tâm may mắn có được trong tác phẩm cuối đời này của ông. Bức này chịu ảnh hưởng của kỹ thuật tranh in mộc bản (Ukiyo-e woodblock prints) của Nhật Bản, cũng như trong phần lớn các tác phẩm khác của ông. (Loại tranh in bằng bảng khắc gỗ của Nhật Bản được ra đời trong khoảng thế kỷ từ 18, được lưu dụng đến thế kỷ 20, lúc đó hầu hết các hoạ sĩ trên thế giới đều chịu ảnh hưởng loại tranh này).

image
Từ nơi an trí của bệnh viện tâm thần ST Paul-de-Mausole, những tác phẩm lẫy lừng ra đời như phút dương quang bừng dậy của người hoạ sĩ tài danh. Thiên nhiên, cây cỏ, côn trùng và nhất là hoa rực sáng, và tươi nở trong tim ông. Qua khung cửa trải đầy màu vàng chín của cánh đồng lúa mì và sắc xanh của cây ô –liu già, bức “Diên Vĩ” với sắc lam tím đã ra đời miêu tả trọn vẹn những cảm xúc buồn bã, cô độc, vui, buồn, giận ghét trong một con người chịu nhiều sóng gió. Người hoạ sĩ nghèo khó, cô đơn này đã từng tự cắt tai vì mất tình bạn với Gauguin, đặt tay trên lửa nóng và kết thúc cuộc đời vô vọng của mình bằng một phát súng trên cánh đồng lúa mì gần nhà thương điên.
Nếu bạn hỏi tôi, tìm thấy gì trong bức Diên Vĩ này, xin chia sẻ cùng các bạn cảm nghĩ của tôi khi đứng trước nó.

image
“Hoa Diên Vĩ” số 1
“Nó đánh mạnh vào thị giác của người xem bởi những gam màu sắc tuyệt đẹp. Trong khoảnh khắc của một cận ảnh, bạn như đang đứng trước một vườn hoa Diên Vĩ rực sắc xanh tím lạ kỳ, sống động, mạnh khoẻ và bừng sáng. Người xem như bước thật sâu vào tranh và đang là một đoá xanh lam tím trong những đoá xanh. Tôi để ý thấy được một đoá màu trắng to, khoẻ, ở bên góc trái bức tranh, nở miệng trái tim cười. Tôi đoán đó là hiện thân của Van Gogh, không biết bạn có nghĩ như tôi không?

Những thân lá uốn éo tạo những nét cong, gẫy, ấn tượng, thể hiện tâm hồn yếu đuối của nghệ nhân. Những ảo giác mơ hồ trùng điệp trong rừng hoa như vẻ vừa u buồn lại man dại của sắc xanh pha lam tía, khiến tôi liên tưởng đến sức mạnh thiêng liêng của Mẹ Đất (Earth Mother) giờ đang bị tổn thương. Nó hệt như tâm hồn cô đơn, quằn quại của Van Gogh khi đã tìm được khoảnh khắc an bình thanh thản khi sáng tác bức Diên Vĩ này. Qua đó, bạn có thể trực diện cảm nhận được niềm tin thần thánh của hoạ sĩ về thiên nhiên và nghệ thuật. “

image
Mỗi một bức về Diên Vĩ, ông vẽ mỗi khác. Ông cẩn thận nghiên cứu hình dáng và chuyển động của chúng kể các bóng rọi, bóng nghiêng, nét uốn lượn, quằn quại, rợn sóng. Ông để ý quan sát và tạo hình chúng như chính ông là hoa Diên Vĩ vậy. Đến nỗi Octave Mirbeau, một nhà phê bình nghệ thuật người Pháp, chủ nhân đầu tiên của bức “Irises” phải thốt lên rằng“Bằng cách nào mà Van Gogh thấu hiểu sự thanh tú tự nhiên của hoa cỏ tinh tế đến vậy”
Trong khi bức “Vase of Irises”(Bình hoa Diên Vĩ) ông thực hiện một năm sau(1890) thì khác. Bức này hiện thuộc về bộ sưu tập của viện bảo tàng Metropolitan Museum of Art ở New York.

image
Ông không dùng lối vẽ đắp nặng nề và sắp xếp màu đen làm viền nữa. Bằng những nét cọ nhỏ đặc thù quen thuộc, người hoạ sĩ xứ Hà Lan lần này đã phối màu nhẹ, mát mắt và ít dữ dội hơn. Ông xử dụng màu lam tía, xanh lá cây, xanh nước biển đối chọi lại ánh sáng của nền và màu trắng của chiếc độc bình với những điểm vàng trong bó hoa như màu tương phản. Màu xanh của chiếc bàn lập lại màu xanh thân lá của những cành Diên Vĩ, tạo dáng chủ đạo trong nghệ thuật xắp xếp của bình hoa và phả lên nét nhìn thanh nhã thẳng đứng.

Tôi tìm thấy gì trong bức Diên Vĩ này?
Cũng như lần trước tôi tìm ra Van Gogh như ẩn hiện trong một đóa hoa bên góc phải bạn ạ. Để ý kỹ, bạn sẽ thấy bên góc phải một đóa hoa với ba cánh đang tàn úa với màu sắc khác lạ. Nhất là cái cánh hướng về phía dưới trông giống khuôn mặt người với cái miệng là một đốm màu vàng. Cánh hoa tàn ấy mang tâm trạng u uất, hoang mang và hỗn loạn của một người đang quyết định cho mình một chọn lựa dứa khoát, một chia ly.
Bức tĩnh vật “Bình Hoa Diên Vĩ dựa trên nền vàng”(Vase with Irises Against a Yellow Background). Bức thứ ba này hiện thuộc sở hữu của Van Gogh Museum tạiAmsterdam, The Netherlands, Europe. Nó được thực hiện năm 1890 có lẽ là Bức Diên Vĩ cuối của đời ông.
  
image
Ông đã phân tích bức hoạ của mình cho người em là Theo hiểu khi viết thư cho Theo vào tháng 5, ngày 11 và 12:
“Bó hoa tím được đặt trên nền vàng chanh sáng cùng sắc vàng tương phản của chiếc độc bình, mang lại ấn tượng lớp màu này chồng lên lớp kia. Tuy nhiên sự tương phản khiến mỗi màu sắc nổi bật nét riêng của mình.”

Dựa vào bức hoạ này, Dale Larner với một suy luận dựa trên một vài chứng cớ nào đó đã đưa ra kết luận rằng VanGogh chính là Jack The Ripper một kẻ sát nhân. Dale tuyên bố sau 3 năm nghiên cứu ông đã tìm ra VanGogh, một bệnh nhân tâm thần với bề ngoài nhút nhát nhưng chính là kẻ sát nhân hàng loạt có tính toán. Năm 2004, sau khi đọc những lá thư của VanGogh, Dale bắt đầu nghi ngờ và so sánh khuôn mặt của Mary Kelly, một nạn nhân của Jack The Ripper bị giết ở LonDon, với bức hoạ nói trên. Dale cho rằng khi nhìn những bông hoa Diên Vĩ trong bức hoạ được VanGogh tạo hình, mỗi bông là một mảnh thân thể của Mary. Đây là website mà Dale Larner trình bày giả thuyết của mình.  (http://vincentaliasjack.com/VanGogh_Ripper_Irises.html).

Nhiều người đã vào tìm đọc và phê bình, có người tin, có người cho suy luận mơ hồ không căn cứ, Larner tưởng tượng quá mức. Hoặc giả đây chỉ là một scandal không gây được một tiếng vang nào đáng kể.
Phút gặp gỡ đầu tiên giữa tôi và bức “Hoa Diên Vĩ” số 1, giống như phút giây tôi biết đến Van Gogh lần đầu. Sau phút tao phùng sơ ngộ ấy, tôi tìm hiểu thêm về người và tranh, mới bật ngửa ra rằng, chưa bao giờ nghệ thuật, con người và số phận lại quấn lấy nhau riết róng, bền chặt và bi thảm dường ấy như trường hợp của Van Gogh. Thiên nhiên, cuộc đời, tay vẽ, đam mê và những xúc cảm trong con người ông hoà quyện với nhau làm một.

image
Trong suốt 10 năm ông làm hội hoạ, hơn 500 tác phẩm khác nhau ra đời. Mỗi bức tranh, mỗi trang đời, trong mỗi giai đoạn, là mỗi một câu chuyện trong cuốn hồi ký dài 500 trang tự thuật. Ông đã để lại cho thế giới một kho tàng, một bộ sưu tập mỹ thuật sáng tạo vô giá gồm những cái đẹp của một vũ trụ hỗn mang, chao đảo.

Tôi xin dùng một lời phát biểu của Hoạ Sĩ Nguyễn Thuyên về VanGoh để thay lời kết:
“Mỗi họa sĩ, sau khi thừa hưởng di sản quá khứ sẽ đẩy được hội họa tới trước được bao xa? Dù chỉ là một chút xíu? Lúc trẻ tôi không chiêm nghiệm được cái lớn của Gauguin và Van Gogh. Mỗi họa sĩ đều phải đi con đường khổ ải của chính mình và giải được những câu hỏi của con Sphinx trong nghệ thuật. Sau khi cố gắng làm tranh có vẻ như có 3 chiều, Gauguin và Van Gogh hiểu rằng việc chấp nhận hai chiều sẽ làm tranh có tính tạo hình(plastic) nhất, hiểu tại sao họ thích tranh Nhật. Những mảng phẳng dẹt , và bút pháp của hai ông là điều chưa từng thấy, nó giải phóng tay vẽ, theo tôi Van Gogh chỉ vẽ có một lớp dầy, và hoàn tất, nó đòi hỏi sự điêu luyện biết chừng nào. Và màu sắc, có ai thấy một palette như bức này trong lịch sử hội họa Tây phương trước đó? Và màu của Gauguin nữa, chúng là những bữa tiệc trần gian mà người say mê hội họa không bao giờ biết chán.”




Trịnh Thanh Thủy

Chuyến Taxi cuối cùng của đời người

Thưa các bạn thật tình cờ tôi đọc qua câu chuyện ngắn này rồi tự nhiên thấy lòng mình như trùng xuống, như có một nguồn cảm xúc nào đó vừa chạm đến tâm hồn tôi.
Một câu chuyện ngắn rất hay mà chúng ta nên đọc qua và cùng chia sẻ cho nhau.

(Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ...Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn...)
Tự nhiên, tôi bỗng nghiệm thấy trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.

Chuyến Taxi cuối cùng của đời người

image
Hai mươi năm trước đây, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. 
Một đêm kia, có người gọi xe ở khu chung cư vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dẫy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. Trong trường hợp này, các người lái xe thường nhấn còi một hay hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi....

Nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nghèo không có xe cộ gì cả và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay trong những giờ giấc bất thường.... Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp...

image
Note: Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa
Nghĩ như thế tôi bước tới gõ cửa.
"Xin chờ một chút" giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà... Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi đứng ngay trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh, trông giống y như một người nào đó từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra, với chiếc va ly vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường. Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy trong bếp hay trên tường cả và sát chân tường trong góc phòng tôi có thể thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

- Phiền ông mang giúp tôi cái va ly này ra xe..

Tôi đem chiếc va ly cất ở thùng xe phía sau và quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe... Cụ luôn miệng nói cám ơn.... “Không có chi, thưa cụ“ tôi nói, “cháu coi những người lớn tuổi như là mẹ của cháu vậy... ” Cụ trả lời: “Ông tử tế lắm.... ”

Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội ngồi vào ghế lái và nổ máy xe. Cụ đưa cho tôi tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến và hỏi tôi, rất nhỏ nhẹ:
- Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không...

Liếc mắt vào tờ giấy ghi địa chỉ, tôi buột miệng:
- Nếu lái xuống phố thì đường xa hơn và lâu hơn nhiều....

- Cứ thong thả, ông à, không có gì vội vã cả, Tôi chỉ đi tới hospice (nhà dành cho những người sắp từ giã cuôc sống) thôi...

Tôi ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối.
- Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này, và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, hai hay ba tuần là nhiều....

Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách : nhỏ nhẹ
- Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước......

image
Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi hầu như đi lanh quanh qua từng con đường trong các khu phố.
Cụ chỉ cho tôi toà nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy.
Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình cụ đã ở trong khu này, và chỉ cho tôi căn nhà loang loáng dưới ánh đèn đêm.... 

Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy một trời quá khứ thương yêu đằm thắm của đôi vợ chồng trẻ.
Cụ ra hiệu cho tôi ngừng xe trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế, nhẹ nhàng bảo tôi trước đây chỗ này là một vũ trường sang trọng và nổi tiếng, cụ đã từng hãnh diện đến đây khiêu vũ lần đầu khi là một thiếu nữ mười sáu tuổi...

Trong giọng nói cụ tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười tươi tắn hân hoan..... Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước một toà nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên.... và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm với cả một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm....

image
Khi trời chập choạng trong ánh sáng đầu tiên của ban ngày, cụ nói với tôi khẽ khàng như một hơi thở nhẹ:
- Thôi, mình đi...

Tôi lái xe trong im lặng đến khu nhà hospice. Đó là một dẫy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Tôi vừa ngừng xe là đã có hai người xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe phía sau để lấy chiếc va ly nhỏ của cụ mang tới để ngay cửa chính, xong quay trở ra đã thấy cụ đã được đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn.

- Bao nhiêu tiền vậy cháu?
Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ... “Cháu không lấy tiền bác đâu.. ” tôi trả lời.

- Nhưng cháu phải kiếm sống chứ...

- Đã có những khách hàng khác, thưa bác...

Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ ôm tôi thật chặt:
- Cám ơn cháu đã cho cụ già này khoảng thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa.

Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi trong ánh sáng mờ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng. Tôi cảm thấy như cả một cuộc đời vừa được khép lại phía sau.
Tôi không có thêm người khách nào khác trong buổi sáng đó. Tôi chạy xe loanh quanh không có mục đích và dường như tôi cũng chẳng biết mình đi đâu nữa...

Suốt cả ngày hôm đó hầu như tôi không thể nói được với ai lời nào cả.... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nẩy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tôi từ chối không nhận đón người khách là cụ hay tôi không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi....
Tự nhiên, tôi bỗng nghiệm thấy trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.

image
Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ...
Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn...
Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng vì thế cuộc đời chung quanh chúng ta sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn.




Không biết tên tác giả

Nữ thợ săn 13 tuổi và đại bàng

Những đứa bé trai hay một số ít bé gái người Kazakh ở miền tây Mông Cổ 13 tuổi thì bắt đầu học cách điều khiển loài ưng điểu này cho việc săn cáo, thỏ, và khi đó những chú chim lớn đậu trĩu nặng những cánh tay còn yếu ớt của các em.
Chia sẻ những hình đẹp của cô bé Mông Cổ 13 tuổi điều khiển chi đại bàng.


Nữ thợ săn 13 tuổi và đại bàng

image
Một nhiếp ảnh gia đã chụp được những hình ảnh về cô gái có lẽ là duy nhất trên thế giới đi săn với chú đại bàng vàng. Ông nói theo dõi việc cô gái săn mồi thật thú vị.

image
Asher Svidensky nói rằng hầu hết những đứa trẻ đều ít nhiều sợ hãi những chú đại bàng vàng. Những đứa bé trai người Kazakh ở miền tây Mông Cổ 13 tuổi thì bắt đầu học cách điều khiển loài ưng điểu này cho việc săn cáo, thỏ, và khi đó những chú chim lớn đậu trĩu nặng những cánh tay còn yếu ớt của các em.

image
Svidensky, một nhiếp ảnh gia và là một cây viết chuyên về du lịch, đã chụp hình năm thiếu niên đang học cách săn mồi với đại bàng, và ông cũng chụp hình Ashol-Pan.
“Theo dõi cô bé cùng đại bàng thật là tuyệt diệu,” ông nhớ lại. “Cô bé tỏ ra thoải mái hơn nhiều, khỏe hơn nhiều và điều khiển dễ dàng hơn nhiều.”

image
Người Kazakhs sống ở dãy núi Altai, miền tây Mông Cổ là những người duy nhất dùng đại bàng vàng để săn mồi, và ngày nay có chừng 400 chú chim làm việc này. Ashol-Pan, con gái của một thợ săn lừng danh có lẽ là nữ thợ săn duy nhất ở nước này.

image
Họ đi săn vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống -4 độ C. Việc đi săn bắt đầu với những ngày rong ruổi trên lưng ngựa qua lớp tuyết trên núi, hoặc triền đá để chú chim có thể quan sát được xa hàng km. Các thợ săn thường đi theo nhóm. Khi phát hiện được con cáo, họ sẽ đuổi cho nó chạy ra chỗ trống, rồi chú đại bàng được thả ra. Nếu chú chim không hạ được con mồi thì một chú chim khác sẽ được tung ra.

image
Svidensky nói kỹ năng săn mồi cùng đại bàng nằm ở sự khắc nghiệt, khó đoán của tự nhiên. “Bạn không thực sự kiểm soát chú đại bàng. Bạn chỉ khuyến khích nó săn một con thú khác, và đó là vấn đề bản năng. Chú đại bàng sẽ làm gì? Làm thế nào để nó lại quay về với bạn sau khi bắt được mồi?”
Các chú đại bàng không được nuôi trong điều kiện cầm giữ, mà được bắt từ tổ về khi còn rất non. 

image
Người ta chọn các chú đại bàng cái non, bởi chúng về sau sẽ lớn hơn các con đực. Một chú chim trưởng thành có thể nặng tới 7kg, với sải cánh trên 230cm. Sau nhiều năm phục vụ, vào một buổi sáng mùa xuân, thợ săn sẽ thả chú đại bàng đi lần chót, và để một chú cừu đã giết chết trên núi như món quà chia tay. “Đó là cách mà các thợ săn Kazakh làm, để đại bàng trở về với tự nhiên và đẻ trứng, có con, tiếp nối những thế hệ tương lai,” Svidensky nói.

image
Ông mô tả Ashol-Pan là một cô bé luôn tươi cười, dễ thương và rụt rè. Các tấm hình của ông chụp cô đang làm công việc mà những người đàn ông nơi này từng làm suốt 2000 năm qua kể về một câu chuyện Mông Cổ trong thế kỷ 21.
“Thế hệ sẽ quyết định xem điều gì sẽ xảy ra với những gì cổ truyền của Mông Cổ chính là thế hệ này,” Svidensky nói. “Mọi thứ sẽ thay đổi và sẽ được định nghĩa lại, có lẽ là theo cách rất thú vị.”

image



William Kremer

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Hình ảnh Sai Gon năm xưa

Một thoáng nhớ về Sài Gòn năm xưa
Qua những hình ảnh sưu tầm
 

Những hình ảnh Sài Gòn ngày xưa rất ý nghĩa và đẹp, mời các bạn xem qua nhé.

 Góc Hai Bà Trưng – Hiền Vương – 1968 


  cáo xuất hiện khắp nơi  

 

 
 Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966
 
Món ăn “chơi” thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía 


Cây xăng ở góc Phan Thanh Giản – Lê Văn Duyệt – 1968 

  


 






 

 


 

Kênh nhiêu lộc
  

Góc đường Trương Minh Giảng  
 

Góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ
 





Chợ trời
 

 

Sai Gon 1966
 

Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng 67-68 

 Cảng SG 1965 

 Saigon đã lên đèn 

 Đường lên sân bay Tân Sơn Nhất 

 Quán bar khá nổi thời SG xưa: Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng 

 Đường Tự Do 1972 

 Khu vực bùng binh gần Thương xá Tax 

 Bãi đậu xe phía sau Quốc Hội 1969 

 Công trường Lam Sơn

 Saigon 1968 – Đường Nguyễn Thiệp 

 Đường Nguyễn Văn Thinh 1967, nay là Mạc Thị Bưởi 

 Xe lam SG xưa 

 Rạp chiếu phim Rex 

 Tòa nhà Quốc Tế, đường Nguyễn Huệ 1969 

 Đường Hai Bà Trưng 68-69 

 Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương 

 SG về đêm 

 Nhà hàng nổi tiếng Maxim, đường Tự Do 

 Ngân hàng quốc gia VN 

SG ngập nước, năm 1960 (góc Lê Lợi – Pasteur, nhìn về phía Chợ BT)
Nga7-LyThaiTo
Ngã Bảy Lý Thái Tổ 

 Ảnh chụp chiếc xe lam chật ních hàng hóa và hành khách đang cố chạy lên mặt đường 

 Đường Tự Do 

 Trên đường Tự Do, gần góc đường Gia Long. Nhà tường vàng là bộ kinh tế VNCH. 

 Góc Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão 

 Xe Velo Solex được sử dụng rộng rãi 

 Các bác tài xế xích lô máy 

 Phương tiện đi lại thịnh hành là xe vespa 

 SG Quân cảnh điều khiển giao thông 

 Nữ sinh SG thời xưa trong đồng phục áo dài trắng truyền thống 

 SG 1970 

 Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa 

 Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý – Trần Quý Cáp
Sưu tầm

Bộ Ảnh Sài Gòn xưa