Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Cõi Bờ Riêng Em


Cõi B Riêng Em
 Lê Tuấn


Một buổi chiều muộn vào một ngày trong tháng giêng dương lịch, nhưng mới chỉ là những ngày cuối năm âm lịch, bởi vì không khí của ngày Tết đang đến thật gần, tôi bồi hồi nghĩ lại thời gian xa xưa, khi tôi và các bạn cũng chỉ là một người lính chiến ở vào lứa tuổi còn tràn đầy sức sống của một thanh niên vừa mới ra trường, đi dạo phố mùa xuân và tình cờ gặp gỡ cô em gái hậu phương, trong lứa tuổi xuân thì, một tình yêu chớm nở, tạo nên nét lãng mạn nên thơ của đời sống.
Hôm nay tôi đã ngẫu hứng viết lại cảm xúc này qua thể thơ lục bát,  tôn vinh vẻ đẹp của tâm hồn thật nên thơ và thật trữ tình, làm thăng hoa thêm cho cuộc sống hiện tại.

Bài thơ lục bát này như một trường ca khá dài, lúc đầu tôi lấy tên là (Tiếng thời gian) nhưng tôi đã đổi ý và lấy tựa mới cho bài thơ này là (Cõi bờ riêng em) bởi vì trong bài thơ này chỉ có hình bóng của em. 

Cõi bờ riêng em

Xin thời gian hãy ngừng trôi
Cho tôi tìm lại, bồi hồi hương xưa
Tìm trong tâm thức giọt mưa
Tìm em xa vắng sầu đưa ngại ngùng.

Tìm trong nỗi nhớ tao phùng
Gặp nhau giây phút thẹn thùng trao thơ
Đường xuân hoa cỏ sương mờ
Một thiên thu rộng, cõi bờ riêng em.

Câu thơ lục bát nghe thèm
Lời như còn thẹn chưa mềm môi hôn
Xe lên phố núi tiền đồn
Làn sương trắng điểm ngập hồn chinh nhân.

Đôi tay giữ lại tình thân
Khăn bay vẫy gọi xa gần nhớ nhau
Tiền đồn heo hút tuyến đầu
Hoa mai điểm nhẹ nhịp cầu gấm hoa.
  
Gót hài cuối phố mưa sa
Nương theo ngày muộn bóng tà huy bay
Người về lệ ướt khăn tay
Tiếng chân vang vọng thêm dài bước đi.

Thương em bóng nhỏ xuân thì
Bên cầu hoa rụng mấy khi đợi chờ
Thôi thì dệt mộng trong mơ
Đêm về thao thức làm thơ nhớ người.

Mùa xuân xanh biếc da trời
Mai vàng chớm nở thêm lời thăng hoa
Đường về heo hút mờ xa
Nương theo tình muộn thương ca nhạc buồn.

Đôi uyên ương mới tìm nguồn
Tiềng kêu tha thiết bên cồn sông sâu
Mai kia thương nhớ mưa ngâu
Thì xin giữ lại miếng trầu tiễn đưa.

Áo con gái mỏng gió đưa
Mời em ngày xuống phố xưa quên về
Tay ngà ngọc bích mân mê
Cho nhau kỷ niệm lời thề mai sau.

Gió khuya lay rụng hoa cau
Rừng hoa dại tím, pha màu nhớ thương
Mùa xuân về giữa dặm trường
Lá hoa kết lại vô thường chân như.

Bước chân gối mỏi chần chừ
Cổng hoa khép lại sương mù trắng bay
Trang thơ còn ấm trên tay
Lời êm lục bát còn say lòng người.

Chiều chiều ra ngắm đất trời
Ngắm em tóc rối, cài rơi nụ hồng
Trên tường vôi nứt rêu phong
Xưa em vẫn đứng gió hong tóc thề.

Thương người con gái chân quê
Nghiêng soi bóng nước tìm về tuổi thơ
Đường xa còn kịp chuyến đò
Sông sâu bến đợi, còn chờ bóng ai.
  
Em về sương đẫm dấu hài
Mưa xuân lất phất hai vai ướt mềm
Mở lời thỏ thẻ trong đêm
Môi thơm vừa chạm cho mềm dấu son.

Ngựa thồ quen nhịp chân bon
Lắng nghe tiếng vọng vỗ mòn vết lăn.
Mặt hồ gió nhẹ lăn tăn
Suối reo nước chảy, đá ngăn rừng chiều.

Núi chia ghềnh thác đổ xiêu
Cánh chim hoang dại từ phiêu bồng về
Đất trời trải rộng lắng nghe
Tiếng hư không rụng vọng về thiên thu.

Nếu mai có vụng đường tu
Em còn chỗ ở cho dù sắc không
Tơ duyên lận đận bên chồng
Sông Ngân đẫm lệ theo dòng đời trôi.

Thôi thì tình chỉ thế thôi
Nhớ ai xin nhắn đôi lời thở than
Đời từ đất trộn đá vàng
Em từ trầm tích mùa màng đươm hoa.

Ngày xuân chim én giao thoa
Xe qua phố chợ nhạt nhoà chân mây
Người xưa như ở quanh đây
Bao tà áo lụa còn bay cuối đường. 

Lối hoa vàng rụng dễ thương
Ngả nghiêng gót nguyệt, vô thường bóng ai.
Câu thơ nối lại tình dài
Thêm dòng mực tím nhớ hoài cõi em. 

Mai về theo dấu chân quen
Bước đi trên lá cỏ mềm ban sơ
Đỏ hồng đôi má đào tơ
Tóc cài hoa tím ngây thơ buổi đầu. 

Trăm năm nối một nhịp cầu
Trao nhau khăn lụa đêm thâu nhớ người
Nhớ em mây trắng cuối trời
Hoa thơm cỏ lạ rối bời tình xuân.

Nào ngờ một bóng phù vân
Nhớ xa rồi lại nhớ gần theo sau
Cõi lòng chạm vết thương đau
Cho nghiêng mực đồ thêm sầu trong thơ. 

Gối chăn thức giấc đêm mơ
Thấy trong tiềm thức như chờ đợi em
Bóng ai thoáng hiện sau rèm
Cơn mê chợt tỉnh nghĩ thèm môi hôn.

Mõ khuya tịnh độ sinh tồn
Hồn xiêu phách lạc cho buồn đi hoang
Ngày xuân mai nở hoa vàng
Tìm nhau chốn cũ mơ màng cõi em.


100 câu cũng là một biểu tượng “cuộc tình trăm năm.”
Tựa đề bài thơ viết về cõi em, do đó tôi kết thúc bẳng hai câu 
"Cõi Em"


lê tuấn
01-19-15










Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết

Danh y Hoa Đà là 1 trong 4 nhân vật nổi tiếng nhất trong ngành Đông y TQ. 38 bí quyết này từng được xem là 'phương châm sống thọ' của rất nhiều người. Bạn có thể tham khảo áp dụng.


Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe: Sau 18 thế kỷ vẫn còn vô cùng giá trị

Danh y Hoa Đà là 1 trong 4 nhân vật nổi tiếng nhất trong ngành Đông y TQ. 38 bí quyết này từng được xem là "phương châm sống thọ" của rất nhiều người. Bạn có thể tham khảo áp dụng.

Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe: Sau 18 thế kỷ vẫn còn vô cùng giá trị
Muốn sống khỏe mạnh thì phải dựa vào dưỡng sinh
Danh y Hoa Đà (145 – 208) là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ ở nội bộ đất nước Trung Quốc mà còn được biết đến rất nhiều trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y.
Ông cùng Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh được xưng tụng làm Kiến An tam Thần y, đồng thời cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc nói riêng và các nước có nền Đông y phát triển nói chung.
Sau đây là 38 lời dạy của Hoa Đà về sức khỏe và dưỡng sinh, được người xưa coi là "bí quyết vàng". Nếu làm được, bạn sẽ hạn chế được bệnh tật phát sinh, cơ thể khỏe mạnh và tuổi thọ được kéo dài.
Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe: Sau 18 thế kỷ vẫn còn vô cùng giá trị - Ảnh 1.
1,Tỏi là một kho báu quý giá, ăn chúng thường xuyên sẽ rất tốt sức khỏe.
2, Mỗi ngày ăn 2 quả táo, bệnh tật trong cơ thể sẽ không tìm đến bạn.
3, Mỗi ngày ăn một quả táo tàu, trường sinh bất lão không phải là chuyện xa vời.
4, Quả óc chó giống như một kho báu của núi rừng, ăn vào vừa bổ thận, vừa tốt cho não
5, Sắt không nấu chảy không thành thép, người không chăm sóc sức khỏe thì không thể khỏe mạnh
6, Cà rốt chính là "tiểu nhân sâm", ăn thường xuyên sẽ có tinh thần và thể lực tốt.
7, Cà chua là trái cây có dinh dưỡng tốt, ăn vào sẽ trẻ đẹp và ít bệnh.
Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe: Sau 18 thế kỷ vẫn còn vô cùng giá trị - Ảnh 2.
8, Dưa chuột nhỏ là một kho báu cho sức khỏe, ăn hàng ngày có thể giúp giảm cân và dưỡng nhan rất tốt.
9, Ăn cần tây nhiều hơn mà không cần hỏi lý do, vì đây là thực phẩm hạ huyết áp rất hữu ích.
10, Hành lá chấm nước sốt, càng ăn càng béo.
11, Ăn một bát cháo đậu xanh vào mùa hè, là một bài "thuốc tiên" trong việc giải độc, thanh nhiệt, giảm nóng.
12, Buổi sáng ăn 3 lát gừng, tốt như việc uống canh nhân sâm.
13, Phụ nữ nên ăn ngó sen 3 ngày liên tiếp, nam giới nên ăn gừng 3 ngày liên tiếp.
14, Ba ngày không ăn thực phẩm màu xanh lá cây, hai mắt sẽ vàng đi.
15, Thà ăn cơm không có thịt, nhất định không được ăn cơm mà không có canh.
16, Ăn canh trước bữa ăn, tốt hơn so với uống thuốc.
Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe: Sau 18 thế kỷ vẫn còn vô cùng giá trị - Ảnh 3.
17, Ăn mì/miến nên ăn nhiều nước, để tránh việc (bác sĩ) phải khai đơn thuốc.
18, Buổi sáng ăn muối thì tốt, buổi tối ăn muối thì độc.
19, Thà thừa đồ ăn trong nồi, còn hơn tích đầy thức ăn trong dạ dày.
20, Mỗi bữa ăn nhịn đi một miếng (ý nói ăn ít) thì có thể sống đến 99 tuổi (ý nói sống thọ).
21, Thường xuyên ăn thực phẩm chay, giống như thường xuyên chăm sóc cái bụng của bạn (tốt cho đường tiêu hóa).
22, Thà không có thịt để ăn, chứ không thể thiếu đậu để ăn (ăn đậu tốt hơn ăn thịt).
23, Ăn cơm cho chút đường, vừa giàu dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe.
24, Phải ăn sáng cho tốt, ăn trưa cho no, ăn tối cho khéo.
25, Ăn quá nhiều sẽ bị bệnh, ăn uống đúng mức, đúng giờ, đúng tiêu chuẩn thì sẽ an toàn sức khỏe.
26, Ăn uống vội vàng, nuốt thức ăn thô (không nhai kỹ) thì sẽ làm tổn thương dạ dày, gây hại đường ruột.
27, Nếu bạn muốn khỏe mạnh, thức ăn nên được nhai thành bột giấy (ăn chậm nhai kỹ trước khi nuốt).
28, Nếu bạn muốn bách bệnh tiêu tan, nên ăn uống để đói 3 phần (ý khuyên ăn no 70% nhu cầu).
29, Cứ để nước mắt chảy, bệnh tự nhiên sẽ giảm nhẹ (ý nói về tác dụng của khóc, không nên kìm nén cảm xúc).
30, Bậc trượng phu cũng có lúc phải rơi nước mắt, anh hùng bị chảy máu cũng phải rơi lệ (ý nói không nên kìm nén đau đớn, ngăn chặn cảm xúc tự nhiên).
31, Trong giấc ngủ, nên để cho trái tim ngủ trước, đôi mắt ngủ sau (thư giãn tinh thần trước khi ngủ).
32, Dùng thuốc bổ hay thực phẩm bổ, cũng không bằng việc làm cho trái tim khỏe.
33, Cơm chăm sóc cơ thể, âm nhạc lời ca chăm sóc trái tim và tâm hồn.
34, Mang trong mình một trái tim trẻ trung, cả đời bạn sẽ không biết đến sự già nua. Tâm hồn vui vẻ thì nhan sắc thanh xuân.
35, Một nụ cười có thể trẻ ra 10 tuổi.
36, Mỗi ngày cười 3 lần, khó khăn nào cũng qua, tuổi già sẽ chậm đến.
37, Thường xuyên mở miệng cười tươi, thanh xuân luôn tồn tại trên khuôn mặt bạn.
38, Một tiếng kêu khóc sẽ giúp bạn loại bỏ u sầu.
Trên đây là những lời khuyên của Danh y Hoa Đà dành cho người dân cách đây đã hơn 18 thế kỷ, tuy nhiên cho đến nay, hầu như chúng vẫn còn giá trị khoa học và ứng dụng rất cao. Nếu cảm thấy bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn cùng tham khảo.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Bài thơ viết cho Nguyễn Phương Uyên

Đọc lại những bản tin từ VN, trong tháng 8 năm nay 2018. Nhà hoạt động cho Nhân Quyền Huỳnh Thục Vy đã bị bắt. Theo bản tin của Đắc Lắk VN
ĐẮK LẮK, Việt Nam (NV) – Hôm 10 Tháng Tám, 2018, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy cho biết bà chính thức bị khởi tố với cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ,” bị quản thúc tại gia và cấm xuất cảnh. 
 
image.png
Nhà hoạt động, blogger Huỳnh Thục Vy tự miêu tả mình là “một người bảo vệ nhân quyền” trên mạng xã hội. 
(Hình: Facebook Huỳnh Thục Vy)  

Tôi nhớ đến cố thiếu nữ VN Nguyễn Phương Uyên, khi cô bị cộng sản bắt giữ, tôi đã viết bài thơ vinh danh sự "Anh hùng" từ một người con gái chân yếu tay mềm, Hôm nay tôi cũng muốn gửi tặng bài thơ này cho Huỳnh Thục Vi, cả hai người con gái VN đều có chung một tấm lòng.

Nguyễn Phương Uyên
Anh hùng sử vinh danh hồn Việt quốc
Nguyễn Phương Uyên, người con gái can trường
Giặc bắt em vì tội danh yêu nước
Em hiên ngang làm ngọn đuốc soi đường.
Không sợ hãi trước bạo quyền Cộng sản
Bọn nô vong đang bán nước cầu vinh
Bọn Công An làm tay sai Tầu cộng
Vinh danh ai ? Xử án gái đoan trinh.
Nguyên Phương Uyên, em mang hồn Trưng, Triệu
Ngàn năm sau sử sách vẫn tự hào
Hồn bất khuất một trời Nam đất Việt
Gái hùng anh vượt sóng gió ba đào.
Em bật khóc, từng mảnh đời rách nát
Lệ tuôn rơi khi non nước tơi bời
Ôi đau xót trái tim em rướm máu
Máu Việt Nam tuôn chảy khắp đất trời.
Xuyên qua chiên tranh, xuyên qua sông núi
Bao nấm mồ hùng vĩ ở rừng sâu
Bao thây người gục chết, nghe theo Đảng
Chiếm miền Nam. Đảng bán nước theo Tầu.
Đừng ngộ nhận tự hào ta chiến thắng
Nấp dưới máu cờ, Bác Đảng hôi tanh
Tư bản đỏ, lũ buôn thần bán thánh
Cướp đất lương dân, sâu xé tranh dành.
Hãy đứng lên những anh hùng nước Việt
Biến hờn căm thành ngọn đuốc hiến dâng
Cho Việt nam bốn ngàn năm bất khuất
Chống giặc tầu, chống Cộng sản vô nhân.
Hãy đ
ng lên cho tự do bừng sáng
Giành lại quê hương, một tấc đất không nhường
Nguyễn Phương Uyên, hô vang lời kêu gọi
Giữ lấy cội nguồn. Giữ lấy quê hương.
Lê Tuấn
Tôi viết bài thơ này thay cho lòng kính phục. Xin gửi đến Nguyễn Phương Uyên, người con gái Việt Nam, chân yếu tay mềm, nhưng trái tim sắt đá và can trường.
Từ tấm lòng yêu nước của Nguyễn Phương Uyên, tôi đã nhìn thấy ở nơi cô, có một tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, mà lịch sử Việt Nam vẫn thường nhắc đến những vị nữ anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng và nữ anh hùng họ Triệu.
Không riêng gì Nguyễn Phương Uyên, mà lịch sử Việt Nam cận đại, sẽ có nhiều nữ anh hùng như Lê thị Công Nhân, như Huỳnh Thục Vy, và còn nhiều nữa. Họ sẽ mãi mãi là những ngọn đuốc soi đường cho tuổi trẻ Viêt Nam.
Tháng 5 năm 2013
Lê Tuấn

Ba Music Video Ca Khúc mới sáng tác

"Tôi không Là" chính là chủ đề một bài thơ mà tôi đã viết từ một ý niệm với triết ly vô vi của Lão Tử, như thân phận con người được bắt đầu từ hạt bụi ân tình chợt bừng nở trong thân phân phù du trong cõi trần gian. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Đức Huyến chấp cánh bay trong một giai điều thật đẹp, ca khúc đã được ban nhạc viết hòa âm và ca sĩ Minh Khoa trình bày qua giọng hát rất truyền cảm.
Xin đa tạ những gì thuộc về nghệ thuật và âm nhạc sẽ tồn tại mãi mãi theo thời gian.

Trân trọng
Lê Tuấn  


Xin mời bấm vào hình Ca Sĩ Minh Khoa để nghe ca khúc mới rất hay.


Tiếng Việt quê tôi là một bài thơ mang âm hưởng dân ca như lời mẹ ru con bên giấc ngủ đầu đời, êm đềm nơi thôn quê bình yên. Tiếng việt là ngôn ngữ của mẹ, ngôn ngữ đó chính là linh hồn Việt Nam. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm đức Huyến phổ nhạc theo làn điệu dân ca và ca khúc này ca sĩ Thùy dương đã trình bày với giọng hát thật tuyệt vời hòa quyện theo nhịp điệu hòa âm thật êm dịu mang đậm nét tình tự quê hương Việt Nam. Kính mời quý vị thưởng thức. Trân trọng. Lê Tuấn


Xin mời bấm vào hình ca sĩ Thùy Dương để nghe ca khúc mới rất hay


Nợ Em là ca khúc mới rất hay, được nhạc sĩ Phạm Đức Huyến phổ nhạc theo bài thơ Nơ Em của nhà thơ Lê Tuấn. ca khuc đã được ban nhạc soạn hòa âm và ca sĩ Khắc Thiệu trình bày. Lê Tuấn thực hiện Music Video với hình ảnh thật đẹp (4K) Xin mời quý vị cùng thưởng thức. Lê Tuấn trân trọng .

                      Xin mời bấm vào hình hia người hôn nhau để nghe ca khúc mới rất hay



Lê Tuấn






Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Tiếng Việt Quê Tôi ca khúc Rất hay

Xin được chia sẻ cùng quý vị, ca khúc mới được nhạc sĩ Phạm Đức Huyến phổ nhạc và ca sĩ Thùy Dương trình bày rất xuất sắc. Bài hát đã được minh họa trong một đoạn phim với hình ảnh, âm thanh chất lượng 4K. Quý vị có thể xem trên TV 4K màn hình rộng rất đẹp.
Trân trọng
Lê Tuấn


Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Cuộc Chiế VN và sự dối trá của truyền thông

Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại VN cuối cùng đã bị bộc lộ.

Vậy mà bây giờ không thiếu gì người VN nghe theo fake news của Mỷ.


Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ 
về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ.



Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960. Nào là hình chụp Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm..

Đó là hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.

Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em.. Đồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.

Tên đại nói láo John Kerry một trong những cuộc biểu tình phản chiến

Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhãn khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này?


Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề: “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” tạm dịch là "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,” trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.

Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh!
(www.WND.com) biết như sau: "Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến." Botkin còn cho biết thêm: "Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16 tháng Ba năm 1968.." 

Botkin khẳng định: “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng không thể thiên lệch như vậy."

Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, tổng thống Nixon đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: "Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch."



Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: "Apocalypse Now", "The Deer Hunter", "Good Morning, Vietnam,” "Rambo", hay “Full Metal Jacket” cũng chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối diện trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản.



Nhà làm phim Botkin nói: “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi. Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp "

Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách "Lội ngược dòng oan nghiệt" ("Ride the Thunder") để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu: "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam" được dựng lên, sau khi đích thân đi điều nghiên tại những nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, thì lại khẳng định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn sai!



Botkin giải thích như sau: "Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi hiểu lầm về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng."

Vào thập niên 1970, theo chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" của tổng thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân trong kế hoạch tổng tấn công vào mùa hè năm 1972, cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập. 



Người thật việc thật - cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại Đông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ.

Do anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng sản bị bỏ đói và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư toà án xét xử) gọi là trại "học tập cải tạo."


Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông là diễn viên Joseph Hiếu.











"Chúng tôi mở đầu bằng cuộc đời ông trong trại tù tập trung "học tập cải tạo" rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau đệ nhị thế chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.”
Trung tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star.

Botkin giải thích thêm: "Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì ở đó đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của Trung tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết "

Cuộc Sống Và Thi Ca sưu tầm