Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

Thuyền Nhân - Hồi tưởng ngày Quốc Hận Tháng Tư Đen

 Ôn Lại những thời gian đã qua. Để tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, 1975

image.png

Thế giới đã chứng kiến hai cuộc di cư của dân tộc Việt Nam (1954-1975) trên diễn trình xây dựng một cuộc sống tự do, một chế độ dân chủ.
Họ sẵn sàng liều mạng để đi tìm một cuộc sống tự do. Sự quyết tâm bi thảm này đã đánh thức lương tâm nhân loại.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975
Sự bất mãn với chế độ cộng sản mới tại miền nam Việt Nam gia tăng, số dân bỏ trốn khỏi đất nước từ đấy cũng tăng theo.
Tháng 7 năm 1976, chính quyền Hà Nội hủy bỏ danh nghĩa cái gọi là Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam
được chính họ thành lập sau khi Sài Gòn thất thủ, tước bỏ quyền tự chủ còn lại và thống nhất đất nước dưới tên gọi là
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Họ cũng bắt tay vào một chương trình tái định cư dân thành thị về nông thôn, được gọi là ‘vùng kinh tế mới’.
Hơn một triệu người bị đưa vào các “trại cải tạo”. Nhiều người đã chết trong khi hàng trăm nghìn người vẫn bị giam cầm
trong khổ ải vào cuối những năm 1980 sang đầu thập niên 1990.
Năm 1985 kẻ phá nát miền nam VN là tên Đỗ Mười ban hành lệnh đổi tiền lần thứ 3. Tên Trường Chinh đã ký pháp lệnh đổi tiền.
1- Đổi tiền ngày 22.9.1975

2- Đổi tiền ngày 03/5/1978

3- Đổi tiền ngày 14.9.1985
Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ đăng tại trang nhất: ‘Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương’và đã viết: ‘Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để’. Thế rồi, sáng 14.09.1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền.
Đây là hành động dối trá ăn cướp trắng trợn tài sản trong nhân dân. Một cuộc đánh úp ăn cướp tài sản toàn dân Miền Nam Việt Nam.
Đẩy thêm làn sóng người vượt biên đến năm 1990.Ngày 30 tháng 4 năm 2024 đánh dấu 49 năm Miền Nam Việt Nam thất thủ.
Khởi đi từ đó dù cuộc chiến bom đạn đã chấm dứt trên quê hương nhưng lại mở ra một trận chiến âm thầm khốc liệt và đau thương khác cho dân tộc.
Đó là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa tự do và độc tài, giữa nhân đạo và bất nhân mà bằng chứng cụ thể
là hàng triệu người dân ruồng bỏ chế độ độc tài đảng trị tàn bạo cộng sản ra đi bằng đường bộ và đường biển,
khiến cho cả triệu người phải vùi thây dưới lòng đại dương hay chôn thân trong rừng sâu núi thẳm.
Từ bối cảnh đó hai chữ “thuyền nhân” ra đời trong sự thức tỉnh của lương tâm nhân loại trước định mệnh nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20.
Trong ý nghĩa này, thuyền nhân là những người dám xông vào cõi chết để tìm đất sống.
image.png

Vượt Biển Tìm Tự Do

 

Biển Thái Bình, xác người sóng trôi dạt

Trời mây đen, chiều vội vã cơn mưa

Thân chìm nổi xác thân em vô tội

Sóng dạt bờ, bãi cát vàng đẩy đưa.

 

Hồn tự hỏi vì sao đời trôi nổi

Vượt biển ra đi tìm lấy tự do

Vì đâu thời thế nhiễu nhương biến loạn

Giải phóng đây sao? Cộng sản reo hò.

 

Cộng sản đến đâu người dân bỏ chạy

Bỏ nước liều thân dìu dắt nhau đi

Dứt khoát không theo bạo quyền cộng sản

Sống tha phương còn hơn với cộng nô.

 

Thấy bóng tha nhân vật vờ hư ảo

Trôi về đâu bờ Tây hay bờ Đông

Trôi về nơi mịt mù sương khói lạnh

Hay về nơi vô tận của hư không.

 

Hồn ơi! Siêu thoát xa nơi trần thế

Hồn đi thôi tạm biệt cõi dương trần

Hãy bay về cõi ngân hà yên nghỉ

Nơi bình yên trầm lặng bóng phù vân.

 

Tế Luân 

04-12-24

Hồi tưởng về Tháng Tư Đen 1975

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét