Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Thơ Họa Nhìn Nghiêng và Sao Em nỡ để trăng gầy

Buổi sáng chủ nhật trời mùa thu bắt đầu dịu mát, tôi ngồi nhâm nhi ly cafe sáng, nghe những ca khúc xưa thật hay, trên laptop của tôi hiện lên những hình ảnh thật đẹp của những thiếu nữ Việt Nam hiền hòa với chiếc nón lá nghiêng che, thật duyên dáng và nên thơ quá. Tôi ngẫu hứng viết một bài thơ lục bát, viết để vinh danh những thiếu nữ Việt Nam, với chiếc nón lá và áo dài trong trắng thơ ngây. 




Nhìn Nghiêng

Nghiêng nghiêng nón lá em chào
Miệng cười xinh quá xôn xao nắng chiều
Phải chăng ánh mắt dấu yêu
Em vừa điểm hóa làm xiêu lòng người

Soi nghiêng ngẫm lại chuyện đời
Đời ta cũng có một thời tình riêng
Cám ơn em nụ cười hiền
Đem xuân vào tận nỗi niềm yêu thương.

Trắng bông hoa sứ bền đường
Hương nồng thơm ngát, quanh tường nhà em
Chuyện tình như chiếc nôi êm
Ru tôi vào mộng êm đềm cơn mê.

Gặp em quên mất lối về
Xin em đừng để lời thề gió bay
Gặp nhau bên giậu hoa này
Bàn tay nắm lấy hoa gầy hương xưa.

Lê Tuấn
“Người nghê sĩ lang thang, bỗng dưng thả hồn
theo chiếc nón lá chao nghiêng gợi tình.
Tháng 8 thu về trong mùa Covd 19”


Bài thơ của thầy Lê Tuấn ngot ngào quá, đọc lên nghe xúc động lòng người.
Kính cho P.Hoa gửi bài họa góp vui cùng thây Lê Tuấn và quý vị. P.Hoa


SAO EM NỠ ĐỂ TRĂNG GẦY
(kính họa bài Nhìn Nghiêng của thầy Lê Tuấn)

Ngất ngây nghe tiếng oanh chào
Hồn bay đờ đẫn làm xao ráng chiều
Bừng bừng rộn rã tim yêu
Mắt nai e ấp xiểng xiêu hồn người

Trăm hoa bỗng trải đường đời
Gió gom ấp ủ từ thời mơ riêng
Dáng tiên tha thướt dịu hiền
Trong ta chất chứa vạn niềm luyến thương

Tay vin cành sứ ven đường
Mỗi chiều lấp ló bên tường ngắm em
Thèm mơn man mái tóc êm
Nhìn đôi môi mọng ngọt mềm đắm mê

Hồn hoang lạc lối khôn về
Gió sao nỡ thổi duyên thề cuộn bay
Nhớ em thơ nghẹn bút này
Sao em đành để trăng gầy thềm xưa

Phương Hoa – Aug 30th 2020


Sắc Thu Màu Nhớ 

Chớm Thu rung động dạt dào 
Tình ơi chớ để lãng xao phút chiều 
Hanh hao sợi nắng đáng yêu 
Mong manh nuối hạ cảm xiêu lòng người 

Hồn say khung cảnh khỏa đời 
Xót xa dòng nhớ bao thời nỗi riêng 
Thu nao dưới bóng Trăng hiền 
Nội Thành hai đứa dâng niềm luyến thương 

Mái hiên Nguyệt tỏ soi đường
Hương lùa Dạ Lý bên tường gặp em
Lời thương lời cảm thật êm
Mi huyền tóc mượt xoả mềm giấc mê

Giờ đây một lối đi về 
Cung đàn lỗi nhịp tiếng thề lạc bay
Nhớ em thổn thức tim này 
Chiều dần rũ xuống mắt gầy mộng xưa.

 Minh Thuý Thành Nội 
Tháng 8/30/2020


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Một sớm thu về

 Chia sẻ những vần thơ (Thi họa)  mới viết cho mùa thu năm 2020. Của 3 tác giả Phương Hoa - Minh Thúy và Lê Tuấn. Thung Lũng Hoa Vàng, Tháng 8 năm 2020.




Một sớm thu về


Một sớm thu về nhớ đến ai
Cơn gió nhẹ bay vạt áo dài 
Đường vắng em đi như chậm lại 
Cho lá thu vàng rơi trên vai. 

Mùa thu lộng lẫy lá xôn xao 
Em đến nơi đây dáng tự hào 
Quyến rũ hương tình! Thu đẹp quá 
Xin gửi riêng em một lời chào. 

Em là mùa thu của nhớ mong 
Là dấu yêu thương chuyện tình hồng 
Mùa thu kỷ niệm xa xưa đó 
Như còn vương vấn ở trong lòng. 

Lê Tuấn 

“Tháng 8 thu về trên thung lũng hoa vàng San Jose. 
Người nghệ sĩ vẫn lang thang trong tâm tưởng, để cho 
mùa thu mơn trớn những vần thơ”





 CHIỀU THU

(Kính họa bài Một Sớm Thu Về của thầy Lê Tuấn)


Chiều thu bàng bạc nhớ thương ai

Chiếc bóng đường xưa bước ngắn dài

Mắt dõi theo mây sầu vuốt mặt

Mơ màng nhìn núi gió chườm vai


Nước xuôi dòng suối tiếng lao xao

Lối nhỏ hoa leo dọc rãnh hào

Vàng phủ trùng trùng thu gợi nhớ 

Lặng nghe văng vẳng tiếng ai chào


Dừng chân rải mấy sợi chờ mong

Người nhặt đem se lại chỉ hồng

Một mối nhân duyên bao luyến nhớ

Thiên thu tình ấy quyện vào lòng


Phương Hoa - Aug 25th 2020


Thu Gợi Hương Xưa 


Chớm bóng thu sầu bỗng nhớ ai 
Ngày xưa áo lụa tóc buông dài 
Mi huyền gót ngọc vời tha thiết 
Sợi nắng ơ hờ nhẹ bám vai 


Có phải thu về khó lãng xao 
Khung tranh dịu vợi nét tơ đào 
Thầm mơ thiếu nữ bên đồi mộng 
Dẫm bước đường hoa lộng gió chào 


Tháng tám thu gầy nỗi ước mong 
Tình say phím lạc thắm tim hồng 
Vàng phai lá rụng bay lơ lửng 
Nhặt bóng thời gian nhuộm tím lòng 

Minh Thuý Thành Nội 

Tháng 8/26/2020





Thất lạc cõi người

Thất lạc cõi người, là dấu ấn khó phai mờ của một giai đoạn lịch sử. những cựu sĩ quan chế dộ cũ, đã phải chịu đựng, bị giam cầm trong các trại tập trung của cộng sản. bài thơ (Thất lạc cõi người) đã vô tình dẫn đưa quý vị bước ra khỏi khung cảnh mùa thu, để cùng tôi cảm nhận một nỗi buồn mất mát.

Kính chúc quý vị tràn đầy niềm vui và bình an.
Lê Tuấn.


Thất Lạc Cõi Người


Buồn từng cơn đến rồi im

Nhói đau từng đợt, lại ghìm vết thương
Lắng nghe mộ khúc vô thường
Cõi người thất lạc, đoạn trường nào hay.

Áng mây cố cựu xa bay
Đường xa qua ải, phủ đầy tuyết rơi
Lòng buồn mang nặng nguồn khơi
Cơn đau thân phận, một thời đảo điên.

Tiếng kinh vang động khắp miền
Lòng ta tan nát cội phiền chơi vơi
Tám năm thất lạc cõi người
Thắng thua một trận, đổi dời đắng cay.

Dòng sông vô lượng vơi đầy
Dòng đời vọng động, thân này chia hai
Hoàng hôn dấu đỏ chân mây
Ta buồn muốn kéo thêm dài đêm mơ.

Lê Tuấn
“Thất lạc cõi người, sau năm 1975 trải qua tám năm tù tập trung cải tạo, trong các trại tù trên vùng đất miền bắc xã hội chủ nghĩa”


Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Bài thơ Gió Thu

Bài thơ (Gió Thu) viết cho tháng 8 mùa thu đang trở về trên thung lũng hoa vàng miền bắc California. Cũng chỉ là một chút thi ca lãng mạn cho đời sống thêm tươi đẹp.
Trân trọng
Lê Tuấn

Gió Thu

 

Gió lay để lá rơi đầy

Em đi để gió thổi bay áo dài

Sợi buồn tóc vướng trên vai

Chân mây bàng bạc gót hài đẫm thu.

 

Lòng buồn lắng bước trầm tư

Về đây nỗi nhớ sương mù bóng ai

Ngây ngô ướm hỏi trang đài

Trăm năm bến đỗ còn vài đường duyên.

 

Môi em nở nụ cười hiền

Mùa thu giăng mắc trên miền cỏ hoa.

Ngày xưa tình lỡ nhạt nhòa

Bây giờ gặp lại cũng là duyên may.

 

Tay ôm vò nguyệt đắm say

Chừng như lá đổ mùa này nhớ thương

Tóc em cài nụ đào hương

Gió thu lay động vấn vương tình nồng.

 

Tiếng chim ríu rít vườn hồng

Mùi hương thơm lạ, bướm vòng cánh duyên

Nước reo khe suối tơ huyền

Đôi bờ hoa nở trên miền thu sang.

 

Lê Tuấn

(Người nghệ sĩ và mùa thu trên thung lũng hoa vàng.

Tháng 8 năm 2020).







Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Người vẽ bìa tờ nhạc trước 1975

Họa Sĩ Duy Liêm



Trước năm 1975, các hình bìa tờ nhạc được trang trí bằng các hình vẽ hoặc hình người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Đối với các bìa nhạc là hình vẽ thì có hai người họa sĩ nổi tiếng nhất chuyên vẽ bìa nhạc là Kha Thùy Châu và Duy Liêm. Khán giả sẽ không bao giờ quên được những hình bìa ấn tượng của các bài hát Thương Về Miền Trung, Chuyến Đò Không Em, Đêm Tâm Sự… qua nét vẽ của họa sĩ Duy Liêm.

Bài viết dưới đây của người con rễ của Duy Liêm viết về sự nghiệp của ông.
***
Thời niên thiếu, thú tiêu khiển cùa tôi là vẽ lại những hình bìa các bàn nhạc. Tôi say sưa sưu tầm những bản nhạc, không vì nhạc mà vì những bức họa bìa nhạc của Họa sĩ Duy Liêm.
Rồi lên đường du học, duyên tiền định, người tôi yêu lại là trưởng nữ họa sĩ Duy Liêm, đó là Duy Nga, người đã cho tôi ba đứa con gái thông minh xinh đẹp. Nhờ Duy Nga, tôi có được một bộ sưu tập tranh lụa, tranh sơn mài, tranh sơn dầu, sơn khắc, kim nhũ, bìa nhạc, bìa sách khá phong phú cùa Họa sĩ Duy Liêm.
Họa sĩ Duy Liêm, sinh năm 1914 tại Phan Thiết. Vào những năm cuối đời, ông sống ở Việt Nam, hai mắt bị mù, bị suyển kinh niên. Bình sinh ông ít thích ai viết về ông, mỗi lần có ký giả đến gặp là ông bỏ đi mất, ông vẫn đùa “hữu xạ tự nhiên hương, hà tất phải bôi bù xít”. Nhưng bây giờ thì ông không “thoát” được vì người viết là con rể trong nhà và có lẽ tôi là người có được nhiều nhất các tác phẩm của ông.
                                        Họa sĩ Duy Liêm thời trai trẻ

Tôi muốn so sánh ông với Katsushika Hokusai, một họa sĩ trứ danh Nhật Bản đã ảnh hường đến đời sống mỹ thuật cùa người Nhật từ thế kỷ 19 đến nay. Với sự nghiệp sáng tác đồ sộ, họa sĩ Duy Liêm xứng đáng với sự so sánh ấy.
Họa phẩm của ông đi vào đời sống người Việt hàng ngày. Ai cũng nhớ đến những màu sắc vui tươi, những đường cong, nét gẫy hình khối, từ tờ giấy bạc thời Việt Minh, đến áo dài bà Ngô Đình Nhu, bức tranh Nhạc Sầu đoạt giải nhất Đông Nam Á hiện còn trang hoàng nơi phòng khách vị Thủ tướng Mã Lai, đến bìa nhạc, bìa sách từ 1954 đến 1990, đến tranh sơn mài Thành Lễ, Lam Sơn, đồ gốm Biên Hòa, tranh thêu Thu Hà, thảm, đồ thủ công, bìa sơn mài, hộp sơn mài… và hàng trăm tấm tranh lụa, sơn dầu đã được bán ra ngoại quốc.
Tranh Thành Lễ được sao đi sao lại hàng trăm, hàng nghìn bản mỗi mẫu từ mấy chục năm nay, tranh sơn mài Thành Lễ hiện diện trong mỗi gia đình Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại nhưng ít ai biết đến tác giả các bức tranh ấy là Họa sĩ Duy Liêm.
Thành Lễ và Duy Liêm cùng học trường Mỹ Thuật Trang Trí Gia Định. (Ecole d’Art decoratif de Gia Định). Thành Lễ ngừng học từ năm thứ hai, ra đời kinh doanh ngành sơn mài và Duy Liêm tốt nghiệp năm 1937 là họa sĩ chính của Thành Lễ từ đó. Tài kinh doanh của Thành Lễ và nghệ thuật của Duy Liêm đã đưa nghệ thuật sơn mài từ một tiểu công nghệ bản xứ qua những lần huy chương vàng Hội chợ Paris và các hội chợ Quốc Tế khác, thế giới đã biết dến sơn mài Việt Nam. Các tác phẩm của Duy Liêm đã tạo nên công ăn việc làm cho hàng ngàn người các ngành sơn mài, đồ gốm, thảm thêu và các nghệ nhân miền Nam vẫn kính trọng ông là bậc thầy của nền tiểu công nghệ Việt Nam.

 

           uy Liêm và tranh sơn mài D

Nhiều bức sơn mài đã trải qua “tam sao thất bản”, nhiều bức trải qua các tay thợ vụng về đã làm sai lạc rất nhiều so với bản chính. Các hãng sơn mài trong nước, cũng như các hãng Thành Lễ của Hoàng Đình Tuyên (con rể Thành Lễ) của Nguyễn Thành Vinh (con ruột Thành Lễ) đã sửa đổi thêm thắt làm sai lạc và mất vẻ thẩm mỹ rất nhiều so với bản chính. Đó là lý do sự sa sút của ngành sơn mài những năm gần đây.
Những tác phẩm đắc ý nhất cùa ông là tranh lụa, tôi dược may mắn có những tác phẩm đắc ý của ông:Giấc hè một thiếu phụ cho con bú ngủ quên trên võng trưa, con ngù, mẹ còn lộ bộ ngực trần.
Du Xuân hai thiếu nữ đi giữa vườn hoa xuân.
Suối tóc bộ tranh thiếu nữ ngồi chải tóc trên giường tre bên bụi chuối đong đưa ngoài vườn.
Hái sen thiếu nữ hái sen bờ ao.
Đề tài tranh ông rất phong phú đa dạng từ cảnh chài lưới Phan Thiết đến đền Angkor, vinh quy bái tổ, cảnh ghe thuyền trên sông, cung điện Huế và đề tài ông thường vẽ nhất có lẽ là thiếu nữ Việt Nam.
Sơn dầu, ông vẽ nhiều nhất tranh lập thể và lõa thể.

 

Các nhạc sĩ miền Nam ngày trước, muốn nhạc viết xong là các nhạc sĩ thường phải xách đàn dẫn ca sĩ đến hát cho Duy Liêm nghe để vẽ bìa. Nhạc hay, Duy Liêm có hứng sẽ vẽ bìa đẹp, còn nhạc dở thì ẩm mình ăn khách, theo lời khuyên nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam, Diên Hồng, Sống Mới… là phải cố cho được bìa của Duy Liêm vẽ, vì thế mỗi bản ndù có năn nỉ, đắt tiền gấp đôi, nhạc vẫn bù trớt. Vì thế, giới nhạc sĩ miền Nam, từ Hoàng Thi Thơ, Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trúc Phương, Trần Thiện Thanh, Hoàng Trọng, Nguyễn Hữu Thiết… đều rất thân thiết với Duy Liêm và qua ông đã đưa lên danh vọng người cháu gái là ca sĩ Thanh Thúy.
Những năm tháng cuối của cuộc đời, khi mắt Duy Liêm chưa mờ hằn mà còn lờ mờ thì các con vẽ theo ý ông và ông sửa chữa, sau đó thì các con của ông đã trở thành các họa sĩ. Duy Sĩ, họa sĩ một hãng phim hoạt họa ở Portland (Mỹ), đã từng dược giải thưởng lớn truyền hình Mỹ. Quốc Hoàng, họa sĩ chính các hãng sơn mài, thay thế ông. Họa sĩ Vẹt (Hồ Đắc Vũ) con rễ (Canada).
Đây là lúc để tổng kết lại một đời sáng tác của một họa sĩ đa tài, đa tình, đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ về lượng cũng như về phẩm, để lại bao nhiêu mối tình và ba mươi người con từ trong nước ra đến ngoài nước. Đó là điều hiếm có đối với một họa sĩ một nước nghèo, nghệ thuật hội họa chưa được trân trọng như các nước tiên tiến.
Tôi mơ ước mai sau sẽ xây dựng mộc viện bảo tàng hội họa Duy Liêm ở Phan Thiết, quê hương ông, hay ở Gò Vấp, nơi ông sống và sáng tác, để sưu tầm toàn bộ sự nghiệp cùa ông ước lượng 40,000 hay 50,000 tác phẩm, từ sơn mài, sơn dầu, tranh lụa, bình, hộp, thảm, sứ… những tác phấm đã nâng cao nghệ thuật sơn mài Việt Nam lên tầm quốc tế, một sự nghiệp đồ sộ – tôi nghĩ không kém gì các họa sĩ tiếng tăm trên thế giới.
Họa sĩ Duy Liêm đã qua đời năm 1994, hưởng thọ 80 tuổi.

Nhất Uyên
Nguồn: Thế Kỷ 21 số 49, Tháng 5-1993

Một số hình bìa nhạc bài hát nổi tiếng qua nét vẽ của họa sĩ Duy Liêm:

 


inh