Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Sai lầm khi coi thường thành qủa của VNCH.

Sai lầm khi "coi thường" thành quả VNCH.


Một nhận xét quá muộn màng, để mất đi một cơ hội trở thành một cường quốc sau năm 1975, nếu vào thời điểm đó cộng sản VN sẵn sàng xoá bỏ hận thù thật sự hoà giải dân tộc và tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế theo cách của VNCH thì ngày nay Việt Nam có thể đã trở thành một cường quốc có thể mạnh hơn Nam Hàn và thăng tiến hơn Trung Cộng.
  • 28 tháng 4 2015

Việt Nam đã để lỡ mất cơ hội phát huy những thành quả của miền Nam để lại do chìm đắm trong tư tưởng của bên thắng cuộc, theo Tiến sỹ Vũ Minh Khương
Việt Nam đã để mất cơ hội trở thành một cường quốc sau năm 1975 do coi thường các thành quả trong chính sách của Việt Nam Cộng hòa.
Nhận định trên được Tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 25/4.
Cũng theo ông Khương, chính thái độ này đã khiến cho Việt Nam "tổn thất một nguồn lực rất lớn", không khai thác được ý chí dân tộc và "tình cảm giữa người dân hai miền".
BBC: Ông đánh giá thế nào về các chính sách kinh tế của miền Nam trước năm 1975?
Ông Vũ Minh Khương: Tôi nghĩ chính quyền miền Nam trước đây đã có những nỗ lực rất lớn trong phát triển kinh tế, dù trong hoàn cảnh chiến tranh rất ác liệt và tâm trí của họ không dành được nhiều cho vấn đề này.
Việc hỗ trợ cho kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế và hỗ trợ kinh tế nội địa, theo tôi là những điểm sáng.
Tôi thì không được chứng kiến trực tiếp việc họ thực thi chính sách như thế nào, nhưng sau năm 75, tôi vào làm việc ở TP.HCM thì thấy trình độ quản lý của các cơ sở tiếp quản từ doanh nghiệp miền Nam rất tốt, kể cả từ mặt thiết bị, tính chuyên nghiệp, sổ sách, tính quy hoạch.
Rõ ràng là có dấu ấn của nỗ lực khá tốt trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường có hiệu quả.
BBC: Sau năm 1975 thì thái độ học hỏi những chính sách, thành quả kinh tế của miền Nam thời bấy giờ từ phía 'thắng cuộc' là thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Minh Khương: Tôi thấy trong bối cảnh của miền Nam mới giải phóng thì ý thức học hỏi của Việt Nam rất hạn chế vì tâm lý là người chiến thắng. Khi đó miền Bắc nhìn nhận mọi vấn đề ở miền Nam một cách rất coi thường, đánh giá thấp, không trân trọng những gì họ đã làm được.
Đó là một não trạng mà đến nay chúng ta phải rút kinh nghiệm rất là nhiều.
Cái thứ hai là lòng thôi thúc để xây dựng một đất nước hùng cường chưa rõ, vẫn còn bị ảnh hưởng vì chiến thắng.
Bên cạnh đó, chúng ta còn nghĩ rằng vì mình là đồng minh của Liên Xô, cứ học hỏi Liên Xô, là có thể trở thành một quốc gia XHCN thành công rồi. Nỗ lực học hỏi tinh hoa của thế giới còn rất hạn chế.
BBC: Nếu như những người tiếp quản miền Nam nghiêm túc nghiên cứu về những chính sách cũ để từ đó chắt lọc và tiếp tục áp dụng thì theo ông điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt gì?
Ông Vũ Minh Khương: Tôi cho rằng điều đó sẽ tạo nên sự thần kỳ. Tất cả chúng ta phải thấy xót xa, khắc khoải vì mất đi một thời cơ quý giá vô cùng như thế.
Giá như với ý thức cao, chúng ta có thể tiếp thu những gì ở miền Nam, cái gì dở thì sửa chữa, cái gì tốt thì học hỏi và đặt câu hỏi vì sao họ làm được như thế.
Tôi từng làm việc ở một trung tâm tính toán và thấy tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ ở đó rất cao. Họ tận tình chỉ bảo nhau rất kĩ càng mà tôi là người mới vào, được chỉ dẫn rất rõ.
Hệ thống IBM hiện đại lúc đó còn để lại, duy trì hàng chục năm mà vẫn còn giúp cho miền Bắc rất nhiều, từ xây dựng Thủy điện Sông Đà, tới tuyển sinh và quản lý hoàn toàn hệ thống điện lực ở miền Nam, rất hiệu quả.
Cũng không hề có tham nhũng tiêu cực ở đó, tính chuyên nghiệp rất cao. Đồng lương thì khiêm nhường thôi, nhưng anh em làm việc ở đó gắn bó tình cảm lắm. Sau này thì mọi người ly tán, mỗi người đi một nơi, xuất cảnh ra nước ngoài.
Sau này nghĩ lại tôi thấy chúng ta rõ ràng đã làm tổn thất một nguồn lực rất lớn, từ ý chí dân tộc đến tính chuyên nghiệp đã được đào tạo ở chế độ cũ, cũng như tình cảm gắn bó giữa người dân hai miền.
BBC: Từ góc độ của một nhà quan sát, ông có cho rằng đã có sự thay đổi từ phía các nhà làm chính sách trong cách nhìn nhận, nghiên cứu những kinh nghiệm của miền Nam ngày trước chưa?
Ông Vũ Minh Khương: Khi nói về năng lực học hỏi thì thường người ta nhìn ở ba khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là khả năng tiếp thu có tốt hay không, thứ hai là sự khát khao để học hỏi cái mới, và thứ ba là cơ chế khuyến khích, tức là người chịu khó học hỏi vươn lên có được tưởng thưởng hay không.
Ở Việt Nam thì tôi thấy hạn chế nhất là lòng thôi thúc chưa được cao. Thứ hai là cơ chế tưởng thưởng người khát khao học hỏi cũng hạn chế.
Học ở chế độ cũ là một việc, học từ toàn thế giới lại càng quan trọng hơn.
Cán bộ của mình khả năng tiếp thu không yếu. Những anh em cán bộ từ Bắc chuyển vào Nam làm quản lý sau 75 thì cũng cố gắng tiếp thu những cái cũ khá nhiều.
Nếu có cơ chế khuyến khích họ mạnh mẽ khai thác những cái hay của chế độ cũ, bên cạnh đó có những nỗ lực vươn lên, thì tôi cho rằng Việt Nam có thể đạt dược những thành quả lớn hơn nhiều.

Cần đối sử công bằng để thật sự hoà giải

"Tháng tư đen", "Ngày quốc hận", "Ngày Sài Gòn thất thủ", và mới nhất: "Ngày Hành trình tới Tự do" là tên gọi đối chọi nước lửa với cái tên "Ngày giải phóng miền Nam" của nhà cầm quyền Việt Nam luôn tự hào vỗ ngực.

Kể từ ngày đó tháng tư đau, kể từ ngày đó tháng tư bun, kể từ ngày đó tháng tư đã phải quấn thêm vành khăn sô trắng phủ ngang đầu, và từ hôm đó có hàng triệu nén nhang buồn lan tỏa màu khói lam chiều trên hàng triệu mái ấm gia đính người Việt Nam.
Còn đó tháng Tư, lửa hờn căm
Đốt lên hàng triệu nén nhang buồn
Khói hương phong tỏa ngày Quốc Hận.
Cho dòng lệ khóc, gió mưa tuôn.

Kể từ ngày đó tháng tư đen, có hàng triệu người vào tù và hàng triệu người bỏ nước ra đi. Xác thân người Việt tự do vùi lấp trên cánh đồng cải tạo trong các trại tù của cộng sản. Người Việt yêu tư do đã bỏ nước ra đi, xác thân họ vui lấp trên rừng thiêng sông núi, xác thân họ bồng bềnh theo con sóng biển Đông, những người phụ nữ Việt Nam quằn quại đau thương trong tay bầy ác thú hải tặc, kể từ đó người Việt Tự Do mang nổi đau của một người Việt bị lưu vong ngay rên đất nước của mình, bởi vì cộng sản bạo tàn.
Tháng 4 năm 2015 Cộng sản VN đang tổ chức ăn mừng ngày chiến thắng một cách rầm rộ, để khẳng định rằng không bao giờ có hòa giải dân tộc, bởi vì niềm tự hào của kẻ chiến thắng vẫn còn tanh hôi mùi xương máu Việt Nam, sự hận thù này không bao giờ được xoá bỏ, không thể khép lại qúa khứ và không thể gạt đi dòng nước mắt đau thương
Đó là phần viết thêm của tôi.
 
"Sóng biển vỗ qua máu và xương thịt của những thuyền nhân VN, từ đó biển ấy không bao giờ như cũ. Biển ấy pha máu xương người Việt trên con đường chạy trốn khỏi sự bạo tàn của chính quyền cộng sản Việt Nam. Chính quyền này nhân danh đấu tranh giai cấp và hệ tư tưởng để triệt hạ người dân của chính nước Việt."

*Cám ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã cho phổ biến một bài viết rất hay rất xúc tìch nói lên tâm trạng của người Việt tự do.


'Cần đối xử công bằng để thực sự hòa giải'


Nhà văn Võ Thị Hảo gửi cho BBC từ Hà Nội
28 tháng 4 năm 2015.
Thuyền nhân Việt Nam
Sóng biển vỗ qua máu và xương thịt của những thuyền nhân VN, từ đó biển ấy không bao giờ như cũ. Biển ấy pha máu xương người Việt trên con đường chạy trốn khỏi sự bạo tàn của chính quyền cộng sản Việt Nam. Chính quyền này nhân danh đấu tranh giai cấp và hệ tư tưởng để triệt hạ người dân của chính nước Việt.
"Tháng tư đen", "Ngày quốc hận", "Ngày Sài Gòn thất thủ", và mới nhất: "Ngày Hành trình tới Tự do" là tên gọi đối chọi nước lửa với cái tên "Ngày giải phóng miền Nam" của nhà cầm quyền Việt Nam luôn tự hào vỗ ngực.
Sau bốn mươi năm, lòng người vẫn ly tán. Việt Nam vẫn ngửa tay hân hoan đón dòng tiền kiều hối bất kể nó chảy về từ nguồn nào, nhưng vẫn kỳ thị và sẵn sàng trừng trị những kiều bào và công dân bất đồng chính kiến, gán cho họ hai tội "diễn biến hòa bình" và "phản động".
Cùng tiến theo mức độ tham nhũng, mức độ vi phạm tự do và nhân quyền, với nạn công an giết dân ngay tại trụ sở công quyền ngày càng tăng, là những cuộc đại lễ kỷ niệm 30/4 thêm khoa trương tốn kém.
Năm 2015, khi toàn quốc đang đứng bên bờ vực vỡ nợ và Trung quốc đã xâm chiếm nhiều đảo của Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam lại tỏ ra càng cực kỳ hứng khởi, cho cả nước nghỉ tới tám ngày, còn nghỉ dài hơn cả nhiều dịp Tết Nguyên đán.
Thuyền nhân Việt Nam tới Hong Kong
Tiếc thay, sự tự hào vô bờ bến đó của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm nay lại nhận đúng một thùng nước đá: Canada - một quốc gia có uy tín, xưa nay không thù không oán với Việt Nam, thậm chí đã và đang viện trợ cho Việt Nam trong nhiều năm nay, vừa thông qua đạo luật S-219 trong đó có xác nhận ngày 30/4 – ngày những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi để trốn chạy khỏi chế độ cộng sản - là ngày "Hành trình tới Tự do"!
Đây là là một sự kiện đặc biệt, thêm sức nặng khẳng định nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong bao nhiêu năm đã xâm phạm quyền tự do và nhân quyền của người dân.
Ngày 24/4, nhà cầm quyền Việt Nam triệu đại sứ Canada tại Việt Nam đến để quở trách và phản đối đạo luật S- 219 nói trên. Lời phản đối này đương nhiên không trọng lượng.

Không "tắm máu" – chỉ là "biển máu"

Bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tử nạn trên đường vượt biển
Khoảng 250 ngàn thuyền nhân Việt đã bỏ mạng trên đường vượt biên sau năm 1975
Đạo luật nói trên của Canada như một lễ cầu siêu cho những linh hồn Việt đã bị đày đọa. Cho cả người chết và người sống.
Và hành động này không chỉ cho hơn 60.000 người tị nạn Việt Nam đã được Canada cứu mạng và cho 300.000 kiều dân Việt Nam tại Canada hiện nay, cho tất cả những người tị nạn Việt Nam trên thế giới, mà còn là lời tuyên bố dũng mãnh, một lập trường minh bạch không khoan nhượng với thể chế độc tài toàn trị cộng sản trên toàn thế giới.
Là người Việt Nam có lương tâm, lẽ nào không biết đến nước mắt và máu của đồng bào mình trên một nửa trái tim Việt đã đổ, đã chảy thành sông, đã pha đỏ ngầu nước biển trên con đường đi tị nạn của họ sau ngày 30/4/1975 để tìm tới tự do.
Làm sao có thể không xót xa, không tưởng nhớ, không thắp một nén nhang, một lời nói công tâm cho khoảng 250 ngàn đồng bào mình đã chết oan khốc trên biển? Có ai đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấu hiều dù chỉ một phần ngàn những khốn khổ của họ?
Chúng ta đã làm gì khi hai triệu đồng bào mình, chỉ vì khác chính kiến, là cánh bèo trôi dạt của những thể chế chính trị, mà không còn đường sống, phải tất tưởi đứt ngàn khúc ruột, bỏ lại đằng sau tất cả những gì đời người chắt chiu và hang ổ ẩn náu cuối cùng phó thác mình cho sóng dữ.
Gần một phần ba trong số thuyền nhân tị nạn cộng sản đã chết trên biển, chết quằn quại xác thân, chết vì bị hãm hiếp, trong cướp bóc, trong đói khát, trong ốm đau mòn mỏi, tuyệt vọng vì phải chứng kiến cảnh người thân lần lượt vùi thây bụng cá, cùng cực cô đơn.
Nhà cầm quyền Việt Nam trong thâm tâm luôn mặc định theo lối Trung cổ man rợ rằng phe chiến thắng phải tắm máu của phe bại trận, thế thì mới giải thích được việc họ luôn kể công rằng họ đã không tắm máu kẻ thù sau 30/4 và họ không phải ăn năn chuộc tội sau những sai lầm.
Có thực sự không có tắm máu không? Máu của khoảng 250 ngàn người bỏ mạng trên biển, dù bị nước biển pha loãng nhưng cũng đủ nhuộm màu.
Sóng biển vỗ qua xương thịt của những thuyền nhân Việt Nam, từ đó biển ấy không bao giờ như cũ. Nước ấy pha máu xương người Việt trên con đường chạy trốn khỏi sự bạo tàn của chính quyền cộng sản Việt Nam. Chính quyền này nhân danh đấu tranh giai cấp và hệ tư tưởng để triệt hạ người dân của chính nước Việt.
Có đủ để phủ nhận không tắm máu sau 30/4/1975? Nếu tính những dòng máu của đồng bào Việt Nam đang rỉ rả chảy, kể cả những người bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt đi tù và bị chết trong tù bởi chế độ nhà tù tàn bạo và thiếu thốn?
Lẽ nào đa phần người miền Bắc đến giờ này vẫn còn không ý thức được chân lý tối thiểu là đất nước Việt Nam không phải của riêng của người miền Bắc – những người thuộc chính thể cộng sản Việt Nam, bên mà do không tiếc mạng người dân nên đã giành phần thắng trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn?
Lý do nào để tước đoạt quyền tồn tại của một nửa trái tim Việt Nam chỉ vì bất đồng chính kiến? Quá vô lương và bạo ngược.
Thuyền nhân Việt Nam
Thể chế chính trị có thể thay đổi, nhưng núi sông máu thịt cha ông không thể dời đổi. Người con nào của đất mẹ Việt Nam cũng phải được quyền bình đẳng trên đất đó, phải được nhận phần thiêng liêng của mình trong lòng Tổ quốc.
Sao không thể là ngày quốc hận với một nửa trái tim Việt Nam đã bị bóp nát, vẫn bầm máu chảy và đêm đêm vẫn giật thột tỉnh giấc khóc than trong ác mộng mà đời họ đã phải trải qua, đã quằn quại đớn đau thân xác, đã để lại vết thương tinh thần không bao giờ bình phục được vì ngày 30 tháng 4?!
Sao không là ngày quốc hận nếu như sau bao gắng gỏi và chết chóc, phần thưởng mà người Việt Nam nhận được đến nay vẫn là một thể chế chính trị độc tài tham nhũng đứng trong số hàng đầu thế giới, với mức bình quân thu nhập trên đầu người đứng vào hàng đội sổ và một xã hội ngày càng vô đạo?!
Nếu người miền Bắc cũng phải bỏ nước ra đi chết như người Nam, liệu có vui được không? Có gọi đó là ngày quốc hận không?
Lẽ nào sau 40 năm chiến tranh kết thúc, mà Việt Nam vẫn chỉ đo đếm máu và nước mắt của những người miền Bắc chịu chết theo sự sai bảo của họ, đưa ngực làm bia đỡ đạn bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Đó là nguyên nhân tại sao, dù bao nhiêu rao giảng, bao mời gọi, họ vẫn không thể thuyết phục được người Việt Nam tiến đến hòa hợp và hòa giải dân tộc.
Họ càng không thể biện hộ vì thực tế đã có những nước thành thực hòa giải hận thù và rất thành công như nước Mỹ, nước Đức sau nội chiến. Dù hai bên vốn là cựu thù nhưng thể chế chính sách và hành động công bằng đã hóa giải hận thù, kéo hai miền gần lại, cộng hưởng sức mạnh gấp bội phần.

Hòa giải?

Thực ra người Việt Nam có đặc tính khóc mau mà cười lâu. Họ vốn rất dễ tha thứ. Họ muốn tha thứ lắm, cho nhẹ lòng, cho vết thương thành sẹo, nhưng cố quá mà chưa thể.
Họ đi, và vẫn chưa về, chưa thôi khóc, chưa thôi phẫn nộ vì không thể sống được ở một chính thể đã được Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu , gồm 46 nước, bỏ phiếu và thông qua trong Nghị quyết 1481 ngày 25/1/2006 với nội dung lên án chế độ độc tài cộng sản:
"Những chế độ độc tài toàn trị cộng sản …đều là những quốc gia vi phạm nhân quyền… đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử,… vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc quyền độc đảng…",
"... nhân danh chủ trương đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản mà các tội ác được biện minh… Hầu hết nạn nhân của chế độ cộng sản chính là công dân của nước đó."
"... các chế độ độc tài toàn trị còn lại trên thế giới vẫn tiếp tục gây tội ác. Không thể dùng quan điểm quyền lợi quốc gia để biện hộ, lấp liếm sự lên án của cộng đồng nhân loại với tội ác của chế độ toàn trị này. Quốc hội chung châu Âu cực lực lên án tất cả mọi vi phạm quyền con người trong các chế độ cộng sản, coi nó như là tội ác chống lại nhân loại."
Pano triển lãm ngoài trời kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đây là một phần của hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Người Việt Nam sẽ tự động hòa hợp ngay sau khi Việt Nam giải thể chính quyền độc tài cộng sản và thay vào đó bằng một chính thể dân chủ đa nguyên, tôn trọng tự do và nhân quyền.
Chính thể đó sẽ phải nhìn lại quá khứ, hành động nhanh nhất có thể trả lại công bằng cho mọi người. Không một chính thể nào còn có danh dự và tự trọng mà lại từ chối hành xử như vậy.
Với người Việt Nam, nhất là những đồng bào đã phải bỏ nước ra đi ngày ấy và sau này, sẽ gạt nước mắt, đứng bên nhau trong lòng mẹ Việt, để được yêu thương, để tha thứ, để cùng thắp nén nhang cầu hồn cho những người đã khuất vì cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn ngu dại.
Không thể khép lại quá khứ, không thể hòa giải nếu nhà cầm quyền không ứng xử công bằng, có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai của người dân. Nếu chỉ nói miệng mà không làm thì càng nói chỉ càng khiến ta công phẫn.
Đền lại công bằng cho những người Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa phải chịu bao mất mát đớn đau tức tưởi sau ngày 30 tháng 4, thực ra là một việc làm quá dễ dàng đối với chính quyền Việt Nam.
Nhưng họ chẳng làm. 40 năm rồi.
Vì họ đã quen thói cướp lấy những gì mình muốn.
Không trả nghĩa là vẫn nợ. Nợ lâu trả thì cả vốn và lãi càng lớn.
Kết quả sẽ là "vỡ nợ".
Sau một cuộc vỡ nợ cấp quốc gia, xây dựng một chính thể dân chủ đa nguyên phi cộng sản, người Việt Nam sẽ nguôi ngoai "quốc hận".
Nhà văn Võ Thị Hảo
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù hằn nhau

Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng về phía thắng trận hay thua trận, càng ngày về sau chữ chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy nó mất đi ý nghĩa.
Tại vi sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.

Phần nhận định thêm của tôi:
Bởi vì bản chất thật sự của Cộng sản VN là chiến tranh giai cấp, họ sử dụng từ ngữ chiến tranh nhân dân chỉ là để che mắt các tầng lớp trí thức yêu nước (những người này sau khi đã nghe theo Cộng sản, họ đều sáng mắt ra và không còn con đường rút lui). Quý vị cứ nhìn lại lịch sử, sau khi chia đôi đất nước cộng sản miền Bắc đã thúc đẩy một cuộc chiến giai cấp (Cải cách ruộng đất) tiêu diệt giai cấp tư bản một cách rất tàn ác, để hình thành một giai cấp thống trị độc tôn đó là đảng cộng sản. Nếu họ tự nhận là cách mạng giải phóng dân tộc thì tại sao họ không làm cuộc cách mạng nhầm nâng cao đới sống người dân và nâng cao trình độ dân trí, mà ngược lại mục đích của họ là bần cùng hoá nhân dân để dể nắm đầu cai trị.

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử khi cộng sản chiếm miền Nam VN, họ đã sử dụng chiêu bài (hoà hợp hòa giải dân tộc) nhưng thực tế họ đã tiến hành ngay một cuốc cách mạng giai cấp (đánh đổ tư bản) tịch thu bắt bớ tất cả những thành phần tư sản và thành phần trí thức yêu nước (họ cho lũ lâu la đến từng nhà đào sới, tịch thu tất cả, rồi tống cổ chủ nhà ra khỏi nơi ở, để họ chiếm đọat) những ai còn ở VN trong giai đoạn này đều biết, và tiếp theo sau đó họ đã tiến hành chiến dịch (văn hoá đồi trụy của Mỹ Ngụy) họ cổ vũ phong trào này và thúc đẩy những thành phần cách mạng giờ thứ 30, cũng như dân phòng đến từng gia đình tịch thu tất cả sách báo văn hoá phẩm (nhất là những sách in bằng Anh ngữ hay Pháp ngữ) họ tập trung lại thành từng đống rồi đem đốt. (một lịch sử tái diễn theo Trung Hoa vào thời kỳ Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn học trò).
Chính thể VNCH là một lãnh thổ cuối cùng trên thề giới đã bị cộng sản xâm lăng. 
Cũng chính chiến thắng này đã góp phần làm cho Cộng sản thế giới đã đi vào con đường tan rã, ngày nay chỉ còn lại 4 quốc gia duy nhất trên thế giới bao gồm Trung Cộng - Cộng Sản Việt Nam - Cuba - Cộng Sản Bắc Hàn. Nhưng hầu như cả 4 quốc gia này đều đang thay đổi và đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.

Khóc tháng 4 đen

Buồn lắm tháng Tư, khóc từ đâu
Giữa trời đất lạ gợi thêm sầu
Tiếc thương chiến sĩ hờn vong quốc
Giải khăn sô trắng quấn ngang đầu.

Đau lắm tháng Tư phủ màu tang
Hàng triệu người đi bỏ xóm làng
Con đường quốc lộ thây người chết
Xác chồng lên nhau thịt nát tan.

Còn đó tháng Tư, lửa hờn căm
Đốt lên hàng triệu nén nhang buồn
Khói hương phong tỏa ngày Quốc Hận.
Cho dòng lệ khóc, gió mưa tuôn.

Khóc thương vận nước vẫn nổi trôi
Tháng Tư ngày đó bỗng bồi hồi
Lá cờ cuốn lại Tự Do mất
Uất nghẹn trào dâng nước mắt rơi.

Aet. Lê Tuấn
Tháng 4 đen năm 2015

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'


Từ miền Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cựu giáo sư Đại học John Hopkins, đã trao đổi với BBC một số vấn đề xung quanh cuộc chiến giữa hai miền nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.
BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?
GS Lê Xuân Khoa: Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng về phía thắng trận hay thua trận. Về phía thắng trận, càng ngày về sau chữ chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy nó mất đi ý nghĩa. Tại vi sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.
Nhưng đối với người Việt ở hải ngoại, ngoài chữ Quốc hận thì phải có thêm một chữ ‘Ngày tìm tự do’ bởi vì đáng lẽ thống nhất lòng người mà người ta lại bỏ ra đi thì như vậy có sự chia rẽ nặng nề vấn đề dân tộc.
Chữ Quốc hận là đứng về phía cộng đồng hải ngoại. Lý tưởng mà nói hận thù cần phải xóa bỏ, cần phải quên đi. Là con người không ai muốn nuôi hận thù làm gì nhưng chữ Quốc hận đến giờ không thể bỏ được. Người ta muốn quên nhưng không bỏ được cho đến chừng nào có sự thay đổi trong nước tức là thật sự bảo vệ quyền lợi đất nước đối với Trung Quốc và đi vào con đường thật sự của dân, do dân, vì dân, thật sự dân chủ hóa đất nước. Như vậy sẽ hóa giải hận thù đi. Từ chỗ hóa giải hận thù chữ Quốc hận cũng bỏ được.
Trong tương lai hy vọng đến một ngày nào đó sẽ không còn dùng chữ Quốc hận nhưng cho đến ngày đó thì người ta còn đầy đủ lý do để dùng chữ Quốc hận.
BBC: Trong cuộc chiến, miền Bắc cho mình là chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng đất nước còn miền Nam cho rằng họ chiến đấu cho chính nghĩa tự do dân chủ của dân tộc vậy thì theo Giáo sư bên nào mới thật sự đại diện cho chính nghĩa của người Việt?
GS Lê Xuân Khoa: Mỗi bên đều có chính nghĩa của mình. Theo tôi thì người Cộng sản cũng là người yêu nước lúc đầu khi chưa thành cộng sản. Những người đi tìm lý tưởng cộng sản đều là người yêu nước cả. Ông Hồ Chí Minh khám phá ra được Lênin viết về vấn đề giải phóng dân tộc thì cho rằng chủ nghĩa Lênin đem lại giải phóng cho dân tộc nên ông ấy reo mừng.
Cũng như những người Quốc gia chống Pháp cũng là những người yêu nước cả. Thế khi hai bên tranh thắng với nhau thì một bên thắng rồi đáng lẽ hai phe phải có sự hòa hợp như ngay sau cuộc nội chiến Mỹ thì chính nghĩa của phe thắng và chính nghĩa của phe thua cũng là một. Tôi nghĩ lỗi lầm là chủ nghĩa cộng sản quốc tế mang sứ mạng của cộng sản quốc tế đi chinh phục nhân loại nên có sự khác biệt với chính nghĩa quốc gia. Chính nghĩa yêu nước, giải phóng đất nước của người cộng sản lúc ban đầu nó không còn nguyên như trước mà đi vào con đường cộng sản nên có sự xung đột ý thức hệ rõ ràng.
BBC: Trong cuộc nội chiến giữa hai miền còn có sự tham gia của các cường quốc, ở miền Bắc là Liên Xô, Trung Quốc còn ở miền Nam là Hoa Kỳ, vậy có thể nói Việt Nam là con cờ trong tay các cường quốc hay không? Liệu lịch sử có thể nào diễn biến khác đi để Việt Nam tránh được những đau thương cho dân tộc mình?
GS Lê Xuân Khoa: Phải nhắc đến truyền thống của dân tộc mình là dân tộc tồn tại vì luôn luôn trong mấy ngàn năm phải đối phó với phương Bắc và tồn tại cho đến bây giờ mà không mất độc lập của mình là do đâu? Tức là vấn đề nhu đạo về ngoại giao, nhu đạo về quân sự. Mỗi khi chiến thắng Trung Quốc xong các vua chúa, các triều đại ngày trước đều trở sang triều cống, xin lỗi Trung Quốc như xin lỗi người đàn anh. Nghệ thuật chiến đấu cũng thế, không bao giờ thấy sự đối đầu giữa một đội quân nhỏ của Việt Nam với đội quân hùng mạnh vĩ đại của Trung Quốc mà chúng ta dùng nhu đạo tức là dùng chiến tranh du kích, dùng yếu đánh mạnh.
Cho đến gần đây nhu đạo không được áp dụng. Tình thế nó hơi khác. Ngày xưa chúng ta cùng có một nước để đối đầu. Ngày nay chúng ta bị kẹt ở giữa hai thế lực đại cường. Một bên là khối cộng sản do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu và một bên là khối dân chủ tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Chúng ta bị dùng trong cái chiến tranh mà tôi gọi là chiến tranh ủy nhiệm là vậy.
Thế thì đứng kẹt ở thế giữa đó làm thế nào để tồn tại? Nhất định chúng ta phải nhu đạo rồi. Triết lý đó bây giờ chúng ta cứ áp dụng linh động trong vấn đề đối ngoại. Đối với cả hai bên tất nhiên chúng ta chọn con đường ở giữa tức là không lệ thuộc vào bên nào. Vấn đề này tôi nghe miền Bắc nói nhiều lần nhưng tôi thấy trên thực tế không áp dụng. Thành thử vẫn có sự thiên lệch. Ở đây chúng ta nhìn thấy rõ các vị lãnh đạo miền Bắc ít nhất cho đến bây giờ vẫn còn lúng túng giữa đi với Trung Quốc hay đi với Mỹ, đứng giữa như thế nào và tuy rằng nói đi với Mỹ để cân bằng với Trung Quốc nhưng thực tế cho thấy vẫn chọn con đường đi với Trung Quốc.
Vậy có cơ hội để cho Việt Nam thoát khỏi sự tranh chấp đó để độc lập được không? Trước khi có sự xung đột ý thức hệ, sau Đệ nhị Thế chiến, các cường quốc đã họp với nhau và đi đến con đường là xóa bỏ chế độ thuộc địa. Giá mà đi theo đường hướng đó do Mỹ đưa ra lúc đó thì nước Việt Nam không lâm vào tình trạng như ngày nay. Đó là lỗi lầm của người Pháp.
BBC: Ông có nhắc đến con đường trung đạo thì liệu ngày nay con đường trung đạo đó vẫn còn áp dụng được không nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn đang bị kẹt trong mối quan hệ với Mỹ và với Trung Quốc?
GS Lê Xuân Khoa: Tôi nghĩ rằng trung đạo lý thuyết thì đúng nhưng trên thực tế thì chưa thi hành. Tôi hy vọng Việt Nam càng nhìn thấy rõ phải thi hành con đường trung đạo.
Theo tôi Mỹ không quan tâm Việt Nam có trung đạo hay không. Họ phải hiểu cho Việt Nam có nước Trung Quốc to lớn vĩ đại ngay sát nách thì Việt Nam phải giữ thế trung đạo để tồn tại. Vả lại Mỹ có lý do để chấp nhận Việt Nam trung đạo. Thứ nhất Mỹ không có mưu đồ xâm chiếm thuộc địa, đất đai của Việt Nam bao giờ cả. Thứ hai Mỹ không như Trung Quốc phải Hán hóa dân tộc khác. Còn Trung Quốc có mưu đồ không bao giờ coi Việt Nam là mảnh đất độc lập. Họ luôn coi Việt Nam là một phần của Trung Quốc và có âm mưu Hán hóa Việt Nam. Hai vấn đề đó khiến Việt Nam phải vô cùng cảnh giác. Các nhà lãnh đạo bây giờ phải cảnh giác phải giữ được con đường trung đạo như thế. Muốn được như vậy thì phải mượn thế đồng minh cân bằng với Trung Quốc vì tự mình bây giờ thế mình yếu quá chưa đủ sức đối phó với Trung Quốc. Phải dựa vào thế của quốc tế, của Mỹ, của các nước tự do, dựa vào các nước Asean. Khi Trung Quốc thấy rằng sau lưng Việt Nam có Mỹ, thế giới tự do và cộng đồng châu Âu chẳng hạn thì Trung Quốc không thể lấn tới được nữa.
BBC: Một trong những hậu quả sau cuộc chiến là sự chia rẽ trong lòng dân tộc mà đến nay vẫn chưa thể hàn gắn được. Liệu con đường hòa giải có khả thi không và đâu là lộ trình khả dĩ nhất?
GS Lê Xuân Khoa: Lẽ dĩ nhiên không thể nào hận thù mãi mãi được. Đến một lúc nào đó thế hệ này không xong thì đến thế hệ sau. Sự hòa giải là mục tiêu tất yếu của dân tộc. Một dân tộc không thể nào mạnh, không thể nào phát triển được nếu dân tộc đó chia rẽ và căm thù lẫn nhau.
Lẽ dĩ nhiên có rất nhiều trở ngại cho đến bây giờ. Rất tiếc có biết bao cơ hội có để có thể xây dựng ý thức, quan niệm về hòa giải đã bị bỏ qua. Ai bỏ qua? Hòa giải hay không bắt đầu khởi đi từ người thắng trận chứ không phải từ người thua. Người thua không thể chìa tay xin được hòa giải mà người thắng nếu vì quyền lợi đất nước, vì tương lai lâu dài của đất nước nhất định chìa tay đón nhận người thua trận để hòa giải. Việc đó cho đến nay dù có nói ra nhưng chưa bao giờ làm cả.
Về sau họ lại nói nhiều về hòa hợp hơn chứ còn hòa giải muốn bỏ đi tức là chỉ muốn kéo người ta về phía mình thôi, không tôn trọng quan điểm của bên kia mà hòa giải bắt buộc là con đường hai chiều. Như thế sẽ không bao giờ có hòa giải được. Trong khi đó chính quyền đã phạm rất nhiều sai lầm, có thể nói là tội ác với dân tộc. Đáng lẽ phải sửa sai và mở vòng tay với bên ngoài thì người ta sẽ đón nhận.
Còn lộ trình khả dĩ? Bắt đầu từ phía Việt Nam, chìa tay ra trước, không phải chỉ bằng lời nói, cũng không phải kêu gọi người ta về đóng góp. Đóng góp về vật chất thì cũng là đáng kể, nhưng sự đóng góp đáng kể hơn, có giá trị hơn là đóng góp về trí tuệ. Cho đến nay các nhà lãnh đạo trong nước vẫn phàn nàn rằng sự đóng góp chất xám không có gì đáng kể. Nguồn lực trí tuệ ngoài nước rất nhiều, các anh em chuyên gia trí thức bên ngoài phải cùng phối trí với anh em trí thức trong nước để xây dựng một dân tộc hùng mạnh.
Đồng thời phải sửa đổi những sai lầm mình đã vấp phải bằng hành động chứ không phải xin lỗi gì cả để thực hiện mục tiêu một đất nước của dân, do dân, vì dân như là vẫn nói. Hãy làm chuyện đó thật đi. Lòng người ngoài này người ta đâu có muốn tranh giành hay cướp lại chính quyền làm gì. Người ta chỉ mong rằng có một chính quyền nhận ra sai lầm của mình mở rộng vòng tay kêu gọi sự hòa giải và đối với nhân dân trong nước mở rộng các con đường, các chính sách đưa đến tự do, no ấm và hạnh phúc.
Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đến chuyện hòa giải.
BBC: Nhân nói đến việc hòa giải thì Việt Nam đang đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, vậy theo ông cộng đồng người Việt tại hải ngoại có vai trò như thế nào trong việc đối phó với mưu đồ của Trung Quốc?
GS Lê Xuân Khoa: Tôi lấy ví dụ cụ thể: Trong gia đình có hai anh em sống chung với nhau. Rồi đến lúc có xung đột cãi nhau, thậm chí đánh nhau chí chóe. Trong khi mâu thuẫn như vậy thì có kẻ thù bên ngoài đang vác súng sắp sửa vào cướp trong nhà. Mối nguy chung là khi kẻ thù vào thì cả hai anh em đều là nạn nhân hết thì bây giờ phải tạm thời quên sự chống đối nhau để hợp lực lại đuổi kẻ thù đang xâm lấn nhà mình hay là cứ nhất định người này phải diệt người kia đã rồi mới quay sang chống lại kẻ thù tôi nghĩ câu trả lời ai cũng thấy rõ. Phải gạt bỏ thù riêng đi để đối phó với kẻ thù chung rồi sau đó giải quyết với nhau sau. Đấy là quan điểm của tôi. Trái lại có những người chủ trương rằng hãy tiêu diệt chế độ này đã rồi mới đánh kẻ thù thì như thế tôi cho rằng đấy là ý nghĩ của những người vì lòng thù hận – cái đó mình cũng phải hiểu người ta thù hận đến độ bất chấp kẻ thù chung như vậy nhưng tôi nghĩ đó không phải là con đường sáng suốt.
Có người nói rằng nếu sau khi chiến thắng rồi thì phe kia nó mạnh lên, nó vẫn lại cai trị. Tôi nghĩ rằng tình thế sẽ đổi khác. Khi mà đã hợp lực, đã hòa giải thật sự, đã thả những người bất đồng chính kiến ra và khi người nước ngoài đã hợp lực loại được kẻ thù Trung Quốc đi thì chúng ta rất nhẹ gánh nặng để xây dựng đất nước. Lúc đó lực lượng nhân dân, những người dân chủ trong nước sẽ có thế lực mạnh hơn để thuyết phục những nhà lãnh đạo trong nước và lãnh đạo lúc đó cũng tỉnh ngộ rồi không bị gọng kìm của Trung Quốc ép nữa thì sẽ nhìn ra con đường mình sẽ đi. Vấn đề nội bộ sẽ dễ giải quyết hơn.
Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với Giáo sư Lê Xuân Khoa được thực hiện trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.