Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Sạch sẽ quá có phải là điều tốt không?

Chúng ta thường nghe câu nói (Ở bẩn sống lâu) mới nghe qua thì thật là vô lý nhưng xét cho cùng chúng cần phải học cách sống hòa đồng với vi khuẩn ở quanh ta. Một số vi khuẩn có thể gây các loại bệnh khó chịu, hoặc thậm chí chết người, nhưng rất nhiều trong số này rất hữu ích và có lợi cho sức khoẻ con người. 

Nhiếu loại vi khuẩn sẽ  tạo ra vitamins trong ruột, bao bọc da chúng ta để giúp bảo vệ chúng ta trước những vi khuẩn gây hại, và giúp chúng ta tiêu hoá thức ăn. Muốn chứng minh điều này bạn sẽ nhận ra khi bạn uống thuốc trụ sinh nhiều ngày, có thể làm bạn bị tiêu chảy đầy hơi vì các loài vi khuẩn trong đường ruột đã bị thuốc trụ sinh tiêu diệt chết hết.
Khi về Việt Nam những ngày đầu dễ bị tiêu chảy vì không quen với môi trường thiếu vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam, khoảng hai tuần sau bạn sẽ quen dần và ăn uống thoải mái hơn, bởi vì khi ấy bạn đã sống và hoà đồng với vi khuẩn.

Bên trong cơ thể con người là một xã hội tế bào và những loài vi khuẩn cộng sinh, chúng ta luôn bị lệ thuộc vào từng nhóm này.

Sạch sẽ quá có phải là điều tốt không?

shower brie larson filmedit short term 12 kaitlyn dever
Lịch trình của bạn là gì? Bạn tắm vào mỗi buổi sáng, hay thỉnh thoảng vài ngày mới tắm?

Bạn có thay ga trải giường mỗi tuần, hay chỉ khi nào nó bốc mùi?

Khăn tắm thì sao? Bạn thay mỗi ngày, mỗi thứ Bảy, hay đợi chúng rất dơ?

Chúng ta đang sống vào kỷ nguyên của sự sạch sẽ. Xà phòng có khả năng diệt trùng, nước lau nhà được nói là có khả năng diệt vi khuẩn đến 99.9%. Trong thế giới của chúng ta, vi khuẩn là thứ xấu xa, nói một cách đơn giản là vậy!

Nhưng cùng lúc, một số nhà khoa học lại nói rằng không nên ăn ở sạch sẽ quá, vì điều này có thể gây ra hen suyễn và dị ứng.

Vậy liệu có cách để cân bằng giữa nhu cầu sạch sẽ và học cách chung sống hòa đồng với những vi khuẩn quanh ta?

image
Chúng ta đã biết kể từ cuối thế kỷ 19, các khám phá của bác sĩ người Đức Robert Koch cho thấy một số loại vi khuẩn là nguyên nhân gây ra một số bệnh.

Giữ vệ sinh giúp cải thiện sức khỏe

Kể từ đó, các biện pháp vệ sinh đã giúp chúng ta cải thiện sức khoẻ đáng kể.

Thế nhưng không phải vi khuẩn nào cũng xấu. Một số vi khuẩn có thể gây các loại bệnh khó chịu, hoặc thậm chí chết người, nhưng rất nhiều trong số này rất hữu ích và có lợi cho sức khoẻ con người.


Chúng tạo ra vitamins trong ruột, bao bọc da chúng ta để giúp bảo vệ chúng ta trước những vi khuẩn gây hại, và giúp chúng ta tiêu hoá thức ăn.

shower classic film psycho janet leigh
Bên ngoài cơ thể của chúng ta, chúng tiêu huỷ chất thải sinh học, tạo ra một nửa lượng oxygen trên thế giới và điều chỉnh lượng nitrogen trong không khí, giúp Trái Đất trở thành một hành tinh có tồn tại sự sống.

Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng chúng ta đang trở nên ‘quá sạch’, tới mức thái quá.

Vào năm 1989, nhà nghiên cứu dịch bệnh người Anh David Strachan là người đầu tiên khám phá ra rằng bị nhiễm trùng thời bé sẽ giúp chúng ta có khả năng kháng cự tốt hơn trước bệnh dị ứng sau này. Điều này được biết đến với tên gọi ‘Thuyết Vệ sinh’.

Vệ sinh thái quá là điều không tốt

shower shaving girl morning routine
Bệnh dị ứng trên thực tế là do hệ thống miễn dịch của chúng ta bị rối loạn vì tưởng rằng một chất vô hại là có hại.

Cơ thể chúng ta, như Dorothy Matthews, nhà sinh học tại Đại học Russel Sage ở New York, nói, có thể đã phản ứng thái quá trước những vi khuẩn có lợi, vì cơ thể chúng ta đã không còn quen với việc sống chung với chúng.

Vì lý do này, chúng ta phải hiểu cách những microbiota - các vi sinh vật sống phía ngoài và bên trong cơ thể chúng ta có thể giúp chúng ta như thế nào.

“Điều quan trọng là phải chuyển được từ mẹ sang cho con các vi sinh vật vô hại cho ruột, da và các bộ phận cơ thể khác, và chúng ta cần phải tiếp xúc với các loại vi sinh vật đa dạng, khác nhau tồn tại trong môi trường,” Graham Rook, nhà nghiên cứu bệnh dịch tại đại học University College London, nói.

image
Ví dụ như khi một núm vú giả bị rơi xuống sàn thì sẽ tốt hơn nếu người mẹ liếm sạch nó thay vì tìm một cái mới sạch hơn, vì điều này được cho là làm tăng lượng microbiota ở trẻ, giúp giảm dị ứng.

Điều này được cho là giống như một bài tập luyện sự chịu đựng, bắt đầu với thực phẩm.

“Nên ăn uống đa dạng, và tốt nhất là ăn thức ăn sản xuất từ nông trại,” Rook nói. Bên cạnh đó, việc tập thể dục ngoài trời cũng tốt hơn là ở trong phòng tập.

Và mặc dù chúng nghĩ rằng chó nuôi thì bẩn, nhưng chúng cũng giúp hầu hết chúng ta tăng độ đa dạng của microbiota và giảm dị ứng.

Theo một cách nào đó, hệ thống miễn dịch giống như một người nông dân.

Nó giúp cơ thể chúng ta có lượng vi khuẩn cần thiết cho sự phát triển, trao đổi chất, vận động và thậm chí cả các các vi khuẩn cần thiết cho chức năng của não, đồng thời giúp loại trừ các vi khuẩn chứa mầm bệnh.

image
Một số nhà khoa học nói việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ quá có thể gây hen suyễn, dị ứng và làm suy yếu hệ miễn dịch.

Cũng chính vì vậy mà một sự thiếu đa dạng về microbiota thường gắn liền với nhiều căn bệnh.

Tuy nhiên hiện vẫn chưa có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy việc thiếu một loại vi khuẩn nào đó có thể gây một căn bệnh cụ thể nào.

“Bằng chứng có thể xuất hiện vào lúc nào đó,” Rook nói, “nhưng vấn đề vô cùng phức tạp, xét về mặt kỹ thuật lẫn số liệu.”

Những người khác cũng đồng ý như vậy.

“Các vi sinh vật đã được cho là có liên hệ với hệ miễn dịch, dị ứng, cảm xúc, hệ thần kinh trung ương, chứng tự kỷ,” Mary Ruebush, nhà vi sinh học và giảng viên tại Trường Becker Professional Education, nói.

page thread blue random image
Và việc rèn luyện khả năng chịu đựng bắt đầu từ giây phút chúng ta ra đời - những đứa trẻ được sinh ra theo cách tự nhiên có khả năng bị dị ứng thấp hơn những đứa trẻ được đẻ mổ, mà rất có thể là cho chúng đã được tiếp xúc với các loại vi sinh vật có một cách tự nhiên ở âm đạo của người mẹ ngay từ những giây đầu đời, bà nói thêm.

Việc tiếp xúc với vi khuẩn tốt ở giai đoạn đầu cuộc đời có thể có tác động rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta, Rook nói.

Ví dụ, khi tiếp xúc với vi khuẩn từ sớm, ruột chúng ta sẽ kích hoạt một số tế bào miễn dịch giúp cơ thể chúng ta không phản ứng thái quá trước các vi sinh vật về sau này.

Rook gọi các vi khuẩn này là ‘những người bạn cũ’.
Và chúng ta đang thiếu tình bạn này; việc ăn ở quá sạch khiến ta không tiếp xúc với các vi khuẩn này, khác với thời tổ tiên mình.

Điều này trở thành một câu hỏi hóc búa cho những người muốn sống mạnh khoẻ hơn. Làm sao chúng ta có thể tránh các căn bệnh từ những vi trùng gây hại, trong khi vẫn tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi?

Nên giữ vệ sinh ở mức độ nào?

Rook tất nhiên là không khuyến khích việc bỏ qua các cách vệ sinh cơ bản, như rửa tay.
Các nhà khoa học xem tay bẩn là một trong những lý do khiến bệnh truyền nhiễm lây lan.

Rửa tay sạch không phải là vấn đề rửa tay lâu đến đâu, mà là rửa kỹ đến đâu.

Bạn phải nhúng vào xà phòng và nước, chà kỹ các bề mặt của tay trong ít nhất 15 giây, sau đó rửa nước lại một lần nữa và sấy khô, các chuyên gia nói.

image
Rửa tay đúng cách là bạn phải nhúng vào xà phòng và nước, chà kỹ các bề mặt của tay trong ít nhất 15 giây, sau đó rửa nước lại một lần nữa và sấy khô, các chuyên gia nói.

Việc kỳ cọ với xà phòng sẽ cách ly vi khuẩn với da của bạn, trong khi sấy khô sẽ đẩy chúng ra khỏi tay bạn.

Thế nhưng không phải phần nào của cơ thể cũng cần phải được rửa kỹ đến vậy.

Tắm rửa quá kỹ ‘làm ảnh hưởng đến những hệ thực vật bình thường giúp giữ cho bạn khoẻ mạnh bằng cách cạnh tranh với các sinh vật gây hại,” Ruebush nói.

“Việc vận hành hệ thống miễn dịch trong môi trường sạch sẽ giống như khi não thiếu khả năng cảm nhận. Cuối cùng, nó sẽ hoá rồ và làm tăng khả năng bị dị ứng và tự động miễn dịch đối với tất cả mọi thứ trong môi trường của họ,” bà nói.

Tắm lâu mỗi ngày không hẳn là điều tốt vì nó loại bỏ những ‘vi khuẩn tốt’ ra khỏi da của chúng ta.
Tuy nhiên bạn nên làm sạch khu vực quanh cơ quan sinh dục và những nơi mà thường đổ mồ hôi, và bạn nên thay đồ lót mỗi ngày.

Ở nhà, giải pháp để tránh việc chống lại nhầm loại vi khuẩn không phải là tắm rửa quá đà, mà là làm vệ sinh đúng lúc.

shower black and white horror retro 60s
Việc giữ vệ sinh không phải là điều cần làm triệt để một lần một tuần, mà nó cần là ‘điều được làm mỗi ngày, khi các biện pháp vệ sinh được làm đối với những nơi cần thiết và vào đúng những lúc cần thiết,” Sally Bloomfield, từ London School of Hygiene and Tropical Medicine, nói.

Ví dụ như thớt trong nhà bếp. Nếu bạn dùng nó để cắt rau thì có thể rửa sau khi ăn, nhưng nếu chặt cá hay thịt sống thì cần phải rửa ngay nếu không muốn cả gia đình bị nhiễm trùng.

Khoảng 70% thịt gà có chứa Campylobacter, một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc và có thể nhân số lượng lên rất nhanh trên cái thớt mà bạn dùng để thái thịt gà.

image

Sự ẩm ướt dễ gây hại

Các nghiên cứu từ bệnh viện cho thấy ra trải giường và khăn lau cũng có thể làm lây lan vi khuẩn dễ dàng, nhưng nhà ở của chúng ta không phải là môi trường có độ rủi ro cao và ít có khả năng tạo ra siêu vi khuẩn.

Thế nhưng khăn lông ẩm ướt lại là có vấn đề.

“Không có dữ liệu khoa học cụ thể nào đủ khiến chúng ta tự tin đánh giá rằng chúng ta nên thay ra giường và khăn lau thường xuyên tới mức nào,” Bloomfield nói.

Tuy nhiên có đủ số liệu cho thấy chúng có thể gây nguy cơ nhiễm trùng ở nhà.

Bà khuyến khích nên thay ra trải giường và khăn lau ít nhất một lần mỗi tuần, và cảnh báo không nên dùng chung khăn lau tay và các đồ dùng vệ sinh cá nhân khác.

Khăn ướt, ấm là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại, Bloomfield nói.
Đó là lý do vì sao khăn lau ở nhà bếp và phòng tắm cần được vứt đi hoặc rửa ngay sau khi dùng, hoặc ít ra là phải được vắt và phơi ngay sau khi dùng, Bloomfield khuyến cáo.

image
Khăn lau khô bát là môi trường lý tưởng để vi trùng từ cơ thể bạn lay lan ra bát chén, ly cốc vừa được rửa sạch. Nó cần được thay thường xuyên, và khi giặt khăn lau này, nhiệt độ nên để ở mức 60 độ C để bảo đảm triệt khuẩn. Nếu để ở nhiệt độ thấp hơn, bạn nên pha thêm chất tẩy thích hợp vào bột giặt.

Khi dùng phòng vệ sinh, tốt nhất nên đóng nắp bồn cầu khi dội nước để tránh vi khuẩn lan ra và sinh sôi nảy nở.

Pyjama là một điểm yếu khác trong vấn đề vệ sinh cá nhân của chúng ta. Một số khảo sát cho thấy nhiều người chỉ đến khi thấy có mùi hôi mới đem đi giặt.

Tốt nhất là nên thay giặt pyjama một lần mỗi tuần, các chuyên gia nói.

Thông điệp cuối cùng là chúng ta không nên quay về đời sống hoang sơ dơ dáy như trước đây, mà thay vào đó, tìm cách duy trì các vi khuẩn tốt.

image
Ikka Hanski, một nhà sinh học từ Đại học Helsinki ở Phần Lan, nói, chúng ta cần ra khỏi nhà và giành thời gian vui chơi ở rừng hoặc nơi nhiều cây xanh.

“Hãy để con cái bạn chơi đùa ở những nơi mà chúng có thể tiếp xúc với đất, thực vật, vốn là nơi chứa nhiều vi khuẩn có lợi,” ông nói.

“Nếu bạn có nhà riêng, hãy để cây tự nhiên mọc và phát triển, chỉ cần tỉa một hay hai lần mỗi năm.”

Sức đề kháng sau cơn bệnh

Các nghiên cứu cho thấy trẻ em lớn lên trong môi trường không quá sạch thường ít bị hen suyễn và dị ứng.

Một số loại vi khuẩn nhất định cũng giúp chúng ta tránh khỏi các căn bệnh đường ruột và thậm chí một số loại bệnh trầm cảm.

image
Một cuộc sống khoẻ mạnh hơn có thể được củng cố từ việc tiếp xúc với gia súc hoặc các vi sinh vật vô hại nhưng quan trọng trong đất, thức ăn, nước.

Nếu giả thiết về vệ sinh là đúng thì điều này có thể giải thích sự gia tăng của các trường hợp hen suyễn và dị ứng trong 20 năm qua.

Tất nhiên là có những giải thích khác, như xu hướng sức khoẻ cộng đồng và tính phổ biến của nước đã qua khử trùng, hoặc việc lạm dụng thuốc kháng sinh, và những thay đổi trong môi trường của chúng ta, ví dụ như tình trạng ô nhiễm.

“Nhiều khả năng điều này có sự tham gia của nhiều yếu tố liên quan đến lối sống phương Tây. Thuốc kháng sinh sẽ làm rối loạn hoạt động các vi khuẩn có lợi cho cơ thể của chúng ta và vì vậy, ảnh hưởng đến phản ứng của hệ thống miễn dịch,” Hanski nói.

bye the last ship the last ship tnt rachel scott tom chandler
Ngược lại, ông nói, các nghiên cứu rõ ràng cho thấy là các loại thuốc vaccine không gây hại và không có vai trò trong việc làm tăng khả năng dị ứng.

Nếu nhìn về khía cạnh tươi sáng của vấn đề, bạn có thể biết chắc rằng mỗi lần bị ốm sẽ giúp bạn khoẻ hơn sau này, Ruebush nói.

“Thông điệp ở đây không phải là điều mà hầu hết chúng ta đều muốn nghe: Chúng ta muốn tìm cách nhanh nhất để giải quyết những căn bệnh khó chịu bằng việc tìm đến nhà thuốc. Tuy nhiên mỗi khi làm như vậy, cơ thể bạn sẽ trở nên yếu đi.”

Có lẽ đây là điều chúng ta cần ghi nhớ trước khi sử dụng sữa tắm quá đà.



Katia Moskvitch

shower girls bathroom caught silhouette

Những bi kịch cuộc đời "người sói"

 vào thời đại văn minh khoa học tiến bộ như hiện nay, vậy mà vẫn có những số phận con người phải sống cùng bầy thú hoang

Một đằng là đứa trẻ rốt cuộc đã sống trong rừng, còn một đằng là đứa trẻ thực ra vẫn đang ở nhà nhưng bị bỏ rơi và hành hạ đến mức chúng cảm thấy được những con thú chăm sóc nhiều hơn chính con người," 


Những bi kịch cuộc đời "người sói"


Image copyrightJulia FullertonBatten
Cô bé Oxana Malaya đã sống trong chuồng với bầy chó trong sáu năm
Nhiếp ảnh gia Julia Fullerton-Batten tái hiện lại cuộc đời bí ẩn, hoang dại và đầy bi kịch của những đứa trẻ đã lớn lên giữa nanh vuốt bầy sói. Bí ẩn nào đã giúp các em sống sót?

Oxana Malaya, Ukraine, 1991

Vừa đẹp vừa ghê rợn, những bức ảnh trong dự án của nhiếp ảnh gia Julia Fullerton-Batten như đem đến cho người xem một thế giới cổ tích và bí ẩn. Tuy nhiên, các nhân vật trong ảnh đều là người thật, việc thật ngoài đời.
"Có hai bối cảnh khác nhau. Một đằng là đứa trẻ rốt cuộc đã sống trong rừng, còn một đằng là đứa trẻ thực ra vẫn đang ở nhà nhưng bị bỏ rơi và hành hạ đến mức chúng cảm thấy được những con thú chăm sóc nhiều hơn chính con người," nữ nhiếp ảnh gia nói với BBC Culture.
Bức ảnh này tái hiện lại câu chuyện về cô bé người Ukraine, Oxana Malaya.
Theo Fullterton-Batten, "Oxana được tìm thấy khi cô bé đang sống với bầy chó trong chuồng hồi năm 1991. Khi đó cô bé tám tuổi và đã sống với chó được sáu năm."
"Cha mẹ Oxana nghiện rượu. Một đêm nọ, họ đã đã bỏ cô bé ở ngoài nhà. Trời lạnh, em bé ba tuổi bò về phía chuồng chó ở nông trại."
"Cô bé đã được những chú chó lai trong chuồng ủ ấm, và có lẽ nhờ vậy mà cô bé đã không bị chết vì lạnh cóng."
"Oxana chạy bằng bốn chi, thè lưỡi ra ngoài, nhe răng và sủa. Vì thiếu khả năng giao tiếp như một người bình thường, cô chỉ có thể nói được vài từ đơn giản như "có", "không".
Nay Oxana sống trong một phòng mạch tại Odessa (Ukraine), cô giúp chăm sóc gia súc, gia cầm trong nông trại của bệnh viện.

Shamdeo, Ấn Độ, 1972

"Không hề giống như trong truyện Tarzan," Fullerton-Batten nói. "Những đứa trẻ này đã phải chiến đấu với bầy thú để có được thức ăn, chúng phải học cách sinh tồn. Khi tôi đọc những câu chuyện về các em, tôi bị sốc và cảm thấy kinh sợ."
Image copyrightJulia FullertonBatten
Khi được tìm thấy, Shamdeo đang chơi với những chú sói non
Có 15 em nhỏ được những con thú nuôi dưỡng được thể hiện trong "Những đứa trẻ hoang dại", dự án nhằm kể lại bằng hình ảnh câu chuyện về những con người bị tách rời khỏi thế giới loài người từ khi các em đa phần còn rất non nớt.
Bức ảnh này chụp Shamdeo, một cậu bé được tìm thấy trong rừng ở Ấn Độ hồi 1972, khi cậu được đoán là chừng bốn tuổi.
"Cậu bé đang chơi với lũ sói non. Da của bé rất sậm màu, hàm răng sắc nhọn, móng tay cong dài, tóc bết lại, có vết chai ở lòng bàn tay, khuỷu tay và đầu gối."
"Cậu bé rất thích bắt gà, ăn đất và thèm mùi máu. Cậu bé thân thiết với bầy chó."
Shamdeo không bao giờ nói gì nhưng đã học và có thể dùng một số ngôn ngữ ký hiệu. Cậu mất vào năm 1985.

Marina Chapman, Colombia, 1959

Nữ nhiếp ảnh gia cảm thấy muốn thực hiện dự án này sau khi đọc quyển "Cô gái không tên" viết về một phụ nữ người Colombia tên là Marina Chapman.
Fullerton-Batten kể lại câu chuyện: "Marina bị bắt cóc hồi năm 1954 tại một ngôi làng hẻo lánh ở Nam Mỹ khi mới năm tuổi."
"Cô bé bị bọn bắt cóc vứt lại trong rừng. Cô bé đã sống với một gia đình khỉ thầy tu (khỉ capuchin) trong khoảng năm năm, rồi được các thợ săn tìm thấy trong rừng."
Image copyrightJulia FullertonBatten
Marina Chapman sống với một bầy khỉ thầy tu suốt năm năm, và cô bé có hành vi giống khỉ
"Cô bé ăn các loại quả mọng nước, rễ cây và chuối do bầy khỉ thả xuống cho. Cô ngủ trong các hốc cây và đi bằng bốn chi giống như khỉ."
"Nhưng không phải bỗng dưng bầy khỉ cho cô thức ăn; cô phải tự học cách sinh tồn, cô biết cách thích nghi và biết cách ứng xử phù hợp. Cô bắt chước các hành vi của bầy khỉ và khỉ trở nên quen với sự có mặt của cô. Chúng bắt chấy cho cô và coi cô như một con khỉ."
Hiện Chapman sống ở Yorkshire với chồng và hai con gái. "Bởi câu chuyện quá bất thường, rất nhiều người không tin cô. Họ đã chụp X-quang cơ thể, quan sát xương để xem cô bé có bị suy dinh dưỡng không, và kết luận có lẽ câu chuyện đã xảy ra đúng như vậy.”
Fullerton- Batten đã liên hệ với Marina và kể lại: "Cô ấy vui vẻ đồng ý cho tôi dùng tên của cô và chụp bức ảnh này.”

John Ssebunya, Uganda, 1991

Nhiếp ảnh gia đã được nhà nhân chủng học người Anh Mary-Ann Ochota, đồng thời là người dẫn trong loạt chương trình "Những đứa trẻ hoang dại", tư vấn.
"Cô ấy đã đến Ukraine, Uganda và Fiji để gặp ba trong số những đứa trẻ còn sống," Fullerton-Batten nói.
"Điều đó rất hữu ích khi cô ấy chỉ dẫn cho tôi về cách chúng đặt bàn tay, cách chúng đi lại, rồi về việc chúng đã sinh tồn ra sao. Bởi tôi muốn có được những bức ảnh chân thực, trông đáng tin."
Bức ảnh này kể về John Ssebunya.
Image copyrightJulia FullertonBatten
John Ssebunya bỏ trốn khỏi nhà khi cậu bé ba tuổi, sau khi chứng kiến cảnh cha sát hại mẹ
"John bỏ trốn khỏi nhà năm 1988 khi cậu bé ba tuổi chứng kiến cảnh cha cậu giết chết mẹ cậu," Fullerton-Batten kể.
"Cậu bỏ chạy vào rừng và sống với bầy khỉ. Cậu bé được tìm thấy năm 1991, khi đã sáu tuổi, và được đưa vào trại trẻ mồ côi. Cậu bé có nhiều vết chai trên đầu gối vì tư thế đi giống khỉ."
John đã học nói và trở thành thành viên ban hợp xướng thiếu nhi Viên ngọc Châu Phi (Pearl of Africa).
Dù câu chuyện về những đứa trẻ sống hoang dại thường đầy huyền thoại xen lẫn thực tế, nhà nhân chủng học Ochota tin câu chuyện của Ssebunya là có thật.
"Đây không phải là một dạng chuyện lừa đảo về trẻ con sống hoang dại thông thường," cô viết trên tờ The Independent năm 2012. "Chúng tôi đang xem xét một trường hợp có thật."

Madina, Nga, 2013

Mary-Ann Ochota viết trên website của mình: "Những đứa trẻ hoang dại, lạ lùng này thường là nguồn cơn của một bí mật hay điều xấu hổ bị che giấu trong gia đình hoặc cộng đồng."
"Đây không phải những câu chuyện rừng xanh trong sách vở, mà thường là những trường hợp bi thảm bị bỏ rơi hoặc bạo hành."
"Những đứa trẻ này thường là hệ quả bi thảm của nhiều nguyên nhân kết hợp như nghiện ngập, bạo lực gia đình và đói nghèo."
"Đó là những đứa trẻ đã phải trải qua những rạn vỡ, chúng bị lãng quên, bỏ mặc hoặc bị che giấu."
Image copyrightJulia FullertonBatten
Image captionMadina đã sống với bầy chó trong nhà và có một người mẹ say xỉn, nghiện ngập
Theo Fullerton-Batten, "Madina đã sống với chó từ khi chào đời cho đến khi lên ba, ăn cùng bầy chó, chơi và ngủ với chúng trong mùa đông giá lạnh."
"Khi nhân viên bảo trợ xã hội tìm thấy cô bé năm 2013, Madina trong tình trạng trần truồng, đi lại bằng bốn chi và gầm gừ như một chú chó."
"Cha của Madina đã bỏ đi ngay khi cô bé vừa chào đời. Mẹ cô bé là một phụ nữ 23 tuổi nghiện rượu."
"Người mẹ thường say xỉn không thể chăm sóc con gái và... thường ngồi vào bàn, ăn một mình mặc cho đứa con gái gặm xương trên sàn với mấy con chó."
Madina đã được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội và các bác sĩ nhận thấy cô bé khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, bất chấp những gì cô đã phải trải qua.

Sujit Kumar, Fiji, 1978

"Sujit tám tuổi khi được phát hiện thấy đứng giữa đường, kêu cục tác, đập đập cánh tay và có những hành vi như một con gà," Fullerton-Batten nói.
"Sujit mổ thức ăn, đứng trên ghế như thể để gáy, và dùng lưỡi tạo ra những tiếng chép chép liên tục."
"Cha mẹ cậu bé nhốt cậu trong một chuồng gà. Mẹ em tự tử và cha bị sát hại."
Image copyrightJulia FullertonBatten
Image captionSujit Kumar có thể đứng như tư thế một chú gà sắp gáy vì bị tách khỏi đời sống bình thường khi còn quá nhỏ
"Ông nội trở thành người nuôi dưỡng, nhưng lại bỏ mặc để cậu bé tiếp tục bị nhốt trong chuồng với bầy gà."
Với trẻ con, việc thay đổi sau khi được tìm ra cũng khó không kém gì so với thời gian chúng bị tách khỏi đời sống con người
"Khi được phát hiện, đó thực sự là một cú sốc - những đứa trẻ đã học được các hành vi của động vật, ngón tay chúng giống móng vuốt và chúng thậm chí không thể cầm muỗng ăn được. Đột nhiên mọi người lại muốn chúng phải thay đổi để có thể biết đứng ngồi đúng cách, biết nói chuyện."
Kumar hiện được chăm sóc bởi Elizabeth Clayton, người đã cứu cậu khỏi một khu nhà dưỡng lão và mở nhà từ thiện cho những đứa trẻ cần mái ấm.

Ivan Mishukov, Nga, 1998

Dù có rất nhiều hoàn cảnh bi thảm xuất hiện trong loạt câu chuyện của mình, nhưng những tấm ảnh Fullerton-Batten chụp đều kể về câu chuyện của sự sống sót.
"Mọi con người đều cần được giao tiếp với người, nhưng với những đứa trẻ này, cả đời của các em đã phải dành tập trung vào bản năng sinh tồn," cô nói, và đặt câu hỏi "phải chăng những đứa trẻ sống với động vật hoang dã là bởi thà như thế còn hơn là trở thành những đứa bé suốt tuổi thơ ấu không có ai bầu bạn bên cạnh."
Ivan bỏ trốn khỏi nhà khi lên bốn, bới thức ăn thừa chia cho bầy chó hoang và cuối cùng trở thành "đầu đàn".
Image copyrightJulia FullertonBatten
Image captionIvan Mishukov tự lập và sống với bầy chó hoang suốt hai năm từ lúc bỏ trốn khỏi nhà
Cậu bé sống trên đường phố hai năm trước khi được đưa vào một ngôi nhà nuôi trẻ.
Trong cuốn "Những cô bé man rợ và những cậu trai hoang dã: Lịch sử của những đứa trẻ hoang dại", tác giả Michael Newton viết rằng "Mối quan hệ đó đã diễn ra một cách hoàn hảo, tốt hơn nhiều so với bất kỳ những gì Ivan từng có được từ những con người khác."
"Cậu xin thức ăn rồi chia sẻ với bầy chó. Đổi lại, cậu ngủ với chúng trong những đêm đông lạnh lẽo và bóng tối sâu thẳm, khi nhiệt độ xuống cực thấp."
Fullerton-Batten tin rằng “những đứa trẻ hoang dại” có thể tiết lộ rất nhiều về những bí mật ẩn giấu đằng sau những xã hội có vẻ văn minh, nơi mà một thành phố cũng có thể tàn khốc như chốn rừng thẳm.
"Ivan chạy trốn vì cậu muốn thế, thay vì ở lại nhà. Nhưng hẳn là nhà của cậu phải quá tệ đến mức cậu thà lang thang trên đường phố với đàn chó còn hơn," cô nói.
"Tôi cố gắng không khai thác lợi dụng câu chuyện của họ. Ba trong số các trường hợp đã tạo cảm hứng cho người làm từ thiện. Tôi muốn mọi người ý thức về những gì vẫn đang diễn ra."


Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Khi lòng yêu nước bị từ khước

Điều khác nhau căn bản giữa độc tài và dân chủ là dưới chế độ dân chủ, quyền lực được kiểm soáy hay bị kiểm soát, còn dưới chế độ độc tài thì không. 
Quyền lực của Cộng Sản là bất khả xâm phạm, họ có quyền tự do tham nhũng và t quyết việc chia cắt đất nước để dâng hiến cho Trung Cộng, tự do bán nước (họ xem đất nước là sân nhà của họ, muốn làm gí thì làm). Người dân không có quyền lên tiếng, ai không nghe là công an bắt bớ và tù tội ngay lập tức. 

Cộng sản xem dân chúng là những người ngoại cuộc. Tất cả các sự dàn xếp về nhân sự chỉ liên quan đến 175 uỷ viên Ban chấp hành trung ương đảng. Dân chúng không cần biết và không đáng để được biết 
Quyền yêu nước của người dân đã bị khước từ, đảng sẽ chỉ đạo con đường yêu nước, như đảng đã dậy bào
(Thà mất nuớc còn hơn mất đảng) lời tổng bí thư Nguyễn văn Linh.


Khi lòng yêu nước bị từ khước

image
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vòng hoa tại lăng HCM trước Đại hội đảng 12, ngày 20/1/2016.
Suốt mấy tuần vừa qua, hầu như ngày nào tôi cũng vào các trang báo mạng trong nước cũng như trên facebook để tìm tòi các tin tức liên quan đến đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam. Hết theo dõi hội nghị 13 lại theo dõi hội nghị 14 và bây giờ thì chờ diễn tiến của đại hội được chính thức khai mạc vào ngày 21 tháng 1.
Mà hình như không phải chỉ có tôi. Trên facebook, tôi bắt gặp cả hàng trăm người cũng có sự tò mò tương tự. Có người cho ông Nguyễn Phú Trọng được tái ửng cử; người khác lại bảo không phải: người được đề nghị ra tranh cử chức tổng bí thư đảng sắp tới là ông Nguyễn Tấn Dũng. Rồi người ta xôn xao bình luận về người được cho là tân tổng bí thư ấy: người thì khen, kẻ thì chê. Ầm ĩ. Tôi đoán là không có ai thực sự biết chính xác những gì đã diễn ra trong hai kỳ hội nghị cuối cùng vừa qua. Người ta bàn luận không phải dựa trên sự kiện mà chủ yếu dựa trên những gì người ta tưởng tượng và mong ước.
Điều thú vị là hầu như ai cũng biết dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm tổng bí thư, tình hình chính trị Việt Nam cũng không có gì thay đổi. Với ông Nguyễn Phú Trọng, không có gì thay đổi đã đành: Ông đã nắm giữ chức tổng bí thư từ đại hội khoá 11, năm 2011; trong suốt năm năm ấy, ông không đưa ra được một chính sách nào mới cả. Thêm năm năm nữa thì cũng vậy. Với Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là thân Mỹ, người ta hy vọng ông sẽ cương quyết hơn trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng hy vọng ấy chỉ là một ảo vọng. Thứ nhất, chuyện ai thân Mỹ và ai thân Trung Quốc trong Bộ chính trị vẫn là một bí mật. Trừ một vài câu tuyên bố mị dân, không ai biết chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ hơn Nguyễn Phú Trọng. Đó là chưa kể Nguyễn Tấn Dũng bị mang tai tiếng rất nhiều về việc tham nhũng và gắn liền với các “nhóm lợi ích”: Với ông, tư lợi không chừng còn quan trọng hơn cả tương lai của đất nước. Thứ hai là sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thường có tính chất tập thể. Mọi chính sách quan trọng đều phải thông qua Bộ chính trị gồm 16 người. Không phải cứ tổng bí thư là muốn làm gì thì làm. Thời của những tổng bí thư “mạnh” và chuyên quyền như Lê Duẩn đã qua rồi.
Biết vậy, hầu như ai cũng biết vậy, nhưng người ta, trong đó có tôi, vẫn cứ tò mò theo dõi từng động tĩnh mơ hồ trước đại hội và vẫn cứ tưởng tượng cũng như mong đợi sẽ có một thay đổi nào đó trong vận mệnh của đất nước.
Tôi cho đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
image
Lâu nay, chúng ta vẫn nói nhiều đến lòng yêu nước. Nhưng thế nào là yêu nước? Tôi cho trong cái gọi là lòng yêu nước có ba biểu hiện chính: Một là cảm thấy mình là một thành viên không tách rời của cả cộng đồng dân tộc; hai là quan tâm đến những sự thay đổi dù nhỏ dù lớn của cộng đồng ấy; và ba, sẵn sàng hy sinh, nếu cần, để bảo vệ dân tộc. Biểu hiện thứ ba chỉ xảy ra trong những trường hợp hoạ hoằn khi đất nước lâm vào chiến tranh. Hai biểu hiện đầu phổ biến và dễ thấy hơn, ngay cả trong các cộng đồng lưu vong đang sống ở hải ngoại: Dù ở đâu và làm gì, người ta cũng đau đáu hướng về đất nước, vui với những thành công và thắng lợi của đất nước, buồn trước những thất bại và những sự khốn cùng của đất nước, và phập phồng lo lắng khi đất nước đối diện với những thử thách và nguy hiểm. Lúc nào người ta cũng thấy mình là một phần tử trong cái khối đất nước mênh mông và cực kỳ đa dạng ấy.
Chính vì vậy, tôi xem những lời bàn luận sôi nổi của người Việt trên các trang mạng xã hội trong mấy tuần vừa qua về các diễn biến chung quanh đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản, dù thuộc bất cứ khuynh hướng nào, với bất cứ thái độ nào, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Không yêu, người ta không có sự quan tâm như thế. Không yêu, người ta không có những sự tưởng tượng và mong đợi về một sự thay đổi trong cục diện chính trị Việt Nam như thế.
Nhưng chính quyền Việt Nam đã làm gì trước những tình cảm yêu nước nồng nhiệt như thế?
Họ hoàn toàn im lặng. Trên báo chí chính thống trong nước suốt mấy tuần vừa qua, người ta loan tin rất nhiều về hội nghị 13 và 14 cũng như những công việc chuẩn bị cho đại hội thứ 12, nhưng người ta tuyệt đối không hề tiết lộ bất cứ một chi tiết nào liên quan đến tình hình nhân sự trong bộ máy lãnh đạo trong tương lai. Người ta nói đến những nguyên tắc lựa chọn lãnh đạo; người ta khoe đã bỏ phiếu đến hai lần để chọn ra những người lãnh đạo cao cấp nhất cho cả nước; người ta tuyên bố là những việc lựa chọn ấy rất dân chủ, từng lá phiếu được tôn trọng, nhưng người ta lại giấu nhẹm điều quan trọng nhất: những người được lựa chọn để bầu cho những chức danh cao nhất trong dàn lãnh đạo ấy là những ai?
Việc giấu nhẹm tình hình chọn lựa nhân sự cho đại hội đảng ấy chứng tỏ hai điều:
image
Thứ nhất, người ta tự thú là họ hoàn toàn đi ngược lại mọi nguyên tắc của dân chủ. Việt Nam hay tự xưng là nước dân chủ, thậm chí, có người còn cho dân chủ tại Việt Nam còn cao gấp vạn lần hơn các nền dân chủ ở Tây phương. Nhưng dân chủ không phải là những khẩu hiện của dân, do dân và vì dân chung chung. Chính trị, tự bản chất, là quan hệ quyền lực. Điều khác nhau căn bản giữa độc tài và dân chủ là dưới chế độ dân chủ, quyền lực được/bị kiểm soát còn dưới chế độ độc tài thì không. Để được kiểm soát, chính quyền cần có ít nhất hai yếu tố: minh bạch (transparency) và khả kiểm (accountability). Hai yếu tố ấy chỉ thành hiện thực với hai điều kiện: dân chúng được quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận. Có thể nói, với việc giấu giếm các chọn lựa về nhân sự trong các cuộc hội nghị chuẩn bị cho đại hội, người ta tự từ khước tính chất dân chủ mà người ta vẫn ồn ào tuyên truyền.
Thứ hai, người ta coi dân chúng là những người ngoại cuộc. Tất cả các sự dàn xếp về nhân sự chỉ liên quan đến 175 uỷ viên Ban chấp hành trung ương đảng. Dân chúng không cần biết và không đáng để được biết. Có thể nói nếu sự tò mò và quan tâm của dân chúng đối với việc chuẩn bị nhân sự cho dàn lãnh đạo quốc gia, như đã phân tích ở trên, là biểu hiện của lòng yêu nước, việc giấu nhẹm kết quả bàn thảo trong nội bộ Ban chấp hành trung ương đảng là một sự từ khước đối với lòng yêu nước ấy.

Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc