Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2024

Chuyện Ông Đồ Vũ Đình Liên

Chuyện Ông Đồ 
        Tình cờ tôi đọc được bài viết trên trang google.com/vuonxuandinhdau, của tác giả Nhật Thịnh.
        Nhận thấy đây là bài viết hay mang tínhh lịch sử văn học về một bài thơ nổi tiếng, một bài thơ gần như tiêu biểu cho ngày Tết, đó là bài thơ (ngũ ngôn) Ông Đồ tác giả Vũ Đình Liên.             
        Bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên viết năm 1936 được coi là một bài thơ xuất sắc biểu hiện niềm hoài cổ, tình thương và lòng trắc ẩn. Ông đồ biểu tượng “cái học ngày nay đã hỏng rồi“ như nhà thơ Tú Xương đã than thở, buồn bã muốn “vứt bút lông đi giắt bút chì".
        Thật đáng tiếc Vũ Đình Liên đã tự mình làm lu mờ đi bài thơ Ông Đồ. Năm 1977 gửi cho báo Đòan Kết của đảng công sản, ông đã viết một đoạn cuối thêm vào bài thơ để ca tụng bác Hồ và đảng cộng sản. làm mất đi giá trị văn học của bài thơ, tên tuổi Vũ đình Liên tư đó cũng đi xuống
        Vũ Đình Liên lại đem ông đồ ra, kéo cái vạt áo the đen đã sờn, nhưng còn đẹp của ông ra, vá thêm một miếng vải thô. Vũ Đình Liên thêm vào bài thơ cũ ba đoạn, bốn câu năm chữ, viết tặng cho báo Đoàn Kết số Xuân năm 1977 ở Paris:
Năm nay đào nở rộ
Mừng Hội Đảng Hội Dân
Bút ông đồ lại họa
Những nét chữ đẹp, thân
Nghiên bút xưa vẫn đợi
Từ ngàn năm bài thơ
Từ ngàn năm câu đối
Đảng sáng tác bây giờ

Nghệ sĩ với ông đồ
Tình nước non vô tận
Như Đảng với Bác Hồ
Hương đất trời cộng sản.

        Vũ Đình Liên không để lại công trình trước tác đồ sộ, nhưng được người ta nhắc nhở nhiều tới bài Ông Đồ giữ mãi được chút hoài niệm biểu tượng của quá khứ. Tiếc rằng trong một cố gắng mới Vũ Đình Liên muốn tự mình tái sáng tạo, không ngờ đã tự mình đốt cháy tên tuổi mình, đặt ông đồ bên cạnh Đảng, bên cạnh Bác Hồ làm cho bài thơ mất hết cái hay của nó.
        Từ đó tên tuổi của Vũ Đình Liên không được tôn trọng cho đến khi lìa trần

Cuộc sống thi ca 



Chuyện Ông Đồ

Nhật Thịnh

        Trong phong trào thơ mới khởi đầu bằng bài “Tình già“ của Phan Khôi [1887 – 1959], nếu Nguyễn Nhược Pháp [1914 – 1938] có cái nhìn hồn nhiên của tuổi trẻ, thích tìm kiếm những hình ảnh trong sáng, vui tươi, ghi những nét cổ xưa thì Vũ Đình Liên lại trái ngược, tỏ ra tiếc thương những gì đã qua và hoài cổ, mơ tưởng những gì mong manh, tan rã bị lãng quên trong tiềm thức trổi dậy tưởng mình sống dậy từ quá khứ.
        Mỗi khi nhắc tới ông đồ người ta lại hình dung đến một ông già choàng trên người chiếc áo the thâm, chiếc quần trúc bâu trắng, đầu chít chiếc khăn đen, chòm râu thưa dài, khơi gợi thời Nho học suy tàn, đang phủ phục trên chiếu hoa viết câu đối thuê. Thời vàng son cũ nay chỉ còn vang bóng nơi một ông đồ dốc hết tàn lực phô diễn nét tinh hoa:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bầy mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.“

        Ông tựa ngọn đèn dầu sắp tắt chợt lóe sáng lên cố làm đẹp những tâm hồn hoài cổ. Người qua lại thuê viết trước kia nay như bắt kịp nhịp sống mới, nặng vật chất, hững hờ không chú ý tới.
        Ông ngồi đấy mà dường như tách biệt hẳn mọi người. Giấy hồng nay ngả màu, mực trong nghiên đọng buồn, chiếc bút lông khô mực tự bao giờ, vài chiếc lá khô rơi rụng, bay bay trong mưa phùn. Năm nay hoa đào lại nở đỏ ối trên cành, nhìn cánh hoa chạnh nghĩ tới ông. Chỗ ông đồ ngồi trước đây nay trống rỗng buồn tênh:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thấm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đây,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi ba
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

        Người ta không khỏi bùi ngùi đớn đau khi bỗng dưng trở thành chứng nhân trước sự mòn mỏi của một thế hệ, biểu tượng bằng hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối thuê trên vỉa hè vào dịp cuối năm trong tình cảnh quạnh hiu, buồn bã, Vũ Đình Liên thay họ diễn tả những nghĩ suy tàn lụi một thời, xót xa số phận của “những người muôn năm cũ - hồn ở đâu bây giờ". Vũ Đình Liên sáng tác bài Ông Đồ vào dịp Tết, in lần đầu tiên trên tờ Kim Hoa. Lai lịch bài thơ được Vũ Đình Liên tiết lộ:

        “Vào năm 1936, khi bài thơ “Ông đồ“ trình làng, các bạn văn bảo rằng tôi đã tìm được con đường riêng, chứ không phải đi theo con đường tiên, thế giới bồng lai của Thế Lữ. Con đường của tôi là tình thương của mọi người. Con đường tôi tìm gọi là mới ấy, thực ra lại là con đường truyền thống của dân tộc, cái mới trong cái cũ. Cho nên bạn bè viết giới thiệu tôi trên báo chí là nhà thơ của nhà nghèo, nhà thơ của nông dân, nhà thơ của tình thương." Bài thơ được chuyển ngữ sang hơn mười thứ ngôn ngữ như: Anh, Pháp, Trung Hoa, Đức, Nga, Thụy Điển, Ả Rập, Đan Mạch...Đặc biệt một tờ báo ở Châu Phi đã một lúc in bài thơ này bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Ả Rập. Ba dịch giả chuyển bài Ông Đồ sang Pháp ngữ, người dịch đầu tiên là một phóng viên của tờ “Humanité“ [Nhân Đạo].


        Thời bấy giờ ở phố Hàng Bồ Hà Nội có một ông đồ ngồi viết thuê câu đối. Phố này chuyên bán hàng xén có đầy đủ các mặt hàng giấy, bút, mực. Ông đồ nghèo không trữ sẵn giấy, chờ khi đông khách đặt hàng mới vào bên trong cửa hiệu mua giấy. Nhạc mẫu của Vũ Đình Liên trực tiếp bán giấy cho ông đồ. Nhiều lúc Vũ Đình Liên suy nghĩ nếu không tỏ tình cô hàng xén xin cưới làm vợ chưa chắc đã sáng tác nổi bài Ông Đồ mà ngày nay mỗi năm vào dịp Tết bài thơ ấy lại được nhiều báo nhắc nhở tới và làm rung động nhiều người.
        Bùi Xuân Phái (họa sĩ) sáng tác họa phẩm Ông Đồ khi chưa quen biết Vũ Đình Liên. Tới lúc biết tin này bạn bè đưa Vũ Đình Liên tới nhà của nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu ở phố hàng Bông Hà Nội để xem bức tranh của Bùi Xuân Phái. Ngắm nhìn kỹ họa phẩm một hồi, Vũ Đình Liên lặng người đi trong giây lát, ngạc nhiên tự hỏi lý do nào một người chưa quen biết ông đồ lại có thể phóng bút vẽ một bức tranh gợi cảm đến thế.


                                                     Chân dung nhà thơ Vũ Đình Liên (1913-1996)

        Vũ Đình Liên tự thấy mình chưa lột tả hết được nét độc đáo của ông đồ trong bài thơ mới hoàn thành, bèn sáng tác một bài thơ nhan đề “Gửi Bùi Xuân Phái“ tặng Bùi Xuân Phái. Bài thơ này được Bùi Xuân Phái viết bằng thư pháp, và mượn câu kết “Đốt trái tim trầm gửi gió hương" làm tựa đề bài khi viết thư pháp. Sau Bùi Xuân Phái vẽ một cái nhãn [vignette] hình quả tim bốc lửa, được Vũ Đình Liên lấy làm biểu tượng cho mình và đặt tên căn gác nhỏ ở phố Trần Nhân Tôn Hà Nội là gác Hương Lửa.

        Vũ Đình Liên [1913 – 1996] quê gốc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng sinh ra tại Hà Nội ngày 12.11.1913 trong một gia đình làm nghề kim hoàn có nề nếp gia phong ở phố Hàng Bạc. Thân mẫu Vũ Đình Liên xuất thân từ con một ông đồ, bởi vậy Vũ Đình Liên đã chịu ảnh hưởng và thừa kế tinh thần của mẹ. Trong một bài thơ gửi mẹ Vũ Đình Liên viết:

Tôi nhớ mẹ tôi xưa
Vất vả như bà Tú
Nuôi chồng và con nhỏ
Quanh năm miệng vẫn cười...

        Thuở nhỏ Vũ Đình Liên theo học trường Bưởi tức trường Trung học Bảo Hộ [Lycée du Protectorat]. Năm 1932, khi thi đỗ Tú tài, Vũ Đình Liên ghi danh theo học trường Luật, và dạy tư tại các trường Thăng Long, Gia Long, Hoài Đức...Một thời gian làm quản lý báo Tinh Hoa, chủ trương tờ Revue Pédagogique [Tạp chí Sư Phạm], Kim Hoa và làm tham tá Sở Thương Chính, Hà Nội. Vũ Đình Liên làm thơ năm 13 tuổi, sau này hồi tưởng lại:

Từ thuở mười ba thuộc truyện Kiều
Câu thơ tài mệnh bóng hình yêu
Tú Xương ngày trước là tri kỷ
Công Trứ cây thông cũng muốn trèo

        Năm 1927, khi 14, tuổi Vũ Đình Liên viết bài Hồn Xưa tỏ ra đắc ý trong suốt đời người, hơn cả bài Ông Đồ. Thơ của Vũ Đình Liên in rải rác trên những báo Loa, Tinh Hoa, Phong Hóa, Ngày Nay, Phụ Nữ Thời Đàm, Trung Bắc Chủ Nhật. Bài thơ đầu tay "Đứa Trẻ Ăn Mày“ được in năm 1932. Vũ Đình Liên viết không nhiều và từ giã thi đàn khá sớm, văn thơ lưu lại ít nhưng đều giá trị, trong đó bài Ông Đồ viết năm 1936 được coi là một bài thơ xuất sắc biểu hiện niềm hoài cổ, tình thương và lòng trắc ẩn. Ông đồ biểu tượng “cái học ngày nay đã hỏng rồi“ như Tú Xương đã than thở, buồn bã muốn “vứt bút lông đi giắt bút chì".


        Từ thập niên 50 trở đi đã không một ai còn trông thấy ông đồ bầy giấy bút ra viết giữa phố phường, họa hoằn rơi rớt một hai cụ lạc lõng trường thi, ngơ ngác trải bàn ra ngồi viết thuê. Mấy chữ đại tự các cụ dùng bút nhỏ vẽ và tô lại cho đậm, nét sổ, ngang, chấm không còn bay bướm, linh hoạt. Không còn những người hiếu kỳ đứng trầm trồ khen ngợi. 
        Vũ Đình Liên đáng lẽ ra nên chấm dứt bài thơ Ông Đồ như cũ, bởi ít ra nó còn khơi gợi cho người ta cái cảm giác bâng khuâng, buồn lắng đọng, thương tiếc một dĩ vãng êm đềm, cổ kính đảm bảo cho mình một chỗ đứng trong văn học. Đó là sự nghiệp của một nhà thơ nhiều khi làm nên chỉ cần một bài thơ. 
       
        Bùi Bảo Trúc mai mỉa chua chát: “Và do đó, đúng 40 năm sau, ông đồ đã chết, lại được lôi cổ dậy, một con mèo được leo qua người ông, cái xác ướp vì chưa được các chuyên viên Liên Xô dùng kỹ thuật tẩm ướp, đã biến thành một con quỉ nhập tràng kinh khủng ra mừng Đại hội Đảng lần thứ 4. Nhà thơ vì áo cơm và những tập tem phiếu đã phải thêm những câu thơ ngớ ngẩn, cho Đảng biết làm thơ, làm câu đối và nghiên bút đợi cả ngàn năm nay mới có dịp viết xuống. Ông đồ quỉ nhập tràng không còn thảo được những chữ như “phượng múa rồng bay“ nữa. Ông là ông đồ giả hiệu không biết viết, ông chỉ biết “vẽ“ chữ, một hình thức thất học nhất mà chỉ những kẻ không biết viết chữ Hán mới làm: “Bút ông đồ lại họa – Những nét chữ đẹp, thân.“ Rõ là bậy.“
        Việc làm này xảy ra khi Vũ Đình Liên đã nghỉ hưu. Năm 1954 ở hậu phương trở về Hà Nội, Vũ Đình Liên dạy ở trường Đại Học Sư Phạm cho tới năm 1975, lần lượt xuất bản các tập: Đôi mắt thơ 1957, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, biên khảo 1957 và Nguyễn Đình Chiểu biên khảo 1958, đồng thời dịch văn học Pháp.

        Vũ Đình Liên trân trọng bà mẹ và người vợ chung thủy, suốt đời lặng lẽ hy sinh cho chồng con theo đuổi chí hướng riêng. Thú mê thơ chi phối tâm hồn Vũ Đình Liên khiến không còn để ý tới những gì khác, thậm chí tới cả chuyện vợ chồng, dường tựa Tú Xương trước kia bởi đam mê thơ phú ít nhớ tới bà vợ lặn lội ở mom sông. Bởi thế khi bà vộ đột ngột qua đời Vũ Đình Liên mới sực tỉnh nhưng đã trễ, thường tâm sự: “Nếu không có mẹ sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn; không có vợ chăm lo cho cái ăn cái uống, thì không ai thành nhà thơ, thành lãnh tụ. Muốn thành thần thánh thì cũng phải nhờ mẹ, nhờ vợ. Khi vợ tôi còn sống, tôi với nhà tôi ăn riêng. Đến giờ làm cơm cho tôi, bận gì thì bận, bà ấy cũng gác lại. Tôi đi đâu về trễ, nhà tôi cũng đợi. Và vừa thấy tôi về là bà liền chạy đi hâm nóng cơm. Thế mà tôi về thì lên gác ngay để làm thơ. Bà ấy liền gọi: “Ông ơi ông! Cơm chín rồi, xuống ăn cơm!“

        Vũ Đình Liên không để lại công trình trước tác đồ sộ, nhưng được người ta nhắc nhở nhiều tới bài Ông Đồ giữ mãi được chút hoài niệm biểu tượng của quá khứ. 
        Tiếc rằng trong một cố gắng mới Vũ Đình Liên muốn tự mình tái sáng tạo, không ngờ đã tự mình đốt cháy tên tuổi mình, đặt ông đồ bên cạnh Đảng, bên cạnh Bác Hồ làm cho bài thơ mất hết cái hay của nó.

Chia sẻ bài thơ 5 chữ (ngũ Ngôn) viết cho mùa xuân



Xuân Về Chưa

Xuân về trên phố chưa?
Em đi viếng cảnh chùa
Nụ biếc tầm xuân nở
Lòng em nhớ xuân xưa.

Áo lụa hồng trinh nguyên
Lòng em bao nỗi niềm
Ôm một trời nỗi nhớ
Vấn vương tuổi thần tiên.

Xuân đến cửa nhà em
Rực rỡ bên bực thêm
Cánh mai vàng chớm nở
Đợi tình về thâu đêm.

Khoe dáng nhiều sắc hoa
Dài thêm dòng thái hoà
Nguyện ước mừng năm mới
Bình an đến mọi nhà.

Rót đầy ly rượu mừng
Xuân về chúc người thương
Đời thêm nhiều hưng phấn
Tiếng pháo vang phố phường.

Khách du xuân tìm về
Phố núi tình say mê
Khói lam chiều mây trắng
Mang theo khối tình quê.

Lê Tuấn
Một ngày chớm xuân.

Cuộc Sống Và Thi Ca - Sưu tầm





Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2023

Những ngày không có anh - Tưởng nhớ thương chồng - Hồng Thủy


Chia sẻ bài viết Những Ngày Không Có Anh - Nữ sĩ Hồng Thủy viết về nỗi buồn thương nhớ chồng. Đọc bài viết này lòng tôi lại dâng lên một nỗi buồn cho thân phận con người. thật nhỏ bé trước định luật của trời đất, chúng ta không thể làm gì hơn, bắng cách cúi đầu chấp nhận, xem đó là lẽ vô thường rồi lần lượt cũng đến và đi.

Đời người sớm họp tối tan
Trăm năm thân phận ngỡ ngàng chia ly.
Lê Tuấn


Khoảng Trống

 

Anh để lại mênh mông khoảng trống vắng

Không thể lấp đầy, lặng chết trong lòng

Hồ cạn, suối cạn, sông dù có cạn

Mưa vẫn lấp đầy, nhưng Anh thì không.

 

Hình bóng Anh vẫn dạt dào bất tận

Bất tận thời gian lận đận vô chừng

Cuộc tình ấy vỡ từng mảnh ký ức

Máu chảy trong em, ngập lụt vô thường.

 

Gió bão thổi, mưa ướt đêm cuồng mộng

Chiều sau lưng giao động nỗi hân hoan

Chỗ anh đến, dường như còn hơi ấm

Dòng đời em, êm ả thoáng mộng vàng.

 

Giấc mơ trong em, Anh là hoàng đế

Trên ngai vàng uy dũng tỏa sáng ngần

Trong cung cấm em là vai hoàng hậu

Trên ngôi thánh hoàng, quỳ xuống hiến dâng.

 

Có phải Anh làm trái tim thổn thức

Cuộc tình đêm, tình sáng sớm mượt mà

Áo hoàng hậu ngọc ngà đeo lấp lánh

Đầy ngập hồn em, tình đã chan hòa.

 

Tế Luân 

Viết tặng Hồng Thủy

Nỗi nhớ thương chồng


NHỮNG NGÀY KHÔNG CÓ ANH

    Người ta thường nói "Thời gian là liều thuốc nhiệm mầu", riêng với tôi liều thuốc này dường như không hiệu quả. Thời gian càng lâu, nỗi buồn càng thấm và niềm cô đơn hình như càng lan rộng mênh mang. Nỗi nhớ trong tôi cứ sói mòn thêm để chan hòa thành nước mắt. Bất cứ điều gì nhắc nhớ tới anh cũng làm tôi mủi lòng và nước mắt lại tuôn rơi không sao ngăn lại được... đến nỗi tôi sợ không dám điện thoại cho các bạn thân, vì nói chuyện thế nào bạn cũng nhắc tới anh và tôi lại khóc làm bạn buồn theo.
    Các con cứ mua vé máy bay bắt tôi đi chơi để giải sầu, các con có hiểu đâu, càng đi chơi tôi càng nhớ anh quay quắt. Những kỷ niệm thân yêu của những lần hai vợ chồng đi chơi với nhau làm tôi thêm tiếc nhớ, để thấy sự hiện diện của anh trong đời sống của tôi quí báu và cần thiết dường nào.
    Trước khi mất anh, tôi sống thật vô tư, chưa bao giờ nghĩ đến anh có thể bất thần bỏ tôi bơ vơ như vậy. Tôi biết rồi một ngày nào đó cũng sẽ phải người còn người mất, nhưng ít ra cũng sẽ có những dấu hiệu báo trước về tình trạng sức khỏe suy sụp. Đằng này tất cả sẩy đến quá bất ngờ, như một trận cuồng phong không được báo trước.
    Tôi chưa hề nghĩ tới và cũng chưa chuẩn bị để LÀM GÓA PHỤ vì trước khi Bác Sĩ gửi anh vào nhà thương để thông tim, anh vẫn khỏe mạnh và đầu óc rất sáng suốt minh mẫn. So với những người bạn cùng tuổi, ai cũng chào thua. Mọi người gọi anh là "super man". Anh vẫn lái xe ban đêm mà không cần đeo kính. Vẫn đi party dài dài. Vẫn nhẩy đầm rất nhuyễn, vẫn tính nhẩm nhanh không ai bằng. Vẫn chịu chơi cùng mình, vẫn yêu đời phơi phới. Đi ăn với các ông bạn toàn những người trẻ hơn anh nhiều. Trả tiền chung bữa ăn rồi chia đều, chả cần giấy bút gì hết, anh tính nhẩm rất nhanh và tuyên bố số tiền mỗi người phải trả thật chính xác và nhanh như máy, trong khi các ông bạn trẻ hơn còn tính chưa xong. Ai cũng nghĩ anh sẽ sống thọ vô cùng. 
    Nào ngờ phong ba bất ngờ ập tới, ông xã tôi chỉ đi khám tim như thường lệ. BS tim nói kết quả thử máu hơi bị đặc cần vào nhà thương để họ cho thuốc làm loãng máu và thông tim. Số thật xui, Bác sĩ gửi nhà tôi vào nhà thương đúng vào dịp LỄ EASTER, Bác sĩ giỏi và y tá có kinh nghiệm lo ở nhà ăn mừng lễ. Những người trực trong nhà thương toàn là người mới, thiếu kinh nghiệm nên đã làm việc quá tắc trách. Bác sĩ chính phải lo cho nhà tôi thì lơ là vô trách nhiệm hay là chủ quan coi thường những biến chuyển của một bệnh nhân cao tuổi, khiến nhà tôi chết bất thần một cách oan uổng.

    Cho tới bây giờ đã 8 tháng trôi qua từ ngày nhà tôi mất, tôi vẫn chưa thể tin và chấp nhận được là chúng tôi đã hoàn toàn vĩnh biệt nhau và tôi sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy chồng tôi nữa. Tôi sống như người mộng du, tôi vẫn giữ tất cả hình ảnh, tên tuổi của anh trên computer, không bỏ đi hay thay đổi bất cứ gì trong nhà, để tưởng tượng là anh vẫn sống bên tôi. Tôi để cái hình anh cười thật tươi trong phòng khách với lọ hoa bất tử để nói chuyện với anh mỗi ngày. 
    Tôi vẫn vào Montgomery Mall đi bộ như chúng tôi vẫn đi những khi trời nóng quá hoặc lạnh quá. Tôi vào Starbuck tìm cái bàn chúng tôi vẫn ngồi uống cafe với nhau, ngồi một mình với ly cafe để nhớ anh và nước mắt lại chảy. Tôi lang thang đi bộ trong MALL, đến những chỗ có ghế anh hay ngồi coi Mail trong cell phôn, hay nói chuyện với bạn để chờ tôi vào các tiệm coi quần áo. Tôi vuốt ve những cái ghế đó, tưởng như vẫn còn hơi hướng của anh và cảm thấy thân thuộc với những chiếc ghế đó vô cùng. Tôi cứ đi vơ vẩn như vậy cho tới chiều tối và tủi thân khi nghĩ tôi có thể đi lang thang cho tới khi Mall đóng cửa cũng chả có ai mong tôi về. 
    Khi anh còn sống, đi đâu một mình tôi cũng vội vàng lo về nhà còn sửa soạn cơm nước kẻo anh chờ ở nhà. Tôi rất mê cây cối và làm vườn, có khi mải mê quên cả giờ ăn trưa. Tới giờ ăn, lúc nào anh cũng gọi tôi vào 2,3 lần, bắt tôi phải ăn cho đúng giờ kẻo hại cho sức khỏe. Bây giờ tôi ở ngoài vườn cả ngày, quá giờ ăn cũng chả có ai gọi vào nhắc nhở phải ăn.     Từ khi anh bỏ tôi một mình, tôi xuống 10 pounds mà chưa lên lại được. Có lẽ tại tôi ăn uống thất thường quá, ban đêm cũng ngủ thật ít, trằn trọc mãi mới ngủ được.Tôi vẫn chưa quen với cuộc sống không có anh. Một cô bạn thân nghe tôi tâm sự đã ngậm ngùi nói "Tội nghiệp Thủy, phải cố vui, quên đi mọi chuyện mà chấp nhận cuộc sống mới. Thật ra phải mất một thời gian dài mới quen được cuộc sống của một Góa phụ." Chữ Góa phụ với tôi còn mới mẻ quá, đến nỗi tôi chưa nhận thức được mình đã là một Góa phụ rồi.
    Bạn tôi nói rất đúng, tôi phải cố chấp nhận định mệnh để tập làm quen với cuộc sống của một Góa phụ.
    Hôm nay là ngày cuối cùng của một năm, lần đầu không có anh cùng tiễn năm cũ , đón mừng năm mới. Tôi cứ nhìn hình anh và thì thầm tự hỏi: giờ này anh đang ở đâu? Anh có vui và có còn nhớ đến em không ? Anh Có biết là em đang rất cô đơn, rất buồn, rất tội nghiệp... và rất nhớ anh không ?


Hồng Thủy



Cuộc Sống Thi Ca

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

Những sáng tác mới mùa Noel 2023

 Chuyển tiếp blogspot Long Hồ Vĩnh Long.

Quý anh chị kính mến
Kim Oanh cám ơn anh Tuấn nhiều.
Kim Oanh xin kính chúc quý anh chị và gia đình một Mùa Giáng Sinh 
tràn đầy ân phúc trên cao.
Một Năm Mới 2024 nhiều may mắn, an lành và hạnh phúc.
Xin gửi anh chị vui thưởng thức những sáng tác mùa Noel


Long Hồ Vĩnh Long: Nguyện Cầu Giáng Sinh 2023 - Thơ: Lê Tuấn - Nhạc: Phạm Mạnh Đạt (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Đi Lễ Nửa Đêm - Cao Mỵ Nhân (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Bữa Tiệc Giáng Sinh Nhiệm Màu - Nguyễn Thị Thanh Dương (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Viết Ở Denver - Kim Loan (longhovinhlong.blogspot.com)



Long Hồ Vĩnh Long: Chúa Giáng Sinh - Bùi Bằng Nguyên (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Tràn Đầy Ân Phúc Trên Cao! - Đức Hùng(longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Vui Mừng Và Chờ Đơi - Nguyễn Tiến Cảnh(longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Tháng 12 2023 - BP (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Ngôi Hai Xuống Trần - Đỗ Hữu Tài(Thế Thôi) (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Mặc Khải - Bùi Bằng Nguyên (longhovinhlong.blogspot.com)



Long Hồ Vĩnh Long: Lễ Dâng Ngài - Sáng Tác: Liên Bình Định - Trình Bày: Minh Khoa (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Mùa Giáng Sinh xưa - Nguyễn Vĩnh Long (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Đêm Noel - Sáng Tác: Cao Minh Hưng, Ca Sĩ: Mimi (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Lá Thư Noel 2023 - Đinh Hùng Cường (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Nhớ Quê Nhà - Sao Khuê (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Những Buổi Tiệc Giáng Sinh - Lê Nguyễn Nga (longhovinhlong.blogspot.com)


Long Hồ Vĩnh Long: Ánh Sáng Mùa Vọng 2023 - Kim Oanh (longhovinhlong.blogspot.com)


Kim Oanh

Cuộc Sống Thi Ca




Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Những Video sinh hoạt mùa lễ Christmas 2023

Gia đình họp mặt chung vui chào mừng Giáng Sinh tại nhà.
Le Family Celebrates Christmas at home. December 24, 2023
Video ngắn 2 phút. Lê Tuấn thực hiện.
Chia sẻ bài thơ Ngày Noel.



Ngày Noel

Bài thánh ca vang vọng
Đẹp như một đêm mơ
Tuổi thơ còn trong trắng
Trái tim hồng ngây thơ.
Trên cây thông rực rỡ
Ánh đèn màu lung linh
Gói qùa mang điều ước
Chứa đầy những ân tình.
Ánh lửa hồng sưởi ấm
Ngoài trời tuyết vẫn rơi
Hoa tuyết màu trong trắng
Hiển linh giữa đất trời.
Gói quà nào của mẹ
Cài hoa hồng xinh xinh
Mẹ bí mật không nói
Quà từ ông Noel.
Đêm đông đầy ánh sao
Có vì sao Mẹ cài
Trên cây thông lấp lánh
Lòng con nhớ mong hoài.

Tế Luân
Noel 12-24-23

Mời vào Face Book của Lê Tuấn

https://www.facebook.com/tuan.le.9083477/?show_switched_toast=0&show_invite_to_follow=0&show_switched_tooltip=0&show_podcast_settings=0&show_community_review_changes=0&show_community_rollback=0&show_follower_visibility_disclosure=0

0:17 / 2:26

Giáng Sinh Tuyệt Vời Tại San Jose.


Lake Tahoe Sinh Hoạt Mùa Đông 
December 17, 2023


Họp Mặt Gia Đình 
Chào mừng Giáng Sinh December 24, 2023


Oakland Zoo.
Hàng trăm chiếc đèn lồng động vật, lớn hơn thực tế khắp vườn thú. Mỗi chiếc đèn lồng kể câu chuyện về hành trình đang diễn ra của động vật hoang dã, tầm quan trọng của mọi loài trên hành tinh của chúng ta và cam kết bảo tồn của Sở Thú.

Cuộc Sống Thi Ca

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

Tìm hiểu Lễ Giáng Sinh - Noel - Christmas.



Tìm hiểu Lễ Giáng Sinh
22/12/2023 Thái Lan sưu tầm & dịch




Mừng Noel

Mẹ ơi! Noel là gì?

Lửa bập bùng sưởi ấm

Bão tuyết rơi ngoài sân

Ánh đèn màu lấp lánh.

Mẹ ơi! Noel đép quá!

Ông già râu bạc phơ

Mặt hiền hòa phúc hậu

Mang qùa cho tuổi thơ.

Mẹ ơi! Noel thánh thiện

Nhạc thánh ca vang lừng

Lòng rộn ràng háo hức

Tiếng chuông ngân không ngừng.

Mẹ ơi! Chúa chào đời

Trong máng cỏ đơn sơ

Ánh hào quang rực rỡ

Soi sáng cả bài thơ.

Mẹ ơi! Trời đầy sao

Một ngôi sao Mẹ cài

Trên cây thông xanh biếc

Noel xưa! Nhớ hoài.

Tế Luân



Nguồn gốc của từ Noel

Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu, được gọi là “natalis die” có nghĩa là “ngày sinh”, sau đó được dùng trong tiếng Anh trung cổ với tên gọi "Nowel".

Kể từ thời Trung cổ, theo truyền thống những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ Giáng Sinh đã được đặt tên Noel. Mặc dù đây là một cái tên phổ biến cho cả nam và nữ, nhưng đôi khi con gái thì được được đánh vần là Noelle. Noel đã được hát bằng tiếng Latin hoặc tiếng Pháp trong nhiều thế kỷ trước khi những người nói tiếng Anh bắt đầu sử dụng từ này để chỉ các bài hát mừng Giáng Sinh vào thế kỷ 18. Việc sử dụng noel (đánh vần là nowell) có nghĩa là "Giáng Sinh" có thể được tìm thấy trong văn bản về truyền thuyết Arthurian vào cuối thế kỷ 14, sử dụng lần đầu tiên: thế kỷ 15 – viết hoa: CHRISTMAS.

Nguồn gốc của từ Noël, theo tiếng Pháp, rất đa dạng và gây nhiều tranh cãi. Hầu hết mọi nơi ở châu Âu, thuật ngữ này đều mang những màu sắc khác nhau: Noël ở Pháp, Natale ở Ý, Natal ở Bồ Đào Nha, Navidad ở Tây Ban Nha. Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng từ này có thể xuất phát từ tiếng Latin “natalis die”, có nghĩa là “ngày sinh”.
Những người khác cho rằng nguồn gốc của lễ Giáng Sinh là từ tiếng Gallic (1). Thuật ngữ “Noel” có từ nguyên là hai từ tiếng Gallic noio (mới) và hel (mặt trời).

Vào thời Trung cổ, Noël – Lễ Giáng Sinh – là tiếng kêu vui mừng của người dân khi một sự kiện vui vẻ sắp đến.



Như mọi khi, các ngày lễ tôn giáo lớn của Kitô giáo và các ngày lễ ngoại giáo đan xen nhau nên rất khó để tìm ra nguồn gốc chính xác của từ Noël. Đặc biệt là vì thuật ngữ Noël không được sử dụng ở một số quốc gia như Anh và Đức, những quốc gia nói đến “Thánh lễ của Chúa” (Christmas) để chỉ ngày này. Tương tự như vậy, ở các nước Scandinavia, lễ Giáng Sinh được thể hiện là Jul.

Theo truyền thống xứ Bretagne

Đoạn trích từ niên lịch của truyền thống xứ Bretagne:

“Tổ tiên của chúng ta đều không muốn bỏ lỡ Thánh lễ nửa đêm mà ở miền Nam Bretagne họ gọi là: Ofernn ar pelgent (Thánh lễ trước bình minh)". Dù trời mưa hay gió, họ cũng ra khỏi nhà và đi trong đêm, cầm đèn lồng và gậy, vừa đi vừa hát những bài hát Giáng Sinh. Trước khi đi, họ ăn nhẹ bánh kép (crêpes) nóng, và vì những người đã khuất luôn hiện diện trong ký ức của họ nên họ đọc kinh cầu bình an cho họ. Và họ đốt khúc gỗ Yule, một khúc gỗ đặc biệt, được quấn trong ruy-băng, thường được giữ trước nhiều tháng. Họ rảy nước thánh vào khúc gỗ. Tùy theo truyền thống của mỗi miền, họ để gỗ cháy từ ba đến chín ngày. Miếng gỗ còn sót lại sau khi đốt sẽ được bảo quản cẩn thận quanh năm vì chúng có tác dụng chống sét đánh, chống nọc độc của rắn và còn có tác dụng khiến nước mưa thanh khiết hơn.

Và họ bước đi, vừa đi vừa hát...

Đến nhà thờ rực rỡ ánh nến, họ đến bên máng cỏ, và dâng lễ vật: một ít tiền, một cái bánh, bơ, hoặc một cái rổ, một cái giỏ đan bằng liễu gai. Lễ vật cúng dường khiêm tốn nhưng với tất cả tấm lòng.

Sau đó, họ tiếp tục hát trong thánh lễ, với lòng tràn đầy nhiệt huyết, những bài thánh ca lễ Giáng Sinh xưa của quê nhà như Ni hoc'h ador, Mabig Jésuz (Chúng tôi tôn thờ Chúa, Hài Nhi Giêsu) hay Péh trouz' zou ar en doar? (Tiếng Ồn trên trái đất là gì?)

Khi về nhà, họ dùng bữa ăn nửa đêm khá đạm bạc: xúp thịt xông khói, xúc xích nướng, bánh xốp hình ngôi sao. Và những con vật trong nông trại cũng có bữa ăn đêm giao thừa: thêm một khẩu phần cỏ khô dồi dào.

Sau đó họ đi ngủ.

Đêm nay không giống những đêm khác, mà được gọi là Ann Noz Santel: Đêm Thánh.

Nutcracker

Trong những ngày nghỉ cuối năm, điều kỳ diệu của Giáng Sinh xảy ra không chỉ nhờ ông già Noel và những truyền thuyết xung quanh ông mà còn nhờ một số nhân vật, thí dụ như Kẹp Hạt Dẻ Nutcracker. Tượng nhỏ này có hình dáng của một người lính bằng gỗ, là một trong những biểu tượng rất được ưa chuộng để thể hiện ngày lễ Giáng Sinh. Càng ngày ta càng thấy nhiều chú lính này ở một số cửa hàng, ở khu vực trang trí Giáng Sinh. Nhưng đằng sau nhân vật này là một câu chuyện dài được viết lại và chuyển thể một các khác nhau qua dòng thời gian.

Nguồn gốc của nhân vật Kẹp Hạt Dẻ (Nutcracker) là gì?

Nutcracker không từ Bắc Cực xuống hay từ nhà ông già Noel. Nó được Aristotle phát minh ra như một đồ vật trong thời Cổ đại. Bức tượng Nutcracker cũng có nguồn gốc từ Đức và chính xác hơn là ở dãy núi Ore, nơi những người thợ thủ công chuyên nghiệp vẫn làm ra nó cho đến ngày nay. Ban đầu, vật thể may mắn bằng gỗ này được thiết kế để bóp vỡ các loại hạt. Điều này có thể thực hiện được nhờ một cơ chế nằm trong quai hàm của món vật. Một hệ thống vít hoặc đòn bẩy được đặt ở phía sau. Miệng của tượng mở ra để đặt một hạt có vỏ cứng vào bên trong và bằng cách ấn cần gạt xuống dưới, nó sẽ nhô lên để làm vỡ vỏ. Ngày nay, Nutcracker đã rời xa vai trò chính của nó và trở thành một vật trang trí. Đối với những người yêu thích trang trí đẹp mắt, chúng thực sự là những món đồ sưu tầm.

Những truyền thuyết về Nutcracker


Nhân vật Nutcracker đặc biệt nổi tiếng nhờ câu chuyện của Nutcracker và con chuột nhỏ, do Ernst Theodor Amadeus Hoffmann viết năm 1816. Câu chuyện diễn ra vào dịp Giáng Sinh.


Một cô bé tên Marie (hoặc là Clara, tên của búp bê của Marie) ăn mừng lễ cùng gia đình. Quà của cô dưới gốc cây thông là một Nutcracker bằng gỗ lộng lẫy, có hình dáng một người lính. Sau đó là cuộc tranh cãi với em trai Fritz. Trong cơn náo động, Nutcracker bị vỡ. Chú của Marie sửa chữa ngay và nhân cơ hội kể câu chuyện về anh chàng lính bằng gỗ kỳ lạ này và số phận do Nữ hoàng Chuột kinh khiếp giáng xuống đầu anh. Vào buổi tối, Marie đi ngủ và khi đồng hồ điểm vào lúc nửa đêm, Kẹp Hạt Dẻ mà cô đặt xuống đất đột nhiên sống dậy cùng với những món đồ chơi khác. Bằng phép thuật, Marie trở nên nhỏ bé như một con búp bê. Vua Chuột xuất hiện và lao thẳng về phía cô, Kẹp Hạt Dẻ Nutcracker sau đó lao vào chiến đấu để cứu cô. Dù không muốn, cô bé Marie vẫn sẽ tham gia vào tình tiết và sẽ theo cùng Nutcracker trong những cuộc phiêu lưu đáng kinh ngạc của anh ta trong một thế giới có nhiều sinh vật huyền bí...

Một truyền thuyết hoàn toàn khác kể rằng một người nông dân giàu có, keo kiệt và cau có đang tìm cách để bẻ hạt phỉ. Anh ta đưa ra một phần thưởng cho ai có thể thực hiện yêu cầu của mình. Một nhà điêu khắc khéo léo đã làm cho ông ấy một bức tượng nhỏ bằng gỗ, một chiếc kẹp hạt, đặt một chiếc đòn bẩy vào miệng của bức tượng có thể đập vỡ vỏ quả phỉ. Người ta còn kể rằng chiếc kẹp hạt dẻ còn làm vỡ vỏ bọc trái tim của người nông dân.

Vài năm sau, nhân vật Kẹp Hạt Dẻ đã truyền cảm hứng cho nhà văn người Pháp Alexandre Dumas, người đã viết một truyện viễn tưởng về nó vào năm 1846 với tựa đề đơn giản là Câu chuyện về Kẹp Hạt Dẻ.

Bản chuyển thể này đã truyền cảm hứng cho nhà soạn nhạc Peter Tchaikovsky tạo ra vở ballet cổ điển nổi tiếng mang tên “The Nutcracker” cho đến ngày nay vẫn được trình diễn vào dịp Lễ Giáng Sinh hằng năm.


Điều thú vị là nhờ câu chuyện của Ernst Theodor Amadeus Hoffmann và vở ballet của Tchaikovsky mà Kẹp Hạt Dẻ đã trở thành biểu tượng của lễ Giáng Sinh. Trong vở ballet huyền diệu của Tchaikovsky, nhân vật bằng gỗ sống dậy trong một giấc mơ, trong bữa tiệc đêm Giáng Sinh và bắt đầu nhảy múa.

Bûche de Noël, hay bánh Khúc gỗ Giáng Sinh là gì?


Bûche de Noël, nghĩa đen là “khúc gỗ Giáng Sinh”, là một loại bánh truyền thống thường được thưởng thức trong mùa lễ hội, đúng như tên gọi của nó, được làm theo hình dạng khúc gỗ. Bánh khúc gỗ kiểu Pháp này có rất nhiều hương vị khác nhau. Bánh sô-cô-la yule log là loại phổ biến nhất, nhưng bạn sẽ thấy Bûches de Noël được làm với cà phê, quả mâm xôi, vani, v.v.

Một số tiệm bánh thích sáng tạo và có những hương vị khác lạ. Một tiệm bánh mì mà tôi biết có món Bûche de Noël được làm từ bánh hạnh nhân, đậu phộng và bỏng ngô! Ngày nay, nhiều người cũng thích món Bûche de Noël đông lạnh được làm bằng kem. Bûche de Noël đông lạnh được gọi là Bûche de Noël glacée, và loại không đông lạnh được gọi là Bûche de Noël au beurre (hương vị bơ) hoặc Bûche de Noël pâtissière (của tiệm bánh ngọt).

Ban đầu khúc gỗ yule là một khúc gỗ được đốt hàng năm như một truyền thống Giáng Sinh ở các vùng ở Châu Âu. Nguồn gốc chính xác không được biết đến, nhưng khúc gỗ được đốt hàng ngày cho đến Đêm thứ mười hai và được cho là mang lại may mắn. Ngày nay, khi bạn nghe ai đó nhắc đến Bûche de Noël, là họ đang đề cập đến món tráng miệng. Giống như về khúc gỗ Giáng Sinh đã đề cập ở trên, chúng tôi không biết nguồn gốc chính xác của bánh khúc cây. Một số nhà sử học tin rằng nó có nguồn gốc từ thế kỷ 17, nhưng không được biết cho đến khi nó được phổ biến bởi những người thợ làm bánh ở Paris vào thế kỷ 19.

Ngày nay, món bánh khúc gỗ Giáng Sinh cổ điển này được yêu thích trên khắp thế giới, nhưng nó thường được thấy ở Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ, Canada, Lebanon, Syria, Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nó cũng tồn tại ở một số thuộc địa cũ của Pháp, chẳng hạn như Việt Nam.

Lễ Giáng Sinh và đêm giao thừa ở Pháp được tổ chức như thế nào?

Lễ Giáng Sinh thường được tổ chức bằng bữa ăn tối vào đêm Giáng Sinh hoặc bữa trưa vào Ngày Giáng Sinh (đôi khi là cả hai) với bạn bè và gia đình. Người Pháp thường không treo vớ trên lò sưởi để Ông già Noel bỏ quà vào, nhưng một số trẻ em ở Pháp để giày trước lò sưởi vào đêm Giáng Sinh, để Ông già Noel nhét đầy kẹo và đồ chơi vào.

Bữa tối Giáng Sinh thường bao gồm một số loại thịt gia cầm hoặc thịt thú săn, nhưng phổ biến nhất là gà tây. Người ta cũng thường thưởng thức gan ngỗng, cá hồi hun khói, hào, coquilles Saint Jacques, có mảnh vỏ rỗng dùng làm cái bát và biểu tượng cho những người hành hương Saint-Jacques de Compostelle (sò điệp) và rượu sâm banh để chào mừng Giáng Sinh hoặc năm mới.

Nếu tổng cộng thực khách là 13 người được cho là sẽ mang lại xui xẻo. Sự mê tín của người Pháp này được cho là bắt nguồn từ Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, nơi Judas, một trong mười ba thực khách, là kẻ phản bội. Những người mê tín có thường có xu hướng mời thêm khách để tránh xui xẻo.

Về cây thông Giáng Sinh Sapin


Trước đây, tất cả các cây đều giữ lá xanh trong mùa đông. Tuyết trắng bao phủ những tán lá xanh của khu rừng. Ngày nay, chỉ có cây sapin là còn xanh. Bạn có biết tại sao không?

Lâu lắm rồi... Lúc đó là mùa đông, một ngày trước ngày lễ Giáng Sinh. Trong rừng, nhiều loài chim đang chuẩn bị dời đi. Đã đến lúc chúng phải di cư sang Châu Phi, chờ đợi mùa hè năm sau.

Tất cả các loài chim đều háo hức bắt đầu cuộc hành trình đến những đất nước ấm áp. Tất cả ngoại trừ một con chim nhỏ. Chú ta đã bị gãy cánh khi rơi từ trên cành xuống và không thể bay được nữa. Chú sẽ phải trải qua mùa đông ở đây, trong rừng, chờ đợi được chữa lành. Chú chim nhỏ buồn bã nhìn gia đình và bạn bè bay đi. Chú rất muốn đi cùng họ!

Chẳng mấy chốc họ đã biến mất ở phía chân trời. Thế là chú chim con bắt đầu tìm nơi trú ẩn.

Cánh của chú bị đau. Chú đang đi dọc theo con đường rừng thì nhìn thấy một cây sồi to và đẹp. Thân cây của nó được bao phủ bởi lớp vỏ thô ráp và lá của nó có các cạnh lượn sóng. Con chim từ từ đến gần cây và nói:

– Anh sồi, cánh của tôi bị gãy rồi, tôi không thể bay được. Bạn có thể che chở cho tôi trong mùa đông lạnh giá được không?

Cây hướng cành về phía chú chim:

– Che chở cho bạn ư? Không, không được. Bạn sẽ ăn hết quả sồi của tôi! Hãy biến đi!

Con chim nhỏ cúi đầu và tiếp tục lên đường.

Trời bắt đầu có tuyết. Những mảng tuyết lớn rơi xuống. Chú chim con run rẩy. Đột nhiên chú nhìn thấy một cây sồi rừng, vỏ mỏng và nhẵn. Nó rung những chiếc lá tròn nhỏ để rũ đi tuyết rơi trên mình.

Con chim nhỏ lại gần và nói:

– Chào anh, cánh của tôi bị gãy rồi, tôi không thể bay và tôi bị lạnh cóng. Bạn có thể che chở cho tôi trong mùa đông lạnh giá được không?

Cái cây hướng cành về phía chú:

– Che chở cho mi ư? Không, không được đâu. Bạn sẽ ăn hết trái cây của tôi! Biến đi!

Con chim nhỏ cúi đầu và tiếp tục lên đường.

Tuyết càng ngày càng rơi nhiều hơn. Con chim cảm thấy bụng mình sôi lên: nó đói. Ở khúc quanh của con đường, nó nhìn thấy một cây bạch dương kiêu hãnh và cao lớn. Thân nó trắng như tuyết.

Con chim nhỏ lại gần và nói:

– Bạch dương, cánh của tôi bị gãy rồi, tôi không thể bay, tôi lạnh cóng và tôi đang đói. Bạn có thể che chở cho tôi trong mùa đông lạnh giá được không?

Cây hướng cành về phía chim:

– Che chở cho mi? Không, không đâu, mi sẽ làm cho cành của ta dơ bẩn hết! Biến đi!

Con chim nhỏ cúi đầu xuống. Nó mệt mỏi và không biết đi đâu. Đột nhiên nó nghe thấy một giọng nói bảo hãy đến gần hơn. Nó bước vài bước và nhìn thấy một cây linh sam.

– Chim nhỏ ơi, em có muốn trú ẩn trên cành của ta không? Ta không có quả, không có hạt, nhưng ta sẽ bảo vệ bạn khỏi cái lạnh mùa đông.

Chú chim nhỏ rất mừng, đến gần và cảm ơn cây. Nó nghe thấy tiếng cây sồi, cây sồi rừng và cây bạch dương đang chế nhạo cây linh sam. Chúng thấy cây này thật xấu xí, thân đen và cành phủ đầy kim! Chúng khoe mình xinh đẹp hơn nhiều. Chúng nói rằng nhờ có chúng mà khu rừng mới xinh như vậy.

Chú chim con không nghe lời chúng mà ngủ thiếp đi, rúc vào người bạn mới của mình. Đêm đến mà tuyết vẫn rơi, ngày một dày đặc hơn. Chẳng mấy chốc một cơn bão đã kéo đến. Suốt đêm gió thổi dữ dội trong rừng. Ba loại cây hống hách phải bám chặt vào gốc rễ của mình để không bị đổ xuống.

Những cơn gió không hề dịu đi cho đến tận sáng sớm. Khi mặt trời mọc, tiếng la hét vang lên từ trong rừng. Cây sồi, cây sồi rừng và cây bạch dương rên rỉ: “Lá của tôi! Lá của tôi mất hết rồi!”

Cành của chúng hoàn toàn trơ trụi, toàn bộ lá của chúng đã đã rụng. Còn phần cây linh sam sapin không hề mất đi một chiếc lá kim nào. Đó là cây linh sam đã được thần linh của mùa Đông thưởng vì lòng tốt của anh đối với chú chim nhỏ.

Và từ đó cây linh sam Sapin / Christmas tree hào phóng và luôn bảo vệ kẻ yếu vẫn xanh tươi vào mùa đông, trong khi những cây khác rụng lá.

Bây giờ cây là biểu tượng của lễ, nơi mọi người tụ tập để ăn mừng Giáng Sinh!

– Thái Lan sưu tầm & dịch





Chú thích:

(1) Gallia (tiếng Pháp: Gaule, tiếng Hà Lan: Gallië, tiếng Đức: Gallien) là một khu vực ở Tây Âu trong thời kỳ đồ sắt và thời kỳ La Mã, bao gồm Pháp, Luxembourg và Bỉ ngày nay, phần lớn Thụy Sĩ, mạn Tây Bắc Ý, cũng như những phần đất của Hà Lan và Đức ở bờ trái sông Rhine. Người Gallia là tộc người nói tiếng Gallia (một hình thức cổ của tiếng Celt) và sống ở Gallia. Theo lời kể của Julius Caesar, tiếng Gallia thực sự khác biệt với tiếng Aquitaine và tiếng Belgae. Theo khảo cổ học, người Gallia đã dựng nên nền văn hóa La Tène trải dài khắp xứ Gallia, và về mạn Đông tới Rhaetia, Noricum, Pannonia cùng với miền Tây Nam Germania. (Theo Wikipedia).

Cuộc sống thi ca - Sưu tầm và chia sẻ