Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Người vẽ bìa tờ nhạc trước 1975

Họa Sĩ Duy Liêm



Trước năm 1975, các hình bìa tờ nhạc được trang trí bằng các hình vẽ hoặc hình người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Đối với các bìa nhạc là hình vẽ thì có hai người họa sĩ nổi tiếng nhất chuyên vẽ bìa nhạc là Kha Thùy Châu và Duy Liêm. Khán giả sẽ không bao giờ quên được những hình bìa ấn tượng của các bài hát Thương Về Miền Trung, Chuyến Đò Không Em, Đêm Tâm Sự… qua nét vẽ của họa sĩ Duy Liêm.

Bài viết dưới đây của người con rễ của Duy Liêm viết về sự nghiệp của ông.
***
Thời niên thiếu, thú tiêu khiển cùa tôi là vẽ lại những hình bìa các bàn nhạc. Tôi say sưa sưu tầm những bản nhạc, không vì nhạc mà vì những bức họa bìa nhạc của Họa sĩ Duy Liêm.
Rồi lên đường du học, duyên tiền định, người tôi yêu lại là trưởng nữ họa sĩ Duy Liêm, đó là Duy Nga, người đã cho tôi ba đứa con gái thông minh xinh đẹp. Nhờ Duy Nga, tôi có được một bộ sưu tập tranh lụa, tranh sơn mài, tranh sơn dầu, sơn khắc, kim nhũ, bìa nhạc, bìa sách khá phong phú cùa Họa sĩ Duy Liêm.
Họa sĩ Duy Liêm, sinh năm 1914 tại Phan Thiết. Vào những năm cuối đời, ông sống ở Việt Nam, hai mắt bị mù, bị suyển kinh niên. Bình sinh ông ít thích ai viết về ông, mỗi lần có ký giả đến gặp là ông bỏ đi mất, ông vẫn đùa “hữu xạ tự nhiên hương, hà tất phải bôi bù xít”. Nhưng bây giờ thì ông không “thoát” được vì người viết là con rể trong nhà và có lẽ tôi là người có được nhiều nhất các tác phẩm của ông.
                                        Họa sĩ Duy Liêm thời trai trẻ

Tôi muốn so sánh ông với Katsushika Hokusai, một họa sĩ trứ danh Nhật Bản đã ảnh hường đến đời sống mỹ thuật cùa người Nhật từ thế kỷ 19 đến nay. Với sự nghiệp sáng tác đồ sộ, họa sĩ Duy Liêm xứng đáng với sự so sánh ấy.
Họa phẩm của ông đi vào đời sống người Việt hàng ngày. Ai cũng nhớ đến những màu sắc vui tươi, những đường cong, nét gẫy hình khối, từ tờ giấy bạc thời Việt Minh, đến áo dài bà Ngô Đình Nhu, bức tranh Nhạc Sầu đoạt giải nhất Đông Nam Á hiện còn trang hoàng nơi phòng khách vị Thủ tướng Mã Lai, đến bìa nhạc, bìa sách từ 1954 đến 1990, đến tranh sơn mài Thành Lễ, Lam Sơn, đồ gốm Biên Hòa, tranh thêu Thu Hà, thảm, đồ thủ công, bìa sơn mài, hộp sơn mài… và hàng trăm tấm tranh lụa, sơn dầu đã được bán ra ngoại quốc.
Tranh Thành Lễ được sao đi sao lại hàng trăm, hàng nghìn bản mỗi mẫu từ mấy chục năm nay, tranh sơn mài Thành Lễ hiện diện trong mỗi gia đình Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại nhưng ít ai biết đến tác giả các bức tranh ấy là Họa sĩ Duy Liêm.
Thành Lễ và Duy Liêm cùng học trường Mỹ Thuật Trang Trí Gia Định. (Ecole d’Art decoratif de Gia Định). Thành Lễ ngừng học từ năm thứ hai, ra đời kinh doanh ngành sơn mài và Duy Liêm tốt nghiệp năm 1937 là họa sĩ chính của Thành Lễ từ đó. Tài kinh doanh của Thành Lễ và nghệ thuật của Duy Liêm đã đưa nghệ thuật sơn mài từ một tiểu công nghệ bản xứ qua những lần huy chương vàng Hội chợ Paris và các hội chợ Quốc Tế khác, thế giới đã biết dến sơn mài Việt Nam. Các tác phẩm của Duy Liêm đã tạo nên công ăn việc làm cho hàng ngàn người các ngành sơn mài, đồ gốm, thảm thêu và các nghệ nhân miền Nam vẫn kính trọng ông là bậc thầy của nền tiểu công nghệ Việt Nam.

 

           uy Liêm và tranh sơn mài D

Nhiều bức sơn mài đã trải qua “tam sao thất bản”, nhiều bức trải qua các tay thợ vụng về đã làm sai lạc rất nhiều so với bản chính. Các hãng sơn mài trong nước, cũng như các hãng Thành Lễ của Hoàng Đình Tuyên (con rể Thành Lễ) của Nguyễn Thành Vinh (con ruột Thành Lễ) đã sửa đổi thêm thắt làm sai lạc và mất vẻ thẩm mỹ rất nhiều so với bản chính. Đó là lý do sự sa sút của ngành sơn mài những năm gần đây.
Những tác phẩm đắc ý nhất cùa ông là tranh lụa, tôi dược may mắn có những tác phẩm đắc ý của ông:Giấc hè một thiếu phụ cho con bú ngủ quên trên võng trưa, con ngù, mẹ còn lộ bộ ngực trần.
Du Xuân hai thiếu nữ đi giữa vườn hoa xuân.
Suối tóc bộ tranh thiếu nữ ngồi chải tóc trên giường tre bên bụi chuối đong đưa ngoài vườn.
Hái sen thiếu nữ hái sen bờ ao.
Đề tài tranh ông rất phong phú đa dạng từ cảnh chài lưới Phan Thiết đến đền Angkor, vinh quy bái tổ, cảnh ghe thuyền trên sông, cung điện Huế và đề tài ông thường vẽ nhất có lẽ là thiếu nữ Việt Nam.
Sơn dầu, ông vẽ nhiều nhất tranh lập thể và lõa thể.

 

Các nhạc sĩ miền Nam ngày trước, muốn nhạc viết xong là các nhạc sĩ thường phải xách đàn dẫn ca sĩ đến hát cho Duy Liêm nghe để vẽ bìa. Nhạc hay, Duy Liêm có hứng sẽ vẽ bìa đẹp, còn nhạc dở thì ẩm mình ăn khách, theo lời khuyên nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam, Diên Hồng, Sống Mới… là phải cố cho được bìa của Duy Liêm vẽ, vì thế mỗi bản ndù có năn nỉ, đắt tiền gấp đôi, nhạc vẫn bù trớt. Vì thế, giới nhạc sĩ miền Nam, từ Hoàng Thi Thơ, Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trúc Phương, Trần Thiện Thanh, Hoàng Trọng, Nguyễn Hữu Thiết… đều rất thân thiết với Duy Liêm và qua ông đã đưa lên danh vọng người cháu gái là ca sĩ Thanh Thúy.
Những năm tháng cuối của cuộc đời, khi mắt Duy Liêm chưa mờ hằn mà còn lờ mờ thì các con vẽ theo ý ông và ông sửa chữa, sau đó thì các con của ông đã trở thành các họa sĩ. Duy Sĩ, họa sĩ một hãng phim hoạt họa ở Portland (Mỹ), đã từng dược giải thưởng lớn truyền hình Mỹ. Quốc Hoàng, họa sĩ chính các hãng sơn mài, thay thế ông. Họa sĩ Vẹt (Hồ Đắc Vũ) con rễ (Canada).
Đây là lúc để tổng kết lại một đời sáng tác của một họa sĩ đa tài, đa tình, đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ về lượng cũng như về phẩm, để lại bao nhiêu mối tình và ba mươi người con từ trong nước ra đến ngoài nước. Đó là điều hiếm có đối với một họa sĩ một nước nghèo, nghệ thuật hội họa chưa được trân trọng như các nước tiên tiến.
Tôi mơ ước mai sau sẽ xây dựng mộc viện bảo tàng hội họa Duy Liêm ở Phan Thiết, quê hương ông, hay ở Gò Vấp, nơi ông sống và sáng tác, để sưu tầm toàn bộ sự nghiệp cùa ông ước lượng 40,000 hay 50,000 tác phẩm, từ sơn mài, sơn dầu, tranh lụa, bình, hộp, thảm, sứ… những tác phấm đã nâng cao nghệ thuật sơn mài Việt Nam lên tầm quốc tế, một sự nghiệp đồ sộ – tôi nghĩ không kém gì các họa sĩ tiếng tăm trên thế giới.
Họa sĩ Duy Liêm đã qua đời năm 1994, hưởng thọ 80 tuổi.

Nhất Uyên
Nguồn: Thế Kỷ 21 số 49, Tháng 5-1993

Một số hình bìa nhạc bài hát nổi tiếng qua nét vẽ của họa sĩ Duy Liêm:

 


inh

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Video Mạn Đàm Cung Oán Ngâm Khúc

Cung Oán Ngâm Khúc - Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều. Là một tác phẩm thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Ý thơ là lời độc thoại nội tâm của người Cung Nữ bị giam cầm trong cung cấm, mà thực chất chỉ để phục vụ tình dục cho các vua chúa. Cung Oán Ngâm khúc . Với phần âm nhạc của Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện, phổ nhạc trọn vẹn bài thơ.- Mạn đàm phần 1 do VTLV thực hiện. Xin trân trọng giới thiệu. San Jose August 9, 2020.

                                                             Cung Oán Ngâm Khúc Phần 1


                                                          Cung Oán Ngâm Khúc Phần 2



Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Buồn Vu Vơ

Chiều thứ bảy tháng 8 thu về trên thành phố San Jose. Tôi ngẫu hứng viết bài thơ. Gửi đến ACE đọc cho vui. (Buồn mà đọc cho vui thì cũng hơi bị ngược, nhưng đôi khi nó là thế, đọc một bài thơ buồn tự nhiên ngôn ngữ làm cho mình vui)
Chúc ACE  thật vui và bình an.




Buồn Vu Vơ

Buồn vu vơ, nhìn trông ly rượu cạn
Rót thêm đầy để mùi rượu bốc hơi
Tưới xuống đất, ly rượu đầu tiễn biệt
Giải nỗi oan, ngàn cay đắng trong đời.

Thêm ly nữa mừng cho đời hoan lạc
Thấy em cười trong đáy cốc hoan ca
Nghe như tiếng thủy tinh vỡ trăm mảnh
Rơi mỗi hạt, cắt vụn khối tình già.

Một ly nữa uống cho say choáng váng
Cho cuộc tình thấp thoáng những giai nhân.
Ai sẽ cùng ta đứng trong trời đất
Để nghe đời, kể hết nỗi gian truân.

Thêm ly nữa để hồn ta bơi nốt
Cuối dòng sông là biển rộng bao la
Gió đừng thổi làm tim ta buốt giá
Để trang thơ, tràn ngập nỗi xót xa.

Lê Tuấn
“Một buổi chiều buồn vu vơ, uống rượu một mình,
Tự buông thả lòng mình theo vần thơ, viết lên trang giấy một giai điệu của thi ca.
Tháng 8 thu về trên thành phố San Jose, miền bắc California.”





Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Vàng Thu

Gửi tặng ACE những ai yêu thơ, thích đọc những bài thơ của tôi. Đây là bài thơ tôi mới viết hôm nay, để mở đầu cho tháng 8, cũng là sự mở đầu cho mùa thu năm nay.
Chúc ACE bình an trong mọi ngày.
Lê Tuấn

Vàng Thu

Yêu biết mấy màu vàng thu ngày trước
Áo lụa vàng bó sát dáng thơ ngây
Anh vẫn tưởng em từ trong tranh vẽ
Bước ra ngoài làm dáng đỏ chân mây.

Hồn nhiên quá, em ngây thơ trong sáng
Sáng cả hồn anh, sáng tỏa hơn trăng
Anh vẫn ngỡ, em từ trong huyền thoại
Chốn thần tiên. Mẹ kể chuyện ngày xưa.

Mắt long lanh má hồng môi mọng đỏ
Mùi phấn son, lụa mỏng, trắng nõn nà
Em đẹp quá, hơn muôn ngàn tiên nữ
Cuốn hồn anh vào dáng đẹp kiêu sa.

Sao mềm qúa, dải lụa hồng mơn trớn
Phập phồng theo, hơi thở đẫm hương trinh
Em chốn nào, về đây gieo nỗi nhớ
Chiếm cả hồn anh, đẫm ướt thơ tình.

Lê Tuấn
“Người nghệ sĩ lang thang hoài trong tâm tưởng, chợt nhận ra tháng 8 thu về.
Xin trải lòng mình viết một bài thơ, cho mùa thu vừa đến trên
Thung Lũng Hoa vàng San Jose”











Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Nét đẹp của thiếu nữ Uyghur (Duy Ngô Nhĩ)

LẠC VÀO CHỐN THẦN TIÊN

Bạn đã bao giờ được nghe đến gái Tân Cương, Trung Quốc chưa? Đây chính là vùng đất sinh ra toàn gái đẹp. Sắc đẹp gái Tân Cương đang khiến không chỉ người châu Á ngây ngất đâu nha.
Nhắc tới sắc đẹp Tân Cương là người ta nghĩ ngay tới Địch Lệ Nhiệt Ba.
Cô là người thuộc tộc Uyghur (Duy Ngô Nhĩ). Đây một tộc đạo Hồi. Người tộc này tha hương rải rác khắp Tân Cương, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Siberi,... 
Phụ nữ tộc Duy Ngô Nhĩ có đặc trưng mặt thanh tú, sống mũi cao, mắt sâu.
Cổ Lực Na Trát cũng là một nhan sắc Duy Ngô Nhĩ điển hình.
Theo GlobalTimes, vẻ đẹp của tộc người này đã thổi làn gió mới cho sắc đẹp showbiz Trung Quốc.
Những cô gái Duy Ngô Nhĩ với nét mặt lai Á nhiều được ưa chuộng ở làng giải trí Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng các ngôi sao như Na Trát, Nhiệt Ba sửa mũi.
Tuy nhiên thực tế, phụ nữ thuộc tộc này có sống mũi rất cao.
Họ được mô tả có vẻ đẹp độc đáo do lai nhiều dòng máu.
Nét đẹp của người Duy Ngô Nhĩ pha trộn Á - Âu.
Các cô gái Duy Ngô Nhĩ có chiều cao trung bình khoảng 160-175cm.
Đôi mắt to tròn và sống mũi cao thẳng thường là đặc điểm chung của những mỹ nhân Tân Cương.
Vẻ đẹp của họ được so sánh với nữ thần.
Những cô gái thuộc tộc này có vẻ đẹp hoang dại, khỏe khoắn đầy sức sống.
Nhiều người từ vô danh trở nên nổi tiếng chỉ vì quá xinh đẹp.

Cuộc Sống Và Thi Ca sưu tầm.

Bài thơ tình mang tên các địa danh tại Sài Gòn

Thơ Tình Địa Danh Sài Gòn Các Ông Các Bà





Chuyện rằng từ thuở xa xưa
Ông bà ta đã dây dưa ái tình
Bởi thế nên tục truyền rằng:
Ông Lãnh, Ông Tạ, Ông Đồn
Ba người bạn thiết sớm hôm một nhà
Ông Lãnh bản chất thiệt thà


Thầm yêu nét đẹp mặn mà Bà Đen
Nhưng nào ông dám bon chen 
Sáng đêm chong đèn nhung nhớ thiết tha
Ông Đồn bản tánh nguyệt hoa
Chờ Ông Lãnh kẹt, cà rà Bà Đen

Núi Bà Đen

Hai người xả láng một phen 
Sinh ra bé gái đặt tên Thị Nghè
Ông Lãnh nghe nói, thuê ghe
Đi thăm cho biết Thị Nghè ra sao

Cầu Thị Nghè

Ngó gần nó cũng bảnh bao
Nhìn xa nó cũng hao hao Ông Đồn
Bà Đen từ dạo sinh con
Vốn đã đen sẵn nay còn hơn xưa
Ông Đồn nhìn vợ hết ưa
Bỏ lên Long Khánh say sưa miệt mài
Bà Đen ngẫm nghĩ chán thay
Cũng đi lên núi đêm ngày thở than
Thương cho đứa cháu lầm than
Ông Lãnh hào hiệp cưu mang đem về
Buồn cho cuộc sống ê chề
Một già một trẻ bốn bề cô đơn
Ông bèn thẳng xuống Hóc Môn
Cưới luôn Bà Điểm để chôn cuộc đời

Chợ Bà Điểm

Qua bao vật đổi sao dời
Bà Đen ở vậy cho vơi nỗi lòng
Chỉ còn Ông Tạ lông bông
Bạn bè lấy vợ nên chồng đã lâu
Cô Giang sắp sửa ăn trầu
Cô Bắc cũng đã từ lâu theo chồng
Ông bèn đi xuống Cầu Bông
Hỏi thăm Bà Chiểu có chồng hay chưa
Bà Chiểu nghe nói bèn thưa:
“Chỉ còn Bà Quẹo là chưa có chồng
Bà Điểm tay bế tay bồng”
Buồn tình, Ông Tạ phải lòng Bà Hom
Ông bèn bao cuốc xe ôm

Lăng Cha Cả

Về lăng Cha Cả lo hôn lễ liền
Phụ rể có cậu Bảy Hiền
Nữ trang Chú Hỏa bạc tiền thiếu đâu
Bà Hạc thì làm phụ dâu
Chú Ía bưng quả, buồng cau, khay trầu
Bà Hom tròn mối duyên đầu
Thương cho Bà Quẹo âu sầu đắng cay
Ế chồng mấy chục năm nay
Chỉ vì cái tội thích hay làm tàng
Buồn cho nghiệp chướng bẽ bàng
Bà đành an phận chẳng màng hơn thua
Mặc cho thế sự ganh đua
Bà liền xuống tóc vô chùa Bà Đanh
Bỏ ngoài tai việc chúng sanh
Cam đành vui thú tu hành điền viên

Cầu Ông Chừ

Buồn nhất là ở Phú Yên
"Ông Chừ" hổng có tình duyên mặn mà
Tự trách số phận “con gà” (mắc dây thun)
Ông qua Cam Bốt cưới “Bà LaMôn”
Tuổi em thì cũng sồn sồn
“Vệ Sa”“Sát Đế” một bồ Hindu
Ngẩn ngơ vào một chiều thu
Ông ra Thiên Mụ khấu đầu đi tu

Không rõ tác giả
Inline image
Cuộc Sống Và Thi Ca Sưu Tầm