Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

15 chốn bình yên tại 15 quốc gia trên thế giới

Ghé thăm 15 chốn bình yên tại 15 quốc gia trên thế giới


1. Yvoire Village, Pháp

Ngôi làng đầy màu sắc Yvoire có lịch sử hơn 700 năm. Trải qua những trận chiến dữ dội và những thảm hoạ thiên nhiên, ngôi làng vẫn bảo tồn được vẻ ngoài cổ kính của mình khi phải đối mặt với những điều kiện khó khăn và thử thách của thời gian.
chốn bình yên(Ảnh: © bizhi)
Trong ngôi làng yên tĩnh bên bờ Hồ Geneva này, bạn sẽ tìm thấy một lâu đài cổ được xây dựng bởi Count Amadeus V của Savoy. Bạn sẽ có cơ hội để trải nghiệm những con đường yên tĩnh chạy dài được rải đầy sỏi, chiêm ngưỡng những kiến trúc kiên cố nhưng thanh lịch và gặp gỡ người dân hiền hòa.
chốn bình yên

2. Đảo Kangaroo, Úc

Một phần ba diện tích hòn đảo này là các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Bạn sẽ ấn tượng bởi phong cảnh hùng vĩ của các vách đá khổng lồ và các đồng cỏ xanh.
(Ảnh: © Rodney Campbell    © Gail Stephan)
Nếu bạn đi dạo quanh đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp kangaroo, thằn lằn, gấu koala, thú mỏ vịt, và rất nhiều loài chim khác nhau – như chim cánh cụt nhỏ, vẹt đen, chim cút và nhiều loài khác nữa.
(Ảnh: © australiamyhome)

3. Pháo đài Bourtange, Hà Lan

Pháo đài Bourtange còn được gọi là ‘Pháo đài Sao’ nằm ở Hà Lan. Nó được xây dựng từ cuộc “chiến tranh 80 năm”, cuộc chiến Hà Lan chống lại Tây Ban Nha giành Độc lập. Các kiến trúc sư thời đó đã xây dựng một cấu trúc hoàn toàn mới để bảo vệ pháo đài chống lại pháo binh. Cuộc chiến kết thúc với hiệp định Peace of Münster, sau đó pháo đài bị bỏ quên.
(Ảnh: © imgur)
Một thời gian sau pháo đài được sửa sang lại và mở rộng diện tích hơn. Kể từ thế kỷ 19 đến nay, Star Fort thuộc về cộng đồng địa phương. Vì vậy, nếu bạn có dịp đến Groningen, hãy thực hiện chuyến tham quan Bourtange; nơi đây không chỉ là một nơi cho bạn mở rộng tư tưởng, mà còn cho phép đôi mắt bạn thỏa thích ngắm khung cảnh tuyệt vời xung quanh nó.
(Ảnh: © photowanderers)

4. Albarracín, Tây Ban Nha

Nhà văn, triết gia người Tây Ban Nha, José Ortega y Gasset đã từng mô tả Albarracín là “thành phố đáng kinh ngạc”. Thành phố này cũng thường được gọi là “thành phố hồng”, một cái tên đẹp được trao cho Albarracín dưới luật Hồi giáo.
(Ảnh: © triphints)
Ở vùng ngoại ô của thị trấn theo phong cách thời trung cổ phủ một màu hồng này, bạn sẽ ngạc nhiên trước những đồng cỏ xanh biếc và những con sông màu xanh lục ngọc. Hơn nữa, bạn sẽ tìm thấy máng nước dài 18 km được xây dựng từ thời La Mã.
(Ảnh: © tienda)

5. Devonshire, Anh Quốc

Devon được biết đến với cái tên Devonshire, là một nơi đẹp như tranh vẽ ở Anh, kéo dài từ con kênh Bristol về phía Bắc đến kênh English ở phía Nam. Devon được đặt tên từ Dumnonia, là quê hương của người Anh Celtic.
(Ảnh: © staticflickr)
Ngày nay, Devon là điểm đến phổ biến để giải trí và thư giãn, và bạn vẫn có thể tìm thấy những làng chài và các cảng gần như còn nguyên vẹn. Devon là quê hương của những thủy thủ vĩ đại – Sir Francis Drake và Sir Walter Raleigh. ‘Nữ hoàng tiểu thuyết tội phạm’ Agatha Christie cũng được sinh ra ở Devon.
(Ảnh: © aspundir)
Nhân tiện để chúng ta biết thêm, tất cả các sự kiện được Sir Arthur Conan Doyle mô tả trong ‘Hound of the Baskervilles’ – ‘Con chó săn của dòng họ Baskervilles’, một tập trong bộ truyện nổi tiếng thám tử Sherlock Holmes, cũng đã diễn ra tại Devon. Bạn sẽ nhìn thấy một mặt khác của nước Anh, một nước Anh hòa mình trong thiên nhiên với những cơn gió khắc nghiệt, với cảnh quan đẹp như tranh vẽ, những ngôi nhà cổ kính và những lối đi bí ẩn.
(Ảnh: © aspundir)

6. Hokkaido, Nhật Bản

Nếu bạn may mắn có dịp đến thăm Nhật Bản, hãy ghé hòn đảo Hokkaido. Những người Nhật Bản cầu toàn tạo ra một số địa điểm thực sự hấp dẫn khách du lịch: Unkai Terrace trên đỉnh núi, các cánh đồng hoa oải hương, khu nghỉ mát trượt tuyết và Blue Pond, hồ nước có màu lam ngọc tuyệt đẹp.
(Ảnh qua wallpaperpassion.com)
Ở đây bạn sẽ cực kỳ kinh ngạc khi có thể gặp một con sóc bay, một loài đặc biệt chỉ sinh sống ở Hokkaido. Hơn nữa, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và thiên nhiên không hề xung đột với nhau, chúng hoàn toàn bổ trợ cho nhau.
(Ảnh: © chunanjiaoyu   © ittleaesthete)

7. Monsanto, Bồ Đào Nha

Monsanto là một ngôi làng nhỏ xinh đẹp ở vùng nông thôn Bồ Đào Nha. Toàn bộ ngôi làng như thể dường như được chạm khắc từ đá, đó là ấn tượng của bạn khi ngang qua những ngôi nhà bằng đá hoa cương, nằm chèn giữa những tảng đá khổng lồ.
(Ảnh: © ventana)
Khung cảnh tuyệt đẹp – những ngọn núi, những cây xanh, mái lát gạch, những đường phố rải sỏi. Monsanto từng là trung tâm của tỉnh Beira Baixa, và cảnh quan hầu như không thay đổi kể từ đó. Năm 1938 Monsanto đạt được danh hiệu ‘thị trấn đậm chất Bồ Đào Nha nhất ở Bồ Đào Nha’. 
(Ảnh: © ytimg)
Thật thú vị khi được lang thang trên đường phố tuyệt đẹp cổ kính, thỉnh thoảng dừng chân lại ở một nhà hàng địa phương nằm bên dưới tảng đá (lần tới nếu ai hỏi bạn đã ở dưới hòn đá lần nào chưa, bạn cũng có thể nói bạn đã từng!).
(Ảnh: © szepvilagunk)

8. Hẻm núi Fjaðrárgljúfur, Cộng Hòa Ai-len

(Ảnh:© lauredupuy)

9. Alberobello, Ý

10. The Dark Hedges, Bắc Ai-len

(Ảnh: © desktopima)

11. Kandovan, Iran

(Ảnh: © bolbolaan)

12. Ngôi làng Hobbiton, New Zealand

(Ảnh: © subscribe)
(Ảnh: © subscribe)

13. Hồ Titicaca, Peru/Bolivia

(Ảnh: © alterra )

14. Gaztelugatxe, Basque Country, Spain

San Juan de Gaztelugatxe là một hòn đảo nằm trên bờ biển Biscay. Nó được kết nối với đất liền bằng một cây cầu nhân tạo hẹp có 237 bậc thang.
(Ảnh: © urloplandia)

15. Chefchaouen, Morocco

“Thành phố xanh” của Chefchaouen tọa lạc một cách kỳ diệu dưới những ngọn núi của dãy Rif. Phong cảnh núi non hùng vĩ, cảnh quan tuyệt đẹp, kiến trúc cổ kính… Tất cả mọi thứ ở đây đều là một tác phẩm nghệ thuật thuần túy.
(Ảnh: © Zu Sanchez)
Theo Bright Side
Minh Nguyệt

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Gieo mầm hạt tốt

Mời đọc câu chuyện ngắn mang đầy ý nghĩa về tính chất (Hành Thiện)

Gieo mầm hạt tốt

Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland. 
Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc. 
Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. 
Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua. 
Ông ta nói: – Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi! 
Ông Fleming đáp: – Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu. 
Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. 
Ông nhà giàu hỏi: – Đây là con trai anh phải không? – Vâng – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào. 
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé: – Khi lớn lên, cháu muốn làm gì? 
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa: – Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu. 
Nhà quý tộc lại gặng hỏi: – Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao? 
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời: – Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây? 
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình: – Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì? 
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà: – Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ! 
– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện. 
Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London. 
Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. 
Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming. 
Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là ngườiđã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. 
Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học. Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. 
Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill. 
Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.
Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. 
Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.
Điều này chứng minh rằng: “Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. 
Tất cả những gì ta cho ra đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”. 
Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. 
Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và những người xung quanh… 
Xin hãy gởi câu chuyện này đến tất cả bạn bè của bạn. 
Mong rằng cuộc sống tất cả chúng ta đều tươi sáng, tốt đẹp hơn. 
Hãy mở rộng tấm lòng, tích đức tu thiện hầu cải tạo vận mệnh cho chính mình.

Hà Nội 1950 tranh bột màu

Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu

Chợ Đông Xuân, phố Hàng Buồm, Hàng Đồng.... hiện lên đầy chất thơ qua nét cọ cố họa sĩ Lê Văn Xương.

Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Triển lãm "Điều kỳ diệu" lần đầu giới thiệu hơn 100 tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Xương, sắp diễn ra từ ngày 21 đến 23/9 tại TP HCM. Nhiều bức khắc họa không khí Hà Nội vào những năm 1950 với chất liệu bột màu. Trong ảnh là một góc Hà Nội vào năm 1952. 
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Bức "Chợ Đồng Xuân". Trong tâm thế "vẽ với lòng thanh thản", tranh Lê Văn Xương chủ yếu khắc họa không khí yên bình thuở xưa.
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Một góc chùa Quán Sứ. Nhiều họa sĩ đánh giá khi xem tranh Lê Văn Xương, có thể hình dung về một Hà Nội như trong trang sách của Thạch Lam, Nguyễn Tuân...
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Phố Hàng Buồm nhộn nhịp cảnh buôn thúng bán bưng. Lê Văn Xương vẽ được nhiều chất liệu như bột màu, sơn dầu, phấn tiên... nhưng theo danh họa Bùi Xuân Phái, cố họa sĩ vẽ bột màu đặc sắc hơn cả.
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Bức "Ô Quan Chưởng". Lê Văn Xương chủ yếu chọn cảnh đường phố, di tích kiến trúc trong và ngoài thành để khắc họa.
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Cuộc sống mưu sinh nhộn nhịp nơi phố Gầm Cầu. Lê Văn Xương từng mở triển lãm "Hà Nội 36 phố phường" tại Nhà hát Lớn vào năm 1954. 
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Bóng hoàng hôn ở xóm nghèo nơi phố Trần Nhật Duật.
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Phố Hàng Đồng.
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Phố Hàng Da.
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Phong cảnh hữu tình ở chùa Trấn Quốc.
Hà Nội thập niên 1950 qua tranh bột màu
Lê Văn Xương sinh năm 1917, học vẽ từ sớm do gia đình rước thầy về dạy. Theo gia đình, suốt đời mình, họa sĩ đã vẽ khoảng 1.000 bức tranh, làm 100 bức tượng... Ông còn chơi được các nhạc cụ violin, piano, guitar... Ông qua đời năm 1988 tại TP HCM. Ông được truy tặng huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam năm 1997. Triển lãm "Điều kỳ diệu" do con gái ông khởi xướng, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất của ông

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki

Hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki 
Inline image
Cùng chịu thảm họa hạt nhân nhưng ngày nay hơn 3,3 triệu người đang sinh sống ở Hiroshima và Nagasaki trong khi một khu vực rộng lớn quanh nhà máy Chernobyl vẫn hoang vắng bóng người. Đây là lý do?
Nguyên nhân dẫn đến thảm họa
Việc Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã khiến chính phủ quân phiệt Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện và Thế chiến Thứ II kết thúc. Tuy nhiên, quyết định ném bom nguyên tử của Tổng thống Mỹ Harry Truman đã gây khá nhiều tranh cãi.
Dù vậy nhiều chuyên gia trong đó có Charles Maier, Giáo sư Lịch sử tại Đại học Harvard cho rằng, cần phải xét đến bối cảnh khi ấy. Thời điểm đó, có một niềm tin phổ biến tại Nhà Trắng rằng, người Nhật sẽ chiến đấu cho tới người đàn ông cuối cùng. Kinh nghiệm mất mát về thương vong của Mỹ tại hai trận chiến đẫm máu Iwo Jima và Okinawa, cùng với việc Nhật tăng cường sử dụng dàn phi cơ Kamikaze tấn công tự sát đã tạo ra những tác động tâm lý mạnh mẽ đối với các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ.
so sánh Hiroshima Nagasaki ChernobylDàn phi cơ Kamikaze tấn công tự sát đã trở thành nỗi ám ánh của quân đội Mỹ. (Ảnh: mississippiconservativedaily.files.wordpress.com)
Sau khi biết tin Nhật không sẵn sàng đầu hàng vô điều kiện, một số các nhà khoa học và trợ lý Bộ trưởng Chiến  tranh John McCloy khi ấy đã ủng hộ phương án kích nổ vũ khí hạt nhân ở một số khu vực ít người để buộc Nhật Bản đầu hàng.
Đối với thảm họa Chernobyl, buồn thay khả năng này có thể phòng ngừa được nếu những người có trách nhiệm tại nhà máy không tắc trách. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, sai sót của con người chính là nguyên nhân dẫn tới thảm hoạ. Thiết kế không chính xác trong hệ thống làm mát của lò phản ứng đã dẫn đến vụ nổ phá huỷ lò.
Vào đêm rạng sáng ngày 26/4/1986, các kỹ sư Liên Xô bắt đầu chạy thử nghiệm một tuốc bin ở lò số 4 ngay trước khi tắt máy phát điện để bảo trì. Để thực hiện cuộc thử nghiệm, họ đã dại dột vô hiệu hoá hệ thống làm mát lõi khẩn cấp và các thiết bị an toàn quan trọng khác. Một chuỗi các sai lầm sau đó đã xảy ra, dẫn đến sự tích tụ hơi nước khiến cho lò phản ứng quá nóng. Lúc 1h23 phút sáng, hai vụ nổ phát lửa đã nhanh chóng dẫn tới sự khởi đầu của một thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử.
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Trung tâm kiểm soát lò phản ứng số 4 bị phá hủy. (Ảnh:Time.com)
Những sai lầm nghiêm trọng của các nhân viên điều hành nhà máy cũng là tác nhân dẫn đến tai nạn. Họ đã vi phạm các nguyên tắc an toàn sản xuất và thực hiện một số động tác không được phép trong quá trình thử nghiệm thiết bị điện tại lò phản ứng số 4.
Phép so sánh khởi đầu của thảm họa
Trong tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945, Tổng thống Mỹ Harry Truman và các lãnh đạo phe Đồng minh kêu gọi Nhật Bản đầu hàng, đồng thời cảnh báo nước Nhật sẽ bị hủy diệt nếu không thực hiện yêu cầu đó.
5 ngày trước vụ ném bom nguyên tử đầu tiên, Mỹ đã thả hơn 5 triệu tờ rơi xuống Hiroshima và Nagashaki 33 mục tiêu tiềm năng khác thông báo sắp có một cuộc tấn công xảy ra và cảnh báo người dân di tản. Nội dung tờ rơi được viết bằng tiếng Nhật: “ Mong mọi người hãy đọc kỹ nội dung trong tờ đơn này, nó có thể giúp bảo  toàn mạng sống của bạn cùng bạn bè thân quyến xung quanh. Vài ngày tới, bom Mỹ sẽ phá hủy trang bị vũ khí của quân đội Nhật Bản, bởi vì họ đang lợi dụng các vũ khí đó để tiến hành cuộc chiến vô nghĩa này. Hành động này của Mỹ không phải là nhắm vào người dân vô tội Nhật Bản, mà là tấn công không thương tiếc đối với những phần tử chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, những người đã biến người dân thành nô lệ, và Mỹ sẽ mang lại hoà bình thế giới, người dân sẽ không phải chịu cực khổ nữa, Nhật Bản cũng sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Mọi người hãy đọc nghiêm túc cảnh báo này, và sơ tán khỏi thành phố này ngay lập tức.“ .
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Mỹ thả hơn 5 triệu tờ rơi xuống Hiroshima và Nagashaki và 33 mục tiêu tiềm năng khác cảnh báo người dân di tản. (Ảnh: damninteresting.com)

Kèm theo đó, một đài phát thanh do Mỹ kiểm soát trên đảo Saipan đã phát đi một thông điệp tương tự cảnh báo người Nhật mỗi 15 phút một lần. Tiếc thay, chính phủ và người dân Nhật Bản đã không tin và phớt lờ.
41 năm sau, một thảm họa nguyên tử khác đã xảy ra. 1h23 rạng sáng ngày 26/4/1986 đã trở thành ngày định mệnh không những của người dân Liên Xô mà với nhiều nước châu Âu lân cận. Lò phản ứng số 4 của nhà máy điện Chernobyl phát nổ, đã gửi một chùm vật liệu phóng xạ cực cao vào bầu khí quyển.
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Ảnh:reneweconomy.com.au)

Khoảng 55 giờ sau thảm họa, những bằng chứng đầu tiên về một vụ rò rỉ phóng xạ cỡ lớn xuất phát từ nhà máy điện hạt nhân Forsmark của Thụy Điển. Nhà máy này nằm cách Chernobyl khoảng 1.100km đã ghi nhận bụi phóng xạ tại khu vực của họ. Thụy Điển đã ngay lập tức cho di tản nhân viên vì lo ngại rò rỉ xuất phát từ lò phản ứng của nhà máy.
Chính việc người Thụy Điển tìm kiếm nguồn gốc phát tán phóng xạ và xác định rằng nhà máy điện nguyên tử của họ không bị rò rỉ đã khiến mọi lo ngại đổ dồn về một tai nạn hạt nhân nghiêm trọng xảy ra ở phía tây Liên Xô. Đến chiều ngày 28/4, sự việc này đã được loan báo trên các kênh thông tin thế giới.



Dù vậy, Liên Xô vẫn bưng bít không chịu công nhận xảy ra sự cố tại Chernobyl. Dưới sức ép dữ dội của Thụy Điển, 65 giờ sau thảm họa, chính quyền Xô Viết mới chịu ra một bản tuyên bố vắn tắt trong 20 giây đề cập đến thảm hoạ trên bản tin thời sự: “Một tai nạn đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Một trong các lò phản ứng bị hư hại. Các biện pháp đang được thực hiện để giải quyết hậu quả. Những nạn nhân đang được cứu trợ. Chính phủ thành lập một uỷ ban về tai nạn này”.
Từ ” hư hại” không phản ánh đúng sự thật về việc một lõi lò phản ứng hạt nhân đang tan chảy, phát tán vô số chất phóng xạ vào khí quyển. Trong khi đó, cuộc sống của gia đình các công nhân nhà máy tại thành phố Pripyat, cách vụ nổ khoảng 2km vẫn diễn ra bình thường và họ chỉ nhận được lệnh sơ tán sau khi thảm họa xảy ra được 36 giờ.
Phát phóng lượng phóng xạ gấp hàng trăm lần
Có khá nhiều lý do khiến Chernobyl trờ thành “vùng chết” và một trong những lý do đầu tiên được liệt kê là do lò phản ứng không có lớp tường che chắn. Thay vì có một cấu trúc ngăn chặn hàng đầu bao gồm một lớp lót thép và lớp bê tông dự ứng lực, các nhà thiết kế lò phản ứng Chernobyl chỉ sử dụng cấu trúc bê tông nặng. Cú nổ đã thổi bay nắp lò nặng 16 tấn và bắn vào không trung một quả cầu cầu lửa khổng lồ.
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Vụ nổ đã thổi bay nắp lò phản ứng số 4 và phát tán vào không trung một lượng lớn vật liệu hạt nhân. (Ảnh: beta.nydailynews.com)

Khi ấy trong lò phản ứng số 4 của nhà máy Chernobyl chứa khoảng 180-190 tấn nhiên liệu và các sản phẩm phân rã hạt nhân dioxit urani. Các nhà khoa học ước tính rằng khoảng 7-10 tấn nhiên liệu hạt nhân đã được phát tán ra không trung. Hơn 90.000 km vuông đất đã bị ô nhiễm nặng với những tác động tồi tệ nhất được cảm nhận ở Ukraine, Belarus và Nga. Không dừng ở đó, đám mây bụi phóng xạ theo gió lan rộng theo dải bán cầu bắc tới Tây Âu, Anh, Scotland và xứ Wales.
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Thành phố ma Pripyat, gần Chernobyl. (Ảnh:wayangsupernouvo.blogspot.com)

Không giống như Chernobyl, lượng vật liệu hạt nhân được sử dụng để hủy diệt hai thành phố Hiroshima và Nagasaki là tương đối nhỏ. Little Boy thả xuống Hiroshima chỉ chứa khoảng 6,04 kg uranium, trong đó có khoảng 1 kg uranium tham gia phản ứng hạt nhân. Tương tự, Fat Man hủy diệt Nagashaki chứa khoảng 7 kg Plutonium, nhưng chỉ có khoảng 1kg Plutonium trải qua sự phân hạch hạt nhân.
Với lượng vật liệu hạt nhân thấp hơn nhiều, lại trải rộng trên một diện tích lớn hơn (phát nổ trên không trung), là yếu tố khiến nồng độ ô nhiễm ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki thấp hơn nhiều so với Chernobyl.  Cả Fat Man và Little Boy đều được kích nổ trên không trung, cách mặt đất hàng trăm mét, do vậy chất phóng xạ được phân tán bởi đám mây hình nấm thay vì ngấm vào lòng đất như vụ nổ Chernobyl. Trong nỗ lực vô vọng nhằm làm nguội lò phản ứng số 4 và khống chế hỏa hoạn không cho lan sang lò phản ứng số 3, những người lính cứu hỏa Xô Viết đã vội vã bơm một khối lượng nước khổng lồ vào lò phản ứng, đã khiến lượng lớn phóng xạ theo đó ngấm xuống mặt đất bên dưới lò.
Ngoài ra, các chuyên gia đều nhận định, trong vòng khu vực bán kính 30 km quanh nhà máy hạt nhân Chernobyl, đã bị ô nhiễm nặng bởi các đồng vị phóng xạ dễ bay hơi như Caesium-137, Iodine-131, Strontim-90, giải phóng năng lượng hạt nhân trong đó có 100% khí hiếm xenon và kryton, 55% chất phóng xạ i-ốt và khoảng 20-40% lượng xezi bị phóng thích dưới dạng dung khí.
Tổng cộng lượng phóng xạ thoát ra ngoài do sự cố này nhiều gấp 400 lần so với vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima. Ngoại trừ khu vực Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trên toàn lãnh thổ châu Âu, người ta đều phát hiện ra bụi phóng xạ. Hơn nữa, ô nhiễm tại Chernobyl bao gồm nhiều loại hạt phóng xạ khác nhau hơn so với ô nhiễm ở Hiroshima và Nagasaki, và nhiều hạt trong số này có chu kỳ bán rã rất lâu dài. Do đó Chernobyl không còn là khu vực an toàn cho việc cư trú của con người.
Theo thời gian, vật liệu hạt nhân được phóng thích và trải rộng trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki cuối cùng đã bị loại bỏ thông qua việc tái thiết thành phố và dưới tác động của thời tiết. Bằng cách xây dựng lại Hiroshima và Nagasaki, trong đó bao gồm việc phá sập và chôn vùi các tòa nhà bị bom nguyên tử phá hủy, người Nhật đã loại bỏ một lượng lớn chất phóng xạ bám trên đó. Ngoài ra, mưa và tuyết tan đã cuốn trôi và rửa sạch chất phóng xạ bám trên mặt đất, rồi đổ vào các con sông cuốn ra đại dương, khiến nồng độ phóng xạ được pha loãng đến mức rất khó đo được sự hiện diện của chúng trên bức xạ nền.
Trường hợp Chernobyl, sau nhiều năm mức bức xạ môi trường xung quanh cũng sẽ tiếp tục phân rã như Hiroshima và Nagasaki, nhưng vì vụ nổ thải ra một lượng vật liệu hạt nhân quá lớn, trong đó bao gồm những chất đồng vị phân rã lâu hơn nên Chernobyl không thể hồi sinh như hai thành phố Nhật Bản.
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Quang cảnh ảm đạm không có bóng người ở Chernobyl. 

Một yếu tố nữa là ở Chernobyl, không chỉ có “quan tài” lò phản ứng đã trở nên cũ nát, có nguy cơ đổ sập, và rò rỉ phóng xạ, mà còn có những “nghĩa địa” lộ thiên của rất nhiều phương tiện cứu hộ từng lao đến nhà máy điện làm nhiệm vụ đúng đêm xảy ra vụ nổ vẫn nằm chỏng chơ trên mặt đất mà chưa được chôn. Rất nhiều xe tăng, máy bay, cần cẩu, xe vận tải cứu hộ bị nhiễm xạ nặng, từng được sử dụng trong chiến dịch dọn dẹp hậu quả vẫn đang phơi mình trong khu vực cách ly quanh lò phản ứng. Những tòa nhà bị bỏ hoang sau cuộc sơ tán khẩn cấp cùng nhiều đồ đạc nhiễm xạ đã góp phần cộng thêm yếu tố làm cho vùng này trở thành nơi nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên thế giới
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Nhiều xe tăng, máy bay, cần cẩu, xe vận tải cứu hộ bị nhiễm xạ nặng đã bị bỏ phơi mình trong khu vực cách ly quanh lò phản ứng. (Ảnh: RT)
Gần 73 năm sau ngày Mỹ ném hai quả bom xuống Hiroshima và Nagasaki, cả hai thành phố đã hồi sinh một cách ngoạn mục. Với những nỗ lực tái thiết thần kỳ của người Nhật, nơi từng là đống đổ nát hoang tàn với 90% cơ sở hạ tầng bị tàn phá bởi Little Boy và Fat man xưa kia, nay đã đổi mình thành những thành phố phát triển xanh tuyệt đẹp.
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Tòa nhà Triển lãm công nghiệp Hiroshima được gọi là Vòm A-Bomb hay Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima – sau vụ đánh bom vào ngày 6/8/1945, và vị trí tương tự ngày nay. so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Dấu vết người bị bốc hơi vì nhiệt bom khi đi ngang qua cầu được in trên cầu Yorozuyo. Cây cầu này cách trung tâm vụ nổ 860 mét. Giờ cây cầu đã được lát gạch.so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Vệt tối của các rào vịn trên cầu Yorozuyo hứng chịu sức nóng của quả bom. so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Hình ảnh hoang tàn trên cầu Aioi ở Hiroshima sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố và cầu 
Aioi ngày nay
                       so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Mọi người đi bộ qua mái vòm A-Bomb trên cầu Aioi. Ngày nay, du khách thong thả đi xe đạp qua cầu. 
              so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Phế tích của trường Đại học Y Nagasaki sau khi quả bom thứ hai được thả xuống Nagasaki giờ chuyển mình khang trang hiện đại. 
             so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Nhà thờ Urakami ở Nagasaki bị sụp đổ vào ngày 9/8, đã được xây dựng lại vào năm 1959. 
               so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Mặt phía nam của thánh đường Urakami hồi năm 1945 và ở hiện tại. 
               so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Tàn tích ở trường Quốc gia Shiroyama, Nagasaki, giờ trở thành một khu phố tấp nập, hiện đại. 

Thống kê cho thấy, tỉ lệ mắc ung thư hiện nay ở cả hai thành phố Hiroshima và Nagasaki không có sự cách biệt  là mấy so với các thành phố khác của Nhật Bản nói riêng và các nơi trên thế giới nói chung.
Với Chernobyl, sau 32 năm xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người, cùng với chi phí dọn dẹp rác thải hạt nhân đắt đỏ đứng hàng thứ hai thế giới (52 tỉ đôla), nơi đây hiện vẫn là một khu vực điêu tàn hoang phế Và giả dụ nếu bạn muốn cư ngụ tại đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư cao tới mức không thể đo đếm được.
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Chernobyl hoang phế với nồng độ nhiễm xạ đậm đặc nhất thế giới. (Ảnh: Time.com)
3.000, 20.000 hay 100.000 năm nữa, con người có thể sống ở Chernobyl?
Quan tài bê tông được xây phủ lên lò phản ứng số 4 trong điều kiện thi công vội vàng giờ đã hư hại nặng tới mức chỉ cần một rung động nhẹ của Trái Đất hay những trận bão cũng có thể khiến trần của nó sụp đổ. Ước tính khoảng 95% nhiên liệu hạt nhân (khoảng 180 tấn) trong lò phản ứng tại thời điểm xảy ra vụ nổ vẫn còn lại bên trong quan tài này.
so sánh Hiroshima Nagasaki Chernobyl
Quan tài bê tông được thi công trong tình trạng vội vã giờ đã xuống cấp. (Ảnh: chernobylguide.com)

Để có thể “giam giữ” lượng phóng xạ có thời gian phân rã tới 100.000 năm này, việc xây dựng một quan tài có khả năng chôn vùi vĩnh viễn những thứ bên trong lò phản ứng số 4 rõ ràng là một thách thức cho nhiều nhiều thế hệ sau này.
Trong khi đó, các chuyên gia hạt nhân đang làm nhiệm vụ dọn dẹp hiện trường ước tính, sớm nhất phải 3.000 năm nữa con người mới có thể quay lại đây sinh sống.
Phóng viên Eben Harrell và James Marson của Time viết rằng: “ Do các đồng vị phóng xạ thoát ra trong một vụ nổ hạt nhân có thể phát xạ tới hàng chục nghìn năm nên việc dọn dẹp hiện trường không chỉ là việc của nhóm phản ứng đầu tiên mà còn là việc của các thế hệ sau hoặc sau sau nữa”. 

Khi được hỏi bao giờ con người mới có thể quay trở lại sinh sống ở khu vực quanh lò phản ứng hạt nhân, Giám đốc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl Ihor Gramotkin trả lời: “Ít nhất phải 20.000 năm”.
+Sergiy Parashyn, một kỹ sư làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl từ năm 1977 cho đến khi xảy ra thảm họa năm 1986 chia sẻ: “Chúng tôi cho rằng chúng tôi đủ khả năng kiểm soát nguồn năng lượng hạt nhân tại nhà máy Chernobyl. Chúng tôi tin rằng, mình có thể buộc thiên nhiên phải cúi mình trước ý chí của chúng tôi. Không có gì chúng tôi không thể làm được. Tất nhiên, đến ngày hôm ấy, chúng tôi mới biết mình đã sai”.

Những bức họa từ bậc cầu thang

Những bức họa từ bậc cầu thang đẹp sống động

Ngày nay, nghệ thuật không bị giam cầm trong 4 bức tường mà đòi tự do tràn ra đường phố, tính thẩm mỹ của chúng đã làm biến đổi cả môi trường đô thị xung quanh. Với tinh thần hòa hợp, những tác phẩm nghệ thuật “khổ lớn” này đã biến những bức tường nhàm chán trở nên sống động và những bậc cầu thang trở thành bức bích họa ngắm mãi không chán trên phông nền đô thị nhộn nhịp. Những nghệ sĩ đường phố đã sáng tạo cả ở những nơi người ta không dám trang trí, và thành quả thì… thật tuyệt!


http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-anh-dai-dien.jpg

Tôn vinh chiếc áo Hanbok truyền thống của Hàn Quốc tại những bậc thang Seoul

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-1.jpg

Bức chân dung đen trắng của một người đàn ông trên những bậc thang tại Rio de Janeiro, Brazil. Người qua đường không dám tin đây là một bức tranh sống động đến thế!

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-2.jpg

Những bước chân tung tăng cùng đàn cá dưới biển xanh tại Seoul, Hàn Quốc

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-3.jpg

Những khóm hồng tuyệt đẹp mọc lên từ những mảng tường màu xám tại Tehran, Iran

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-4.jpg

Những chiếc bút chì chờ được tô màu cho cả thế giới tại Ba Lan

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-5.jpg

Danh họa Salvado Dali ngạc nhiên khi thấy mình hiện diện trên những bậc cầu thang của Bảo tàng nghệ thuật tại Philadelphia, Mỹ


http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-6.jpg

Nghệ thuật gấp giấy Origami dẫn dắt những giấc mơ đến với thế giới cổ tích tại Angers, Pháp

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-7.jpg

Khi bạn có thể đi trên cầu vồng theo đúng nghĩa đen tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-8.jpg

Đi nhẹ, nói khẽ kẻo đánh thức người khổng lồ thức giấc ở Barcelona, Tây Ban Nha

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-10.jpg

Bức tranh hoàn hảo cho con đường dát vàng dẫn đến thành phố Ngọc lục bảo của “Những bậc thang hòa bình” ở Syria

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-9.jpg

Khi mỗi bước chân trở thành những cung bậc âm nhạc tại Valpraiso, Chile

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-11.jpg

Nghệ thuật Mosaic với bản tình ca biển xanh tại San Francisco, Mỹ

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-12(1).jpg

Bầu trời đêm với trăng và sao sẽ chiếu sáng cho người đi đường

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-13.jpg

Ngồi trên những bậc thang này, du khách có thể cảm nhận sự hiện diện của một người bạn tại Berlin, Đức

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-14.jpg

Cầu thang dát hoa tại HongKong

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-15.jpg

Anaconda xuất hiện tại Bồ Đào Nha sao?

http://songmoi.vn/public/upload_editor/posts/images/cau-thang-dep-me-hon-16.jpg

Bậc cầu thang nhắc nhớ một thời tuổi thơ tại Ý.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Lá Thu Nói Gì

Gửi đến quý vị bài thơ khởi đầu cho mùa thu đang đến với thung lũng hoa vàng. 
Kính chúc quý vị (Thanh tâm thường an lạc) tràn đầy niềm vui khi mùa thu đang trở về.
Lê Tuấn



Lá Thu nói gì.

Gió mùa thu thoang thoảng vị nồng nàn
Lá thu về kể mãi chuyện hợp tan
Như âm vang? Tiếng Hư không thổn thức
Ở bên em! Tình vẫn còn chứa chan.

Không hiểu mùa thu muốn nói điều gì?
Mà tình riêng lặng lẽ bước ra đi
Lá thu xào xạc như đang thầm hỏi
Có phải em buồn vì nỗi biệt ly.

Có một thời lá thu vàng trong sân
Em hồn nhiên ngóng đợi bóng tình quân
Bài tình ca ngân vang theo tiếng nhạc
Ôn lại đời mình những chuyện xa gần.


Lê Tuấn
(bài thơ mở đầu cho mùa thu năm 2018)