Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Hớ Hênh

Thơ và Thiền gặp nhau trong trực giác và cảm nhận của tri thức. Thơ chứa đựng một yếu tố siêu tưởng, siêu lý vượt ra ngoài mọi khả năng suy tưởng hơn là biểu lộ cụ thể, thơ thường tiềm ẩn trong vị trí của tiềm thức, tiềm thức xung đột với lý trí rồi xuất phát ra từ một trực giác tự nhiên để trở thành thơ.

Thơ không cần phải có nghĩa vì tự nó đã thật sự hiện hữu. cái hồn của thơ đã thật sự hoà nhập với thiền tính mà chính người thơ không hay biết, từ suy tư này tôi ngẫu 
hứng viết một vần thơ với ý tưởng (Hòa chộn một chút Tình và Thiền) Xin mời quý vị thi hữu cùng đọc cho vui.



Hớ hênh

Em là tấm lụa mền phủ kín
Gió nơi đâu thổi tốc mở xem

Màu da non phủ mờ sương khói
Em khép lại vạt áo lụa hoa sen.

Hớ hênh đừng tưởng hoa tàn rụng
Đêm qua sân trước nở đóa hồng
Cõi lòng nghe nặng từ tâm lượng
Cám ơn em! Hoa nở trong lòng.

Lê Tuấn
"người nghệ sĩ lang thang hoài trong tâm tưởng"

Tâm
Tâm tĩnh lặng trong từng nhịp thở
Lắng nghe hồn kể chuyện trong thơ
Tiếng mõ vang câu kinh tịnh độ
Người về đâu, đứng giữa đôi bờ.

Tình
Tình là khi người biết tin người
Hai bàn tay nắm chặt không buông rơi
Mặc cho thế sự bao thay đổi
Mặc nắng hay mưa giữa cuộc đời.

Thiền
Đứng lại, không cần tìm lối về
Thức, cho biết ngày dài lê thê
Im lặng, tai nghe tim người đập
Yêu thương những tâm hồn tái tê.

Yêu

Yêu là lăng kính màu hồng
Người nhìn mới thấy tình nồng riêng ta
Người thứ hai nhìn từ xa
Lắc đầu không hiểu. Yêu là nghĩa riêng.





Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Trờ về cố hương (Operation Homecoming)


Trở về cố hương – Operation Homecoming


“Hãy tưởng tượng bạn đang bị nhốt trong một cái chuồng; hãy tưởng tượng chung quanh chuồng đầy mùi xú uế; hãy tưởng tượng những thức ăn hư thúi bạn phải ăn có nhiều dòi bọ đến độ nếu bạn chỉ nuốt phải vài con thôi là kể như bạn có phước; hãy tưởng tượng bạn biết rõ mình có thể chết bất cứ lúc nào, tuỳ hứng của gã cai tù; hãy tưởng tượng ngày này qua ngày khác bạn bị tra tấn cả thể xác và tâm lý, bằng những thủ đoạn không phải để bẻ gãy xương mà là tinh thần của mình. Làm tù binh cộng sản Bắc Việt là như vậy đó.
Rồi hãy tưởng tượng, sau nhiều năm tháng đằng đẵng đầy thất vọng, một hôm bạn được họ cho mặc bộ quần áo mới tinh, đứng xếp hàng chờ chiếc phi cơ của quân đội Mỹ đáp xuống để đưa bạn về nhà. Đó là Chiến Dịch Trở Về Cố Hương.”

Andrew H. Lipps, “Operation Homecoming: The Return of American POWs from Vietnam 




(Hanoi Hilton (Hoả Lò) nơi giam giữ tù binh Mỹ thời chiến tranh.)

Sử gia Andrew Lipps đã mô tả như thế trong quyển sách của ông về Chiến Dịch Homecoming. Vào ngày 12 tháng 2, 1973, chuyến bay đầu tiên của Không Quân Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Gia Lâm, Hà Nội, để rước một nhóm tù binh chiến tranh (Prisoners of War—POW) gồm 40 người từ khám Hỏa Lò, biệt danh Hanoi Hilton. Ông Lipps đã có mặt hôm đó để chứng kiến nỗi vui mừng không thể tả xiết của những người tù binh khi cánh cửa chiếc C-141 vừa đóng lại và máy bay sửa soạn cất cánh. Không biết ai đó đã ghi lên cửa phòng lái dòng chữ “Hanoi Taxi”, và biệt danh đó đã được gắn liền với chiếc phi cơ vận tải mang số hiệu 66-0177 này cho tới ngày nó được về hưu năm 2006. Ngày nay chiếc Hanoi Taxi đã được bảo tồn và trưng bày tại Bảo Tàng Không Quân Quốc Gia ở thành phố Dayton, Ohio, như chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử đầy đau thương và mất mát.
Ngày 14 tháng 2, 1973 (Valentine’s Day), Hanoi Taxi đáp xuống Travis Air Force Base, California, chính thức đánh dấu ngày trở về của các cựu tù binh cộng sản. Trên chuyến bay đầu tiên đó là những người hoặc bị ở tù lâu nhất hoặc bị thương nặng nhất cần cứu chữa gấp. Người đầu tiên bước ra khi phi cơ đáp xuống California là Phó Ðề đốc James Bond Stockdale, nhân vật về sau được đề cử làm phó tổng thống trong liên danh của ông Ross Perot năm 1992.

(Cựu tù binh Mỹ reo mừng khi chiếc Hanoi Taxi vừa cất cánh)

Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4 năm ấy đã có tất cả 54 chuyến bay do một phi đoàn C-141 đảm nhiệm, chở được tổng cộng 591 tù binh cộng sản về Mỹ. Trong số đó có 69 người bị Việt Cộng cầm tù ở miền Nam được trả về từ Lộc Ninh, 9 người được trả về từ Lào, và thêm 3 người từ Trung Quốc được tiếp nhận tại Hongkong. Trong số 591 tù binh đó có 325 người phục vụ trong Không Quân, 138 người trong Hải Quân, 77 người trong Bộ Binh và 26 người trong Thủy Quân Lục Chiến. Ngoài ra còn có 25 người là thường dân làm việc cho các cơ quan Mỹ tại Việt Nam. Nhiều người sau khi trở về vẫn ở lại trong quân đội để tiếp tục phục vụ, chẳng hạn như ông John McCain – sau này làm đến Thượng nghị sĩ tiểu bang Arizona và từng được Ðảng Cộng Hoà đề cử ra ứng cử Tổng thống năm 2008.
Người bị tù ngắn nhất là 33 ngày, người bị tù lâu nhất là 3,113 ngày. Trung bình họ bị nhốt khoảng 1,476 ngày (4 năm) và hầu như ngày nào cũng bị tra tấn. Trong tù họ tự đặt ra một số kỷ cương để giúp mọi người giữ vững tinh thần và ý chí. Chẳng hạn như tất cả đều đồng ý rằng nếu được thả họ sẽ cho người ở tù lâu nhất hoặc bị bệnh nặng nhất về trước, và cứ tuần tự như thế. Hoặc là họ sẽ nhất quyết từ chối nếu được thả sớm, vì họ biết Hà Nội sẽ dùng những chiêu trò đó để tuyên truyền cho chế độ.


(Hanoi Taxi tại Bảo Tàng Không Quân, sau khi được sơn lại giống mẫu thời chiến tranh)

Nhưng cũng vì vậy mà đã xảy ra một câu chuyện mang tên “The Kissinger Twenty”. Một hôm, bỗng dưng có hai mươi tù nhân được ra lệnh thả, nhưng nhiều người trong số đó chưa thâm niên đủ để về trước, nên cả nhóm quyết định từ chối không chịu về vì sợ bị làm mồi cho tuyên truyền cộng sản. Bọn Bắc Việt bỡ ngỡ, không hiểu tại sao mấy tên Mỹ này lại khùng quá như vậy. Họ nào biết rằng những quân nhân này đã có thỏa thuận ngầm với nhau từ trước. Oái oăm ở chỗ lý do những tù nhân này có tên trong danh sách phóng thích ngày hôm ấy là chỉ vì ông Kissinger, do không biết gì hết về bí mật trong tù, đã bốc đại tên hai mươi tù binh trong một cuộc thương thuyết nào đó với phía Bắc Việt. Sau khi hai mươi người này được giải thích nguyên do, và được sự chấp thuận của tù binh sĩ quan cao cấp nhất tại Hỏa Lò, họ mới chịu được thả ra với điều kiện phía Bắc Việt không được chụp hình họ. Ðủ biết tinh thần kỷ luật của các tù binh Mỹ trong tù cộng sản cao cỡ nào!
Năm năm trước đây, nhân dịp 40 năm kỷ niệm Operation Homecoming, một cuộc họp mặt các cựu tù binh đã được tổ chức tại Thư Viện Richard Nixon ở California. Thiếu tá Lee Ellis, người từng ngủ ở Hanoi Hilton hơn 5 năm, trong một cuộc phỏng vấn đã có lời nhắc nhở đến người dân Mỹ như sau: “Hãy luôn luôn nhớ đến sự tự do. Mấy năm trời tôi không được nhìn thấy mặt trời mọc, không được nhìn thấy sao đêm. Khi được thả về tôi quý những điều đơn giản ấy vô cùng, và tôi rất biết ơn những người đã tranh đấu để cho chúng tôi có được sự tự do như ngày hôm nay. Các bạn đừng bao giờ xem thường hoặc quên đi điều đó.”


(Đại uý Không Quân Robert Parsels được tiếp nhận tại phi trường Gia Lâm)

Năm nay, nhân dịp 45 năm Trở Về Cố Hương, khoảng 140 cựu-POW sẽ tựu về thành phố Frisco, phía Bắc Dallas, trong một cuộc họp mặt dài bốn ngày từ 15 tới 19 tháng 8. Ngoài những buổi hội thảo, họ sẽ được mời đến thăm trang trại của ông Ross Perot. Ðặc biệt nhất cho người Việt là sẽ có một buổi ăn trưa do Hội Cựu Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt đứng ra tổ chức vào ngày 17/8. Hội Trưởng Tanner Ðỗ, một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Iraq và Syria, hiện cư ngụ tại hạt Collin County, đã nảy ra ý kiến này để vinh danh các cựu tù binh cộng sản, những người từng đã một thời hy sinh rất nhiều cho nền tự do dân chủ của VNCH chúng ta. Ðồng thời, đài phát thanh VAE (Voice of Arts & Entertainment) của cô Ý My cũng sẽ góp phần quảng bá và livestream chương trình này trên Internet và Facebook.
Ban tổ chức rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà mạnh thường quân và cơ sở làm ăn trong vùng. Trong số báo tới chúng tôi sẽ có một bài phỏng vấn anh Tanner Ðỗ, mời quý độc giả đón xem.


Sư Đoàn 1 TQLC vinh danh các cựu tù trong buổi lễ kỷ niệm 40 năm Operation Homecoming

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Những bộ váy bằng... sữa.

Độc đáo những bộ váy bằng... sữa. 

Không sử dụng bất cứ kỹ xảo tinh vi nào, Nhiếp ảnh gia người Anh gốc Ba Lan - Jaroslav Wieczorkiewiz đã khiến nhiều người mê mẩn với bộ sưu tập thời trang cho Phái  ̣Đẹp làm từ… sữa.

http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2013/10/18/article-2465767-18CD455A00000578-693_640x875.jpg
Để có được những bức ảnh này, Jaroslav Wieczorkiewiz đã phải sử dụng đến hàng trăm lít sữa, đổ lên người các người mẫu. Một điều quan trọng không kém để có được thành quả này đó là sự kết hợp ăn ý giữa Người mẫu và Nhiếp ảnh gia.

The photos are based on the pin ups popular in the 1950's and have a fun flirty feel to them

Each picture is the result of numerous different shots layered together

The individual frames are simply layered - but not altered or 'filled in' in any way

Sau khi “tắm” hàng trăm lít sữa cho Người mẫu, Nhiếp ảnh gia Jaroslav Wieczorkiewiz phải chụp bằng tốc độ cực nhanh để lớp sữa trên người mẫu tựa như một lớp vải trắng mỏng bao phủ.

http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2013/10/18/article-2465767-18CD464C00000578-718_638x862.jpg
Jaroslav Wieczorkiewiz chia xẻ rằng, ý tưởng chụp ảnh này xuất phát từ xu hướng thời trang những năm 1950. Nhiếp ảnh gia này thừa nhận rằng việc chụp lại các khoảnh khắc của sữa trên cơ thể con người không phải là điều dễ dàng.

Jaroslav who also works with other liquids, says there is no magic behind the pictures, just hard work

The series of photographs is soon to become a calendar

Hiện nay, Jaroslav Wieczorkiewiz đang là quản lý một Studio tại Anh. Không chỉ sữa, mà các chất lỏng khác cũng được Nhiếp ảnh gia này tận dụng để tạo thành phong cách thời trang độc đáo cho phái đẹp.

Kim Phượng Sưu Tầm.**

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Hoàng hôn tuyệt đẹp tại 7 địa danh top đầu thế giới

Hoàng hôn tuyệt đẹp tại 7 địa danh top đầu thế giới
Hơn 286 triệu ảnh hoàng hôn huyền ảo được đăng tải trên mạng xã hội trong năm 2017. Hãy lưu lại ngay 7 địa danh sau cho các kỳ du lịch trong đời bạn.

alt

California, Mỹ:
 Tiểu bang California sở hữu nhiều địa điểm đón hoàng hôn được săn ảnh nhiều nhất Instagram. Chỉ trong năm 2017, có 5,7 triệu lượt check-in lúc hoàng hôn tại đây. Trong ảnh là bến tàu Oceanside, nơi được mệnh danh là địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất tại bãi biển cùng tên. Ngắm mặt trời xuống trên biển Oceanside tạo sắc cam chuyển dần ánh tím quá huyền ảo, kỳ bí.
alt

Sicily, Italy:
 Hòn đảo lớn nhất Địa Trung Hải là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới. Thiên nhiên hùng vĩ cũng là yếu tố khiến Sicily đứng thứ 2 trong danh sách địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất Instagram với 1,7 triệu lượt check-in năm 2017.
alt

Bali, Indonesia:
 Thiên đường biển đảo Bali lọt top 3 nơi ngắm hoàng hôn được du khách săn đón nhiều nhất. Ánh mặt trời rọi xuống biển thêm màu khác lạ khi ngắm nhìn hòn đã khổng lồ giữa đại dương, nơi đền Tanah Lot nổi tiếng được xây dựng.
alt
Đứng thứ 4 trong danh sách, thành phố Paris đón hơn 1,3 triệu bức ảnh chụp hoàng hôn được đăng tải trên các mạng xã hội. Điểm ưu tiên của người yêu du lịch khắp thế giới chính là cảnh hoàng hôn dưới tháp Eiffel. Không ít người dân Pháp có thói quen ngồi dưới tháp Eiffel ngắm mặt trời lặn sau ngày dài bận rộn.
alt
Sydney, Australia: Thành phố đáng sống đứng thứ 5 trong danh sách điểm ngắm hoàng hôn được săn đón nhiều nhất. Tại đây, cầu Harbour Bridge được mệnh danh là cây cầu lãng mạn nhất nhất thế giới. Du khách quốc tế thường leo lên đỉnh của cây cầu bằng thép này để trao nhau những lời thề nguyền, cầu hôn lãng mạn giữa toàn cảnh thành phố Sydney hoa lệ.
alt
Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, đứng trên cây cầu cao 134 m này dễ thấy cả thành phố Sydney như đang rực cháy bởi ánh mặt trời. Cây cầu lịch sử Harbour Bridge mang nhiều ý nghĩa với người dân Australia khi là dấu mốc ghi nhớ thời kỳ thịnh vượng, bước qua khủng hoảng của nước này ở thập niên 1930. Harbour Bridge là công trình được đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng và hoàn thành trong 9 năm.
alt

London, Vương quốc Anh: 
Thành phố London thu hút 1,2 triệu lượt đăng tải ảnh đón hoàng hôn tại đây. Người dân London thường tập trung tại các công viên lớn như Greenwich để ngắm mặt trời lặn. Hình ảnh trên gây ấn tượng khi bầu trời London rực cháy, nổi bật ánh mặt trời đổ xuống toàn thành phố.
alt

Moscow, Nga:
 Thành phố Moscow với nhiều địa danh nổi tiếng thu hút 1,2 triệu bức ảnh hoàng hôn được đăng tải trên Instagram. Con số trên hẳn sẽ tăng mạnh trong năm nay khi Nga là nước chủ nhà World Cup 2018. Du khách quốc tế càng thêm ấn tượng bởi cảnh đẹp thiên nhiên của xứ sở Bạch Dương.

alt

Các thành phố lớn tại Nga nổi tiếng bởi sự vương giả, tráng lệ khi nơi đây sở hữu nhiều công trình kiến trúc hoành tráng. Đến nước Nga, du khách sẽ cảm thấy thư thái, mãn nguyện hoàn toàn trong kỳ nghỉ dưỡng. Thiên nhiên khí hậu, cảnh quan và người dân Nga đều tuyệt vời, đáng mến.

Di chúc của tôi

Bài viết thật hay nên đọc cho biết Hỏi bất cứ một người Việt nào ai cũng bảo là ghét Tầu. Bao nhiêu phong tục tập quán và thói xấu của người Tầu người mình nhắm mắt theo răm rắp, chẳng suy nghĩ có đúng hay không, chẳng phân tích sai quấy ra sao.)
Di chúc ca tôi
Để rộng đường dư luận (đồng thời cho sự hiểu biết nửa), xin mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây của Nguyễn Tài Ngọc, ở Mỹ viềt trên báo Sai Gòn Ocean, Cali. Xin lưu ý, bài viết có tính cách / quan điểm riêng tư của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của tôi hay của bạn. Có điều tôi biềt là đã có nhiều người cùng đồng tình với ông Nguyễn Tài Ngọc, khi chúng ta về cỏi vĩnh hằng ở xứ người .
*
Di chúc của tôi - Nguyễn Tài Ngọc 
          Hai tuần trước anh vợ tôi từ trần. Đây là đám tang thứ hai vợ chồng tôi dự trong vòng một tháng. Ở tuổi gần đất xa trời của tôi, chuẩn bị cho ngày buồn bã đó là việc nên làm vì thứ nhất, chuyện trọng đại đã sát gần đến đít, và thứ hai, nếu tôi không viết sẵn vài lời trăn trối thì vợ tôi sẽ ngỡ ngàng không biết quyết định ra sao, nên tái giá với chàng Mễ làm vườn hay ông Việt Nam độc giả của tôi có vợ lìa trần mười năm về trước nhưng lại thầm kín ái mộ nàng?

          Tôi sinh ra đời không một người quen đánh điện tín hay viết một lá thư báo tin mừng nên vợ tôi cũng không nên báo cho ai biết tôi đã ra đi đột ngột. Ngày tôi chết  không thể nào huyên náo ầm ĩ như đám cưới mới đây của Hoàng tử Anh khỉ gió, nhưng phải yên lặng thầm kín như Hitler tự tử làm nhiều người trên thế giới vẫn không tin là Hitler chết, có thể  trốn sang Argentina sau khi quân đội đồng minh thắng Thế Chiến Thứ Hai (quý vị có biết là Hitler chết cũng vào ngày 30 Tháng 4?, năm 1945).

          Tôi mong là vợ tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của tôi vì nếu không, tôi có thể bắt chước theo Hitler, cùng bắt vợ là Eva Braun tự sát theo mình. Sở dĩ tôi không muốn thế giới biết tin tôi chết vì tính nói thẳng của tôi tạo nên không biết bao nhiêu kẻ thù khi tôi còn sống. Tôi không muốn kẻ thù của tôi nhếch mép ca khúc khải hoàn khi biết tin tôi ngủm củ tỏi vì sự truyền thông nhanh hơn sao xẹt của các mạng lưới xã hội.

           Vợ con và các cháu không cần để tang cho tôi. Từ lúc còn bé ở Việt Nam tôi đã ghét những áo tang trắng, những dải khăn trắng choàng đầu gia đình mặc khi có tang. Không những quần áo rộng thùng thình mà nó còn không có kiểu thời trang một tí nào, trông như người vẽ kiểu có liên hệ gia đình với con ma nhà họ Hứa. Nhìn người trong gia đình quây quần quanh quan tài chẳng khác gì xem một vở kịch chương trình lúc Không giờ, ghê rợn và thê lương. 

          Hỏi bất cứ một người Việt nào ai cũng bảo là ghét Tầu, thế nhưng hành động thì là một nẻo. Tôi mà đã ghét ai rồi thì nhất định không bao giờ làm theo những gì người đó làm. Bao nhiêu phong tục tập quán và thói xấu của người Tầu người mình nhắm mắt theo răm rắp, chẳng suy nghĩ có đúng hay không, chẳng phân tích sai quấy ra sao.

          Mặc áo tang ghê rợn, bỏ gạo vào mồm người chết, trên quan tài có đôi đũa và quả trứng luộc, bùa đặt trên quan tài, đốt tiền giả, lễ chung thất (49 ngày), mãn tang sau ba năm (đại tường)..., tất cả đều là văn hóa Trung Quốc, mình bắt chước người Tầu ở bẩn hỉ mũi ngoài đường chưa đủ hay sao mà bất cứ việc gì trong đời cũng bắt chước theo họ?

          Nếu muốn bắt chước, bắt chước cái hay cái đẹp của một xứ sở văn minh để họ kéo quốc gia của mình tân tiến lên theo. Tôi có dịp đến bốn quốc gia Á Đông bắt chước cái hay cái đẹp của quốc gia người để bây giờ tất cả trở thành cường quốc kinh tế:

          -Taiwan: Nhật đô hộ từ năm 1895 đến 1945. Trung Quốc lẫn Taiwan bị Nhật đô hộ, thế nhưng tôi khám phá ra sau lần đi du lịch Taiwan vào Tháng 2 năm 2017 là người Taiwan ghét Tầu Cộng hơn là ghét người Nhật. Vì lý do này mà họ thu nhập văn hóa Nhật vào đời sống của họ: Nhà hàng sushi khắp nơi ở Taiwan (người Taiwan thích ăn sushi như người Nhật). Bất cứ đường phố nào ở Taipei đều có tiếng Nhật. Nhà cửa, hàng quán, khắp nơi sạch sẽ ngăn nắp. Sở thích của giới trẻ là theo mốt của Tokyo chứ không phải của Beijing. Chỉ với 23.57 triệu dân, Tổng số lượng sản xuất GDP) mỗi đầu người (PPP) của Taiwan bây giờ hơn của Japan (xem danh sách bên dưới). 

          -Hàn quốc: Năm 1990, lần đầu tiên về Việt Nam máy bay ngừng ở Seoul, tôi được đi tour một vòng thành phố trong khi chờ đợi chuyển tiếp. Tôi há hốc mồm kinh ngạc vì xe cộ, đường xá ở Seoul không khác gì ở Mỹ: chỉ có xe hơi, không có xe gắn máy, và xa lộ khắp nơi.

          Sau chiến tranh Nam Bắc 1950-1953, Hoa Kỳ ở lại Hàn Quốc cho đến bây giờ để tái thiết và bảo vệ Hàn quốc chống Triều Tiên xâm lăng. Chẳng những Hàn Quốc học hỏi kỹ thuật từ người Mỹ, mà tôn giáo của họ cũng thay đổi theo Hoa Kỳ: đa số từ Phật giáo trở thành Tin Lành (Công giáo - 7.9%, Phật giáo - 15.5%, Tin Lành - 19.7%, Không theo đạo nào hết - 56.1%).

           -Singapore: Đây là một quốc gia thần tiên khi nói về biến chuyển từ một nhược tiểu lên đến đại cường quốc về kinh tế, với chỉ 5.6 triệu dân. Tất cả nhờ công từ một người : Lý Quang Diệu, chẳng những tốt nghiệp ở trường London School of Economics, mà còn tốt nghiệp ở trường Luật nổi tiếng thứ bẩy trên thế giới, Đại học Cambridge của Anh Quốc. Lên chức Thủ Tướng Singapore năm 1959 và chỉ trong một thời gian ngắn ngủi 30 năm, Lý Quang Diệu biến Singapore thành một quốc gia tân tiến, cực kỳ sạch sẽ, một trung tâm quan trọng hàng đầu thế giới về tài chính. 

          -Nhật Bản: Cho đến thế kỷ 19, Nhật Bản tự trị với chính sách cô lập, không mở cửa bang giao với ngoại quốc.  Thế nhưng khi hạm đội bốn chiếc thuyền của Hoa Kỳ dưới quyền điều khiển của Commodore Matthew Perry vào Vịnh Tokyo vào ngày 8-Tháng 7-1853 đòi hỏi bắt buộc Nhật mở bến tầu, ký hiệp ước buôn bán giữa hai nước, Nhật bằng lòng. Lý do là vì Nhật lo ngại chưa thấy một chiến thuyền nào tân kỳ như chiến thuyền Mỹ, và sợ là số phận Nhật cũng như Trung Quốc: sẽ bị các nước Tây Phương mổ xẻ chiếm đoạt. 
Minh Trị Thiên Hoàng (Hoàng Đế Meiji), lên ngôi năm 1868, thấy ngay hiểm họa này nên cổ võ dân chúng phải duy tân, hiện đại hóa theo Tây Phương. Một mặt Hoàng Đế Meiji gửi sinh viên sang châu Âu, châu Mỹ học hỏi, một mặt nhà vua mướn 3000 chuyên gia Tây Phương sang giúp Nhật Bản trong mọi lĩnh vực: học tiếng Anh, khoa học, kinh tế, kỹ sư, quân sự, giáo dục. Meiji đổi cả ngành giáo dục của Nhật bắt chước theo Pháp, Đức, và nhờ Pháp tân tiến hóa Hải Quân Nhật Bản.

          Hậu quả của sự bắt chước cái hay nước người của bốn quốc gia này thể hiện qua danh sách Tổng số lượng sản xuất (GDP) của mỗi đầu người (PPP) trong một năm, theo International Monetary Fund, 2017, tôi liệt kê sau đây (Tôi kèm theo bốn nước phụ trội để so sánh): 

Thứ hạng        Quốc gia                   PPP thế giới 
         

   1              Qatar                           $124,927 dollars

   3              Singapore                   $90,531 dollars

 11             Hoa Kỳ                         $59,495 dollars

 19             Taiwan                        $49,827 dollars

 28             Japan                           $42,659 dollars

 30             South Korea               $39,387 dollars

 72             Thailand                      $17,786 dollars

 79             China                           $16,624 dollars

125            Việt Nam                      $6,876 dollars


          Ai muốn bắt chước phong tục Tầu thì tùy hỷ, nhưng không có tôi. Tôi nhất định không khăn tang quấn đầu, không áo tang trắng ghê rợn trong đám ma. Mình phải bỏ văn hóa Trung Quốc hủ lậu, theo văn minh Tây Phương: đám tang tôi vợ tôi nên mặc bikini hai mảnh của Victoria's Secret của Hoa Kỳ.

          Tôi không muốn chôn, thiêu quách cho xong. Chôn vừa đắt tiền, vừa sau này chẳng ai đến thăm viếng. Chôn phải mua đất, mua quan tài, mướn người khiêng hòm, nếu người nhà không khiêng... Đám tang tôi cháu ngoại đều là con gái, làm sao chúng nó khiêng tôi nổi? Trung bình chôn ở miền Nam California Mỹ tốn $18,000 dollars, trong khi thiêu chỉ tốn $4,000 dollars. Chôn đắt tiền vô ích, tiền dư để vợ tôi đi shopping có lý hơn. 

          Thiêu xong thì vợ tôi không nên mang tro về nhà làm quái gì. Người ta giữ tro mục đích để nhớ người đã khuất. Nếu vợ tôi muốn nhớ tôi, cứ vào toilette nghĩ đến khi còn sống tôi lau toilette là nàng sẽ có kỷ niệm ngay, khỏi cần tro với triếc. 

          Đặc biệt là trong trường hợp nàng tái giá thì lại càng không nên đem tro về nhà. Tưởng tượng ông chồng mới, làm tình mà cứ thấy hũ tro của tôi trên bàn nhìn ông ta chằm chặp thì làm sao ông ta có thể nổi hứng ngựa phi đường xa? Bảo đảm một ngày đẹp trời lén trốn tránh vợ, ông ta bỏ tro tôi vào toilette, giật nước cho chúng phiêu lưu ra ống cống rồi thay thế với đất ngoài vườn. Thành thử chết là hết, vợ tôi không cần đem tro về nhà, chỉ khiến đời sống thêm phức tạp.

          Về niềm tin tôn giáo, tôi đã có viết là tôi kính trọng Phật là một học giả nghĩ ra một triết lý của cuộc sống. Thế nhưng ông ta cũng là người như tôi, cũng đi tìm sự gì xẩy ra sau cái chết như tôi nên tôi không thờ phượng lạy lục Phật, và như thế nhất định vợ tôi không cần phải mướn thầy chùa tụng kinh làm gì cho điếc tai tôi đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi. 

          Nếu tôi không lầm thì mướn thầy chùa tụng kinh cho đám ma, phí tổn tối thiểu là 900 dollars. Nếu phải trả lệ phí cho nhà quàn, cho thành phố... thì tôi đồng ý, vì gia đình tang quyến bắt buộc phải cần, thế nhưng dịch vụ tôn giáo, cho dù là Phật, Thiên Chúa Giáo, ông Đạo Dừa...đi nữa, thì tại sao lại tính tiền? Khi một người tin vào tôn giáo của mình thì sự tin tưởng đó là thiêng liêng, không thể nào đánh giá bằng tiền bạc của đời sống. Sự giúp đỡ một người cùng niềm tin vào được Niết Bàn hay lên Thiên đàng là một bổn phận tâm linh, không phải là một dịch vụ tiền bạc của trần ai tạm bợ.

          Tôi cũng không cần Mục sư đến làm lễ. Nếu thật sự có Chúa hiện hữu, tôi có trách nhiệm với Chúa về những hành động khi tôi còn sống. Xấu thì tôi xuống Địa ngục. Tốt thì tôi lên Thiên đàng. Sự tự trọng trong người của tôi không để cho tôi lạy lục xin xỏ cho tôi được lên Thiên đàng (nếu có), tha thứ tội lỗi tôi đã phạm khi tôi còn sống.

          Đạo Thiên Chúa thường dùng cách này để "dụ" người khác đạo, hay người gần đất xa trời tin Chúa: "Nếu ông/bà tin Chúa Jesus thì sẽ được cứu rỗi, được lên Thiên đàng". Sắp ngủm đến nơi mà nghe ai nói chỉ cần tin Jesus là tội lỗi được tha, được lên Thiên đàng, thì đại đa số ai lại chẳng tin? 

          Thế nhưng đối với tôi điều này quá vô lý. Hitler giết sáu triệu người Do Thái, là người gây ra Thế Chiến Thứ Hai với hơn 50 triệu người thiệt mạng. Nếu Hitler tin Chúa Jesus thì Hitler sẽ được lên Thiên đàng cho dù là tội ác tày trời. Phi lý chứ không phải vô lý! 

          Ai nói cũng rất hay trong hoàn cảnh trừu tượng, nhưng thực tế xẩy đến cho mình thì mọi người đối xử ra sao? Nếu ai nghĩ rằng tin Chúa Jesus thì mọi tội lỗi sẽ được tha, thì mấy ông chồng thử đi ngủ với bao nhiêu bà khác rồi về nhà nói với vợ là "Anh tin Chúa Jesus", thử xem bà vợ có tha hay không? Tôi bảo đảm bà vợ sẽ lấy con dao phay chém đứt của quý mấy ông liền lập tức, chẳng un, deux gì cả. 

          Nếu tin Jesus sẽ được tha tội thì cần nhà cửa, cảnh sát, nhà tù, hệ thống báo động, quân đội, hỏa tiễn, súng ống, biên giới... làm gì ? Để mặc những kẻ cướp bóc, phá hoại, hãm hiếp, tước đoạt gia sản, mạng sống của người khác. Để mặc quốc gia này xâm chiếm quốc gia kia -Nga chiếm Ukraine, Trung Cộng xâm đoạt Việt Nam- , vì nếu những kẻ ác tin Chúa Jesus sẽ được tha tội thì người lương thiện chống chọi người có máu Satan trong cõi đời này là hoàn toàn vô ích. 

          Thành ra thanks but no thanks; không cần thầy chùa, mục sư đến cầu siêu, cầu nguyện cho tôi. Tôi sẵn sàng gánh lấy hậu quả âm thầm đi vào ngõ hẹp ở địa ngục nếu tôi phạm tội khi còn sống.

          Nhà quàn tính tiền phụ trội nếu kéo dài thêm ngày giữ xác nên chôn tôi càng sớm càng tốt. Đám tang nào họ cũng dành ra một, hai giờ trước khi di quan chôn cất để khách đến thăm viếng và nói vài lời từ giã, nhưng đám tang tôi thì nhất định không có mục này. Lý do là tôi biết chắc tôi không có bạn mà chỉ có thù nên sẽ chẳng một ai bỏ chút thì giờ đến viếng thăm tôi lần cuối. Nếu đặt riêng thì giờ để khách đến thăm viếng tôi mà không có ma nào tới thì cho dù nằm trong hòm, bảo đảm tôi sẽ thấy... quê không ai thèm đến gặp mình khi đã trút hơi thở cuối cùng.

          Sau khi mọi sự an táng xong xuôi, lúc bấy giờ vợ tôi mới nên đăng cáo phó. Phải thông báo càng rộng rãi càng tốt: báo Việt Nam, trang mạng ở Mỹ cũng như ở Việt Nam, Facebook, Instagram, để cho kẻ thù tôi bình tĩnh mà... run. Tôi tin vào triết lý sống của Do Thái giáo: khi còn sống, tôi cố gắng sống một cuộc đời hiền lành giúp đỡ người khác nếu tôi có dịp. Nhưng nếu người nào hãm hại tôi, phê bình xây dựng tôi, chửi tôi như những người đọc bài vở tôi trên Saigonocean.com, tôi nhất định muốn xin họ tí huyết, "mắt đền mắt, răng đền răng", chứ không phải "ai tát má phải ngươi thì đưa má trái cho họ tát nốt". Khi còn sống tôi không biết họ là ai nhưng lúc chết, chắc chắn tôi sẽ biết danh tánh của họ. Thành ra để họ biết tin tôi chết vì họ sẽ khủng hoảng tinh thần sợ tôi về nhát ma. 

          Hy vọng là tôi sẽ thành công, không như ảo thuật gia đại tài Houdini trước khi chết vào năm 1926, hứa với vợ Bess là sẽ gửi một câu tín hiệu chỉ có hai vợ chồng biết lúc còn sống để chứng tỏ là ông ta "sống lại" ở thế giới bên kia. 

          Bà Bess Houdini đợi mười năm trông chờ tín hiệu của chồng sau khi ông ta chết, nhưng sau cùng phải bỏ cuộc: Houdini chẳng bao giờ giữ lời hứa. 

Nguyễn Tài Ngọc - July 2018.