Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Khỉ đột có nguy hiểm cho người không?

Nhân sự kiện vườn thú Cincinnati để cứu đứa trẻ, nhân viên vườn thú đã bắn chết khỉ đột Harambe.


Khỉ đột có nguy hiểm cho người không?

Head Like an Orange monkey animals primate crested black macaque
Các bày khỉ đột đều dưới quyền các con đực lưng bạc to lớn.
Sau vụ phải giết con khỉ đột Harambe một cách bi thảm, chúng ta có tìm bằng chứng xem loài khỉ to lớn này có nguy hiểm với con người hay không.

Vườn thú Cincinnati ở Mỹ đang phải đối mặt với sự phản đối của công chúng sau việc bắn chết một trong những con khỉ đột được họ chăm sóc.

image
Một bé trai đã lọt qua hàng rào chuồng khỉ và gặp một con khỉ đột lưng bạc tên là Harambe. Con khỉ này kéo cậu bé nhiều lần trong vũng nước. Để cứu đứa trẻ, nhân viên vườn thú đã bắn chết Harambe.

Câu chuyện lại đặc biệt đau lòng vì Harambe thuộc loài khỉ đột vùng đất trũng phía Tây đang có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng.

image
Sự phẫn nộ của công chúng chủ yếu là câu hỏi liệu có thực sự cần thiết phải giết Harambe không. Vườn thú đã biện minh về hành động rằng những phương pháp không làm tử vong như bắn phi tiêu gây mê sẽ tác động chậm và đứa bé sẽ chịu rủi ro nhiều hơn. Những chuyên gia về khỉ, nhìn chung, đã ủng hộ vườn thú. Cảnh sát Cincinnati nói sẽ điều tra về hành vi của cha mẹ cậu bé.

image
Cái khó khăn lớn nhất là đánh giá Harambe thực sự nguy hiểm đến mức nào. Nhiều thập niên nghiên cứu về khỉ đột có mang lại một số thông tin. Sự thực là loài khỉ đột cần một sự chăm sóc rất chu đáo.

Đã có một thời khỉ đột được coi là loài vật hung ác, hễ gặp người là giết. Vì vậy không phải là ngẫu nhiên là con khỉ khổng lồ khủng khiếp King Kong có hình dạng là một con khỉ đột.

image
Khi David Attenborough gặp các con khỉ đột vùng núi.
Tuy nhiên, từ 1970 trở đi nhà nghiên cứu vượn Dian Fossey đã làm thay đổi suy nghĩ này qua những nghiên cứu tiên phong của bà về khỉ đột hoang dã vùng núi. Loài này là loài khác với Harambe, nhưng sự khác biệt là rất ít.

Fossey thấy rằng khỉ đột gần như không bao giờ hung dữ. Chủ yếu là chúng hiền hòa.

David Attenborough đã được quay phim với một số khỉ đột của Fossey cho chương trình năm 1979 Cuộc sống trên trái đất. Cuộc tiếp xúc này đã được ghi nhận vào lịch sử truyền hình vì một số khỉ con bắt đầu chơi đùa với Attenborough.

image
Rõ ràng là có thể gặp một con khỉ đột rồi ra đi mà hoàn toàn không làm sao cả. Nhưng những con khỉ đột mà Attenborough gặp, đã quen với người nhiều năm rồi và mọi người tiếp xúc với chúng đã biết cách tôn trọng chúng.

Trong những tình huống khác thì khỉ đột có thể thực sự nguy hiểm.

Phần lớn sự hung dữ của khỉ đột là với những con khỉ đột khác.

image
Một con khỉ đột chưa trưởng thành thuộc vùng đất trũng phía Tây, Mobangi.
Chúng sống thành bầy đàn, trong đó một con đực đầu đàn có lưng bạc kiểm soát nhiều con cái và các con nhỏ. Nếu một con đực khác đến gần, con lưng bạc sẽ tìm cách đuổi nó đi. 

Nó bắt đầu hăm dọa như là gầm gừ, hú hét và đập ngực. Nếu việc này không xong, nó có thể tấn công.

Nhiều con lưng bạc có những sẹo ghi dấu ấn từ những đụng độ đó. Kẻ thất bại đôi khi bỏ mạng.

Khỉ đột tấn công con người cũng trong hoàn cảnh tương tự: Nó bị khiêu khích trước.

image
Ian Redmond của Tổ Chức Nghiên Cứu Khỉ đã làm việc với Fossey trong 3 năm trong những năm 1970, và hiện vẫn nghiên cứu loài khỉ đột. Ông nói có những trường hợp khỉ đột tấn công và giết người, nhưng những sự kiện đó là hiếm và do lỗi của con người.

image
“Tất cả những tai  nạn mà tôi biết trong đó con người bị thương hoặc chết vì khỉ đột là xảy ra ở nơi hoang dã do khỉ đột sợ bị tấn công hoặc thực tế bị tấn công,” Redmond nói.

Một con khỉ đột nghĩ rằng nó đang bị nguy hiểm thì trước tiên nó sẽ hăm dọa. Nếu con người tỏ ra không sợ sự hăm dọa, hoặc làm nó giật mình hoặc chặn đường nó, thì nó tự đập ngực thùm thụp, cào cấu và cuối cùng tấn công.

image
Makumba, một con khỉ đột đầu đàn vùng đất trũng phía Tây.
“Những người tôi biết từng qua trải nghiệm này đã bị đánh hoặc bị gẫy một vài xương sườn,” Redmond nói. “Họ đã thoát chết để kể lại câu chuyện, nhưng họ đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo.”

Ông kể lại cuộc gặp gỡ với một người săn trộm có sẹo ngang bụng do một con khỉ đột đánh ông. Nếu người săn trộm này chỉ đứng gần con khỉ 3cm nữa thì ông đã bị lòi ruột.

Nếu tất cả những việc này chỉ là chuyện kể thì cũng đúng thôi vì gần như không có nghiên cứu nào về sự tấn công của khỉ đột. Trong khi có trang mạng thường xuyên được cập nhật Shark Attack File lưu trữ tài liệu về sự tấn công của cá mập từ hàng trăm năm trước thì chẳng có trang nào tương tự dành cho khỉ đột.

image
Thực tế, một tạp chí năm 2012 (về xung đột giữa người và thế giới hoang dã) chỉ nêu có ba vụ việc khỉ đột tấn công trước năm 2000.

Cho đến nay chỉ có một vài vụ việc được báo cáo.

Một nghiên cứu xuất bản năm 2008 cho thấy các con khỉ đột cái thường xuyên tỏ ra hung dữ với người, có lẽ do chúng không quen với sự có mặt của họ. Các nhà nghiên cứu đang theo dõi các con khỉ đột và cho hay chúng đôi khi “tóm cẳng chân chúng tôi”.

image
Một con khỉ đột đầu đàn “lưng bạc” vùng phía Tây đánh nhau với một con đực trong bày.
Một báo cáo năm 2009 về xung đột giữa người và khỉ cho hay một con khỉ đột lưng bạc đã tấn công một người ở khu bảo tồn Kagwene dành cho khỉ đột ở Cameroon. Người đó đang đặt bẫy và con khỉ đột đã tấn công từ phía sau khi người này bỏ chạy. Báo cáo này cũng nêu các vụ tấn công khác ở Bwindi và Uganda, nhưng chỉ khi chúng đi cướp hoa màu ở bên ngoài ranh giới khu bảo tồn.

Ngay cả khi xảy ra tấn công, cũng ít khi có tử vong.

Một trong những nguyên nhân chính của xung đột giữa người và khỉ đột “là việc mở rộng khu định cư của con người vào khu vực trước đó là một phần nơi sinh sống của khỉ đột”, theo báo cáo năm 2011 (đi sâu nghiên cứu 20 năm bảo tồn khỉ đột vùng núi). Báo cáo cũng nói rằng “có thể nhưng không chắc chắn lắm là thói quen về nơi cũ là nguyên nhân của hành xử này”.

baby monkey chimpanzee
Một chương trong cuốn sách xuất bản năm 2015 tổng kết tất cả những dữ liệu đã có để cố gắng hiểu loài khỉ đột hung dữ ở mức nào. Người đồng tác giả của cuốn sách, Matthew McLennan của trường đại học Oxford Brookes ở Anh nhấn mạnh, một lần nữa, là khỉ đột tấn công người trong tự nhiên hoang dã là rất hiếm và vì bản năng tự vệ.

“Các báo cáo chỉ rõ là mục tiêu tấn công thường là đàn ông, thí dụ, một người đi săn, chứ không phải một đứa trẻ,” McLennan nói. Dù tấn công có xẩy ra, hiếm gây tử vong.

Những câu chuyện này là về các con khỉ đột hoang dã, nhưng với khỉ nhốt trong chuồng có vẻ như không có khác biệt lớn. Chỉ có một ít trường hợp khỉ đột nhốt trong chuồng cư xử hung dữ với người.

Một nghiên cứu năm 2014 về quan hệ con người với súc vật trong vườn thú chỉ nêu một số ít trường hợp khỉ đột tấn công. Có một trường hợp, một con khỉ đột xổng chuồng; một trường hợp khác một nhân viên chăm sóc thú ngẫu nhiên còn lại một mình; và trường hợp thứ ba “trình tự thao tác đã không được tuân thủ đúng”. Không một trường hợp nào dẫn đến chết người.

image
Các con khỉ đột vùng đất trũng phía Tây sinh đôi.
Tuy nhiên, có bằng chứng là số lượng khách xem tăng có thể làm khỉ đột hung dữ hơn.

Một nghiên cứu xuất bản tháng 2/2016 theo dõi ba con khỉ đột vùng đất trũng phía Tây ở vườn thú Dublin, Ireland. Người ta thấy khi số lượng khách xem tăng thì các khỉ đột hung dữ hơn, cả đối với khách xem cũng như đối với nhau. Chúng vỗ vào kính, nhảy vào kính và tự đập ngực thùm thụp. Chúng cũng cắn, đánh và đe dọa lẫn nhau.

Các tác giả cũng xác nhận là “dữ liệu về các vụ tấn công là còn thiếu” và vì vậy khuyến khích các vườn thú ghi và lưu giữ mọi sự kiện xảy ra.

Nghiên cứu cuối cùng này cũng cùng quan điểm với một nghiên cứu năm 2008 của các vườn thú Anh phát hiện thấy khỉ đột bất an hơn khi số khách xem nhiều hơn.

Cheezburger animals cute play gorilla
Trong tự nhiên hoang dã chúng có thể đi khắp nơi. Nhưng khi bị nhốt, chúng không thể vượt khỏi rào chắn để thoát khỏi tình thế căng thẳng, như là tình thế mà Harambe phải đối mặt. “Chúng chạy đi đâu thì cũng bị trông thấy,” Redmond nói. “Điều này làm chúng bị căng thẳng hơn.”

Tuy nhiên, theo hiểu biết của Redmond hiện không có thí dụ về khỉ đột nuôi trong chuồng giết một người.

image
Trước khi có sự việc Harambe, đã có hai trường hợp trẻ em vào bên trong rào chuồng khỉ đột. Cả hai trường hợp đều ổn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp các trẻ em đều đã ngất nên các con khỉ đột không coi đó là mối đe dọa.

Sự kiện không thể không nói tới là vào năm 1986 ở vườn thú Jersey ở Anh, một con khỉ đột đã có hành động bảo vệ khi một bé trai rơi vào phía trong chuồng.

Như vậy chỉ có ba trường hợp trẻ em rơi vào phía trong chuồng khỉ đột, và ở hai trường hợp đã không có ai chết. “Lần này có cái chết, đó là cái chết của con khỉ đột,” Redmond nói.

Ông nói điều quan trọng nhất là không phán xét hành vi của vườn thú Cincinnati mà rút ra bài học để tránh việc giống như thế tái diễn.



Melissa Hogenboom

monkey chimpanzee

Bên Em. Trời tháng sáu.

Văn Thơ Lạc Việt
Một chút văn thơ cho tâm hồn trẻ mãi, xin gửi tặng các bạn yêu thơ và thích làm thơ.

Lê Tuấn 
"một người thích làm thơ cho vui"


Inline image 2


Bên Em. Trời tháng sáu.

Trời tháng sáu hôm nay sao buồn quá.
Nắng hạ về thiêu đốt cả trong tim
Đốt cho hết những ưu phiền nhân thế
Để tro tàn xóa mất dấu đi tìm.

Trời tháng sáu, bên em đời nhập cuộc
Vui hôm nay, nhóm lửa trước sân nhà
Uống cho cạn rượu nồng và ân ái
Quên đi buồn, quên dấu vết ta là.

Ta là ai tháng sáu buồn tự hỏi
Là vô danh, trong thân phận con người
Là bại tướng, thời binh đao chinh chiến
Nghiệp văn chương mang nặng cả một đời.

Ta là ai. Nắng hạ không cần biết
Ở bên ta đang có tiếng Em cười
Và nụ hôn thấm bao năm tình nghĩa
Còn có Em, cũng đủ để quên đời.

Mùa Hạ 2013
Lê Tuấn


Inline image 1

Em và nắng Hạ.

Em bên trời nắng hạ
Tóc vương nhẹ trên vai
Áo em vô tình hở
Hàng khuy bấm không cài.

Nắng hạ buồn khêu gợi
Mắt em nhìn xa xôi
Trông như chờ như đợi
Mối tình câm lên ngôi.

Ta trao em năng lượng
Cả khối tình đơn phương
Cho em hồng đôi má
Môi thèm vị luyến thương.

Em rong chơi nắng hạ
Ta không chốn xum vầy
Em cùng ta lạc bước
Rồi gặp nhau nơi này.

San Jose. Trời tháng sáu 2013, một ngày nắng hạ,
ngồi uống Cafe tại quán Em Quyên.
Thân tặng nhà thơ Song Linh.
Aet. Lê Tuấn

Inline image 3

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Thêm một Chuẩn Tướng gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ

Thêm một niềm tự hào cho người Việt Nam Tự Do

Thêm một Chuẩn Tướng gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ

image
Đại Tá Lapthe C. Flora (tên Việt là Châu Lập Thể) được vinh thăng Chuẩn Tướng lúc 9 giờ 30 sáng Thứ Hai, 6 Tháng Sáu 2016, tại Đài Tưởng Niệm D-Day Quốc Gia ở Bedford, tiểu bang Virginia.

"Thật là một kinh nghiệm khiêm tốn và tôi rất đỗi tri ân những người đã lót đường, giúp tôi có sự thành công hôm nay," Chuẩn Tướng Flora nói với nhật báo Người Việt sau buổi lễ.

image
Trước đó, bà Thúy, vợ ông và Christine, cô con gái, gắn lon một sao lên hai cầu vai vị tân chuẩn tướng, trước khi Thiếu Tướng Timothy P. William, chủ tọa, đọc lời tuyên thệ nhậm chức.

Chuẩn Tướng Flora, tay trái đặt trên bìa cuốn Kinh Thánh do con gái cầm, tay phải giơ tay thề trung thành với Tổ Quốc Hoa Kỳ và giữ sự trung tín trong chức vụ mới, trước sự chứng kiến của vợ con ông trên khán đài.

"Tôi thấu hiểu tính cách lịch sử của buổi lễ ngày hôm nay và tri ân sâu xa niềm vinh dự dành cho tôi, nhưng buổi lễ hôm nay nên được dùng để kiên định niềm tin vào Giấc Mơ Mỹ," chuẩn tướng nói.

"Cơ hội tại quốc gia vĩ đại này không có giới hạn; Giấc Mơ Mỹ là có thật, nếu quý vị dám theo đuổi giấc mơ ấy với sự chú tâm, siêng năng làm việc và sự kiên trì," ông khẳng định.

Ông cám ơn các chiến hữu và bạn bè từ khắp nơi trong nước về tham dự. Có cả những người từ rất xa cũng đến, như vợ chồng Chuẩn Tướng Mikko Heiskanen, bay từ Helsinki, Phần Lan, về tham dự.

Ông cũng ngậm ngùi nhắc đến song thân, và chị em ông, phải chi họ cũng có mặt để tham dự buổi lễ.

image
Ông đặc biệt nhắc đến người cha nuôi của ông, cố Thiếu Tá Lewis Flora, Jr., thuộc Trung Đoàn Bộ Binh 116, Sư Đoàn 29 Bộ Binh, người đã đổ bộ bãi biển Omaha Beach, Normandy, Pháp quốc, ngày này 72 năm trước.

animated nature history france 1940s

"Tôi biết giờ này, Cha Mẹ nuôi của tôi vui mừng trên Thiên Đàng, vì hãnh diện nhìn đứa con nuôi của ông bà, 'một cậu bé thuyền nhân' nay trở thành một vị tướng Hoa Kỳ," ông nói.

image
Thiếu Tướng Timothy P. William (trái) trong lễ tuyên thệ cho tân Chuẩn Tướng Lapthe Flora.
Sau đó, ông nói bằng tiếng Việt: "Tôi chân thành cảm kích và lấy làm vinh hạnh được sự hiện diện của quý đồng hương trong buổi lễ hôm nay. Đặc biệt đối với những cựu quân nhân QLVNCH, tôi xin thành thật có vài lời để tri ân họ, qua sự hy sinh cao cả và chiến đấu dũng cảm, bất khuất và kiên cường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, cũng như duy trì an ninh cho toàn dân trong suốt hơn 20 năm."

"Đồng thời tôi xin nêu lên niềm cảm phục của tôi qua sự kiên trì, chịu đựng trong bao năm lưu đày khổ sai, khốn khổ và ly tán của các cựu chiến sĩ cũng như gia đình họ sau cuộc chiến tranh," chuẩn tướng nói.

Một số đồng hương và thành viên Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt cho biết khi nghe phần diễn văn bằng tiếng Việt, ai cũng đều cảm thấy vô cùng xúc động và hãnh diện.

"Tôi thấy hãnh diện, vì cùng là gốc thuyền nhân như ông. Chuẩn tướng tỏ ra rất khiêm nhường nhưng từ đáy lòng của ông qua bài diễn văn bằng tiếng Việt," cựu Hải Quân Trung Tá hồi hưu Nguyễn Anh Tuấn, chia sẻ.

Cùng đi với ông còn có cựu Trung Tá Lục Quân Ross Nguyễn hồi hưu, Hải Quân Trung Tá Mimi Phan và một số thành viên khác.

* Theo ông Cotton Puryear, ban giao tế Virginia National Guard, Chuẩn Tướng Flora là vị tướng gốc Việt thứ hai và là thuyền nhân Việt Nam đầu tiên được thăng cấp tướng trong quân đội Mỹ. Gần đây nhất ông từng là chỉ huy trưởng Bộ Tư Lệnh Troop 91 Vệ Binh Quốc Gia, bản doanh đặt tại Bowling Green, Virginia. Với cấp bậc mới, ông sẽ đảm nhiệm các dự án chiến lược.

image
Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt và đồng hương vui mừng chụp hình lưu niệm
Sau khi Sài Gòn bị rơi vào tay cộng sản năm 1975, ông cùng các anh em trốn khỏi thành phố để tránh bị bắt lính cho quân đội Bắc Việt. Ông trốn chạy ba năm trong rừng, sau đó vượt biên bằng thuyền tới Indonesia, và trải qua một năm tại ba trại tị nạn riêng biệt.

Đến Hoa Kỳ, ông nhanh chóng học tiếng Anh và chỉ trong ba năm, ông hoàn tất bậc trung học. Sau đó ông theo học Học Viện Quân Sự Virginia ở Lexington nơi ông tốt nghiệp bằng cử nhân và biệt phái phục vụ lực lượng trừ bị quân đội Mỹ vào năm 1987. Sau đó, ông được thuyên chuyển về Vệ Binh Quốc Gia Virginia, nơi ông phục vụ qua hầu hết các công việc trong Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn Bộ Binh 116, Lữ Đoàn Bộ Binh Toán Chiến Đấu 116 (IBCT), bao gồm cả chức vụ tiểu đoàn trưởng.

image
Ngoài ra, Chuẩn Tướng Flora từng giữ chức vụ sĩ quan điều hành toán IBCT, giám đốc hành quân Sư Đoàn 29 Bộ Binh và là giám đốc kế hoạch chiến lược và chính sách của Bộ Chỉ Huy Liên Hợp Virginia. Ông từng tham chiến tại Bosnia, Kosovo và Afghanistan.

Thân phụ nuôi của ông là một sĩ quan trong Trung Đoàn Bộ Binh 116, Sư Đoàn 29 Bộ Binh, người đã đổ bộ lên bờ biển Normandy 72 năm trước đây, và cũng là một phần của lý do mà ông chọn lễ thăng chức của ông ở Bedford, để vinh danh nghĩa vụ quân sự của thân phụ ông.

august june invasion territory normandy
Trước khi gia nhập quân đội, ông từng là kỹ sư về kỹ thuật Thị Giác Trong Đêm Tối của công ty Harris ở Roanoke, và có sáu bằng sáng chế liên quan đến hai loại kính nhìn trong đêm AN / PVS-14 và AN / AVS-9.

image
Đài Tưởng Niệm Quốc Gia D-Day đặt tại Bedford, Virginia - nơi cộng đồng có tỷ lệ cư dân hy sinh cao nhất trên toàn quốc tham dự trận Normandy. Đài tưởng niệm vinh danh các Lực Lượng Đồng Minh tham gia đổ bộ Normandy vào ngày 6, Tháng Sáu, năm 1944 trong Thế Chiến II.



Linh Nguyễn_NV

Tâm sự nàng Kiều nhắn gửi Kim Trọng

Một chút thơ văn gửi đến Văn Thơ Lạc Việt.

Thời gian gần đây anh em chúng tôi gồm có nhà thơ Chinh Nguyên, anh Nguyễn Hồng Dũng và tôi, ba anh em chúng tôi đang thực hiện hàng loạt bản tin với chủ đề (Mạn đàm về truyện Kiều). Trong phân đoạn (Kiều gặp Kim Trọng) anh em chúng tôi có bàn đến chữ trinh mà khi Kim Trọng gặp lại Thúy Kiều, vào thời kỳ đó mà Kim Trọng đã có một tư tưởng rất phóng khoáng không đặt nặng về trinh tiết của nàng, qua hai câu thơ (Xưa nay trong đạo đàn bà - Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường)

Tôi viết thay cho nàng Kiều đôi lời tâm sự qua vần thơ lục bát 

Inline image 1

Tâm sự nàng Kiều nhắn gửi Kim Trọng

Tình là mộng ước riêng mang
Chữ trinh đáng giá ngàn vàng cho nhau
Dẫu lòng mang nặng cơn đau
Tình riêng cất giấu nhuộm màu nhớ thương.

Dấu chân bụi đỏ dặm trường
Sầu riêng dệt mối tơ vương nhớ người
Chạnh lòng nước mắt tuôn rơi
Một thiên thu rộng rối bời lòng đau.

Đời còn một chút cho nhau
Miếng môi giữ lại ngày sau mong chờ
Đêm về trải mộng trong thơ
Chia hai nỗi nhớ đôi bờ riêng mang.

Giấc khuya soi ngọn đèn vàng
Mõ vang nhịp gõ niệm tràng kinh xưa
Cuộc đời lưu lạc đẩy đưa
Trăm năm thân phận còn chừa mai sau.

Lê Tuấn
Một người thích làm thơ cho vui.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

bài phiếm luận về (Cái Mặt)

Xin mời quý vị đọc bài phiếm luận về (Cái Mặt) 

Bài viết “Cái Mặt” này là của tác giả Tiểu Tử. Phần lớn những truyện ngắn của ông đều là châm biếm chế độ có cái bản mặt “thấy muốn dộng cho một đạp” rất thấm thía. Sẵn đây, xin chuyển đến quý vị danh sách truyện ngắn và tiểu sử của ông.
NPN
 

 
 Mời xem 33 truyện ngắn của Tiểu Tử dưới đây:

(xin bấm vào links)
33. Tấm vạc giường
14. Cái loa
12. Thèm
11. Con Mén
9. Nội
5. Xíu
------------------------------
Tiểu sử của tác gỉa:  Họ tên : Võ Hoài Nam
Sanh : 1930
Nguyên quán : Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh )
Bút hiệu : Tiểu Tử

- Tốt nghiệp trường Kỹ sư Marseille năm 1955.
- Dạy Lý hoá trung học Pétrus Ký : 1955/1956.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Việt Nam từ năm 1956 đến 30/04/1975.
- Vượt biên cuối năm 1978. Ðịnh cư ở Pháp từ đầu năm 1979 đến nay.
- Làm việc cho hãng đường mía của Nhà nước Côte d' Ivoire ( Phi Châu ) :
1979/ 1982.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Côte d' Ivoire từ năm 1982 đến 1991, về hưu ở Pháp.
- Trước 1975, giữ mục biếm văn " Trò Ðời " của nhựt báo Tiến.
- Bắt đầu viết truyện ngắn khi lưu vong qua Côte d'Ivoire.
- Tập truyện " Những Mảnh Vụn " ( Làng Văn Toronto xuất bản ) là tập truyện đầu tay.
  
 
 
Cái mặt
  • Phiếm luận -
Con người có cái mặt là quan trọng nhứt. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!
Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “ vinh danh ” tiếng Việt: phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ ‘’m”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết! Đây, nhìn coi: trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm), má. Ở “mắt” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù…

Qua tới “mũi”, ngoài  “mùi” ra không thấy chữ “m” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không….linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “chân mày” (cũng kém linh hoạt như cái mũi!) lại được đi kèm với cái mặt để… hỗ trợ cho tiếng “mặt‘’, trong từ ngữ thông thường: “mặt mũi” , “mặt mày”, làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe…. trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai! Cho nên người ta nói “mặt mũi bơ phờ” , “mặt mày hốc hác” , chớ ít nghe “mặt bơ phờ, mặt hốc hác”.

Bây giờ tới “miệng”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, bú mớm, mút mấp….

Đến “má”  thì ngoài “mụt mụn” chỉ có “mi một cái” là còn thấy chữ “m” nhè nhẹ phất phơ…. Tiếng Việt hay quá!
Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù v.v…. Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt! Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói : “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”.

Rồi, bởi vì cái mặt nó…. nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói. Nếu ghét thì gọi “cái bảng mặt” (Cái mặt mà như tấm bảng thì thiệt tình thấy chán quá! Thường nghe nói : “Cái bảng mặt thằng đó tao coi hổng vô!”) Nếu hơi khinh miệt thì gọi “cái bộ mặt” (“Thằng này có bộ mặt ăn cướp!”). Còn khi thương thì cái mặt trở thành “cái gương mặt” (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!”).

Chưa hết! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay…“tạt một lon ác-xít”! Bởi vậy, xưa nay những người có ‘’nợ máu‘’ lúc nào cũng sợ bị ‘’nhìn mặt trả thù‘’, và hồi thời chống Pháp, những điềm chỉ viên đi nhìn mặt ‘’quân phản loạn‘’ đều lấy bao bố trùm đầu để giấu mặt!
Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt (Chỉ có người không…bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!). Ở đó - ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “cái mặt bên trong” của con người. Các nhà văn gọi là “nét mặt ”, nghe … trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là… vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “Xem mặt mà bắt hình dong" (hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người). Cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán nước bài của đối thủ. Cho nên mấy “giáo sư chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để định mức coi “thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói”! Thì ra, đời người không nằm trong lòng bàn tay như mấy ‘’thầy‘’ đó nói, mà nó nằm ngay trên nét mặt!
Cũng bởi vì cái mặt nó... phản động như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuệ của ta” đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt một cách…. an toàn suốt giai đoạn đấu tranh “chìm” và chỉ “ xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “đồng chí vĩ đại của ta”…. thay tên đổi mặt lia chia để đánh lạc hướng kẻ địch, nay để râu, mai thay tóc, mốt cạo đầu v v…. Họ ôm khư khư cái mặt để…. quản lý nó từng giây từng phút, chỉ sợ nó để lòi ra cái mặt thật nhét giấu ở bên trong, riết rồi nó xơ cứng như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn mục! Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” - cái mặt vẫn bị quản lý y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya!

Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị,  
mới ôm “hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xe rơi xuống hố” một cách rất…bài bản, để lại niềm “ vô cùng thương tiếc ” nằm trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ! Có khi, chính ‘’đồng chí‘’ này là người thay mặt tập thể, đứng ra…. rớt nước mắt đọc điếu văn ! Ở đây, ông bà mình nói : ‘’Phải muối mặt mới làm được như vậy‘’. Thật là chí lý ! Cái mặt đã muối rồi thì đâu còn sợ…. bị thúi hay bị sình ! Ta cứ tỉnh bơ thôi!
Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng với cái “ vai ”. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “ thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ ”…v v. Ngoài đời, không  có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là: thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt… mo …. v v. 
Sau tháng tư 1975, người dân miền Nam đã được Nhà Nước ‘’vẽ lọ bôi hề‘’ thành những khuôn mặt…. không giống ai, để đóng vai ‘’nhân dân làm chủ‘’ trên sân khấu cách mạng, trong vở trường kịch ‘’Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ ‘’…
Trên sân khấu chánh trị Việt Nam bây giờ, trong cũng như ngoài nước, “ đào kép ” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát bội nhưng mỗi người đều có “ lận lưng” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “thấy mình là ai” (dĩ nhiên không phải là cái mặt thật của mình) Rồi cũng “ phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi ” một cách rất… tròn vai, làm “bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương” cứ thấy như thiệt! Điểm đặc biệt là ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “cái mặt của mình” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu. Vì vậy, họ phải rán bơm cho cái mặt của mình to bằng…. cái nia, để thấy họ mới đúng là….“đại diện”! Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái …. đít của họ một cái… ghế ! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” …. Cái mặt đã trở thành “một vấn đề ”!

Mời xem 30 loại hoa lạ dưới đây

Ngắm nhìn những loài hoa thật đẹp và thật lạ mắt, những bông hoa như đang khoe dáng cùng sắc mu của thiên nhiên. Tôi chợt nhớ đến bài thơ với tựa đề (Sắc mầu) bài thơ này tôi viết vào một buổi chiều mùa đông khi nhìn cánh hoa tuyết nhẹ rơi trên ngọn cỏ, giữa cái lạnh của đất trời và cái lạnh của lòng người, tôi lặng lẽ đi tìm dấu vết của yêu đương trong tâm thức của chính mình. Xin chia sẻ cảm xúc này cùng các bạn yêu thơ.

Người nghệ sĩ lang thang trong tâm thức
Lê Tuấn

Sắc mu

Sắc mầu nào chợt nhớ một ngày đông
Hoa tuyết rơi phủ trắng những cánh đồng
Em nơi ấy, nhìn qua khung cửa sổ
Thấy đời mình hoang vắng cõi hư không.

Sắc mầu nào tìm đến dấu yêu đương
Hoa trên tay ôm lấy đoá vô thường
Nụ hồn nào đam mê như ngọn lửa
Ở quanh đây còn đọng chút dư hương.

Sắc mầu nào là tiếng gọi không tên
Cho tình yêu bóp nát cõi ưu phiền
Hoa tuyết trắng phủ tang trời kỷ niệm
Mà cuộc tình còn cất dấu không quên.

Sắc mầu nào chạm đến buổi chiều êm
Hoa tuyết bay phủ trắng xoá bên thềm
Giọt lệ buồn nhẹ rơi theo nỗi nhớ
Mà tình riêng còn thao thức qua đêm.

Một buổi chiều mùa đông 2014.
Lê Tuấn

 


Mời xem 30 loại hoa lạ dưới đây. Bạn thích nhất loại hoa nào?

Strange Flowers Wallpaper


2. Hooker’s Lips
3. Monkey Orchid

4. Naked Man Orchid

7. Duck Orchid

9. Parrot Flower