Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Con rạch nhỏ quê mình

Nhân lúc đọc bài viết (Con rạch nhỏ quê mình) như chợt hồi tưởng lại thời trẻ thơ, hồn nhiên ngay thơ như một thiên thần.
Bài viết này như một "Hoài Niệm" về quá khứ, để từ đó tôi lại chợt nhớ về một bài thơ mà tôi đã viết bằng những lời (Hỏi Thăm)

Xin mời các bạn đọc lại bài thơ này, rồi đọc tiếp bài viết "Con rạch nhỏ quê mình"

Hỏi Thăm

Hỏi Thơ ! lục bát thở dài
Biết còn ai đọc, biết ai chạnh lòng
Thương sao ngôn ngữ lưu vong
Thương câu lục bát hoài mong quê mình.

Hỏi thăm Trời Đất chuyện tình
Vì sao lỗi hẹn chúng mình ngẩn ngơ
Đá nằm cổ mộ hoang sơ
Dấu xưa phế tích phủ mờ rêu phong.

Hỏi thăm ngọn cỏ phiêu bồng
Bước về chốn cũ, cõi lòng còn thương
Trải qua trăm mối đoạn trường
Chiều nghiêng xế bóng tà dương khuất mờ.

Hỏi em sao qúa hững hờ
Tình xưa quên dấu bây giờ về đâu
Từ khi Trời Đất thay màu
Nhớ thương ở lại, lòng sầu riêng mang.

Đất Trời vừa trộn đá vàng
Thơ vào ngôn ngữ vỗ tang trống rền
Phiêu bồng theo dấu chân quen
Em về hoa nở màu sen trắng ngà.

AET. Lê Tuấn
Tháng 7. 2015

Con rạch nhỏ quê mình

nature water beauty cinemagraph green
Mầy còn nhớ không? Hồi tụi mình còn nhỏ, thời tiểu học, có ngày nào mà tụi mình không đùng xuống con rạch trước nhà để tắm. Mầy còn nhớ con rạch đó không? Nó có cái tên cục mịch và quê mùa: rạch “Cồn Cỏ”.

Con rạch nhỏ quê mình.  Nguồn: vanghe.blogspot.com
Con rạch nhỏ quê mình
Người ta gọi như vậy bởi vì ở phía sông cái có một cái cồn khá lớn – gần như là một cái cù lao – làm tách con rạch ra làm hai nhánh. Có lẽ hồi xưa, trên cồn chỉ có cỏ nên họ gọi là “Cồn Cỏ”, chớ hồi thời tụi mình, trên đó thấy đầy cây cối mà một số là cây ổi “chim ăn” và cây xoài hột. Mầy bỏ xứ ra đi lâu quá, không biết còn nhớ “ổi chim ăn” và xoài hột không?

“Ổi chim ăn” là loại ổi nhỏ bằng trứng chim cút, bên trong toàn hột là hột nên không có ai trồng. 

Chim hay mổ ăn mấy trái chín, còn tha đi chỗ này chỗ nọ. Hột ổi rớt mọc lên cây, nhà vườn chặt bỏ để lấy đất trồng thứ khác. Còn “xoài hột” thì như tên của nó nói: trái nhỏ bằng nắm tay con nít, bên trong chỉ có cái hột lớn với chút xỉu cơm! Người ta cũng gọi là “xoài mút” bởi vì muốn ăn loại xoài đó phải lựa trái chín muồi, lột võ rồi mút cái hột với lớp cơm mỏng dánh dính chung quanh.

Người lớn không ai thèm ăn bởi vì ăn không đã miệng mà mút xong một trái là hai bàn tay dơ hầy! 

Chỉ có con nít là khoái! Cho nên vào mùa xoài – cũng là mùa mưa – khi thấy trời nổi gió, trẻ con thường lội qua cồn để lượm xoài, được trái nào là đứng ngay dưới cây xoài mút lia mút lịa. Tao nhớ có lần mầy với tao cởi quần đội lên đầu rồi lội qua cồn cỏ lượm xoài. Mầy nhớ không? Mình phải đội quần để quần xà lỏn đừng bị ướt bởi vì tụi mình “lội chó” đầu lòi ra khỏi nước. Mới nút được có mấy trái thì trời mưa ụp xuống làm hai đứa ướt ngoi. Lần đó về nhà tao bị bắt quì gối gần nửa tiếng. Tao tưởng mày là cháu đích tôn của ông Cả, được cưng nhứt nhà không ai dám rớ. Té ra hôm sau đi học, mầy kể lại mầy cũng bị ông nội mầy bắt quì cũng như tao! Mầy coi! Cái xã hội của mình hồi đó nó tốt như vậy. Quan quyền hay dân dã gì cũng dạy con dạy cháu na ná như nhau hết.

Trở lại với con rạch của tụi mình. Con rạch cong cong quanh quanh chạy tuốt vô xóm chợ, chui qua cây cầu đúc của con lộ cái rồi đi mất hai con đường đất dùng cho người đi bộ và xe đạp. Nhà cửa cất dài theo hai con đường đất. Mỗi nhà nằm trong một khu vườn đầy cây ăn trái và hoa kiểng. Hai bờ, lâu lâu, được nối với nhau bằng một cây cầu khỉ. Mỗi cây cầu khỉ đều có một cái tên: cầu cây gừa (vì nó nằm cạnh cây gừa), cầu cây trôm (cạnh cây trôm), cầu bà Sáu Lộc (nằm trước nhà bà Sáu Lộc, chớ không phải bả dựng cây cầu đó!) Cầu ván (làm bằng hai tấm ván thay vì hai cây tre) v.v…

Tía tao nói về sau, ông nội mày bỏ tiền ra xây một cây cầu đúc, giúp cho dân chúng đi lại dễ dàng. Mầy nhớ cái cầu đúc nằm ở xóm chợ không? Đó, cái cầu đó, đó! Người ta gọi là “cầu ông Cả”. Không biết mầy có biết rằng ông nội mầy hồi đó được dân chúng thương lắm không? Tía tao nói rằng ổng thôi làm “Cả” từ thời Tây lận, nhưng dân trong vùng vẫn gọi ổng là “ông Cả”. Hồi trào Việt Minh, ông nội của mầy là người chức sắc cũ duy nhứt không bị cho đi “mò tôm”. Để thấy ổng ăn ở có nhơn biết chừng nào.

Nói đến cầu khỉ, tao nhớ hoài chuyện bà Năm Chiện té rạch. Bả té đâu hồi tụi mình chưa sanh. Lớn lên nghe kể lại mà bắt tức cười. Mầy biết không? Hồi xưa, rạch Cồn Cỏ chỉ có loại cầu khỉ “một cây tre”, trơn trợt khó đi. (Về sau, dân chúng cặp thêm một cây tre như tụi mình đã thấy.)
Một hôm bà Năm Chiện đi tới giữa cầu, hụt chân té xuống rạch. Người ta nghe tiếng bà Năm la chói lói, “Bớ làng xóm! Bớ làng xóm!”

Rồi giọng bả bỗng thấp xuống, “Ủa mà cạn!”

Thì ra bả không biết lội, hồi té là la làng kêu cứu, chừng coi lại thấy nước mới tới lưng quần, bả té nhằm nước ròng. Bà con lối xóm nghe la, chạy ra thì thấy bà Năm Chiện lóp ngóp bò lên bờ rạch, miệng cười lỏn lẻn mắc cỡ! Chuyện này về sau khi tao đi làm việc ở Sàigòn, tao có nghe kể nhiều lần. Họ kể “có bà đó” chớ không nói là bà Năm Chiện, và họ kể như là chuyện tiếu lâm đặt ra để cười chơi. Đâu có ai biết là chuyện tiếu lâm đó xuất xứ từ con rạch Cồn Cỏ của quê mình!

Ở làng Nhơn Hoà Cồn Cỏ, trẻ con chia ra thành bọn để đi chơi với nhau. Bọn mình có ba đứa: thằng Đực Nhỏ, mầy, tao. Mầy còn nhớ thằng Đực Nhỏ không? Cái thằng học dở ẹc, tánh tình thì ngổ ngáo, học chung với tụi mình nhưng lớn hơn tụi mình tới ba tuổi. Vậy mà cũng chia và nó hay bầy đặt trò chơi này trò chơi nọ. Nó lúc nào cũng ra vẻ đàn anh bảo vệ mầy với tao.

Nó nói với bọn trẻ khác, “Thằng Cương, thằng Lân là bạn của tao, đứa nào đụng vô là biết!”

Mầy có biết nó nói với tao làm sao không? Nó nói, “Thằng Cương hiền khô nhát hít. Nó là cháu ông Cả chớ tụi xóm Chợ đâu có coi ra gì. Tụi nó không nể nang ai hết, bắt nạt được là tụi nó bắt nạt. Tao phải dằn mặt tụi nó trước như vậy.”

Rồi nó nhìn tao, “Còn mầy thì tao khỏi lo.” Nó biết rằng tao cũng không vừa gì!

Không biết mầy còn nhớ vụ bọn mình đi ăn cắp tôm không? Bọn mình ở xóm Cồn, gần sông cái, nên biết mặt gần hết mấy ông thợ câu.
Một bữa nọ thằng Đực Nhỏ hỏi, “Tụi bây muốn ăn tôm nướng không?”
Tụi mình hỏi lại: “Tôm ở đâu mà nướng? Mầy câu hả?”
Nó nói, “Muốn ăn thì đi theo tao.”
Nó dẫn tụi mình ra ngoài vàm, chỉ tay ra đó, “Tôm cả đống ở ngoải.”
Tụi mình nói nó xí gạt nên vừa “xì” một tiếng vừa quay trở vô định về. Nó níu lại, “Thiệt mà! Ông Hai Sầm câu tôm ổng rộng tôm ngoài đó đó.”
Rồi nó giải nghĩa, “Tao thấy ổng đi câu về là ổng thả cái rọ tôm có treo cục đá xuống sông. Cái rọ có sợi dây dính vô khúc củi nổi trên mặt nước để làm dấu. Tụi bây dòm coi.”
Nước đang ròng. Cách bờ độ ba thước có khúc củi nhỏ lắc lư lắc lư như muốn trôi mà bị cái gì rị lại phía dưới. Mầy nói: “Tôm của người ta, ăn cắp chúng bắt chết.”
Nó cười, “Mình lặn xuống xin mỗi đứa một con ăn chơi. Ăn nhầm gì? Chừng nào rinh hết cái rọ của ổng mới là ăn cắp chớ!”

Ba đứa dợm bước xuống sông để lội ra đó thì tao khựng lại: “Không được! Phải có một thằng đứng canh. Rủi có người thấy tưởng tụi mình ăn cắp cái rọ thì khổ.”
Vậy là mầy được chỉ định đứng canh trên bờ. Tao lại nghĩ lại: “Không được! Nước ròng chảy mạnh, ba con tôm, tay nào cầm tay nào lội?”

Thằng Đực Nhỏ “Ờ” rồi ngồi bẹp xuống như cái bong bóng xì. Bỗng nó đứng phắt lên chỉ vào cái quần dài bằng vải đen nó đang mặc, “Tao cột túm ống quần lại, mình bỏ tôm vô quần rồi lội vô!”
Rồi nó vừa cười ha hả vừa chạy lại mấy cây chuối hoang gần đó tét mấy sợi dây thân chuối cột ống quần. Mầy nói, “Mẹ! Coi chừng càng tôm nó kẹp cho thấy bà!”
Đực Nhỏ vừa nói vừa ra dấu, “Mình bẻ càng nó!”
Tao chen vô, “Ờ, mà còn cái răng cưa trên.”

Vậy là hai đứa tao đùng xuống sông, lội ra khúc củi, mò theo sợi dây lặn xuống. Như đã giao hẹn hồi lội ra, tao lãnh phần bắt tôm, nó lãnh phần bẻ càng bẻ răng cưa rồi “nhốt” vô quần. Đang làm tới con tôm thứ hai thì bỗng thằng Đực Nhỏ trồi lên mặt nước la làng chói lói. Tao hết hồn nắm đầu nó vừa lội vừa kéo vô bờ. Nó vùng vẫy như điên, hất tay tao ra rồi chìm xuống nước. Trên bờ, mầy nhớ không, mầy vừa nhảy đông đổng, vừa la, “Chết cha! Thằng Đực Nhỏ bị ma da rút rồi! Chết cha!”

Vô tới bờ, tao chưa biết phải làm sao thì thằng Đực Nhỏ trồi đầu lên, mặt mài nhăn nhó, vừa lội vô vừa rên, “Đau thấy mẹ! Trời ơi! Rát thấy mẹ!”

Chừng nó đứng lên mới thấy cái quần nó tuột xuống hai ống chân, còn hai bên bắp vế của nó thì máu me tùm lum như bị đâm bị cắt. Nó nói như mếu,“Mẹ bà nó! Mình quên con tôm còn có cái đót giấu ở dưới đuôi nữa! Nó búng đuôi chém tao đau thấy ba bốn ông Trời! Tao phải lặn xuống cởi quần cho nó phóng ra sông!”

Tôm hắc hổ.
Thằng Đực Nhỏ vừa nói vừa khoát nước rửa máu chừng đó mới thấy cái đùm giữa của nó còn nguyên chỉ bị thương ở đùi. Hú vía! Thằng Đực Nhỏ sau này đi lính đánh giặc rồi chết trận ở Kontum. Nó chưa vợ chưa con, cũng may cho nó.

Trở về với con rạch của tụi mình. Trẻ con đi học về là nhảy ùm xuống tắm. Người lớn còn đợi nước lớn mới tắm chớ con nít thì nước lớn nước ròng gì cũng tắm được hết, bởi vì tắm lội là một trò chơi. Nhắc đến vụ tắm rạch, tao còn nhớ tới chuyện này. Chắc, tao nghĩ, mầy cũng còn nhớ. Hôm đó, mầy bận cái quần xà lỏn mới tinh của má mầy vừa may cho. Mầy sợ quần ướt nên cởi quần vắt lên cây gừa, ở truồng nhào xuống lội. Hồi thời tuổi nhỏ, tụi mình tắm ở truồng là thường. Tắm giỡn đã rồi leo lên bờ thì đứa nào đã ăn cắp cái quần mới. Mầy mếu máo khóc, tao phải qua nhà tao lấy cái quần cho mầy mượn mà mặc đi về. Hôm sau đi học, mặt mầy buồn xo. Mầy trật đít ra cho tao coi hai lằn roi đỏ ửng! Vụ đi tắm mất quần đó, chắc mầy còn nhớ mà! Cho dù đã mấy chục năm, hai lằn roi đó làm sao quên được?

Inline image 1
Vậy mà đã mấy chục năm! Tụi mình xa lần con rạch Cồn Cỏ từ hồi lên tỉnh học trung học. 

Rồi xa luôn từ ngày mầy đi Tây, còn với tao thì kể cũng gần như xa luôn từ ngày tao đi lính. 

Mầy không biết chớ hồi tao đi lính, tao đánh giặc lì lắm. Bạn đồng đội nói tao là, “Thằng Lân ăn pháo, chỗ nào Việt Cộng bắn rát là có nó lăn tới.”

Rồi tụi nó đặt cho tao cái hỗn danh “Lân pháo”, hỗn danh này tao mang tới ngày mất nước.

Suốt cuộc đời nhà binh của tao, tao đánh giặc không biết bao nhiêu trận, có vào sanh ra tử, có thắng có thua, nhưng không hiểu sao tao chưa hề bị thương một lần! Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng. Vết thương đó, bây giờ, gần hai mươi năm sau, vẫn chưa chịu lành. Mầy thấy không? Kể lại cho mầy nghe mà tao vẫn còn rơm rớm nước mắt.

Cầu tre qua con rạch. Nguofn: www.panoramio.com
Cầu tre qua con rạch. 
Bên vợ tao có cơ sở làm ăn ở Marseille. Nhờ vậy, tao mới qua Pháp theo diện đoàn tụ gia đình bên vợ. Mầy thấy không? Cuối cùng rồi tao cũng được đi Tây như ai! Trước khi đi, tao có về thăm Cồn Cỏ. Con rạch nhỏ bây giờ nó rộng huỵch, tại vì ghe thuyền bây giờ toàn chạy máy nên sóng đập lở bờ. Cầu khỉ được thay bằng cầu ván. Cầu Ông Cả gãy hết một chân lòi cốt sắt rỉ sét. Người ta nói hồi mới vô, mấy cha Việt Cộng thách đố nhau bắn chơi! Cái cồn đã được một ông lớn nào đó chiếm ngụ. Ổng xây bờ kè, xây tường rào kiên cố, phía sông có cầu tàu, nhà thủy tạ, bên trong là nhà lầu kiểu cọ theo điệu Tàu.

Bây giờ mầy có về mầy nhìn không ra đâu! Người cũ chết bớt, đi bớt. Người mới, phần đông là dân cách mạng tụi mình không quen, về cất nhà lầu dài theo rạch. Tao có đến thăm con Huê, cái con nhỏ má lúm đồng tiền học chung với tụi mình đến hết lớp nhứt, đó, rồi về sau nó bán vải ở chợ nhà lồng; có năm đó trong dịp Tết nó tặng mầy một cái mu-soa thêu trước khi mầy đi Tây, mầy nhớ hôn? Con nhỏ đó, đó! Bây giờ nó vẫn bán vải, vẫn chưa có chồng, coi hơi già hơn tao một chút nhưng vẫn còn có duyên. Nó với tao nhắc không biết bao nhiêu chuyện cũ, để lâu lâu thở dài…

Khi con Huê tiễn tao ra đến cổng, nó đứng ngập ngừng một chút rồi bỗng nói một mạch lè lẹ như tụi mình trả bài thuộc lòng thuở nhỏ, “Anh qua bên Tây, có gặp anh Cương nói em gởi lời thăm ảnh.”

Nói rồi nó bỏ chạy vội vào trong, tao thấy nó đưa tay lên quẹt mắt mấy lần. Tao đứng chết trân, nhớ lại lời con Nhàn, em con Huê, nói với tao cách đó khá lâu hồi tao gặp nó bán vải ở chợ An Đông, “Anh Lân biết không? Chị Huê thương anh Cương từ hồi còn học lớp nhứt lận!”

Nó vừa nói vừa cười, tao tưởng nó nói chơi, té ra nó nói thiệt. Tao kể lại chuyện con Huê cho mày nghe, tao biết mày không làm gì được, nhưng tao vẫn kể. Để cho mầy thấy người con gái ở dưới quê mình nó thật thà trung hậu đến mức độ mà khi đã trót thương ai thì thương cho đến chết. Họ coi đó là sự tự nhiên. Cũng như, hễ đã là con rạch thì tự nhiên phải có nước lớn nước ròng.

Hồi hôm, coi télé chương trình văn nghệ đài TF1, nghe hát bài “Dòng sông tuổi thơ”, tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy Cương ơi! Bây giờ mầy ở đâu?

Truyện này tôi viết theo lời yêu cầu của người kể. Ông đó nói, “Nhờ ông viết lại dùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê.



Tiểu Tử

AFV Epic Fails fails river afv let go

Bí mật về loài bồ câu hoang nơi đô thị

Tìm hiểu một chút về loài bồ câu đá, chúng ta rất ít khi nhìn thấy những con bồ câu non (chim non) 
Những chú chim mà ta nhìn thấy thường là các con già, chân bước khập khiễng, gật gật cái đầu trên vỉa hè trên những bức tường, những hốc nhà, cất tiếng gù gù.

Bí mật về loài bồ câu hoang nơi đô thị

Pigion052006.JPG
Có lẽ đến thăm bất cứ thành phố nào bạn cũng dễ nhìn thấy chúng ở khắp nơi: bồ câu – loài chim thường gặp nhất nơi thành thị.

Nhưng có điều gì đó lạ lùng về loài chim này.

Những chú chim mà ta nhìn thấy thường là các con già, chân bước khập khiễng, gật gật cái đầu trên vỉa hè trên những bức tường, những hốc nhà, cất tiếng gù gù.

bird dancing duck 
Có vẻ như ta không bao giờ nhìn thấy những con chim non.

Tại sao? Nhất là khi số lượng bồ câu nhiều như vậy.

Chúng tôi đã hỏi độc giả trên mạng xã hội, và cũng tự mình thực hiện nghiên cứu. Dưới đây là những gì mà chúng tôi đã phát hiện.

Tập quán xa xưa

“Những con chim bồ câu gia thế, có điều kiện thường thuê những chuồng gà hạng sang để làm nơi sinh nở,” một người có tên là Thomas Keith trả lời.
Thật là một cách giải thích thú vị!

Bồ câu hoang hiện diện ở rất nhiều thành thị trên toàn thế giới
Tuy nhiên, như Jennifer Austin, Kelly Mahan và một số người khác chỉ ra thì câu trả lời nằm trong chính nguồn gốc của chim bồ câu.

Bồ câu hoang dã – loài bồ câu mà chúng ta thấy ở các thành phố – có nguồn gốc từ loài bồ câu đá và chúng về bản chất vẫn cùng một loài.

Thức ăn của chúng mang hơi hướng thành thị nhiều hơn nhưng trong vấn đề sinh sản thì chúng vẫn làm theo tổ tiên của chúng là loài bồ câu đá hoang dã, vốn rất cẩn trọng trong việc chọn nơi làm tổ.

Loài bồ câu đá Columbia liva thích xây tổ trên trên rìa của mặt vách đá.

“Trong lãnh thổ tự nhiên và hoang dã của chúng,” William Yarrell viết trong cuốn ‘Lịch sử các loài chim của nước Anh’, “loài bồ câu đá cư trú ở những vách đá cao ở gần bờ biển trong những hang hốc nơi mà chúng sống phần lớn thời gian trong năm.”

nature bird spy spying anyone in here
Trên hòn đảo Orkney của Scotland, hồi thế kỷ 19 các nhà điểu học đã quan sát thấy loài bồ câu đá “rất đông, chúng sinh sản trong những khe nứt của vách đá và tổ của chúng nằm sâu đến mức chúng ta không thể nào với tới được.”

Trên hòn đảo Shetland lân cận, những người khác đã thấy bồ câu đá trú ẩn trong “những hang hốc sâu dưới mặt đất và miệng hang mở ra phía biển”.

Hai bồ câu non nằm gọn trong tổ

Món ăn của con người?

Trở về thời xa xưa khi mà con người còn ăn lông ở lỗ trong các hang động thì có lẽ không ai chớp mắt khi nhìn thấy chim bồ câu con.

Thật vậy, khi khai quật một hang động ở Gibraltar các nhà khảo cổ đã tìm thấy rằng người Neanderthal rất thích ăn thịt chim bồ câu ngay cả trước khi người hiện đại di cư tới châu Âu.

Sau đó rất lâu, sau khi người Neanderthal biến mất và người thông minh (Homo sapien) chiếm lấy nơi này thì đến lượt họ lại cũng ăn thịt chim bồ câu.

Nhiều khả năng là vào thời tiền sử thì chim bồ câu non không chỉ được nhìn thấy thường xuyên mà còn thường xuất hiện trong bữa ăn của con người.

Tuy nhiên ngày nay khi không còn những vách đá hiểm trở, những núi đá dựng đứng hay những hang động tối om ở các thành phố thì loài bồ câu phải xây tổ tại bất cứ chỗ nào kín đáo không có người lui tới mà chúng tìm thấy, chẳng hạn như tháp nhà thờ, các ngôi nhà hoang hay dưới những gầm cầu.

Alison Goggin chỉ từng thấy chim bồ câu con được một lần, “trong khe nứt ở những bậc thang đá” ở Lâu đài Carmarthen ở xứ Wales, Anh quốc.

Bồ câu non không có những vệt xanh lá cây và tía thấp thoáng quanh cổ và phần da gốc mỏ có màu xám hồng chứ không phải trắng sáng như ở chim bồ câu trưởng thành.

“Có lẽ chúng thích sự an toàn của những nơi không có ai lui tới, nơi rất khó để nhìn thấy và bắt được chúng,” cô viết trên trang Facebook.

Do chúng ta không thường bước vào những nơi đó, chúng ta không thường thấy được tổ chim bồ câu có những gì.

Khó để phân biệt

Vậy còn những chim bồ câu non vừa mới ra ràng thì sao? Chắc chắn là chúng ta nhìn thấy chúng chứ?

Vâng, chúng ta có nhìn thấy. Bồ câu vừa ra ràng có ở khắp nơi, thế nhưng không dễ để nhận ra chúng.

Đó là bởi bồ câu con có vẻ như rất xấu hổ về dáng vóc bản thân, cho nên chúng nấn ná ở lại trong tổ rất lâu.

Thời gian 'cố thủ' trong tổ kể từ khi trứng nở ra cho đến khi chim non đủ lông cánh kéo dài tới trên 40 ngày, gần gấp đôi thời gian của đa số các loài chim thông thường khác.

Trong suốt thời gian này, chim bố mẹ nuôi chim non bằng một loại ‘sữa’ mà chúng ợ ra, rất giàu protein và chất béo.

Do đó, khi chim non cuối cùng cũng rời tổ thì chúng gần như đã phát triển đầy đủ và trông gần như không khác gì, không thể phân biệt được chúng với những chim bồ câu đã trưởng thành.

Chim bồ câu trưởng thành này có lớp da trắng phía trên mỏ
Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát thì chúng ta vẫn có thể nhận ra một con bồ câu đã đủ lông cánh nhưng thật sự vẫn là chim non.

Nó sẽ không có những vệt xanh lá cây và tía thấp thoáng xung quanh cổ và phần da gốc mỏ của nó sẽ có màu xám hồng chứ không phải trắng sáng như ở chim bồ câu trưởng thành.

“Khi bạn nhìn thấy một chim bồ câu đậu trên thành cửa sổ hay dưới băng ghế trong công viên, bạn sẽ không bao giờ biết được đó có thể là một con chim non,” Brian Waas viết.

Mặc dù rất hiếm nhìn thấy một chim bồ câu non, nhiều người trong số chúng ta có thể may mắn nhìn thấy chúng.
Chẳng hạn như chị của Gwen Obertuck có một đôi bồ câu làm tổ trên ban công nhà cô ở Đức.

Amy Dunkley đã nhìn thấy toàn bộ vòng đời của chim bồ câu từ cửa sổ phòng ngủ của cô ấy. “Điều đó thật tuyệt vời,” cô nói.

Rìa cửa sổ rộng bên ngoài thư viện ở Đại học Texas ở Austin, Hoa Kỳ, là nơi lý tưởng để bồ câu làm tổ, Toni Salazar Loftin cho biết.

Và chỉ mới hồi tháng Tám 2015, Judi Mcintosh đã bắt gặp một chim bồ câu non – ‘chỉ mới mọc lông phân nửa, còn phân nửa vẫn đang là lông tơ’ – ở gần nơi ủ phân xanh ở cuối vườn nhà cô ở Hampshire, Anh quốc.

“Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thầm lặng và sau đó tôi rời đi để bố mẹ nó có thể chăm sóc cho nó,” cô viết. “Nó đã biến mất khi tôi quay lại nhiều giờ sau. Hy vọng là mọi thứ vẫn ổn cho nó.”




Henry Nicholls

animals bird working businessmen birds with hands

Cộng đồng Hồi giáo và khủng bố

Hồi giáo đang thôn tính cả Âu Châu và nuớc Mỹ qua con đường di dân, chính sách nhân đạo và tôn trọng tự do tín ngưỡng của các nước tự do, sẽ trở thành một sức mạnh để cộng đồng Hồi Giáo lợi dụng làm bức bình phong che chắn, để từ đó sẽ hình thành một thế lực bao vây toàn bộ nước Mỹ và các quốc gia Âu Châu.
Nhà văn Bruce Bawer đã phát hành một cuốn sách với tựa là “Trong Khi Âu Châu Ngủ” –While Europe Slept-
Quyển sách của ông, ngoài cái tựa trên, còn được phụ đề thêm 
“Hồi giáo cực đoan đã phá tan Tây Phương từ bên trong như thế nào” 
– How Radical Islam Is Destroying the West From Within. 
Các khối di dân Hồi tại Âu Châu tuyệt đối không chấp nhận hội nhập, tìm đủ cách sống tách biệt, nếu không muốn nói là tích cực chống lại mọi nếp sống và văn hoá địa phương. Việc không hội nhập đó lại được các chính quyền Tây Phương tích cực khuyến khích nhân danh việc tôn trọng và bảo tồn văn hoá khác biệt, theo đúng thuyết phải đạo chính trị.

Cộng đồng Hồi giáo và khủng bố

politics obama gun barack obama guns
Tổng thống nghĩ cấm bán súng sẽ hết khủng bố sao?

Với cuộc khủng hoảng di dân nghiêm trọng nhất trong lịch sử Âu Châu, và với cuộc tranh cãi hiện nay tại Mỹ về việc nhận dân tỵ nạn Syria, cộng với biến cố San Bernardino bên Cali, ta cần nhìn qua cuộc sống của khối di dân Hồi giáo trên thế giới. Đó có phải là một cái lò nung đúc khủng bố không?
Tại Mỹ, có ít nhất 4 triệu dân theo đạo Hồi, hơn 1% dân số Mỹ, một con số rất nhỏ. Những tiểu bang có nhiều dân Hồi nhất là Michigan, New Jersey, New York và Massachusetts. Tập trung lớn nhất là tại thành phố New York với khoảng 80.000 người, thua xa khu Bolsa California.

news media islam don cnn
Tại Âu Châu, khối dân Hồi giáo, đại đa số cũng là di dân chứ không phải là dân tị nạn chính trị hay tị nạn chiến tranh. Đến từ nhiều đời cũng có do việc nhận dân thuộc địa cũ, mà mới qua cũng có, qua các làn sóng tị nạn chiến tranh từ vài năm gần đây. Nói chung, tổng số di dân Hồi tại Âu Châu cao hơn Mỹ rất nhiều, khoảng 40 triệu người, từ 3% tới 20% tùy theo quốc gia. Mà mỗi quốc gia cũng có thành phần di dân Hồi khác nhau.

Tại Anh, đa số là dân Pakistan và Bangladesh, tại Pháp là dân Bắc Phi, tại Ý là dân Libya và Ethiopia, tại Đức và Đan Mạch là dân Thổ Nhĩ Kỳ, tại Thụy Sỹ là dân Nam Tư trước đây, tại Thụy Điển, Na Uy là dân Iraq và Iran mới qua sau này. Paris có lẽ là thành phố đông dân Hồi nhất, hơn một triệu người sống trong các vùng ngoại ô.

image
Bài này chỉ bàn đến khối di dân Hồi, không bàn đến những dân địa phương, Mỹ hay Âu Châu, đã theo đạo Hồi từ lâu đời rồi, như Albania, Kosovo, Herzegovina, hay những vùng dân Hồi phiá Nam của Nga.

Tại các thành phố lớn của Mỹ có dân Tàu nhiều, ta thấy có Chinatown. Ngoài ra ta cũng thấy Little Saigon, Little Havana, Little Italy, Little Tokyo, Koreantown, v.v... Tức là khối di dân thường tụ tập sống chung với nhau trong vài khu phố. Lý do hiển nhiên là để có thể liên lạc với nhau, tìm bạn bè thân thuộc, sống trong hương vị quê hương, ăn uống mua sắm sản phẩm quen thuộc,...

Các cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới cũng vậy, thường tập trung trong vài khu phố rõ rệt, phần lớn là trong vùng ngoại ô các thủ đô hay thành phố lớn.

Hầu hết các khối di dân tìm cách dung hoà nếp sống truyền thống với nếp sống của dân địa phương, đặc biệt là khối di dân thế hệ hai và ba thì đã hoà nhập một cách rất tích cực. Chẳng hạn như ở Mỹ, ta đã thấy không thiếu gì dân biểu, nghị sĩ gốc Cuba, gốc Tầu, Nhật,... Ngay cả trong quân đội, cũng không thiếu gì tướng tá gốc Á Châu, kể cả một ông tướng gốc Việt. Trẻ con gốc Việt, Tàu, Nhật,... không khác gì trẻ con Mỹ trắng hay Mỹ đen, nói tiếng Anh như gió, thuộc làu lịch sử Mỹ, mê hamburger hơn phở mì, líu lo nhạc rap chứ không rên rỉ những bài tình ca của Chế Linh, quần jean, áo t-shirt, mũ baseball,... Mấy cô chắc cả đời chỉ mặc áo dài một hai lần khi đám cưới, hay khi lên sân khấu ca hát quốc ca hay nhạc Việt. Giới trẻ Việt lấy Mỹ là chuyện bình thường.

Làn ranh phân chia với dân bản xứ ở Mỹ hay Âu Châu ngày càng phai nhạt tuy sẽ không bao giờ bị xoá hẳn.


women muslim
Trong khi đó thì làn ranh chia cắt khối di dân Hồi với dân bản xứ thì trái lại, ngày càng lớn rộng, nhất là tại Âu Châu. Vì dân Hồi không chịu hội nhập.

Mới đây, nhà văn Bruce Bawer đã phát hành một cuốn sách với tựa là “Trong Khi Âu Châu Ngủ” –While Europe Slept-. Trong cuốn sách, ông Bawer tự giới thiệu như là người Mỹ, thành phần bảo thủ về chính trị, nhưng cấp tiến trong các vấn đề xã hội. Là người đồng tính, ông từ bỏ Mỹ, cùng “ông vợ” qua sống tại Amsterdam, bên Hòa Lan, vì cho rằng xứ Hòa Lan tiến bộ, cởi mở, nhất là chấp nhận đồng tính, yêu chuộng hòa bình, dễ sống, không có bắn giết loạn đả như Mỹ, không kỳ thị như dân Mỹ,... Rất nhiều lý do. Toàn là những lý do phản ảnh tư tưởng phóng khoáng cởi mở.

Ông qua Amsterdam. Sau một thời gian, di cư qua Na Uy mà ông cho là còn cởi mở hơn nữa vì tại đây ông được chính thức thành hôn cùng “ông chồng”.

Chẳng bao lâu sau, ông ngã ngửa về lối sống của khối di dân Hồi và quyết định viết sách. Quyển sách của ông, ngoài cái tựa trên, còn được phụ đề thêm “Hồi giáo cực đoan đã phá tan Tây Phương từ bên trong như thế nào” – How Radical Islam Is Destroying the West From Within.

Kẻ viết xin tóm lược vài điểm chính của ông Bawer để quý độc giả có thể hiểu biết hơn về khối di dân Hồi giáo.

Như đã viết, các khối di dân Hồi tại Âu Châu tuyệt đối không chấp nhận hội nhập, tìm đủ cách sống tách biệt, nếu không muốn nói là tích cực chống lại mọi nếp sống và văn hoá địa phương. Việc không hội nhập đó lại được các chính quyền Tây Phương tích cực khuyến khích nhân danh việc tôn trọng và bảo tồn văn hoá khác biệt, theo đúng thuyết phải đạo chính trị. Ông Bawer nghi ngờ đó chỉ phản ánh tính kỳ thị của dân Tây Âu. Dân Hồi được cho vào sinh sống, nhưng không được nhìn nhận hay chấp nhận như dân địa phương thật.

image
Không hội nhập cũng được thể hiện qua việc không tham gia các sinh hoạt hay nếp sống và văn hoá, hay chính trị địa phương. Các bà vẫn mặc áo dài đen chùm kín cả người chừa hai con mắt hay cái mặt là tối đa. Vẫn không đi làm nhưng không quên đi xin trợ cấp, không ra đường một mình, lúc nào cũng đi cùng một đám bạn bè hay chị em, hay đi với một người đàn ông, là chồng hay anh em, chú bác gì đó. Lạng quạng vẫn bị chồng đánh, nhẹ thì một bạt tai, nặng thì vô nhà thương, nhưng chính quyền không can thiệp mặc dù có luật bảo vệ phụ nữ đàng hoàng. Những luật này chỉ áp dụng cho dân địa phương mà không được thi hành một cách triệt để đối với dân Hồi vì “tôn trọng văn hoá Hồi”. Một nghiên cứu cho thấy 90% phụ nữ Hồi bị ăn đòn thường xuyên.

animation black lady dress muslim
Trẻ con chỉ một số nhỏ theo học tại các trường công bình thường. Đa số còn lại được đi học theo hai cách. Một là theo học các trường 100% Hồi giáo, cũng là trường công do Nhà Nước Tây Âu đài thọ, nhưng trong đó, dạy những môn khác, phần lớn liên quan đến tôn giáo, văn hoá và lịch sử Hồi (giống như trường tiểu học Hồi mà anh bé con Barack Obama đã theo học tại Indonesia trong bốn năm từ năm 6 tuổi), ít chú trọng đến những môn khoa học, văn hoá, lịch sử Âu Tây.

Cách thứ hai là nếu gia đình có tiền, thì gửi con về quê nhà, các nước Hồi giáo, cho học nội trú tại các trường giống như các chủng viện Thiên Chúa giáo, thường là bắt đầu từ khi 12-13 tuổi cho đến trưởng thành.

Tất cả trẻ con đều được dạy dỗ ngay từ nhỏ là văn minh Tây Phương và Thiên Chúa giáo là văn minh của ma quỷ, phản đạo, phải triệt để truy diệt. Ngày xưa Tiên Tri Mohammed chủ trương giết hết những kẻ ngoại đạo, bây giờ dĩ nhiên không còn giết ai được nữa, nhưng vẫn còn bổn phận chống đến cùng, dưới đủ mọi hình thức. Đặc biệt là học sinh nam phái, luôn luôn được khuyến khích phải dám dùng bạo lực. Tại các “chủng viện” dành cho nam phái bên Trung Đông, chúng thường được huấn luyện xài súng, xài dao. Để chúng làm quen, không sợ máu, chúng được huấn luyện giết dê giết cừu còn sống bằng dao, cắt cổ, lột da, mổ lấy tim gan, moi ruột, máu me be bét.
Phần lớn con gái ngay từ nhỏ đã phải chịu mổ, cắt một bộ phận nơi âm hộ. Với lý do phụ nữ không thể biết được cảm giác “khoái lạc” để bảo đảm sau này không lăng nhăng. Dĩ nhiên mổ chẳng theo tiêu chuẩn y khoa gì, chẳng thuốc mê, chẳng thuốc khử trùng, nạn nhân đau đớn khủng khiếp đến cả tháng sau cũng ráng chịu, thậm chí bị nhiễm độc nặng, bất đắc dĩ lắm mới cho đi nhà thương.

Những đứa trẻ đó, cho dù là lớn lên bên Tây Âu hay trong các chủng viện bên Trung Đông, đến tuổi lập gia thất thì đều phải lấy người đồng chủng, đồng tôn giáo, một số lớn là họ hàng xa gần với nhau, hay người cùng làng. Thanh niên, thanh nữ mà cặp với dân địa phương thì bị cả nhà sỉ vả, coi như nỗi nhục quốc thể. Sẽ bị bố mẹ và cả họ xúm lại sỉ vả, đánh đập là chuyện bình thường, thậm chí bị chính người thân như anh em, hay chú bác, hay ngay cả ông bố giết chết. Thông thường thì khi khám phá ra có con cặp với dân địa phương, đại gia đình có buổi họp với đầy đủ chú bác, thảo luận biện pháp trừng phạt. 


image
Lấy biểu quyết xem phải từ bỏ, hay đánh đòn, hay giết. Điều lạ lùng là đối với những
vụ này, người có quan điểm sắt máu nhất thường chính là ông bố.

Đàn bà con gái lỡ ra đường bị hãm hiếp sẽ bị giết vì đã trở thành vết nhơ cho gia đình. Nhà Nước không truy lùng thủ phạm. Nếu thủ phạm bị bắt tại trận, thì chỉ bị phạt vạ tượng trưng.

Hôn nhân tuyệt đại đa số vẫn là do gia đình hai bên dàn xếp mà cô dâu chú rể không có tiếng nói. Cô dâu ngay từ ngày làm đám cưới và đêm động phòng đã là một nô lệ sex của chồng, chồng muốn làm gì thì phải chiều ý. Khiếu nại hay than phiền sẽ bị cả họ nhiếc mắng, kể cả mẹ ruột. Luật pháp Tây Âu không cho có bốn vợ nữa, nhưng nếu ông chồng có vài bà cô đào nhí thì cũng là chuyện bình thường, vợ cấm khiếu nại.
Ngược lại, vợ mà dám ra đường một mình hay liếc nhìn một anh nào thì có thể bị đòn hội đồng, cả nhà xúm vào đánh, kể cả bố mẹ và các anh chị em. Bị bắt tội ngủ với trai sẽ bị ném đá đến chết.

image
Đối với những tệ nạn bất nhân trên, Tây Âu nhắm một mắt, phần lớn cố tình lờ đi, hay xử phạt rất nhẹ, cũng chỉ vì lý do phải đạo chính trị, tôn trọng văn hoá Hồi, trong khi các lãnh đạo cộng đồng cực lực cổ võ.

Phần lớn là di dân đã qua Tây Âu trước sẽ làm đám cưới với người hôn phối vẫn còn bên quê nhà. Sau đám cưới, người hôn phối qua Tây Âu, được bảo lãnh, mang theo cả đại gia đình, kể cả chú bác, anh chị em họ.

Các cộng đồng Hồi giáo lớn rất nhanh. Vì lý do “nhân đạo”, cởi mở trong tinh thần hòa đồng, di dân được nhận vào Tây Âu rất dễ dàng.


Nhưng lý do quan trọng hơn là nạn nhân mãn. Dân Tây Âu ham vui, không chịu đẻ, dân số ngày càng tuột dốc mau lẹ. Các nước Tây Âu rất cần nhân công để nuôi dưỡng kinh tế. Nhất là các đại cường kinh tế Đức, Anh và Pháp, do đó việc nhận di dân rất dễ dàng. Đây cũng là lý do quan trọng khiến Âu Châu đang nhận cả trăm ngàn dân Syria tị nạn.

image
Các cộng đồng Hồi, đại đa số là những dân nghèo từ các tỉnh nhỏ hay làng mạc, ít học, không có tay nghề, mà lại không chịu hội nhập, không đi học nghề để đi làm. Do đó là một gánh nặng vĩ đại cho các nước theo chủ trương xã hội Tây Âu. Tại Đan Mạch, di dân Hồi chỉ khoảng chưa tới 5% tổng dân số, nhưng họ lãnh tới 40% trợ cấp của Nhà Nước.

Trợ cấp là một vấn đề lớn mà Tây Âu đang bối rối, nhất là các nước Bắc Âu, nơi mà trợ cấp rất dễ dãi và rất nhiều. Một gia đình hai vợ chồng và hai con, có thể có trợ cấp xấp xỉ 5.000 đô một tháng dễ dàng. Từ trước đến nay, các chế độ bao cấp này tồn tại được vì dựa trên tinh thần tự trọng và trách nhiệm của người dân. Bình thường, họ rất ngại đi xin trợ cấp và chỉ xin trong tình trạng miễn cưỡng. Bây giờ, đối với khối dân Hồi, lấy trợ cấp là chuyện phải làm, không làm là ngu. Họ tìm đủ cách gian trá để có trợ cấp đủ loại. Họ quan niệm tìm đủ cách kể cả gian lận để lấy tiền của tụi ngoại đạo là chuyện tuyệt đối chính đáng được kinh Koran khuyến khích. Đám ngoại đạo chưa bị giết hết là may cho chúng lắm rồi.

desert muslim digging
Những người lãnh đạo cộng đồng Hồi không phải là những chính trị gia kiểu như thị trưởng, hội đồng tỉnh, dân biểu, v.v… Cũng chẳng phải những vị lãnh đạo các hội đoàn như trong cộng đồng Việt chúng ta. Dân số Hồi tại Tây Âu khoảng từ 5% đến 20% dân số quốc gia họ sinh sống, nhưng không có dân biểu, nghị sĩ, hay bộ trưởng, thủ tướng, hay tướng lãnh nào. Không phải di dân Hồi không có người giỏi, mà chỉ vì họ từ chối hội nhập, nhất là trên phương diện chính trị.

Lãnh đạo các cộng đồng Hồi là các giáo sĩ, imams gì đó. Đại đa số rao giảng tôn giáo Hồi trong khi sỉ vả văn minh, văn hoá và tôn giáo Tây Âu. Họ tự cho có trách nhiệm phải bảo vệ văn hoá, văn minh và tôn giáo Hồi, bằng mọi cách chống sa đọa của Âu Châu. Họ toàn quyền tự do sỉ nhục tất cả những gì hay những ai họ chống lại, mà không có chính quyền nào đụng tới, nhân danh tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.

image
Chẳng có gì lạ khi trong các cộng đồng đó, sinh sôi nẩy nở ra những tên khủng bố máu lạnh nhất vì đã sống và lớn lên trong cái không khí thù hận đó. Chẳng những chống Tây phương không, mà còn quyết tâm không ngại sử dụng bạo lực tàn ác nhất như súng bom để giết người, chẳng cần biết già trẻ lớn bé, vì tất cả dân ngoại đạo đều có tội hết.

Phản ứng của các cộng đồng Hồi đối với các vụ khủng bố tấn công rất ý nghiã. Thế giới có hơn một tỷ dân Hồi, nhưng mỗi khi có khủng bố đánh, chỉ có vài nhúm lẻ tẻ vài chục hay vài trăm người phản đối. Ngược lại, một số không nhỏ biểu tình hoan hô khủng bố, và tuyệt đại đa số im lặng. Sau vụ San Bernardino, một lãnh tụ Hồi tại Los Angeles lên TV, khẳng định khủng bố đánh một phần lớn do lỗi Tây Phương vì đã ủng hộ các chế độ độc tài tại Trung Đông.

image
Cuốn sách khá dầy và có rất nhiều mẫu chuyện nhỏ phản ánh lối sống trong các cộng đồng Hồi giáo. Ta thấy đây là những ổ nuôi dưỡng tinh thần chống Tây Phương, mặc dù anh chị di dân nào cũng tìm đủ cách chạy qua những vùng đất ngoại đạo đáng phỉ nhổ đó để sống. 

Tại sao có cái mâu thuẫn đó? Một số không nhỏ qua Tây Âu sống vì lý do sinh kế và an toàn, nhưng một phần lớn được các giáo sĩ khuyến khích như đây là cách chiếm và trừng phạt thế giới, phát huy Hồi giáo mà không cần đến mấy chục sư đoàn lính.

Điều hiển nhiên nhất là muốn chống đỡ có hiệu quả nạn khủng bố, thì phải nhìn ngay vào bên trong những cộng đồng Hồi đó, không cần nhìn xa hơn, không cần nhìn vào khối tị nạn đang chờ được chấp nhận vào. Và điều kiện tiên quyết dĩ nhiên là phải nhìn nhận khủng bố hiện nay chính là từ trong khối Hồi giáo cuồng tín, phải dám nói đến danh từ “Hồi giáo”.

Khi một anh thiếu tá quân y Mỹ bắn chết một tá đồng ngũ, miệng la Allahuh Akbar, mà không dám coi đó như là khủng bố Hồi giáo cuồng tín, lại gọi đó là bạo động tại sở làm, thì hiển nhiên, đó là cách vùi đầu dưới cát để trốn tránh sự thật. Một khi chui đầu dưới cát để không nhìn thấy địch thủ thì làm sao đánh địch thủ được? Chưa đánh đã thấy từ bị thương đến chết thôi.

Vụ bắn tại San Bernardino cho thấy ngay cả Mỹ cũng có chính sách cho di dân Hồi vào rất dễ dưới TT Obama. Anh Farook, thủ phạm vụ bắn, qua Ả Rập Saudi làm đám cưới với vợ Malik tháng Bẩy, 2014, ngay sau đó, vợ được theo chồng về Mỹ bằng thông hành Pakistan, tháng Tám làm đám cưới Mỹ tại Los Angeles, tháng Chín bà vợ được cho ở lại Mỹ trong khi chờ đợi thẻ xanh được cấp tháng Bẩy 2015.

Dân tị nạn ta chắc sẽ có nhiều người thắc mắc sao dễ dàng như vậy trong khi dân Việt muốn bảo lãnh vợ hay chồng từ VN qua phải mất mấy năm. Có lẽ dưới TT Obama, chính sách di dân với dân Hồi được ưu tiên?


http://baomai.blogspot.com/
Trong 5 năm qua, 680.000 di dân từ các xứ Hồi giáo, đặc biệt là Ai Cập, Iraq, và Pakistan, đã được lặng lẽ cấp thẻ xanh rất mau lẹ, trong khi thiên hạ không biết, chỉ lo tranh cãi về số 10.000 dân tị nạn Syria TT Obama muốn cho vào thêm.
Khi bài này được viết thì có tin bà vợ của Farook đã tuyên thệ trung thành với al Baghdadi, lãnh tụ ISIS, buổi sáng trước khi xẩy ra vụ bắn. Có nghĩa là ISIS đã tới Mỹ trái với tất cả những bảo đảm của TT Obama. Việc này sẽ đặt lại vấn đề hữu hiệu của những biện pháp thanh lọc dân tị nạn Syria mà TT Obama quảng bá.

Một phản ứng mang nhiều ý nghiã: sau vụ San Bernardino, TT Obama cho biết đây chưa rõ là khủng bố hay bạo động sở làm, trong khi kêu gọi phải siết chặt việc kiểm soát súng. Thưa tổng thống, cặp vợ chồng có hơn một tá “pipe bombs” và một kho đồ nghề làm “EID bombs”, để làm gì, mang vào sở làm đánh ông xếp? Tuyên thệ trung thành với ISIS trước khi đi bắn thiên hạ vẫn chưa là bằng chứng khủng bố? Tổng thống nghĩ cấm bán súng sẽ hết khủng bố sao? EID đâu có được bán ngoài chợ thiếc ở khu phố Tàu đâu, sao chúng vẫn có? Tổng thống cấm hay không cấm súng cũng chẳng có tác dụng gì hết.

loop machine terrorist producing
Hiển nhiên, TT Obama cần phải rút đầu ra khỏi cát, trực diện vấn đề một cách nghiêm chỉnh hơn, và sáng tạo hơn mới có thể chống được khủng bố.



Vũ Linh

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Luật mới ở Texas cho phép công khai mang súng ngắn

Vùng đất của những Cao Bồi được phép tự do mang súng kè kè bên hông, không cần phải dấu diếm, điều này cũng tạo ra hai nguồn dư luận tốt và xấu, như câu thành ngữ (chơi dao có ngày đứt tay) sẵng mang súng ngắn bên hông trong lúc nóng giận không kèm chế được thế là móc súng ra đấu súng tay đôi. 
Nhưng ngược lại cũng có điểm hay là khi gặp bọn khủng bố đang có hành động gây chết chóc, các nhân chứng có thể móc súng bắn trả ngay lập tức, hơn nữa bọn khủng bố sẽ rất e ngại khi nhìn thấy một đám đông quần chúng đang mang súng, chúng sẽ chùn bước không dám ra tay.
Theo bạn thì có nên cho phép mang súng hay không??

Không biềt (Lão tiền bối Cao Bồi gìa Texas Cam Anh có dám đeo súng ngắn bên hông hay không đây ??)

Luật mới ở Texas cho phép công khai mang súng ngắn

image
Cư dân Texas nào đã hoàn tất khoá học bắt buộc về an toàn và có giấy phép mang súng giấu kín giờ đây có thể công khai mang súng ngắn để trong bao nơi công cộng.

image
Tiểu bang Texas của Mỹ hôm thứ sáu bắt đầu năm mới với một luật mới, cho phép dân chúng công khai mang súng ngắn. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1871, dân Texas được mang súng ngắn đặt trong bao nơi công cộng. Luật này được nghị viện do phe Cộng hoà kiểm soát thông qua năm 2015.

image
Hôm thứ sáu, những người ủng hộ luật mới đã tụ tập tại thủ phủ Austin với những khẩu súng ngắn nằm trong bao.

Cư dân Texas nào đã hoàn tất khoá học bắt buộc về an toàn và có giấy phép mang súng giấu kín giờ đây có thể công khai mang súng ngắn để trong bao khi đi mua sắm, dạo phố, đi ăn tiệm hoặc đi nhà thờ.

image
Những người ủng hộ nói rằng luật này giúp cho công chúng an toàn hơn. Những người chống đối nói không có bằng chứng cho thấy những tiểu bang cho phép mang súng công khai là những nơi an toàn hơn.

teen wolf mtv dylan obrien stiles stilinski season 4
Hơn 40 tiểu bang ở Mỹ có luật về việc công khai mang súng, nhưng Texas là tiểu bang đông dân nhất ở Mỹ cho phép dân chúng mang súng tới những địa điểm công cộng.

Luật mới ở Texas bắt đầu có hiệu lực trong cùng ngày Tổng thống Barack Obama nói tới điều ông gọi là “dịch bạo lực súng ống” trong bài diễn văn hàng tuần. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông sẽ họp với Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch vào thứ hai tới đây để thảo luận về những gì ông có thể làm để ngăn chận làn sóng bạo lực.

hat shooting eli wallach the good the bad and the ugly