Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Cô gái Úc gốc Việt thay đổi cả thế giới bằng công nghệ.

Lê Thị Thái Tân (Tan Le) cô gái Úc (Autralia) gốc Việt, cô đã lạm rạng danh người phụ nữ Việt Nam.
Cô chính là một nhân tài làm thay đổi cả thế giới  

Cô gái Úc gốc Việt thay đổi cả thế giới bằng công nghệ.



Lê Thị Thái
 Tần. (Tan Le)



Chỉ mới 16 tuổi, Tan Le đã được nhận vào Đại học Monash, rồi tốt nghiệp loại ưu
chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật và Thương mại.

Năm 1998, lần đầu tiên tại Úc, một nữ sinh viên gốc Việt 18 tuổi đã đạt danh hiệu 
“The Young Australian of the Year”, giải thưởng thường niên dành cho một cá nhân 
ưu tú dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất trong xã hội.

Cô gái ấy tên là Lê Thị Thái Tần (Tan Le), vị Chủ tịch trẻ nhất của Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc. 
Ở tuổi 15, Tần đã lãnh đạo nhiều nhóm thiện nguyện giúp đỡ hàng trăm dân nhập cư tìm việc và ổn định 
cuộc sống trên đất Úc.

Dù bận rộn với cộng đồng, nhưng cô vẫn hoàn thành xuất sắc chương trình trung học ngay từ tuổi 16, 
vào thẳng Đại học Monash, giành học bổng toàn phần của KPMG để học 2 ngành Luật và Thương mại.

Đến tuổi đôi mươi, sự nghiệp của Tần đã vững vàng khi cô là một luật sư của hãng luật 
hàng đầu thế giới FreeHills, vừa đảm nhận nhiều chức vụ trong Chính phủ Úc và liên tục 
được mời làm đại sứ của nhiều chuyến đi ngoại giao.

Song, kỳ lạ là 12 năm sau, cả thế giới lại dồn sự chú ý cả vào Tần như ngôi sao khởi nghiệp 
sáng nhất tại Thung lũng Sillicon, Mỹ.

Từ năm 2003, cô đồng sáng lập Emotiv System cùng Ðỗ Hoài Nam, với ý tưởng dùng ý nghĩ 
và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Đến năm 2010, ý tưởng đó thành hiện thực với chiếc mũ 
đọc sóng não EPOC của Emotiv System gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD.

EPOC hiện được ứng dụng rộng khắp các lĩnh vực như trò chơi điện tử, 
nghiên cứu khoa học và điều trị bệnh liên quan đến não bộ.

Khát khao được công nhận

Rời Việt Nam từ khi 4 tuổi, Tần cùng gia đình đến Úc bắt đầu cuộc sống mới hệt như nhiều dân nhập cư khác: 
nghèo khổ và túng thiếu. “Chúng tôi thường mang hai đôi tất. Chủ yếu là chiếc này để bịt lỗ thủng của chiếc kia,” 
Tần hồi tưởng. Nhưng đói khổ không ám ảnh cô bằng sự ghẻ lạnh của bạn bè cùng lớp. 
Tần từng chờ đợi giờ học trôi qua nhanh để trốn vào thư viện một mình. 
“Con bé gầy rộc đi vì nỗi sợ đó,” mẹ Tần nhớ lại.

Hoàn cảnh đó lại nảy sinh trong Tần hai phản ứng thú vị. Một mặt, cô tự nhủ 
“ta sẽ vượt qua tất cả các người” bằng cách ép mình học. 
Kết quả là cô học xuất sắc đến mức kết thúc sớm chương trình học hơn so bạn đồng lứa. 
Chỉ mới 16 tuổi, cô đã được nhận vào Đại học Monash, rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm 
ở cả hai ngành Luật và Thương mại.

Mặt khác, “Tần quan tâm đặc biệt về tác động của cộng đồng lên mỗi cá nhân,” 
thầy giáo tiếng Anh Ruth Willis nhận xét. Chính môi trường cô lập ấy đã vô tình nung nấu trong Tần 
khát vọng kết nối cộng đồng. Cô hạ quyết tâm “thay đổi nước Úc thành một nơi tốt đẹp hơn để sống và làm việc”.
Kể từ lớp 9 (15 tuổi), Tần không còn trốn trong thư viện nữa mà nhiệt tình bước ra giúp đỡ cộng đồng nhập cư tại vùng Footscray (phía tây Melbourne).  Trong vòng 4 năm sau đó, Tần đã được bầu làm Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại vùng Footscray và Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc, chuyên hỗ trợ dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất khách.

Sau 15 năm, xứ người mà Tần tìm mọi cách hòa nhập ấy cuối cùng đã đón nhận cô. Chính người dân Úc đã bầu cô là gương mặt trẻ tiêu biểu nhất của quốc gia họ vào năm 1987. Cuộc đời và cống hiến của cô gái Việt trở thành phim tư liệu lưu ở Bảo tàng Úc cho thế hệ trẻ noi theo. Riêng cô đã nhận ra rằng, “à một kẻ không được thừa nhận vẫn ổn. Thậm chí tôi xem đó là một món quà. Là kẻ được thừa nhận, bạn dễ dàng chấp nhận thành kiến bao quanh. Riêng tôi lại bị đẩy ra, nhưng đối mặt với chúng không chút sợ hãi”.

“Đứa con” Emotiv System

Qua những chuyến công tác xã hội và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước, Tần  gặp gỡ nhiều người sống theo đam mê hơn vì mưu sinh. Nghề luật sư không còn là mảnh ghép khớp với lựa chọn của cô gái đa tài này nữa.

Năm 2003, cô táo bạo rời Úc đến Thung lũng Silicon, Mỹ cùng 3 người bạn mở ra công ty Emotiv System. Tần tin công nghệ là cách nhanh nhất để thay đổi cả thế giới. Emotiv System ấp ủ ý định cho ra đời những thiết bị điều khiển mọi thứ bằng suy nghĩ và cảm xúc của con người.

Đội ngũ Emotiv System mất 7 năm trời nghiên cứu sản phẩm đầu tiên là Emotiv EPOC, nâng cấp từ công nghệ đo điện não (EGG).

Năm 2010 đánh dấu bước ngoặt lớn cho cả Emotiv System và cả nền công nghệ thế giới. Emotiv EPOC ra đời như một chiếc mũ EGG nhỏ gọn, kèm với 16 nút điện cực ghi lại mọi hoạt động trong não và cử chỉ gương mặt.

Giả sử bạn muốn kéo rèm cửa, suy nghĩ này sẽ truyền tín hiệu trong não được ghi vào EPOC. Lần tới, khi ý định kéo rèm xuất hiện trong đầu, đường truyền lần trước ngay lập tức thông qua EPOC ra lệnh cho máy tính kéo rèm từ xa, thay vì kéo tay hay bấm nút.

Ngoài ra, mấu chốt khiến Emotiv EPOC trở nên thông dụng vì nó chỉ tốn khoảng 300 USD, rẻ gấp nhiều lần so với một chiếc máy EGG hàng chục triệu USD ở phòng thí nghiệm. Emotiv EPOC bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong y học (cho phép bệnh nhân điều khiển xe lăn bằng suy nghĩ hoặc giao tiếp dễ dàng hơn với người thân) hay nguồn cảm hứng mới cho trò chơi điện tử.

Trong khi Emotiv EPOC đang thành tâm điểm trên thế giới, Tần vẫn chưa dừng lại.

Năm 2013, sản phẩm thứ hai Emotiv Insight đã gọi vốn thành công hơn 1,6 triệu USD trên Kickstarter, dự kiến ra thị trường vào cuối 2015. Đi kèm tính năng đã có với Emotiv EPOC, Emotiv Insight nghiêng về ứng dụng y học.

Thiết bị này có thể thu thập và phân tích hoạt động trong não từng ngày để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bệnh lý hay chấn thương. Ngoài ra, dữ liệu thu thập từ người dùng trên khắp thế giới sẽ thành nguồn nghiên cứu não bộ lớn nhất từ trước đến nay.

Với Tần, mảnh ghép Emotiv Insight liệu có là miếng ghép cuối cùng? Tần nhìn nhận ứng dụng đã mở ra chân trời mới trong công nghệ: “Những gì chúng tôi làm chỉ mới chạm vào phần nổi của vô vàn ứng dụng khác mà thôi!”.

Việt Trinh.


http://cf-museum.com/home/archives/594/

Tri Thiên Mệnh

Một bài pháp ngắn nhưng thật hay của đức Đạt Lại Lạt Ma  
Đây là một bài thuyết pháp rất ngắn nhưng vô cùng thâm sâu, nó đi vào tận cội nguồn của tâm thức 

nó sẽ làm bật rễ cây cổ thụ ngu dốt đã ăn sâu vào tâm hồn để đem đến một nguồn ánh sáng soi rọi 
mọi ngõ ngách trong tâm hồn chúng ta.

(Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, 
nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác) 
 
 




Tri Thiên Mệnh 


Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc
Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ
Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. 
Sức mạnh của vua chúa là quyền uy
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. 
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. 
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. 
Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục .”

Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, 
đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

Ra đời hai tay trắng. 
Lìa đời trắng hai tay. 
Sao mãi nhặt cho đầy. 
Túi đời như mây bay.”

Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. 
Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”, 
ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, 
vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. 
Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, 
thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, 
ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thươngđến muôn loài”.

Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, 
xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, 
hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều 
thương tổn đến tha nhân”.

Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, 
có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, 
họ chính là thiện tri thức của anh.

Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ 
nghe được tiếng lòng người khác.

Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, 
nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. 

Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ 
chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Suy Ngẫm Phật Pháp

Suy Ngẫm Phật Pháp.
 
Hãy tỉnh thức và soi sáng tâm hồn của chính bản thân mình.

 




https://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xtp1/v/t1.0-9/11233787_1577823502501162_5730152018692312583_n.jpg?oh=8c6e6ac09dbfc505b7bc7fa5af372f28&oe=56062974

https://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xtp1/v/t1.0-9/11193237_1576687502614762_760075399724801233_n.jpg?oh=81a9ae2c7f5e42a02ece38538b558657&oe=5604DA3D

https://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/v/t1.0-9/20816_1575310042752508_8757397532656112968_n.jpg?oh=457d02baa469022e74dba55da2a9a241&oe=56091ABEhttps://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/11178236_1574580649492114_689742802102045769_n.jpg?oh=21455593deba61bd44a7a7ce37f58555&oe=560ADD31

https://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/v/t1.0-9/11209694_1573863046230541_6656875332775480872_n.jpg?oh=e30f05d019320fe1125d7fb5db968b04&oe=55BF3A8B

https://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xat1/v/t1.0-9/11200815_1572822093001303_7348731851662777825_n.jpg?oh=41f36e3d4628ffe0e2bea4ea73d6d01a&oe=55F7E952

https://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xtp1/v/t1.0-9/11059638_1546385068978339_4580793846122805408_n.jpg?oh=9323e2cbff90aba326a93b5b1588333e&oe=55FF5489 


https://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/10991187_1537775609839285_2058979965119353100_n.jpg?oh=f062f7c22c7f7a876dc669132688527d&oe=55F1A18A
 

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Bài thơ Hỏi Thăm

Cũng hơi lâu tôi không làm thơ, hôm nay trong lúc ngồi buồn nhìn trời đất rộng bao la, tôi chợt ngẫu hứng viết vần thơ lục bát với tựa đề (Hỏi Thăm)
Tôi muốn hỏi thăm nàng thơ, hỏi thăm người thơ, có còn quan tâm đến ngôn từ của thơ văn hay đã bị lôi cuốn vào trận đồ lưu vong mà quên đi ngôn ngữ quê mình, với tình tự trong vần thơ lục bát,
như tiếng Mẹ ru "Con cò bay lả bay la..)

Tôi cũng muốn hỏi thăm nhân tình thế thái từ khi Trời Đất đã thay màu, có
còn chút gì để nhớ để thương hay không?
Xin mời quý vị cùng thưởng thức bài thơ ngẫu hứng mà tôi mới viết hôm nay.




Hỏi Thăm

Hỏi Thơ ! lục bát thở dài
Biết còn ai đọc, biết ai chạnh lòng
Thương sao ngôn ngữ lưu vong
Thương câu lục bát hoài mong quê mình.

Hỏi thăm Trời Đất chuyện tình
Vì sao lỗi hẹn chúng mình ngẩn ngơ
Đá nằm cổ mộ hoang sơ
Dấu xưa phế tích phủ mờ rêu phong.

Hỏi thăm ngọn cỏ phiêu bồng
Bước về chốn cũ, cõi lòng còn thương
Trải qua trăm mối đoạn trường
Chiều nghiêng xế bóng tà dương khuất mờ.

Hỏi em sao qúa hững hờ
Tình xưa quên dấu bây giờ về đâu
Từ khi Trời Đất thay màu
Nhớ thương ở lại, lòng sầu riêng mang.

Đất Trời vừa trộn đá vàng
Thơ vào ngôn ngữ vỗ tang trống rền
Phiêu bồng theo dấu chân quen
Em về hoa nở màu sen trắng ngà.

AET. Lê Tuấn
Tháng 7. 2015



__._,_.___

Đoạn văn đáng suy ngẫm

Nếu mỗi người chúng ta đều biết tự quay vào bên trong tâm hồn mình, trở về với đức tình khiêm nhường, tự mình làm thay đổi chính bản thân để trở nên con người cao thượng hơn,  thì thế giới chắc chắn sẽ thay đổi.


Đoạn văn đáng suy ngẫm

image
Một đoạn văn khắc trên tấm bia làm chấn động cả thế giới, rất nhiều người thấy hối tiếc vì đã không phát hiện ra nó từ sớm hơn!

Tại hầm mộ trong tầng hầm nhà thờ Westminster nổi tiếng thế giới ở Luân Đôn, có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Kỳ thực, đây chỉ là tấm bia mộ rất bình thường, nó được làm bằng đá hoa cương thô ráp, hình dáng cũng rất bình thường. Xung quanh nó là những tấm bia mộ của vua Hery III đến George II và hơn hai mươi tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây, cho đến Newton, Darwin, Charles Dickens và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Vì thế nó trở nên bé nhỏ và không được để ý tới, trên đó không có đề ngày tháng năm sinh và mất, thậm chí một lời giới thiệu về người chủ ngôi mộ này cũng không có.

image
Mặc dù là tấm bia mộ vô danh như vậy, nhưng nó lại trở thành tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người mỗi khi đến nhà thờ Westminster, họ có thể không tới bái yết những ngôi mộ của các vị vua đã từng có những chiến công hiển hách nhất thế giới, hay mộ của Dickens, Darwin và những của người nổi tiếng thế giới khác, nhưng không ai là không tới chiêm ngưỡng bia mộ bình thường này. Họ đều bị ngôi mộ làm cho xúc động mạnh mẽ. Chính xác ra, họ bị xúc động bởi những dòng chữ khắc trên tấm bia mộ này. Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự:
“Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới.

Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi.

Nhưng nó cũng như vậy, dường như là không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi.

Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra:

Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”

http://baomai.blogspot.com/
Người ta nói, nhiều nhà lãnh đạo và những người nổi tiếng trên thế giới đều bị xúc động mạnh khi đọc dòng chữ này, có người nói đó là bài học giáo lý cuộc sống, có người nói đó là một nhân cách hướng nội.

Khi còn trẻ, Nelson Mandela đã đọc những dòng chữ này, đột nhiên có cảm xúc rất nghiêm túc rằng phải tự mình tìm được con đường cải biến Nam Phi, thậm chí là chìa khóa vàng để cải biến toàn thế giới. Sau khi trở về Nam Phi, với tham vọng này, vốn là một thanh niên da đen ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc đầy bạo lực để cai trị, thoáng một cái, ông đã cải biến tư tưởng và thái độ đối xử của mình, từ việc cải biến chính mình, ông bắt tay vào việc cải biến gia đình và bạn bè thân hữu của mình. Sau nhiều thập kỷ, ông đã thay đổi được đất nước của mình.

image
Hãy luôn mang một tấm lòng lương thiện và làm những điều đúng đắn, nhắc nhở, cải biến bản thân thành một người tốt. Nếu mỗi người đều biết tự quay lại vào trong và cải biến bản thân mình cho tốt hơn, thì thế giới chắc chắn sẽ thay đổi.

Mai Trà

Cuộc sống giữa biển của những người không có tổ quốc

Chính phủ Malaysia cấm người Bajau lên đất liền vì họ là dân tị nạn. 
Vì thế họ đoạn tuyệt với đất liền và gắn bó trọn đời với biển.

Cuộc sống giữa biển của những người không có tổ quốc

http://baomai.blogspot.com/
Do không được phép bước lên đất liền, một cộng đồng người tị nạn ở Malaysia gắn bó cả cuộc đời với biển. Họ dành phần lớn thời gian trong ngày cho việc bơi, lặn và bắt hải sản.

image
Hơn chục đứa trẻ bơi và chèo thuyền gần những ngôi nhà trong vùng biển trong vắt như pha lê ở ngoài khơi Malaysia. Nhóm trẻ là thành viên của bộ tộc Bajau.

image
Chính phủ Malaysia cấm người Bajau lên đất liền vì họ là dân tị nạn. Vì thế họ đoạn tuyệt với đất liền và gắn bó trọn đời với biển.

image
Họ dùng cây, lá để dựng nhà trên vùng biển nông và di chuyển bằng thuyền nhỏ.

image
Trẻ em Bajau bơi, lặn giỏi và chúng cũng là những thợ săn xuất sắc. Nhiều đứa trẻ có thể lặn tới độ sâu 20 m. Do người Bajau dành phần lớn thời gian cho hoạt động dưới biển nên mắt của họ quan sát tốt hơn trong môi trường nước.

image
Mỗi khi lên đất liền, người Bajau luôn trải qua cảm giác chếnh choáng, giống như người trên đất liền say sóng khi di chuyển bằng tàu.

image
Người Bajau thường xuyên sang thị trấn Semporna bên cạnh để đổi hải sản lấy những hàng hóa từ đất liền. Đó là dịp hiếm hoi để họ tiếp xúc với những người thuộc cộng đồng khác.

image
Ng Choo Kia, một nhiếp ảnh gia 43 tuổi, đã thăm làng của bộ tộc Bajau và chụp loạt ảnh về họ. Ông nói rằng tổ tiên của họ sống ở Philippines, nhưng họ đã rời đất nước ấy để trở thành những người không có tổ quốc.

image
Hàng ngày trẻ em trong làng lên thuyền độc mộc cùng lưới và giáo để săn hải sản. Ngay cả những bé gái cũng có thể bắt cá bằng giáo một cách thuần thục.

image
Sự gắn kết giữa người Bajau và biển sâu sắc đến nỗi họ tính thời gian bằng chuyển động của thủy triều, chứ không tính bằng phút và giờ như con người trên đất liền.

image
Tất cả trẻ em ở đây không tới trường. Vì thế tương lai của chúng rất mờ mịt.

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

http://baomai.blogspot.com/