Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Tháng 4 của Saburo Sakai

Tôi nhận thấy đây là một bài viết rất hay, bởi vì sự so sánh giữa người lính Nhật bại trận trong thế chiến thứ 2, với người lính VNCH bại trận trong ngày 30 - 4- 1975. 
Sakai đã viết:
"Cuộc đầu hàng thảm khốc ném tôi ra khỏi Hải quân. Mang đầy thương tích của những năm chiến tranh nhưng tôi không thể xin bất kỳ một trợ cấp nào. Chúng tôi đã bại trận" Trong suốt 7 năm dài, từ 1945 đến 1952, lý lịch phi công khiến tôi bị loại trừ ra khỏi những công việc thuộc phạm vi công chức. Đối với tôi, hoà bình đồng nghĩa khởi đầu một cuộc chiến mới, dài hơn và tàn bạo hơn nữa. 10 năm đã trôi qua từ khi chấm dứt chiến tranh. Tôi trở thành khách mời danh dự của các Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ và nhiều chiến hạm khác.
Cùng một kết cục bi thảm, tuy ngày 15 tháng 8-1945 của Nhật Bản phải tuyệt vọng hơn ngày 30 tháng 4 của miền Nam. Vì Nhật Bản chưa bao giờ bại trận, vì Nhật Bản vừa hứng chịu bom nguyên tử ở Hiroshima  Nagasaki. Vì dân Nhật chờ đợi sự chiếm đóng tàn khốc của Hoa Kỳ. Trường hợp miền Nam VNCH khác hẳn, nhưng phía bại trận bị xóa tên, tù đày, không có lối thoát nào khác ngoài lìa bỏ tổ quốc. Đó là miền nam VN bị chiếm đóng bởi chính những người Việt Nam (Những con người Cộng sản không mang trái tim loài người) 
Sự khác biệt lớn lao ở đây là, sau 10 năm người lính Nhật bị thua trận, họ đã được phục hồi danh dự và hoà đồng cùng dân tộc họ, dưới sự cai trị của ngoại xâm "mà họ vẫn cho rằng sẽ bạo tàn" nhưng trái ngược lại ngừơì Mỹ đã đem tặng người dân Nhật một nền hoà bình, tự do và thịnh vượng.
Trong khi đó dù đã trải qua 40 năm cộng sản VN vẫn xem người lính VNCH là kẻ thù tryền kiếp.
So với Phan Nhật Nam, Sakai (Sakai cũng là người lính bại trận) may mắn hơn vì tháng 4 của Sakai đã ngắn hơn rất nhiều. Sakai phải chịu 7 năm lý lịch, còn Phan Nhật Nam mang trong mình vết tích của 14 năm tù đày. Gần 40 năm sau chiến tranh, những người lính miền Nam vẫn chưa tìm lại được phẩm giá cùng vị trí của mình trong lòng xã hội.
Xin mời đọc bài viết này.

Tháng 4 của Saburo Sakai

image
Năm 73,  khi đọc Samourai, tôi không chú ý lắm đến lời mào đầu, bốn mươi năm sau cảm thấy số phận của những người lính Nhật với những người lính Nam-Việt tương đồng kỳ lạ.
Vào đầu tập hồi ký, trong lá thư thay lời tựa, Sakai viết: “Hải quân Hoàng gia Nhật dạy cho tôi một nghề nghiệp duy nhất: Phi công khu trục. Hủy diệt những kẻ thù của tổ quốc, bay và bắn. Tôi đã sống như vậy suốt 5 năm, trên những vùng trời Trung Hoa và Thái Bình Dương. Tôi không biết đến đời sống nào khác ngoài đời sống của người lính.

Cuộc đầu hàng thảm khốc ném tôi ra khỏi Hải quân. Mang đầy thương tích của những năm chiến tranh nhưng tôi không thể xin bất kỳ một trợ cấp nào. Chúng tôi đã bại trận. Tôi hiểu ra, tiền cấp dưỡng tàn phế dành cho những thương phế binh, cho dù thâm niên quân ngũ, chỉ dành cho binh sĩ của đạo quân chiến thắng. Chính sách chiếm đóng ngăn cấm tôi làm hoa tiêu, bất kỳ loại phi cơ nào. Trong suốt 7 năm dài, từ 1945 đến 1952, lý lịch phi công khiến tôi bị loại trừ ra khỏi những công việc thuộc phạm vi công chức. Đối với tôi, hoà bình đồng nghĩa khởi đầu một cuộc chiến mới, dài hơn và tàn bạo hơn nữa.

image
Tôi phải chiến đấu với những kẻ thù mới, tàn khốc bội phần, sự nghèo túng, đói kém, cùng vô số tước đoạt. Thường xuyên, chính quyền chiếm đóng dựng lên trước mặt tôi, một rào cản ngăn cấm tất cả. Lối thoát duy nhất còn lại là lao động tay chân và sinh sống trong ổ chuột.

Cú đấm chót là cái chết của Hatsuyo. Vợ tôi đã sống sót dưới những trận mưa bom và sống sót qua tất cả những hiểm nguy của chiến tranh nhưng cô không thể kháng cự kẻ thù mới, thứ bệnh trầm trọng của đốn mạt vì suy dinh dưỡng. Sau cùng, sau những năm bị tước đoạt, tôi cũng dành dụm đủ tiền để mở một xưởng in nhỏ. Làm việc từ sáng đến tối, tôi đủ trang trải phí tổn, rồi kiếm thêm chút đỉnh. Không bao lâu sau, tôi tìm ra quả phụ đô đốc Takijiro Onishi qua nhiều tháng lùng kiếm. Đô đốc Onishi đã mổ bụng tự sát, ngay ngày đầu hàng đã chọn cái chết thay vì chọn sống; khi các thuộc cấp của ông nhận tử lệnh không bao giờ trở lại, vì chính đô đốc đã xây dựng các Phi đoàn Thần Phong cảm tử lừng danh – đâm bổ tự sát. Bà Onishi, đối với tôi, hơn một quả phụ đô đốc; bà còn là dì của hải quân trung úy Sasai, một người bạn thiết. Sasai tử vong trên không phận New Guinea trong lúc tôi bị thương nằm bệnh viện. Trong nhiều năm, quả phụ Onishi đã sống khổ cực lây lất, kiếm sống bằng gánh hàng rong. Trông thấy bà quần áo rách rưới kéo lê quang thúng làm dậy lên trong lòng tôi một cơn giận dữ, nhưng lúc đó tôi không có một phương tiện nào để giúp đỡ bà. Bây giờ, làm chủ một nhà in khiêm tốn, tôi thuyết phục bà làm phụ tá. Không lâu, nhà in phát triển, tôi lại tìm kiếm và thâu nhận thêm nhiều bà goá và thân thuộc của những đồng đội đã hy sinh.

image
May mắn, thời thế thay đổi. 10 năm đã trôi qua từ khi chấm dứt chiến tranh. Xưởng in chạy việc giúp tất cả chúng tôi tìm lại được một đời sống đầy đủ. Riêng với cá nhân tôi, những năm gần đây đã diễn ra một cách kỳ lạ. Tôi trở thành khách mời danh dự của các Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ và nhiều chiến hạm khác. Tôi vô cùng kinh ngạc trước tiến bộ kỹ thuật của những chiến đấu cơ phản lực. Tôi được mời gặp những phi công Đồng Minh. Ngồi cạnh họ, tôi trao đổi tự do và kết bạn. Chính đây mới thật sự là điều ấn tượng: Cũng chính những phi công Hoa Kỳ này mà tôi nhắm bắn, cách đây 10 năm, đã dành cho tôi tình bạn tự nhiên của họ. Nhiều lần, Tân Không lực Hoàng gia Nhật Bản đề nghị tôi tái ngũ với cấp bậc sĩ quan tại chức. Tôi đều từ chối. Tôi không muốn quay trở lại quân ngũ với quá nhiều quá khứ.

Nhưng lái máy bay cũng giống bơi lội: không thể quên dễ dàng. Tôi đã không rời mặt đất từ 10 năm nay, nhưng chỉ cần tôi nhắm mắt, cần lái của chiến đấu cơ lại nằm trong lòng bàn tay phải, cần ga trong tay trái, và bàn đạp dưới chân. Tôi tìm lại tức khắc cảm giác của sự tự do thuần khiết, của hấp lực mời gọi của vũ trụ đầy mây mà tất cả phi công đều biết đến. Không, tôi đã chưa bao giờ quên những động tác phi hành. Nếu nước Nhật còn cần đến tôi, nếu một ngày nào đó tổ quốc này bị Cộng sản đe dọa, thì tôi sẽ đáp lại lời động viên. Nhưng với tất cả thành tâm, tôi cầu khẩn Trời cho phép tôi cất cánh vì một lý do nào khác.” (Saburo Sakai, Tokyo, 1956. Bản dịch Pháp ngữ của Robert de Marolles, Nxb Presses de la Cité, 1957).

image
Những dòng chữ của Sakai giống những dòng chữ bi phẫn đầy cay đắng của các sĩ quan miền Nam sau 75. Giống nhau đến đập vào mắt. Vì cùng một kết cục bi thảm, tuy ngày 15 tháng 8-1945 của Nhật Bản phải tuyệt vọng hơn ngày 30 tháng 4 của miền Nam. Vì Nhật Bản chưa bao giờ bại trận, vì Nhật Bản vừa hứng chịu bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Vì dân Nhật chờ đợi sự chiếm đóng tàn khốc của Hoa Kỳ, một chiếm đóng của ngoại bang.
Ngược lại, miền Nam không thật sự tuyệt vọng vì muốn tin: một nửa Dân tộc không thể hà khắc với một nửa Dân tộc còn lại. Có thể chính sách cai quản sẽ nhiều cứng rắn nhưng vẫn là anh em một nhà. Hy vọng này, đã hiện diện ở phút giây đầu hàng. Trong suốt bao nhiêu năm, dân chúng đã trông đợi, khát khao, rồi mừng tủi vì chiến tranh đã thực sự chấm dứt. Nỗi mừng vui trông chờ đằng đẵng một nền hòa bình không bao giờ xảy đến vụt thành hiện thực. Nước mắt lăn dài vì từ đây chồng, cha, anh, em và các con sẽ không chết trận. Hòa bình lấn át nỗi lo sợ trả thù mà trong sâu kín tất cả cùng ý thức rất rõ: vị trí thua thiệt phải trả giá vì thất trận.

Tất cả những gì xảy đến sau đó, trong những ngày sau, sẽ khá giống với những gì xảy đến cho gia đình thiếu úy Saburo Sakai, cùng một chính sách lý lịch, cùng một cách phân biệt đối xử, cùng những lầm than nghiệt ngã. Nhưng sau mốc 7 năm 1945-1952 mà Sakai kể lại, không còn gì chung để so sánh. Các phi công Nhật, không phải cải tạo, trở thành khách mời danh dự của các Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, hồi ký của họ được xuất bản chính thức, quay thành phim như trường hợp cuốn Samouraï. Các cựu sĩ quan Nhật tìm lại vị trí trong xã hội và khá đông được mời tham gia Tân Quân đội Nhật Bản. Trường hợp miền Nam khác hẳn: Phía bại trận bị xóa tên, tù đày, không có lối thoát nào khác ngoài lìa bỏ tổ quốc.

image
Chính sách chiếm đóng của ngoại bang như thế, không quá khắc nghiệt đối với giai cấp quân phiệt Nhật. Đối với các sĩ quan Đức Quốc Xã cũng tương tự: Cựu Thống chế Erich von Manstein trở thành cố vấn tối cao của Tân Quân đội Liên bang Tây Đức Bundeswehr. Hans Speidel, tham mưu trưởng của Guderian rồi Rommel trở thành tư lệnh quân Đức trong khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương. Erich Hartmann chỉ huy phi đoàn phản lực hậu chiến đầu tiên, Günther Rall trở thành Tổng tham mưu trưởng Tân Không lực Liên bang Bundesluftwaffe. Vị trí công dân bình đẳng của các cựu binh nhìn thấy rõ rệt nhất trên mặt báo chí: Vô vàn các hồi ký của các binh sĩ, sĩ quan Đức Quốc Xã xuất bản công khai, chính danh, ở Tây Đức. Thậm chí các cựu binh của binh chủng Waffen-SS vẫn được lập hội, gia nhập đảng Tân Quốc Xã và xuất bản hồi ký. Chỉ cần vào những trang Amazon là có thể tìm thấy hằng hà sa số các hồi ký của Kurt Meyer tư lệnh Sư đoàn 12 SS Hitlerjugend Tuổi trẻ Adolf Hitler, của Paul Hausser tư lệnh Sư đoàn 2 SS Das Reich Đại Đức, hay của Felix Steiner, nguyên tư lệnh Sư đoàn 5 SS Panzer Viking… Thái độ của phía Tây Âu có thể xem gương mẫu: Thống chế Pháp Alphonse Juin viết lời tựa cho bút ký Bão Thép của Ernst Jünger trong lần tái bản. Trung tá Hoa Kỳ Martin Caidin tường thuật cuộc đời Saburo Sakai. Chuẩn tướng Anh Desmond Yound viết nguyên một tập sách về sau trở thành best seller ca ngợi công trạng của Thống chế Erwin Rommel và Xa đoàn Châu Phi (bản dịch Rommel, Con cáo già sa mạc của Nxb Sông Kiên Sài Gòn trước 75), thiếu tá Bỉ Bernard Dupérier và thiếu tướng Pháp Jacques Andrieux viết lời gií thiệu cho hồi ký của tư lệnh khu trục Đức Adolf Galland, v.v...
image
Bốn thập niên sau kết thúc nội chiến Nam-Bắc, đã có cuốn hồi ký nào của binh sĩ miền Nam được chính thức xuất bản và giới thiệu trang trọng trên đất nước Việt Nam mà không bị biên tập cắt xén hay vận dụng cho mục đích tuyên truyền như cuốn Hồi ký Tướng Lưu Vong của Đỗ Mậu? Nhìn trên quầy sách, chỉ tìm thấy những cuốn sách chửi rủa kiểu Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Trần Trọng Trung… Hội Nhà văn Chiến thắng không hề có nhu cầu tìm hiểu tâm tình của người miền Nam, thân phận của người Nam không hiện diện trong tác phẩm của Hội Nhà văn. Đây cũng là một trong những lý do vì sao độc giả miền Nam tẩy chay Văn học Thống nhất trong suốt một thời kỳ dài sau 30 tháng 4-1975.
image
So với Phan Nhật Nam, Sakai may mắn hơn vì tháng 4 của Sakai đã ngắn hơn rất nhiều. Sakai phải chịu 7 năm lý lịch, còn Phan Nhật Nam mang trong mình vết tích của 14 năm tù đày. Gần 40 năm sau chiến tranh, những người lính miền Nam vẫn chưa tìm lại được phẩm giá cùng vị trí của mình trong lòng xã hội.
Điều mà Hội Nhà văn Chiến thắng không muốn nhắc đến: Là khối lượng máu đã đổ ra đều là máu của người Việt. Điều mà Ủy ban Quân quản không lường trước là Đại thắng Mùa Xuân đang dần thành Đại thắng của Trung Quốc. Với bối cảnh Tây Nguyên bị Trung Quốc thao túng hiện nay, kỷ niệm làm gì nữa “Giải phóng” Ban Mê Thuột?...




Trần Vũ

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Phóng sự bằng hình ảnh


Hôm nay (03-25-15) tôi đi bộ lang thang vào khu vườn nơi có (Bảo tàng thuyền nhân của vùng bắc Cali)
Trên vai khoác một chiếc máy ảnh Canon, tôi buớc vào thăm bào tàng thuyền nhân và tù cải tạo HO.
Tại đây tôi gặp hai người VN đang làm việc, tôi nói chuyện và được biết nời này cũng thường được các hội đoàn người Việt tại thung lũng hoa vàng mượn để tổ chức lễ tưởng niệm.
Nhận thấy có nhiều hính ảnh liên quan đến ngày 30 tháng 4 sắp đến, tôi đã ghi lại một vài hình ảnh.
Post lên diễn đàn cùng chia sẻ với anh em.

Hình ảnh tại Bảo tàng thuyền nhân Việt Nam 
tại San Jose. California.


Các vị anh hùng của QLVNCH

Tổ Quốc ghi ơn. "cái bóng trong hình là tôi, người chụp ảnh) 03-25-15


Lá cớ VNCH tung bay trong khu bảo tàng thuyền nhân VN (03-25-15)


Bức tượng trưng bày bên trong bảo tàng


Bức tượng này tôi chụp bên trong phòng bào tàng sau đó tôi sử dụng kỹ thuật Photoshop 
đem bức tượng này đặt vào khu nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.


Bức tượng này tôi chụp bên trong bảo tàng.


Một bức tượng chiến sĩ


Nữ quân nhân


Em gái hậu phương


Người lính trẻ


Trông như các em Thiếu Sinh Quân VNCH.




trước cửa bảo tàng .


Bên trong bảo tàng là bức tường trưng bày hình ảnh người tù cải tạo (HO)







Vườn Nhật trên đường Senter 
thuộc thành phố San Jose CA.
Hôm nay 03-25-15 ngày thường vườn Nhật đóng cửa không vào được bên trong
do đó tôi chỉ chụp khu vực bên ngoài.

Cổng vào vườn Nhật

Tảng đá ngây ngô bên cạnh cổng vào vườn Nhật



Bức hình này tôi đưa ống kính qua lổ hàng rào kẽm để chụp cảnh hồ nước bên trong
vậy mà nhìn cũng khá đẹp. (nhờ cây lá đỏ)



Như một vũ nữ đang nhảy múa.


Nhìn dáng cây xanh trông như một vũ nữ đang múa giai điệu (Thiên Nga bên hồ)
từ ý tưởng này tôi đã sử dụng kỹ thuật photoshop đem cô gái đang nhảy múa vào trong cây.
photoshop by Aet. Lê Tuấn.

Những bức tranh treo trong nhà tôi


Tình yêu là chìa khoá mở cánh cửa hạnh phúc.


Tương lai sẽ thuộc về những ai hay mơ những giấc mơ đẹp.


Bức hình này bao gồm - Bức tranh sơn dầu do tôi vẽ hai con tôi, khi hai cháu còn bé.
Lá cờ Mỹ với 50 đồng quaters do tôi thực hiện. - phù hiệu trường TSQ/QLVNCH.


bức tranh TSQ vui xuân (bức tranh này tôi đã sử dụng làm hình bìa ĐS/NTD năm 2014)


Một chủ đề về tình yeu.


Nét ngây ngô thật dễ thương.

Quý vị đã xem qua một phóng sự bằng hình ảnh do chính tôi thực hiện.
Những hình ảnh này tự nó cũng nói lên những gì mà nó đang là biểu tượng.

Thân chúc toàn thể quý vị một tuần lễ thật an bình và có thật nhiều niềm vui.

Aet. Lê Tuấn.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Như hạt mưa sa

Hôm nay cuối tháng 3 năm 2015, tôi đã viết xong bài trường ca (Như hạt mưa sa)
Bài thơ này tôi đã viết bao gồm 100 câu lục bát, để nối tiếp theo bài trường ca (Cõi bờ riêng em).

Chủ đề chính vẫn là tình yêu và tôi vẫn thích làm thơ để vinh danh tinh yêu.
Như tôi đã trình bày với mục đích làm thơ cho khuây khỏa tuổi gìa, cho đầu óc thêm hưng phấn, không bị lão hoá, 
mặc dù thể xác có hào mòn, nhưng tâm hồn đừng bao giờ để nó gìa đi vì không vận động trí óc 
(Tóc tiêu muối nhưng hồn vẫn xanh màu lá mạ) 

Tôi xin được chia sẻ bài thơ này cùng quý vị (nhất là những quý vị cao niên) thích đọc thơ, thích sưu tầm những bài thơ hay, và thường hay làm thơ, hãy cùng chia sẻ cảm nghĩ của quý vị về bài thơ này, đây chính là một bài trường ca với 100 trăm câu thơ lục bát, cũng như tôi đã viết 100 câu thơ lục bát cho bài trường ca (Cõi bờ riêng em) trong tháng giêng vừa qua. Xin quý vị cùng chia sẻ nguồn cảm hứng và hãy góp ý cho bài thơ này cho vui.

Đời như con sóng tan ra
Chờ cơn mưa lũ phù sa mang về.

Aet. Lê Tuấn
Xin đa tạ
Những hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ cho vần thơ có thêm màu sắc lãng mạn.














Như hạt mưa sa

Tiếng chim đánh thức bình minh
Trời mờ in dấu hành trình bên em
Đêm còn vỗ giấc thân quen
Thơm mùi son phấn nghe thèm môi hôn.

Sương mờ phong toả cuối thôn
Cánh chim én lượn bên cồn sông sâu
Con đường mở lối về đâu
Qua làn sương trắng phủ màu nhớ thương.

Xe lên phố bụi quen đường
Em thay áo tím, phố phường sang thu
Tiếng chim vang vọng điệu ru
Lá rơi thêm lạnh, thiên thu cội buồn.



Đợi ai gió buốt mưa tuôn
Vắng em ngôn ngữ khơi nguồn vào thơ.
Tìm trong nỗi nhớ đợi chờ
Tràn dòng mực tím, bây giờ có em.

Cổng hoa vừa mới buông rèm
Lòng ta như muốn vào xem cõi thiền
Thiếu em ta bỗng cuồng điên
Đứng trên đồi hát, âm rền vọng xa.

Tiếng rơi thành hạt mưa sa
Gió về lay động cánh tà áo xuân
Cỏ non mềm ướt dười chân
Giữa trời đất rộng bước ngần ngại qua.

Dặm trường ta lữ hành xa
Dấu xưa sen nở trắng ngà sương bay
Cơn say vỡ vụn thiên tài
Lòng ta cát bụi đường dài trăm năm.



Cuộc chơi còn mãi thăng trầm
Dòng tâm thức đợi, trăng rầm tháng giêng
Lẫn trong sen thoảng mùi thiền
Ta đem vứt hết lụy phiền rong chơi.

Đêm qua sen nở giữa trời
Em về ngồi ngắm mưa rơi ướt buồn
Trước thềm hoa rụng lá tuôn
Gió đâu lay nhẹ cánh chuồn chuồn bay.

Lá thư còn ở trên tay
Lời em ngà ngọc tỏ bày vọng xa
Một thiên thu áo rộng tà
Mùa xuân em dáng mặm mà hương quê.

Đời từ chấp chứa hư mê
Bước chân cố xứ tìm về chốn xưa
Ngựa thồ lục lạc đong đưa
Thong dong gõ nhịp âm vừa reo vui.



Nhớ mong giây phút ngậm ngùi          
Cùng em tao ngộ sụt sùi lệ rơi
Đêm khan giọng nói bồi hồi
Tiếng em nhỏ nhẹ tình đời riêng mang.

Rừng xưa rụng lá thu vàng
Non cao trải rộng thênh thang mây ngàn.
Lời kinh mở cửa phù vân
Cài then cổ tích thương gần nhớ xa.

Đời như con sóng tan ra
Chờ cơn mưa lũ phù sa mang về
Trăm năm tình chợt lắng nghe
Thuyền vui con nước hẹn thề mai sau.

Tìm nhau trong mối tình đầu
Đổ ra trăm nhánh bể dâu đời mình
Môi cay nhắn gởi khối tình
Ngày về cát bụi phù sinh phận người.


Em một nơi tình một nơi
Hai bên nối lại, cũng vời vợi cao
Từ trong sơ ngộ bước vào
Em ra ngõ đợi đón chào tình quân.

Thoáng trong giây phút ngại ngần
Em  là một nửa tình gần gũi ta
Nửa tình tự, nửa cuồng ca
Trời xuân gió lộng quấn tà áo nhau.

Môi hôn cắn vỡ trái sầu
Chạm vòng cấm địa rịn màu nhụy non
Em nằm Nhật Nguyệt sinh tồn
Thiên thai lạc bước để hồn tương tư.

Vòng ôm khép lại còn dư
Dáng em nhân ái hiền từ dễ thương
Mùa xuân đứng giữa dặm trường
Hoa thơm cỏ lạ trời sương khói mờ.



Ta vừa lạc bước trong mơ
Gặp hồn (Từ Thức) bên bờ thiên thai
Gặp em phong tỏa dấu hài
Cho ta quên hết ngày mai đường về.

Dặm trường mờ bóng sơn khê
Phiêu bồng trong cõi hư mê nghìn trùng
Hồ thu soi bóng hình chung
Thấy trong bóng nước chân dung đời mình.

Đất trời im tiếng lặng thinh
Nghe thiên thu rụng quanh mình bơ vơ
Cho vần lục bát dệt thơ
Âm vang vô lượng vỗ bớ đá non.

Thương tà áo lụa lưng thon
Tóc huyền buông thả mội son má hồng
Em vế nương tựa cõi lòng
Tình chung vui bước, ta vòng tay đưa.

Con thuyền nhớ bến sông xưa
Thả neo buông lái đong đưa đợi ngày
Sang xuân em lại qua đây
Cùng ta uống cạn cho say đời mình.

Nghe trời đất kể chyện tình
Nghe hư vô nói hành trình riêng ta
Lời thơ như hạt mưa sa
Chảy theo dòng mực chỉ là tặng em.

100 câu thơ lục bát cho bài trường ca
Như hạt mưa sa.
Bài thơ đã viết xong. Riêng tặng bà xã của tôi.
Aet. Lê Tuấn

Tháng 3 năm 2015


Như hạt mưa sa

Hình ảnh đính kèm mang tính cách minh hoạ.

Những hình ảnh lịch sử

Những hình ảnh cũ quý hiếm, mang theo qúa khứ của lịch sử cận đại.
Lê Tuấn sưu tầm.
There are really worth looking at! 

Find below some of the most fascinating photographs ever captured on camera. Thanks to these great images, we now have before us a rare window to some of the most interesting moments of our world history.  


1. A boxing match on board the USS Oregon in 1897


2. An airman being captured by Vietnamese in Truc Bach Lake, Hanoi in 1967. The airman is John McCain.


3. Samurai warriors taken between 1860 and 1880


4. A shell-shocked reindeer looks on as war planes drop bombs on Russia in 1941.


5. Walt Disney on the day they opened Disney Studios


6. Che Guevara enjoying a drink (most likely tea)


7. The Microsoft staff in 1978


8. The last known Tasmanian Tiger (now extinct) photographed in 1933


9. German air raid on Moscow in  1941


10. Winston Churchill out for a swim


11. The London sky after a bombing and dogfight between British and German planes in 1940


12. Martin Luther King, Jr removes a burned cross from his yard in 1960. The boy is his son.


13. Google begins.


14. Nagasaki , 20 minutes after the atomic bombing in 1945


15. The only photograph of a living Quagga (now extinct) from 1870


16. Hitler’s bunker


17. A Japanese plane is shot down during the Battle of Saipan in 1944.


18. The original Ronald McDonald played by Willard Scott


19. The first photo taken from space in 1946


20. British SAS back from a 3-month patrol of North Africa in 1943


21. Disneyland employee cafeteria in 1961


22. The first McDonalds


23. Fidel Castro lays a wreath at the Lincoln Memorial.


24. George S. Patton’s dog mourning his master on the day of his death.  


25. California lumberjacks working on Redwoods


26. Construction of the Berlin Wall in 1961


27. Bread and soup during the Great Depression


28. The 1912 World Series


29. The first photo following the discovery of Machu Pichu in 1912.


30. Construction of Christ the Redeemer in Rio de Janeiro, Brazil


31. Steamboats on the Mississippi River in 1907

















32. Leo Tolstoy telling a story to his grandchildren in 1909
















33. The construction of Disneyland


34. Arnold Schwarzenegger on the day he received his American citizenship


35. 14-year-old Osama bin Laden (2nd from the right)


36. Construction of the Statue of Liberty in 1884


37. Albert Einstein’s office photographed on the day of his death


38. A liberated Jew holds a Nazi guard at gunpoint.


39. Construction of the Manhattan Bridge in 1908


40. Construction of the Eiffel Tower in 1888


41. Dismantling of the Berlin Wall in 1989


42. Titanic leaves port in 1912.


43. Adolf Hitler’s pants after the failed assassination attempt at Wolf’s Lair in 1944


44. ENIAC, the first computer ever built


45. Brighton Swimming Club in 1863


46. Ferdinand Porsche (yeah, that Porsche) showing a model of the Volkswagen Beetle to Adolf Hitler in 1935


47. The unbroken seal on King Tut’s tomb


48. Apollo 16 astronaut Charles Duke left this family photo behind on the moon in 1972.


49. The crew of Apollo 1 practicing their water landing in 1966. Unfortunately, all of them were killed on the launch pad in a fire.


50. An aircraft crash on board during World War II


51. Henry Ford, Thomas Edison, Warren G. Harding (29th president of USA ), and Harvey Samuel Firestone (founder of Firestone Tire and Rubber Co.) talking together
Please share this with others.